Luận án tiến sĩ năm 2013 Đề tài: "Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay" Định dạng file word MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài 8 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 14 Chương 2. TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN 33 2.1. Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin 33 2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo 48 2.3. Một số quan điểm ngoài macxit 61 2.4. Về khái niệm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo 67 Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 72 3.1. Vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị 72 3.2. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa 84 3.3. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức 96 Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 109 4.1. Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam 110 4.2. Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay 115 4.3. Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây 137 4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vì sự phát triển đất nước 146 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại từ lâu cùng với xã hội loài người. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, trong từng khu vực cụ thể, tín ngưỡng, tôn giáo có những vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với đời sống xã hội. Sự tồn tại của các tín ngưỡng, tôn giáo và những quan hệ nội tại của các tôn giáo cũng như giữa tôn giáo với đời sống xã hội không bất biến, chúng phát triển, biến động tương ứng với những biến động của đời sống vật chất và nhu cầu tinh thần của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Xưa nay, ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống con người; nguồn gốc, bản chất, chức năng cũng như cơ chế tác động, sự tồn tại, xu hướng vận động, phát triển và vai trò, sự tác động nhiều mặt của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội nói chung . luôn là những vấn đề hết sức phức tạp và không phải khi nghiên cứu người ta bao giờ cũng tìm được những lời giải thích thỏa đáng và sự đồng thuận. Trước đây, đã có lúc nhiều người cho rằng, khi nhận thức con người phát triển tới trình độ cao, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khi đời sống con người sung túc, . thì ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống con người sẽ thu hẹp dần và thậm chí nó tự tiêu vong. Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Cùng với những biến động hết sức to lớn trong đời sống chính trị nhân loại, cùng với những vấn đề mới được đặt ra trong nhận thức và quá trình chinh phục thế giới khách quan do chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang lại ., đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có những biến động mới. Nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng và thay đổi màu sắc để thích nghi với những chuyển biến hết sức mạnh mẽ của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội đang diễn ra trên thế giới và trong từng khu vực. Ở nhiều nơi, các hình thức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra phức tạp. Một số quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo, giữa một số tổ chức tôn giáo với nhau hoặc giữa các cộng đồng thù địch mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo đã có lúc biến thành xung đột bạo lực, cản trở sự phát triển của xã hội. Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới toàn diện đất nước và sự thay đổi quan trọng trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phận lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Với sự “phục hưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phong phú. Có thể nói, lần đầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm, như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới. Một xu hướng khác là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Các hoạt động xã hội như hoạt động từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trên quy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư nước ngoài lan rộng tại nhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt đã từng lao động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong các hoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng Ngoài ra, ngay trong tín ngưỡng truyền thống, bên cạnh việc gia tăng các hoạt động thờ cúng vốn đã có lịch sử lâu đời lại xuất hiện nhiều biểu hiện mới (hoặc không mới nhưng ở một mức độ phổ biến hơn) như lên đồng, cầu siêu, giải hạn, cầu an, tìm mộ, gọi hồn, Cùng với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật, đã xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với xã hội. Chẳng hạn, đã có tình trạng nhân danh truyền giáo để thực hiện những mục đích phi tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống, ảnh hưởng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền. Các hoạt động hành lễ mang tính chất mê tín, dị đoan; các hiện tượng tệ nạn xã hội ăn theo sự bùng phát lễ hội làm méo mó đời sống lễ hội ảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội Cũng đã xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm, thậm chí là cách hành lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Điều đáng nói là những hiện tượng tôn giáo mới này vẫn có khả năng thu hút một bộ phận không nhỏ người dân tin theo và có khả năng tập hợp tín đồ mở rộng địa bàn hoạt động, ảnh hưởng. Thậm chí đã xẩy ra xung đột giữa chính quyền ở một số địa phương với các tổ chức tôn giáo mà nhiều khi không phải do nguyên nhân tín ngưỡng, tôn giáo Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, xem xét đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo, một mặt đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mặt khác chống các hiện tượng lợi dụng tôn giáo cũng như các sinh hoạt tôn giáo cuồng tín, bí hiểm, bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia đang là một đòi hỏi mang tính cấp bách. Góp phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả về phương diện lý luận và cả về phương diện thực tiễn, từ cách tiếp cận triết học, chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ triết học; trên cơ sở đó nêu khuyến nghị và một số giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. - Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều cách tiếp cận. Chúng tôi tán thành quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao hàm toàn bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã hội” [dẫn theo 155]. Trên cơ sở quan niệm này, chúng tôi cũng sẽ đưa ra định nghĩa riêng nhằm chi tiết hóa để dễ thao tác hơn (xem phần 2.4). DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Văn học. 2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ - hội hè đình đám (quyển hạ), Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 3. Ban chấp hành Trung ương, số 24-NQ/TW. Nghị quyết của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội, ngày 16-10-1990. 4. Ban chấp hành Trung ương, số 37 - CT/TW. Chỉ thị Về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội, ngày 02-7-1998. 5. Ban chấp hành Trung ương, số 25-NQ/TW. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCHTW khóa IX Về công tác tôn giáo, Hà Nội, ngày 12-3-2003. 6. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2009), Những vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nam Bộ, năm 2009. 7. Ban Dân vận Trung ương (2007), Hỏi đáp một số vấn đề về đạo lạ ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo. 8. Ban Tôn giáo Chính phủ, Số liệu khảo sát về đạo Tin Lành 1999- 2001. 9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội. 11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 12. Báo Nhân dân, ngày 25 tháng 3 năm 1951. 13. Báo Nhân dân, từ ngày 26 - 31/12/1953. 14. Báo Nhân dân (Phụ trương đặc biệt), số ra ngày 19/3/2011. 15. Lê Thanh Bình, Đỗ Thành Hải (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Bình (2012), Đạo Hồi tri thức cơ bản, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 17. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 18. Cadière (1997), Về văn hóa tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 19. Nguyễn Đổng Chi (1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử - tín ngưỡng, Nxb. KHXH, Hà Nội. 20. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Thị Ngọc Trầm, “Lý thuyết tiến hóa của S. Đắc - uyn và tính chất chống tôn giáo triệt để của nó”, Tạp chí Triết học, (4). 21. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Đình Chú (1996), Văn hoá đại cương và văn hoá VN, Nxb. Khoa học xã hội. 23. Công đồng Vatican II (1972): Hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, Phân khoa thần học Giáo hoàng học viện Thánh Piô X, Đà Lạt. 24. Trương Chí Cương (2007), Tôn giáo học là gì ?, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 25. Trương Hải Cường (2012), Mốt số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Dũng (2003), Về các cộng đồng Hồi giáo trong đời sống xã hội các nước Tây Âu hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (6). 27. Nguyễn Văn Dũng (2012), Toàn cảnh quan hệ Nga - Vatican, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (3, tr. 70-74).
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-NGUYỄN HOÀI SANH
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Hồ Sĩ Quý
2 TS Nguyễn Văn Dũng
Trang 2Hà Nội, năm 2013
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-NGUYỄN HOÀI SANH
ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Trang 3Hà Nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Các kết luận khoa học của luận án chưa từng công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hoài Sanh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài 81.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 14
Chương 2 TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
33
2.1 Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
33
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo
48
Chương 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
72
3.1 Vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị 723.2 Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa 843.3 Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức 96
Chương 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
109
4.1 Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam
110
4.2 Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã
hội hiện nay
115
4.3 Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam
trong những năm gần đây
137
4.4 Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo vì sự phát triển đất nước
146
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại từ lâu cùng với
xã hội loài người Ở mỗi thời kỳ lịch sử, trong từng khu vực cụ thể, tínngưỡng, tôn giáo có những vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với đời sống xãhội Sự tồn tại của các tín ngưỡng, tôn giáo và những quan hệ nội tại của cáctôn giáo cũng như giữa tôn giáo với đời sống xã hội không bất biến, chúng pháttriển, biến động tương ứng với những biến động của đời sống vật chất và nhucầu tinh thần của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch
kỹ thuật mang lại , đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có những biến động mới.Nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các hoạt động tínngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng và thay đổi màu sắc để thích nghivới những chuyển biến hết sức mạnh mẽ của tình hình kinh tế, chính trị - xã
Trang 7hội đang diễn ra trên thế giới và trong từng khu vực Ở nhiều nơi, các hìnhthức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra phức tạp Một số quan hệ giữanhà nước với các tổ chức tôn giáo, giữa một số tổ chức tôn giáo với nhau hoặcgiữa các cộng đồng thù địch mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo đã có lúcbiến thành xung đột bạo lực, cản trở sự phát triển của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo Những năm gần đây,cùng với xu hướng đổi mới toàn diện đất nước và sự thay đổi quan trọngtrong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tínngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phầnphức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phậnlớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội Với sự “phụchưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tínngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phong phú Có thể nói, lầnđầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm,như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡngtruyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới Một xu hướng khác
là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ Các hoạt động xãhội như hoạt động từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trênquy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư nước ngoài lan rộng tạinhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt
đã từng lao động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong cáchoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng… Ngoài ra, ngay trong tínngưỡng truyền thống, bên cạnh việc gia tăng các hoạt động thờ cúng vốn đã
có lịch sử lâu đời lại xuất hiện nhiều biểu hiện mới (hoặc không mới nhưng ởmột mức độ phổ biến hơn) như lên đồng, cầu siêu, giải hạn, cầu an, tìm mộ,gọi hồn, …
Cùng với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường trongkhuôn khổ pháp luật, đã xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo ngại, tiềm ẩn
Trang 8nhiều nguy cơ đối với xã hội Chẳng hạn, đã có tình trạng nhân danh truyềngiáo để thực hiện những mục đích phi tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, phá
vỡ kết cấu xã hội truyền thống, ảnh hưởng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa
cổ truyền Các hoạt động hành lễ mang tính chất mê tín, dị đoan; các hiệntượng tệ nạn xã hội ăn theo sự bùng phát lễ hội làm méo mó đời sống lễ hộiảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội… Cũng đãxuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm,thậm chí là cách hành lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tínngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật Điều đáng nói lànhững hiện tượng tôn giáo mới này vẫn có khả năng thu hút một bộ phậnkhông nhỏ người dân tin theo và có khả năng tập hợp tín đồ mở rộng địa bànhoạt động, ảnh hưởng Thậm chí đã xẩy ra xung đột giữa chính quyền ở một
số địa phương với các tổ chức tôn giáo mà nhiều khi không phải do nguyênnhân tín ngưỡng, tôn giáo…
Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Namtrong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận
và thực tiễn Việc nghiên cứu, xem xét đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở ViệtNam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việchoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo, mộtmặt đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mặt khác chốngcác hiện tượng lợi dụng tôn giáo cũng như các sinh hoạt tôn giáo cuồng tín, bíhiểm, bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia đang là một đòi hỏimang tính cấp bách
Góp phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả vềphương diện lý luận và cả về phương diện thực tiễn, từ cách tiếp cận triết học,
chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho
luận án tiến sĩ triết học của mình
Trang 92 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễncấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc
độ triết học; trên cơ sở đó nêu khuyến nghị và một số giải pháp nhằm giảiquyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự pháttriển của đất nước
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng,
tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
- Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt
vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay
24-Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều
cách tiếp cận Chúng tôi tán thành quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn
giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao hàm toàn
bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã hội” [dẫn theo 155] Trên cơ sở quan niệm này, chúng tôi cũng sẽ đưa ra
định nghĩa riêng nhằm chi tiết hóa để dễ thao tác hơn (xem phần 2.4)
Trang 10Phạm vi nghiên cứu: Cả hai mặt của đời sống tôn giáo được xác định
như trên là rất phong phú, việc xem xét cả hai mặt đó một cách chi tiết, cụthể thì chắc chắn không thể có công trình nghiên cứu nào bao quát hết
được Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ triết học, mã ngành Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, công trình này không đi sâu
chuyên nghiên cứu về bản thân các tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là toàn bộ
các quan hệ nội bộ của các tôn giáo cũng như các biểu hiện thực hành đa dạng
của chúng Chúng tôi, từ cách tiếp cận của mình, chủ yếu muốn nghiên cứu, tìmhiểu về vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng, tác động của tín ngưỡng, tôn giáo tới một
số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời lựa chọn nghiên cứu một số
vấn đề, hiện tượng thuộc các vấn đề nội tại của tôn giáo, tức các quan hệ nội
bộ của tín ngưỡng, tôn giáo, giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và
thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay
Luận án cũng không đi sâu miêu tả, nghiên cứu đời sống tín ngưỡng,tôn giáo ở từng địa phương cụ thể
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng,tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Luận án còn kế thừa, tiếp thu có chọnlọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bàiviết, luận án, các tư liệu điều tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đềcập trong luận án
Về mặt phương pháp, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổnghợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu so sánh…
5 Đóng góp mới của luận án
Từ góc độ triết học về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay, luận án đã phân tích và làm rõ được những vấn đề sau đây trên các phươngdiện lý luận và thực tiễn:
Trang 11- Luận án đã định nghĩa khái niệm “đời sống tín ngưỡng, tôn giáo”.
- Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề lý luận cấp bách trongđời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề quan hệ giữatôn giáo với chính trị; vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa;vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức
- Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề thực tiễn cấp báchtrong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề lịch sửtôn giáo ở Việt Nam; vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vấn
đề quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo và vấn đề về sự xuất hiệncác hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam
- Luận án đã đề xuất 4 khuyến nghị và 6 giải pháp nhằm giải quyết tốtvấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triểnđất nước
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy và tư vấn chính sách về những vấn đề thuộc đời sống tín ngưỡng,tôn giáo
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần củng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo vàđời sống tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đờisống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Việc nghiên đời sống tínngưỡng, tôn giáo cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn góp phần cung cấp cơ sởkhoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcđối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảngdạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa
vô thần khoa học Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những aiquan tâm đến đề tài này
Trang 127 Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bàiviết của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận án gồm 04 chương, 13 tiết và kết luận các chương
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Từ lâu, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đãđược quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới Những công trình đó đãgợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn giáo Sau đâychúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một số tácphẩm đáng chú ý với các tác giả tiêu biểu được biết đến ở Việt Nam
Tác phẩm Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng
của X.A Tocarev, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 được nhiều nhànghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam xem là “sách kinh điển” trong nghiên cứu vềtín ngưỡng, tôn giáo X.A Tocarev thường nhấn mạnh tôn giáo là một hiệntượng xã hội, vì thế tôn giáo mặc dù là một hình thức của hệ tư tưởng - vẫnkhông thể chỉ quy vào những quá trình suy nghĩ diễn ra trong đầu óc conngười Nó bao hàm những phạm vi rộng lớn, hoặc nhiều hoặc ít, những hoạtđộng của con người, nó phản ánh và đồng thời sản sinh ra những hình thứcđặc biệt của xã hội Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu vềcác hình thức tôn giáo sơ khai ra đời trong khi xã hội loài người còn chưaphân hóa giai cấp; quá trình phát triển của chúng, tác động và gia nhập vàocác tôn giáo xuất phát trong xã hội có giai cấp
Cuốn Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên, một nhà
nghiên cứu có tên tuổi của Trung Quốc, chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1999 đã giới thiệu một cách khái quát bối cảnh ra đời, quá trình pháttriển, phân phái, những kinh điển cơ bản, các nghi thức tế tự của 10 tôn giáolớn trên thế giới Theo các tác giả, có nhiều cách phân chia khác nhau về quátrình phát triển của lịch sử tôn giáo, mỗi cách đều có lý do của nó và đều cónhững giới hạn nhất định Các tác giả đã nhìn nhận lịch sử phát triển của tôngiáo trên phạm vi toàn thế giới theo bốn giai đoạn: tôn giáo nguyên thủy, tôn
Trang 14giáo cổ đại, tôn giáo trung đại, tôn giáo cận hiện đại… Cuốn sách cũng đã đềcập đến quá trình truyền bá các tôn giáo lớn vào Trung Quốc cũng như phântích mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng lĩnh vực chính trị, đời sống xãhội, văn hóa, nghệ thuật… Trung Quốc.
Năm 2000, Hiệp hội các nhà khoa học xã hội về tôn giáo Pháp đã tổ
chức hội thảo khoa học xung quanh vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo, kết quả đã
xuất bản sách Toàn cầu hóa tôn giáo, do Nxb L’ Harmattan Paris ấn hành
năm 2011 Cuốn sách tập trung đề cập vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo dưới sựtác động của toàn cầu hóa kinh tế và những biểu hiện của nó
Trong các năm 1997 đến 2005, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã sưutầm, dịch và giới thiệu nhiều bài viết của các học giả nước ngoài nghiên cứu
về vấn đề tôn giáo trong xã hội hiện đại, xuất bản bộ sách gồm 5 tập Tôn giáo
và đời sống hiện đại Đáng chú ý, cuốn sách có một số bài nghiên cứu sự thay
đổi của đời sống tôn giáo trong xã hội hiện đại, trước sự tác động của toàn cầuhóa kinh tế, nhất là các tác giả Trung Quốc
Những năm gần đây có một số tác phẩm đáng chú ý của các học giảTrung Quốc cũng đã được dịch và phổ biến ở nước ta Có thể kể tác giả TrácTân Bình, nhà nghiên cứu có nhiều công trình về tôn giáo của Trung Quốc Tác
phẩm Lý giải tôn giáo của ông (Trần Nghĩa Phương, dịch), Nxb Hà Nội, 2007
đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam Trong côngtrình này, những vấn đề cơ bản của tôn giáo như tôn giáo là gì? Bản chất tôngiáo? Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại… đã được ông lý giải Tác giảđặc biệt coi trọng vai trò của tôn giáo và vai trò của công tác nghiên cứu tôngiáo, đi sâu nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của các tôn giáo, đồng thờiphân tích kết cấu nội tại của chúng nhằm đạt đến sự lý giải chân thực thế giớitâm linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật mối quan hệ khách quan gắn bó giữa tôngiáo với đời sống hiện thực của nhân loại Trong công trình này, tác giả cũng đãnghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc đương đại và giới thiệu một số tôn giáo lớntrên thế giới
Trang 15Trương Chí Cương có tác phẩm Tôn giáo học là gì? (Trần Nghĩa
Phương, dịch), Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2007 Tác phẩm đã giảithích bản chất của tôn giáo theo quan điểm của các nhà xã hội học, tâm lý họcnổi tiếng trên thế giới như Emile Durkheim, William James, Paul Tillich, MaxWeber, Max Müller, v.v… Các vấn đề cơ bản của tôn giáo như bản chất củatôn giáo, tính giao thoa của tôn giáo cũng như mối quan hệ giữa tôn giáo vàthế giới tinh thần của con người trên ba phương diện lý trí, tình cảm, ý chí
đã được tác giả nghiên cứu
Cuốn Vũ trụ trong một nguyên tử sự hội tụ của khoa học và tâm linh
của Đạt Lai Lạt Ma, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008 do Mai Sơn dịch đã khảosát hai lĩnh vực tri thức quan trọng của nhân loại là khoa học và tâm linhnhằm phát triển phương pháp nhận thức thế giới, thăm dò sâu xa thế giới hữuhình và vô hình thông qua việc dùng lý trí để khám phá chứng cứ “Cuốn sáchkhông phải là sự nổ lực hợp nhất khoa học và tâm linh nhưng là một cố gắngkhảo sát hai lĩnh vực quan trọng của nhân loại nhằm phát triển phương phápnhận thức thế giới quanh ta tổng quát hơn và tích hợp hơn…” [101, tr 13].Tác giả cho rằng, tâm linh và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng bổsung cho nhau nhằm mục tiêu chung lớn lao là tìm kiếm chân lý Ông chorằng, có thể khoa học sẽ lĩnh hội được những điều mới mẽ từ sự kết nối vớilĩnh vực tâm linh, đặc biệt vì sự gần gũi của tâm linh với những vấn đề rộnglớn hơn của con người, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn có một sốphương diện nhất định của tư tưởng Phật giáo - như các học thuyết vũ trụ luận
cổ lỗ và vật lý học sơ khai của nó - sẽ phải được sửa đổi dưới ánh sáng nhữngtri thức khoa học mới mẻ
Tác phẩm Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản
(Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb Tri Thức, 2008) đã đề cập khá sâusắc đạo đức Tin Lành với chủ nghĩa tư bản Tác giả cho rằng, các nhân tố tôngiáo có vai trò trung tâm trong sự hình thành của các nền văn minh, đặc biệt
Trang 16là sự ra đời của tư duy lý tính phương Tây Trong cuốn sách này, M Weber
đã khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc cácgiáo phái Tin Lành, cũng như ý nghĩa mà nó gán cho hành động xã hội củamình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin Lành có một mối liên
hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản Vì thế đã tạonên một động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủnghĩa tư bản ở châu Âu
Gần đây, cuốn Tôn giáo đương đại Mỹ của tác giả Lưu Bành (Trung
Quốc, người dịch: Trần Nghĩa Phương), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2009 cũng đã được giới nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chú
ý Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là, ở một quốc gia văn minh vật chấtphát triển hàng đầu thế giới hiện nay, tôn giáo có vai trò gì? Tác giả, sau khigiới thiệu các tôn giáo ở Mỹ đã tập trung nghiên cứu một cách tổng thể đờisống tôn giáo Mỹ đương đại, làm rõ mối quan hệ của người dân Mỹ với tôngiáo, lý giải sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo trong xã hội Mỹ, nơi hàngnăm có đến 5.200 triệu lượt người tham gia các hoạt động tôn giáo; nơi tôngiáo có mặt ở hầu khắp các hoạt động thế tục, nơi nhiều trường đại học danhtiếng (và nổi tiếng trên toàn thế giới) do nhà thờ sáng lập Tôn giáo đã cắm rễrất sâu trong xã hội Mỹ, có ảnh hưởng rất rộng lớn đối với quốc gia này.Nước Mỹ, vì thế, được xem là quốc gia thế tục nhất và cũng là quốc gia cótính tôn giáo mạnh trên thế giới nhất [xem 116]
Lưu Bành còn có nghiên cứu Vốn xã hội của đoàn thể tôn giáo Mỹ,
Trần Nghĩa Phương dịch, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 3/2010 tiếp tụcnghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội nước Mỹ.Tác giả đi sâu phân tích vốn xã hội to lớn của đoàn thể tôn giáo ở quốc gianày, cho rằng, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể khác nhau
đã tạo ra sự bảo đảm cho tổ chức tôn giáo tham dự vào hoạt động xã hội Các
tổ chức tôn giáo ở Mỹ nắm giữ nguồn vốn xã hội phong phú, sử dụng nó
Trang 17thông qua việc triển khai các hoạt động tôn giáo và thế tục phục vụ tín đồ và
xã hội, mở rộng tầm ảnh hưởng đối với xã hội Các đoàn thể tôn giáo có mặtkhắp nơi ở Mỹ đã sử dụng cực kỳ hiệu quả vốn xã hội, phản ứng nhanh chóngcác vấn đề xã hội làm cho công năng xã hội của tổ chức tôn giáo Mỹ đượcđánh giá là vượt xa các nước khác trên thế giới
Sang Gyoo Lee có công trình Đạo Tin Lành có ảnh hưởng đến Hàn
Quốc như thế nào (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2012) tập trung nghiên
cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến xã hội Hàn Quốc Tác giả cho rằng, ảnhhưởng của đạo Tin Lành đối với xã hội Hàn Quốc thể hiện trên mấy phươngdiện cơ bản như: thúc đẩy hiện đại hóa xã hội ở quốc gia này thông qua nềngiáo dục và y tế hiện đại; bài trừ mê tín dị đoan; chú trọng giải phóng phụ nữ,coi trọng nữ quyền Tóm lại, đạo Tin Lành chính là con đường để Hàn Quốctiến hành hiện đại hóa, góp phần quan trọng tạo nên xã hội hiện đại Hàn Quốcngày nay
Trong khuôn khổ những nghiên cứu định lượng về tôn giáo, cuốn sáchcủa Malcolm B Hamilton “Sociology of Religion: Theoretical and
Comparative Perspectives” Routledge, 1995, 238 trang (Xã hội học về tôn
giáo: quan điểm lý luận và so sánh) là cuốn sách giáo khoa được nhiều nhà
nghiên cứu biết đến và trích dẫn Tuy vậy, bên cạnh những kiến thức nềntảng, trong cuốn sách tác giả đã giới thiệu những cuộc thảo luận sâu rộng về
xã hội học tôn giáo đã từng diễn ra khi khẳng định vai trò của nghiên cứu xãhội học đối với lĩnh vực phức tạp là lòng tin và hiện thực tôn giáo
Sử dụng các ví dụ như minh chứng cho sự đa dạng của các tôn giáonguyên thủy, Phật giáo, phong trào millenial, đạo Tin lành, sự tục hóa, cácgiáo phái và các phong trào tôn giáo mới, cuốn sách đã nói được sự đa dạngcủa các truyền thống tôn giáo và cho phép độc giả đặt những kinh nghiệm củamình trong một bối cảnh rộng lớn hơn Từ góc độ xã hội học, ông làm rõthêm các quan điểm lịch sử và nhân loại học trong sự khảo sát thực hành tôn
Trang 18giáo và mô tả lại công việc của các nhà lý thuyết xã hội học lớn bao gồm cảMarx, Durkheim, Malinowski và các nhà chức năng học khác, Frazer vàWeber trong việc khảo sát các các tôn giáo trên thế giới, cập nhật thông tin vềcác vấn đề lý thuyết này Ý nghĩa của mỗi quan điểm lý thuyết được minh họabằng các chương của cuốn sách này.
Detlef Pollack và Daniel V.A Olson, chủ biên The role of religion in
modern societie (Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại), New York:
Routledge, 2008 Trong tác phẩm này, Detlef Pollack đã bàn đến những thayđổi của tôn giáo trong xã hội hiện đại trên quan điểm xã hội học tôn giáo;Olaf Müller nghiên cứu tôn giáo ở vùng Trung và Đông Âu, trả lời câu hỏi cóhay không sự tái thức tỉnh sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trong cuốnnày, tác giả Daniel V.A Olson bàn về những bằng chứng mang tính chất địnhlượng ủng hộ và chống lại mô hình kinh tế tôn giáo; Anthony Gill nghiên cứuquá trình thế tục hóa và chính sách của các chính phủ Ông khẳng định: chínhsách của chính phủ đóng vai trò trong việc xác định tôn giáo xã hội AndrewGreeley cho rằng Châu âu không hoàn hoàn thế tục, trong xã hội hiện đại tôngiáo có vai trò rất lớn Robin Gill đã nghiên cứu các mô hình văn hóa, phântích sự suy giảm lòng tin tôn giáo ở Châu Âu hiện đại; Detlef Pollack và GertPickel nghiên cứu về quá trình cá nhân hóa tôn giáo hay thế tục hóa: một nỗlực để đánh giá luận điểm của cá nhân hóa tôn giáo ở Đông và Tây Đức saukhi sát nhập; Monika Wohlrab-Sahr bàn đến vấn đề tôn giáo và khoa học haytôn giáo đối đầu khoa học? Trình bày việc quá nhấn mạnh đến sự đối lập tôngiáo và khoa học và hậu quả lâu dài của nó tại Cộng hòa Dân chủ Đức…
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tín ngưỡng,tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã kể ra ở trên đã phản ánh đượcphần nào những vấn đề đang đặt ra với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trên thếgiới cũng như công tác nghiên cứu tôn giáo Các vấn đề cơ bản của tôn giáo
đã được nghiên cứu, nhất là dưới khía cạnh thần học; một số công trình cũng
đã phân tích đến các khía cạnh xã hội của tôn giáo Những công trình đó đã
Trang 19gợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn giáo Các vấn
đề thuộc đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cũng đã được chú ý nghiên cứu ở một sốtác phẩm, nhất là dưới khía cạnh tác động, ảnh hưởng của tôn giáo đối với cácmặt khác của đời sống xã hội; vai trò của các hoạt động tôn giáo đối với sự biếnđổi, phát triển của đời sống xã hội đã được nhìn nhận, đánh giá một cáchkhách quan
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Công tác nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng,tôn giáo ở Việt Nam chỉ mới thực sự được quan tâm kể từ năm 1990, khi BộChính Trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW (16/10/1990) về tăng cường công táctôn giáo trong tình hình mới Có thể nói, Nghị quyết 24 đã đáp ứng kịp thờinhu cầu đổi mới về nhận thức tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hìnhmới Những quan điểm mới hết sức quan trọng của Nghị quyết 24 đã gợi mởcho các nhà nghiên cứu cách tiếp cận toàn diện, đa chiều về tín ngưỡng, tôngiáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Kể từ đó, nhiều công trình nghiên cứu cógiá trị đã ra đời, luận giải nhiều vấn đề quan trọng về mặt lý luận cũng nhưthực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Chúng tôi cho rằng, có thểchia các công trình nghiên cứu đó thành các nhóm theo chủ đề sau đây
- Các công trình nghiên cứu, giới thiệu về các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và đời sống tôn giáo
Các công trình nghiên cứu này đã góp phần hệ thống hóa các quanđiểm của C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin về tôn giáo, giúp người nghiêncứu có thể hệ thống hóa một cách toàn diện, đầy đủ và nhanh chóng Các tácphẩm đó cũng đã phân tích những nội dung cơ bản cũng như vận dụng chúng
vào cách mạng Việt Nam Có thể kể: Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin về tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin bàn về
tôn giáo của Nguyễn Đức Sự, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999;…
Trang 20- Các công trình nghiên cứu về quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo
Các công trình này đã nghiên cứu chuyên sâu về các quan điểm của HồChí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần làm rõnhững mặt, những khía cạnh quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Cáccông trình hệ thống hóa văn bản pháp luật của Nhà nước có tác dụng phântích, đánh giá sự vận động, thay đổi trong nhận thức, quan điểm của Đảng vàNhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo một cách có hệ thống phù hợpvới sự thay đổi của tình hình thực tiễn và đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ
mới của các mạng Có thể kể một số tác phẩm tiểu biểu như: Hồ Chí Minh về
vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Nxb KHXH, Hà
Nội, 1998; Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đức Lữ, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội, 2009; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo,
Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội,
2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện
nay, Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009; Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, của Đỗ
Quang Hưng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008; Nghiên cứu tôn giáo
nhân vật và sự kiện của Đỗ Quang Hưng, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2010;…
- Các công trình trực tiếp nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Có thể chia các công trình này theo các nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về các vấn đề cơ bản của tín
ngưỡng, tôn giáo Các công trình này tập trung nghiên cứu, lý giải về nguồngốc, bản chất, chức năng, vai trò của tôn giáo nói chung; giúp chúng ta cónhững hiểu biết cơ bản nhất về tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức
Trang 21xã hội, một thiết chế xã hội Có thể kể một số công trình tiêu biểu: Các hình
thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng của X.A Tocarep, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994; Về tôn giáo, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiên
nay, Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, do Nguyễn Đức Lữ chủ
biên, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007; Lý giải tôn giáo của Trác Tân Bình, Nxb Hà Nội, 2007; …
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về các tôn giáo cụ thể, cung
cấp những hiểu biết cơ bản về lịch sử hình thành, phát triển của các tôn giáo
có ảnh hưởng của thế giới và Việt Nam, sự truyền bá, du nhập và lịch sử pháttriển ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của chúng đối với văn hóa và lịch sử
xã hội nước ta Nhóm các công trình này cũng đã đi sâu tìm hiểu về giáo lý,nghi lễ, cơ cấu tổ chức hoạt động cũng như những biến đổi trong giáo lý, hành
lễ và xu hướng hoạt động của chúng Có thể kể các tác phẩm tiêu biểu sau:
Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2001; Tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người Chăm ở Ninh
Thuận, Bình Thuận, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006; Phật giáo với văn hóa - xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nguyễn Hồng
Dương, Nguyễn Quốc Tuấn (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008;
Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc HMông, Dao ở các tỉnh miền núi phia Bắc, Luận án tiến sĩ triết học, 2010; …
Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống
của Việt Nam Các công trình này đã giới thiệu các tín ngưỡng truyền thống(cũng có những tài liệu gọi là tín ngưỡng dân gian) Nội dung, hình thức thờcúng và đặc biệt là ý nghĩa, giá trị nhân văn, giá trị cộng đồng của các tínngưỡng này cũng như vai trò to lớn của chúng đối với văn hóa Việt Nam
Trang 22được quan tâm phân tích, nghiên cứu Gần đây, sự trở lại mạnh mẽ với tínngưỡng truyền thống sau một thời gian dài có phần trầm lắng cũng là một nộidung được các nhà nghiên cứu quan tâm Qua các công trình này chúng tathấy các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là hết sức phong phú, có ảnhhưởng, tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam Và điều mà chúng ta khôngthể không lưu ý đó chính là sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng truyền thốngtrong bối cảnh có nhiều hệ tư tưởng, tôn giáo ngoại nhập và trong bối cảnh xã
hội hiện đại Các tác phẩm tiêu biểu: Tứ bất tử của Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990; Tín ngưỡng Thành Hoành Việt
Nam, Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L Cadìere của Đỗ Trinh
Huệ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006; Các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001;…
Thứ tư, nhóm các công trình nghiên cứu tình hình hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Các công trình này chủ yếu là cácbài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành hay các đề tài nghiên cứukhoa học từ cấp Viện, cấp Bộ đến cấp Nhà nước điều tra tìm hiểu diễn biếnhoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung hoặc một số hiện tượng tínngưỡng, tôn giáo cụ thể nào đó, trong một phạm vi không gian cụ thể Có
thể kể: Một số vấn đề cơ bản về Phật giáo Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,
Đề tài cấp Bộ 2010, chủ nhiệm: Nguyễn Quốc Tuấn; Sự biến đổi đời sống
tôn giáo Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa, Đề tài cấp bộ 2010, chủ
nhiệm: Nguyễn Phú Lợi; Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống tinh thần
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, Đề tài cấp Bộ 2011, chủ
nhiệm: Nguyễn Bình; Những vấn đề cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ 2011, chủ nhiệm: Nguyễn Hồng Dương; Một số vấn đề cơ bản về đạo Tin Lành giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ
2012, chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Hùng; …
Trang 23Thứ năm, nhóm các công trình, chủ yếu là luận án tiến sĩ, thạc sĩ đi sâu
nghiên cứu về một mặt nào đó của một loại hình tín ngưỡng, một tôn giáo cụthể, hay sự tác động, vai trò của tôn giáo nào đó đối với các lĩnh vực của cuộcsống trong phạm vi vùng, miền hay các nhóm đối tượng dân cư, đặc biệt là sựảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Tiểu biểu:
Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân ở đơn
vị quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Lê Đại
Nghĩa, 1999; Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội Việt
Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Thị Lan, 2005; Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt nam hiện nay, của
Lê Văn Lợi, 2008; Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh
văn hóa Nam Bộ, luận án tiến sĩ triết học của Huỳnh Ngọc Thu, 2008;…
Tất cả các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo phong phú đó đã giúp tácgiả luận án có cái nhìn đầy đủ, vừa toàn thể, vừa chi tiết về tín ngưỡng, tôngiáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở khaithác có chọn lọc nguồn tư liệu, tài liệu này, tác giả đánh giá được một cáchtổng quan các vấn đề đã được nghiên cứu và nghiên cứu ở mức độ nào, cácvấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ và các vấn đềđang đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu về mặt lý luận cũng như về thực tiễn Sauđây chúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một sốtác phẩm, tác giả tiêu biểu ở Việt Nam, chú trọng đến các tác phẩm nghiêncứu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
Công trình Những vấn đề tôn giáo hiện nay của các tác giả Đặng
Nghiêm Vạn, Phạm Như Cương, Vũ Khiêu, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn donhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1994 Đây là một trong những ấnphẩm đầu tiên nêu những ý kiến của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác
- Lênin và các nhà nghiên cứu về nhận thức tôn giáo nói chung và một số vấn
đề tôn giáo đang được quan tâm ở Việt Nam nói riêng
Trang 24Cuốn Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn
chủ biên, Nxb KHXH Hà Nội, 1996 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận vàthực trạng tôn giáo Việt Nam Cuốn sách đề cập rõ thêm một số lý luận hiệnhành, giới thiệu tình hình các tôn giáo hiện nay được phản ánh qua đời sốngtôn giáo Các tác giả đã áp dụng phương pháp điều tra xã hội học - tôn giáo đểphân tích hiện trạng đời sống tôn giáo trong nhân dân, vì thế đã nhìn nhận vàđặt ra được một số vấn đề cần làm sáng rõ, khơi được những ý kiến đáng suynghĩ để bước đầu đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực cònmới mẽ ở nước ta
Ngoài những vấn đề lý luận cơ bản, cuốn sách cũng đã bước đầunghiên cứu về hoạt động của các tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể như “Đạo thờcúng tổ tiên”, Công giáo, Phật giáo, Nho giáo, đạo Hòa Hảo, và những hiệntượng tôn giáo mới ở Việt Nam
Đề tài cấp Nhà nước KX - 04 - 13 Luận cứ khoa học cho việc hoàn
chỉnh chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước (Đặng Nghiêm Vạn chủ
nhiệm đề tài) thuộc chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX - 04
- 08 do Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm chương trình Trên cơ sở nghiên cứutình hình, đặc điểm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, đề tài đã cungcấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước trong việc ban hành các
đường lối, chính sách đối với tôn giáo Công trình Lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo ở Việt Nam, (Đặng Nghiêm Vạn, chủ biên, Nxb CTQG Hà
Nội, 2001) được các nhà nghiên cứu đánh giá cao Công trình là kết quả của
Đề tài KHXH - 04 - 06 Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tín
ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam Chính sách của Đảng và Nhà nước do Đặng
Nghiêm Vạn chủ nhiệm đề tài, nằm trong chương trình KHXH - 04 Xây dựng
con người, phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do Phạm Minh Hạc chủ trì Cuốn sách đã nghiên cứu một số vấn đề lý
luận liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng của tôn giáo; các yếu tố
Trang 25cấu thành hình thức một tôn giáo; nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trongđời sống xã hội; đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sốnghiện nay, nhất là đời sống văn hóa trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tếquốc tế Từ đó, tác giả đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo củaĐảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay Ông cũng là người đã công bố nhiềucông trình nghiên cứu có giá trị trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngànhnghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo.
Năm 1997, cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư chủ biên được nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành Đây là kết quả của Đề tài cấp Nhà nước KX 07
03 (Nguyễn Tài Thư chủ nhiệm đề tài) thuộc chương trình khoa học - côngnghệ KX - 07 Công trình này đã nghiên cứu hình thái, sự tác động của các hệ
tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam từ Nho giáo, Phật giáo,Công giáo, tín ngưỡng dân gian Việt Nam đến vai trò của Chủ nghĩa Mác -Lênin Tùy từng giai đoạn lịch sử, các hệ tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo này
đã có ảnh hưởng, có vai trò khác nhau đối với đời sống xã hội Việt Nam Cáctác giả cũng đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp về công tác tưtưởng và văn hóa
Đỗ Quang Hưng - người đã nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng, tôngiáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị Có thể kể một số tác phẩm đáng chú ý sau: Bước đầu tìm hiểu về mối
quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, (Đỗ Quang Hưng, chủ biên, Nxb Tôn
giáo, 2003) đã nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôngiáo từ cả phương diện lý luận và thực tiễn Cuốn sách cũng đã phân tích một
số kinh nghiệm lịch sử của mối quan hệ này, nhất là thời phong kiến Việt
Nam Tác phẩm Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực
tiễn, (Đỗ Quang Hưng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nhận thức lý luận của ĐảngCộng sản Việt Nam về tôn giáo, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
Trang 26giáo; nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng về tôngiáo và vấn đề tôn giáo; nghiên cứu quá trình Đảng và Nhà nước xây dựng,phát triển, hoàn thiện chính sách tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.Ngoài việc phân tích bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ
XX, cuốn sách đã đề cập đến vấn đề “Bước khởi đầu của sự du nhập quanđiểm macxit về tôn giáo vào Việt Nam” qua quan điểm của các học giả và cácnhà cách mạng như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong,
Nguyễn Văn Nguyễn, Đào Duy Anh, v.v… Tác phẩm Nghiên cứu tôn giáo
nhân vật và sự kiện (Đỗ Quang Hưng, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, 2010) đã giới thiệu quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ ChíMinh và một số lãnh tụ cách mạng và học giả đầu thế kỷ XX của Việt Nam…Cuốn sách cũng đã nghiên cứu trực tiếp một số vấn đề của đời sống tínngưỡng, tôn giáo Việt Nam như: tôn giáo và xã hội ở Việt Nam hiện nay,những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa trong đời sống tôn giáo ởViệt Nam, hiện tượng tôn giáo mới, tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống vănhóa hiện nay cũng như nghiên cứu một số sự kiện cụ thể trong đời sống tínngưỡng, tôn giáo
Ngoài ra, ông còn có tác phẩm Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng
Long - Hà Nội (Đỗ Quang Hưng, Nxb Hà Nội, 2010) trực tiếp bàn về đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo Trong tác phẩm này, tiến trình lịch sử các tôn giáo,những biến thái của những hình tượng tín ngưỡng, hình ảnh sinh hoạt của mỗitôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đã được nghiên cứu, qua đó tác giả đã pháchọa đời sống tôn giáo tín ngưỡng với những hình ảnh cụ thể của người Phật
tử, người Công giáo, người Tin Lành, người Cao Đài… ở Hà Nội và từ đóđưa ra những nhận xét thú vị về đời sống tôn giáo tín ngưỡng của Thăng Long
- Hà Nội Tác phẩm này, vì thế, không chỉ phục hiện lại lịch sử các tôn giáo,tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội mà quan trọng hơn, đã dựng lại được nhữngnét cơ bản nhất trong sự biến chuyển của đời sống tôn giáo tín ngưỡng của
Trang 27người dân Hà Nội… Ngoài ra, ông còn có nhiều bài nghiên cứu in trên các tạpchí chuyên ngành như Triết học, Nghiên cứu tôn giáo…
Nguyễn Đức Lữ cũng là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về đờisống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được giới nghiên cứu đánh giá cao
Ông chủ biên các công trình tiêu biểu sau: Những đặc điểm cơ bản của một
số tôn giáo lớn ở Việt Nam, (Nguyễn Đức Lữ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005); Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam, (Nguyễn Đức Lữ, Nxb.
Tôn giáo, Hà Nội, 2005); Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo
của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, (Nguyễn Đức Lữ, Nxb Chính trị
-Hành chính, Hà Nội, 2009) Trong các tác phẩm này, tác giả đã phân tíchnhững điểm đặc thù của các tôn giáo ở Việt Nam; nghiên cứu tín ngưỡng dângian Việt Nam và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ViệtNam hiện nay đối với tín ngưỡng, tôn giáo Ông là người rất quan tâm đếnviệc hệ thống hóa các đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đốivới công tác tôn giáo để từ đó thấy được sự phát triển phù hợp trong đườnglối chính sách qua các giai đoạn lịch sử cụ thể của cách mạng
Tác phẩm Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt
Nam do Nguyễn Hồng Dương chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 2004 đề cập
đến một số nội dung về sự biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, nhất làtình hình tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số và các hiện tượng tôn giáo
mới Ông còn có một số tác phẩm đáng chú ý khác như: Một số vấn đề cơ bản
về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận hiện nay do Nxb KHXH ấn hành năm 2007; Kitô giáo ở Hà Nội do
Nxb Tôn giáo phối hợp với Nxb Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2008 Cáctác phẩm này nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một số địa bàn
dân cư, một số cộng đồng người cụ thể Đặc biệt, đề tài cấp Bộ Những vấn đề
cơ bản về tôn giáo Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Nguyễn Hồng Dương
chủ nhiệm, là một công trình nghiên cứu đáng chú ý về tôn giáo ở Việt Nam
Trang 28trong giai đoạn hiện nay Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung vềtín ngưỡng, tôn giáo; phân tích tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay; phân tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam trên cơ sở
so sánh đối chiếu với một số nước đồng thời nêu lên những vấn đề đặt ra đốivới công tác tôn giáo trong giai đoạn tiếp theo Các tác giả đề tài cho rằng, bộmặt tôn giáo ở Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, toàn diện và phân tíchcác biểu hiện của diện mạo đó, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị trongcông tác quản lý tôn giáo
Ngoài ra còn có thể kể đến cuốn Mối quan hệ thời đại dân tộc tôn giáo
của Bùi Thị Kim Quỳ, Nxb KHXH, 2002 đã nghiên cứu mối quan hệ thời đại
- dân tộc - tôn giáo và tín ngưỡng; đạo Công giáo ở nông thôn Nam Bộ Cuốn
Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (Viện Nghiên cứu tôn giáo, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 2004) gồm hai phần: phần tôn giáo - vấn đề lý luận vàphần về các tôn giáo ở Việt Nam gồm các bài nghiên cứu về tôn giáo của tậpthể cán bộ Viện Nghiên cứu tôn giáo và các nhà nghiên cứu tôn giáo đã đăngtải trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo từ năm 1999 đến năm 2003
Nguyễn Thanh Xuân có các tác phẩm Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành
trên thế giới và Việt Nam, Nxb Tôn giáo ấn hành năm 2002; Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2005 Tác phẩm đã giới thiệu về các tôn giáo
chính ở Việt Nam Cuốn sách đã góp phần làm rõ hơn nguồn gốc, sự hình thành,phát triển, các quy định, nghi thức, phương thức hành đạo, cấu trúc về tổ chứccủa các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo HòaHảo và Cao Đài ở Việt Nam Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra các phụ lục sosánh với các tôn giáo tương ứng trên thế giới cũng như một số dữ liệu về tôngiáo thế giới và Việt Nam
Cuốn Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan của
học giả Léopold Cadìere của tác giả Đỗ Trinh Huệ, Nxb Thuận Hóa, Huế,
2006 đã trình bày lại những ghi nhận, đánh giá của một học giả nước ngoài
Trang 29đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, cung cấp
một cái nhìn từ phương Tây L Cadìere, người đã có trên dưới 250 công
trình, trong đó có các công trình về văn hóa, tín ngưỡng, gia đình Việt Nam,được đánh giá "là một trong những người đã đặt nền móng cho việc nghiêncứu Việt Nam đầu thế kỷ này" [83, tr 05], đã viết:
Nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiệnmột cách mãnh liệt và chế ngự toàn bộ cuộc sống con người: tâm thức ấytrong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành mộtmạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành, khi thì hoành tráng lễnghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây látbên gốc cây hòn đá Lúc thì khấn vái kêu cầu với nhạc trổi, cất cao lờimúa hát, chiêng trống linh đình, lúc thì chỉ râm ran vái cúi khi bước qua
am qua miếu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát lời nguyện ước thẳmsâu nhất… [83, tr.103-105]
L Cadìere kết luận:
Đời sống tôn giáo người Việt ở mọi giai tầng xã hội đều đặt nềntảng trên một tín ngưỡng ghi sâu trong cảm thức của mình, đó là thầnthánh ma quỷ có mặt khắp nơi Họ trà trộn vào đời sống con người,ảnh hưởng đến từng số phận, liên kết với ta từ trong lòng mẹ cho đếnkhi chết và kể cả qua thế giới bên kia Hạnh phúc hay bất hạnh của conngười đều lệ thuộc vào, tử sinh đều từ đó mà ra Họ là nguyên nhân củatật bệnh, của mất mùa; đàn bà hiếm muộn cũng do họ; mất tiền mất củacũng do họ; kể cả việc lều chõng của trường thi đều có quỷ thần tácđộng; nghĩa là bao gồm hết mọi biến cố làm con người hạnh phúc,không ngừng tác động, theo dõi mãi hành vi của ta và là nguyên nhâncủa mọi thành bại Con người đong đưa giữa hai thế giới: thế giới tựnhiên mắt thấy tai nghe, và thế giới vô hình, thế giới siêu nhiên
Trang 30Đó là loại tín ngưỡng giải thích mọi hành vi của đời sống tôngiáo người Việt" [83, tr 111-113]
Các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải
Thanh có tác phẩm Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 2005, gồm 2 phần, phần 1 đề cập tới những cơ sở lý luận của tôn giáo họctrình bày quan điểm của các nhà triết học tiền bối trong lĩnh vực tôn giáo học,làm sáng tỏ nội dung các lý luận cơ bản trong tôn giáo học; phần 2 trình bàydưới dạng khái quát lịch sử tôn giáo Trong phần này các tác giả đã giới thiệu hệmột cách hệ thống, từ các hình thức tôn giáo nguyên thủy, các tôn giáo dân tộc,đến tôn giáo thế giới và các phong trào tôn giáo mới
Từ cách tiếp cận nhân học văn hóa, cuốn Sự biến đổi của tôn giáo tín
ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008 đã tập hợp bài viết
của nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề dưới góc độ văn hóa của mỗi hiện tượngnhằm nhìn nhận thực trạng tôn giáo tín ngưỡng đang được người dân tiếp nhậnnhư thế nào trước những tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa và sự hội nhậpquốc tế Các bài viết đã đưa ra các cách nhìn mới về đối tượng (những ngườithực hành nghi lễ, hiện vật nghi lễ, bản chất, chức năng thể hiện niềm tin) cũngnhư cách tiếp cận đem lại cho người đọc một bức tranh đa dạng về tâm thức tôngiáo của người dân Việt Nam Xuyên suốt các bài viết trong cuốn sách là cácvấn đề thay đổi của nghi lễ, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh một
xã hội đang chuyển mình từ truyền thống đến hiện đại Các bài viết đã bàn đếnnhững vấn đề hết sức cụ thể như: chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ Phật giáo Nam bộViệt Nam thời hội nhập; dịch vụ Phật giáo: hoạt động mang tính dân gian và làcách thức giải quyết nhu cầu tâm linh tín đồ của Phật giáo Việt Nam (nghiên cứutrường hợp Hà Nội); nghi lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt trong đời sống đạo ởvùng Công giáo Hố Nai - Đồng Nai; Đại lễ vía Đức chí tôn của Cao Đài ở Thànhphố Hồ Chí Minh; sự biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo người Chăm Việt Nam…;hay, đời sống tâm linh của chiếc ván in bùa chấn trạch, … đã góp phần phản ánh
Trang 31được đời sống đạo của người dân, đem đến cho người đọc một bức tranh muônmàu muôn vẻ về tâm thức tôn giáo Việt Nam.
Sự biến đổi của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thời gian gầnđây cũng đã được điều tra, nghiên cứu, đề cập trong một số ấn phẩm Đáng
chú ý là đề tài cấp Bộ: Tình hình phát triển của đạo Tin lành trong vùng các
dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, Nam Trường Sơn - Tây Nguyên
của Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) năm
2000 Các đề án khảo sát của Ban Tôn giáo Chính phủ: Nguyên nhân phát
triển đạo Tin lành và đạo Công giáo ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, năm
2002 Các công trình của Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo (thuộc Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) như đề tài: Việc thực hiện
chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên, thuộc đề án tổng kết
thực tiễn, năm 2003; Đề tài độc lập cấp Nhà nước: Tình hình và xu hướng phát
triển của tôn giáo hiện nay ở nước ta, những vấn đề đặt ra cho công tác quản
lý, lãnh đạo, năm 2001 - 2003 Đề tài cấp Bộ: Mối quan hệ giữa công tác dân tộc và công tác tôn giáo ở Tây Nguyên, năm 2003 của Ủy ban Dân tộc; Đề án
của Chính phủ: Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam
Tông và đạo Tin Lành vùng dân tộc thiểu số phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, năm 2003 - 2005.
Đề tài cấp Bộ Sự biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam trước tác động
của toàn cầu hóa, do Nguyễn Phú Lợi (Viện chủ nghĩa xã hội, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chủ nhiệm, 2010, đã nghiêncứu tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi đời sống tôn giáo trong thế giớiđương đại Theo các tác giả đề tài, dưới sự tác động của toàn cầu hóa, đờisống tôn giáo thế giới ngày càng trở nên đa dạng, các tôn giáo tham gia mạnh
mẽ vào đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, dân tộc Đề tài phân tíchnhững biểu hiện của sự biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam như sựbiến đổi về số lượng tín đồ, phân bố tín đồ và hệ thống tôn giáo; những thayđổi trong tổ chức giáo hội, phương thức truyền đạo và đời sống sinh hoạt đạo
Trang 32và những thay đổi trong hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của cáctôn giáo ở Việt Nam hiện nay Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp cơ bảnnhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo ở nước tatrước tác động của toàn cầu hóa.
Đề tài Một số vấn đề cơ bản về Phật giáo Việt Nam giai đoạn 2010
-2020 do Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) chủ nhiệm, 2010, đã đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động củacác hệ phái khác nhau của Phật giáo ở Việt Nam như Bắc Tông, Nam Tông,Khất Sĩ Đề tài cũng nghiên cứu Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại, hoạt động củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam, chỉ ra đặc trưng của Phật giáo Việt Nam hiệnnay Đối với các hệ phái Phật giáo, đề tài đã nghiên cứu thực trạng, đặc điểm
và sự biến đổi của nó
Đề tài Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống tinh thần các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam do Nguyễn Bình (Viện Nghiên cứu Tôn
giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chủ nhiệm, 2011, đã nghiên cứu quátrình truyền giáo tại miền núi phía Bắc Việt Nam và những biến đối trong đờisống tinh thần của người dân tộc thiểu số theo Công giáo Từ đó, đề tài đặt ramột số vấn đề trong việc bảo lưu bản sắc văn hóa truyền thống, mối quan hệNhà nước - Tôn giáo, chính sách dân tộc - tôn giáo các tỉnh miền núi phía Bắc
Đề tài cấp Bộ Một số vấn đề cơ bản về đạo Tin Lành giai đoạn 2011
-2020 do Nguyễn Xuân Hùng (Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện khoa học xã
hội Việt Nam) chủ nhiệm, 2012, đã tập trung nghiên cứu nguyên nhân sự pháttriển của đạo Tin Lành tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua vànhững tác động của nó Đề tài cho rằng, trong thời gian qua, phong trào truyềnđạo, theo đạo bùng phát tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, TâyBắc mà nguyên nhân chính là do hạt nhân tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền củangười dân tộc thiểu số không còn đứng vững, không còn miễn dịch được nữatrước sự tấn công từ bên ngoài Đề tài cũng nghiên cứu tổng quan về đạo Tin
Trang 33Lành tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, trên cơ sở đó dự báo tình hìnhtrong thời gian tới cũng như đưa ra những kiến nghị, giải pháp.
Nguyễn Văn Dũng có tác phẩm Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội
ở một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 tập hợp
một số bài viết đã được công bố trong các cuộc hội thảo khoa học quốc tế vàđăng tải trên các chuyên mục của Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Cuốn sách đãbàn đến nhiều vấn đề của tôn giáo trong bối cảnh đời sống chính trị - xã hội của
một số nước, khu vực Tiêu biểu có thể kể các bài: Vị trí của tôn giáo trong đời
sống chính trị Mỹ Theo tác giả, đặc điểm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là ở
chỗ, nền tảng tư tưởng của nhà nước này là chủ nghĩa chính thống Tin Lành,tôn giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội Mỹ Mặc dù
về mặt hình thức, nhà nước và giáo hội tách biệt nhau nhưng trên thực tế, giáohội luôn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các thể chế tư tưởng củanước này Giáo hội đóng vai trò đáng kể trong đời sống chính trị - xã hội, trongkinh tế và đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục Có thể nói, không một đất nướcnào mà tôn giáo lại chiếm một vị trí như vậy trong đời sống xã hội như ở nước
Mỹ [xem 28, tr.10] Ngoài ra, cuốn sách còn bàn nhiều đến Vấn đề cải cách và
đổi mới tôn giáo trong xã hội Phương Đông thời cận - hiện đại; Các cộng đồng Islam giáo trong đời sống xã hội các nước Tây Âu hiện nay; Quá trình Islam giáo hóa đời sống chính trị Thổ Nhĩ Kỳ trong thập niên đầu thể kỷ XXI,
…
Ngô Đức Thịnh có tác phẩm Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2012 Trong công trình này, ngoài một số quan điểm
lý luận và phương pháp liên quan tới tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, tác giả
đi vào nghiên cứu một số hình thức tín ngưỡng dân gian cụ thể, như thờ cúng
tổ tiên của các gia tộc, dòng họ và sự phóng đại của nó trên bình diện quốc gia
- dân tộc là thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương Công trình cũng nghiên cứu hìnhthức thờ Thành hoàng làng và hội đình; hình thức tín ngưỡng thờ Thần; cácnghi lễ, phong tục liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư
Trang 34nghiệp, tổ nghề và các làng nghề thủ công truyền thống Ngoài ra, Đạo Mẫu
Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012 cũng là một tác phẩm rất công phu của
Nguyễn Đức Thịnh Trong công trình này tác giả đã dày công nghiên cứu về
Đạo Mẫu Việt Nam và đi đến khẳng định: “tuy thờ Mẫu là hiện tượng khá phổ
biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam đã đã hình thành và định hình một thứ tínngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) của mình, với bản sắc riêng Nói cách khác, ĐạoMẫu Việt Nam đã trở thành một khái niệm khoa học” [153, tr 10] Tác phẩm
đã nghiên cứu Đạo Mẫu từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cánhân; nghiên cứu các chiều kích khác nhau của môi trường xã hội, lịch sử vàvăn hóa của hiện tượng tín ngưỡng hết sức quan trọng trong đời sống tínngưỡng của người Việt Đạo Mẫu Việt Nam đã được hệ thống hóa trên cảphượng diện đồng đại và lịch đại
Ngoài các sách, đề tài nói trên, còn có thể kể các bài báo: Toàn cầu hóa
và tôn giáo của Trần Mạnh Đức, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4/2001 nêu
lên khái niệm toàn cầu hóa và những tác động nhiều mặt của nó đối với tôn
giáo Tác giả Ngô Hữu Thảo có bài: Sự biến đối của tôn giáo Việt Nam và
những yêu cầu đối với công tác tôn giáo, tạp chí Công tác Tôn giáo, số
1-2/2007 nêu lên những biến đổi trong sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam trước tácđộng của toàn cầu hóa, v.v… Các công trình nghiên cứu này đã có cách tiếpcận thực tiễn, điều tra, khảo sát, nghiên cứu những sự biến đổi trong đời sốngtín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam ở từng vùng dân cư cũng như trên phạm vi cảnước, qua đó phản ánh được một cách sinh động, cụ thể sinh hoạt tôn giáo củangười dân cũng như sự tác động của chính sách tôn giáo
Ngoài những vấn đề chung về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tínngưỡng, tôn giáo thế giới và Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả với nhiều côngtrình nghiên cứu về các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể Đỗ Quang
Hưng có Một số vấn đề lịch sử Thiên chúa giáo ở Việt Nam, Nxb Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành năm 1990; chủ biên Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam
Bộ, Nxb KHXH, 2001 Lê Anh Dũng có Lịch sử Cao đài thời kỳ tiềm ẩn, Nxb.
Trang 35Thuận Hóa, Huế ấn hành năm 1996; Nguyễn Mạnh Cường có tác phẩm: Phật
giáo Khmer Nam Bộ (những vấn đề nhìn lại) do Nxb Tôn giáo phối hợp với
Nxb Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2008; Nguyễn Duy Hinh có Lịch sử đạo
Phật Việt Nam, do Nxb Tôn Giáo phối hợp với Nxb Từ điển Bách khoa ấn
hành năm 2009, v.v… Những tác phẩm này góp phần làm rõ hơn bức tranh tínngưỡng, tôn giáo hết sức đa dạng ở Việt Nam, cung cấp những hiểu biết về cáchình thức tín ngưỡng, các tôn giáo cụ thể đã và đang tồn tại, hoạt động ở nước ta
Cùng với các đề tài, các sách đã xuất bản, trên các tạp chí chuyênngành như Triết học, Cộng sản, Nghiên cứu Tôn giáo, Thông tin Khoa học Xãhội, Công tác Tôn giáo và các tạp chí Khoa học xã hội khác cũng đã xuất hiệnnhiều bài nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, trong đóCông giáo, đạo Tin Lành, Phật giáo, Nho giáo (với tính cách là tôn giáo); cáctôn giáo nội sinh như Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, các hiện tượng tôngiáo mới, các hình thức tín ngưỡng truyền thống, các tôn giáo cụ thể đượcquan tâm nghiên cứu
Ngoài các tác giả với những công trình nghiên cứu đã kể trên, có thể kể
ra các tác giả tiêu biểu khác có những ấn phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực tôngiáo là: Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Hà Văn Tấn, Vũ Khiêu, Phạm NhưCương, Bùi Đình Thanh, Bùi Đăng Duy, Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn DuyHinh, Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Quang Hưng, Hoàng Minh Đô, Đỗ ThịHòa Hới, v.v Không chỉ có các nhà triết học, các nhà lý luận chuyên nghiêncứu tôn giáo, mà các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác như văn học, sửhọc, xã hội học cũng đã có các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, tôngiáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, cung cấp những cách nhìn đa dạng vềhiện tượng phức tạp và thú vị này
Hiện nay, cùng với quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng cónhiều người đang làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ về đề tài liên quan đến tínngưỡng, tôn giáo, nhất là tại khoa Tôn giáo học, khoa Triết học thuộc Học
Trang 36viện Khoa học Xã hội Từ cách tiếp cận triết học, có thể kể các luận án tiến sĩ
đã bảo vệ thành công: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh
thần quân nhân ở đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ
triết học của Lê Đại Nghĩa, 1999; Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với
đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Thị
Lan, 2005; Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội
Việt nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học của Lê Văn Lợi, 2008; v.v… Các
luận án này đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng, tác động của một mặt nào đócủa tín ngưỡng, tôn giáo đối với một lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần xã hộihay một nhóm đối tượng nào đó; hoặc nghiên cứu về các tôn giáo cụ thể nhưPhật giáo, Công giáo, Tin Lành…; nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh
về tín ngưỡng, tôn giáo; hay nghiên cứu về các tín ngưỡng truyền thống vớimột phạm vi điều tra cụ thể trên một địa bàn dân cư nhất định
Với các công trình, tác giả tiêu biểu nói trên, có thể nói, những vấn đề
cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo đã được nghiên cứu ở mức độ nhất định cả vềmặt lý luận và cả về mặt thực tiễn Đó là những đóng góp quý giá cho việcnghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Chúng ta biết rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo bao hàm trong đó rấtnhiều yếu tố hết sức phức tạp, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống của ngườidân, sự ổn định của xã hội Sự phong phú của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ởViệt Nam; tính đặc trưng, quá trình Việt Nam hoá của nhiều tôn giáo ngoạinhập; đặc biệt là sự biến đổi to lớn trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở ViệtNam hiện nay, sự tác động mạnh mẽ giữa tôn giáo với các lĩnh vực khác củađời sống xã hội, v.v… đang đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, lý giải nhiều hơnnữa, toàn diện, thấu đáo hơn nữa Những biến động mạnh mẽ của đời sống tínngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian gần đây, về bản chất là sự biếnđộng trong đời sống tinh thần của người dân, là sự biến động của ý thức xã hội
có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi to lớn của tồn tại xã hội sau khi nước
Trang 37ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện Vì thế, việc nghiên cứu, xem xétnhững biến đổi đó cả về lý luận và thực tiễn dưới giác độ triết học duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắchơn, bản chất hơn
Kết luận chương 1
Với các công trình tiêu biểu trên, chung quy lại các tác giả đã có nhữngnghiên cứu rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng, tôn giáo vàđời sống tín ngưỡng, tôn giáo; phân tích, làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản
về tình hình, đặc điểm của tôn giáo Việt Nam; tiến trình hình thành quanđiểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tínngưỡng, tôn giáo; đề xuất các khuyến nghị, giải pháp giải quyết vấn đề tôngiáo Các vấn đề trên đã được các tác giả phân tích một cách sâu sắc dựa trênnhững nguồn tư liệu gốc và tư liệu điều tra thực tế nên có tính khoa học vàthực tiễn cao Tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã đượcxem xét dưới các khía cạnh khá đa dạng Đó là những đóng góp quý giá choviệc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, có ýnghĩa tiền đề, gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo đối với một lĩnh vực vôcùng phong phú, đa dạng và phức tạp
Tiếp thu các thành quả nghiên cứu mà các tác giả đi trước đã đạt được,chúng tôi cho rằng cần thiết phải tiếp tục tập trung nghiên cứu sâu hơn một sốvấn đề vừa cơ bản lại vừa cấp bách sau: mối quan hệ giữa tôn giáo với chínhtrị; quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa; quan hệ giữa tín ngưỡng,tôn giáo với đạo đức; lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ởnước ta hiện nay; quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo trong nhữngnăm gần đây; sự gia tăng của các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống
xã hội hiện nay.
Chúng tôi nhận thức rằng, không hẳn tất cả những vấn đề sẽ được nghiêncứu trong luận án xác định như trên là mới mẽ, nhưng từ cách tiếp cận của mình,
Trang 38luận án sẽ chỉ ra tính cấp bách của vấn đề cũng như những điểm mới mà cáccông trình nghiên cứu khác chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thỏa đáng.
Trang 39Chương 2 TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO:
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN 2.1 Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
2.1.1 Quan điểm của C Mác, Ph Ăngghen
Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin tuy không có các tácphẩm chuyên bàn về tín ngưỡng, tôn giáo nhưng có những quan điểm hết sứcquan trọng, làm nền tảng cho quan điểm mácxit về tín ngưỡng, tôn giáo vàgiải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Chúng ta cóthể bắt gặp các tư tưởng, quan điểm đó rải rác trong nhiều tác phẩm, tiêu
biểu có thể kể: Brunô Bauơ vào đạo Cơ Đốc khởi thủy, Mác - Ăngghen Toàn tập, tập 19; Bàn về lịch sử đạo Cơ Đốc sơ kỳ, C Mác - Ph Ăngghen Toàn tập, tập 22; Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói
đầu, C Mác - Ph Ăngghen Toàn tập, tập 1; Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán chống Brunô Bauơ và đồng bọn, C Mác
Ph Ăngghen Toàn tập, tập 2; Luận cương về Phoiơbắc, C Mác Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 3; Chống Duryinh, C Mác - Ph Ăngghen Toàn tập, tập 20; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
-C.Mác - Ph Ăngghen Toàn tập, tập 21,…
C Mác và Ph Ăngghen đã quan tâm đến vấn đề tôn giáo gần như trongsuốt cả cuộc đời hoạt động của mình và đã đưa ra một hệ thống quan điểmkhá hoàn chỉnh về tôn giáo Nghiên cứu quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen
về tôn giáo cần thiết phải bắt đầu bằng việc phân tích sự phê phán L Phoiơbắccủa hai ông
Cũng giống như nhiều nhà Hêghen trẻ khác, trong triết học của mình, L.
Phoiơbắc phê phán tôn giáo một cách mạnh mẽ Theo chúng tôi, sự vượt lên của
L Phoiơbắc so với các nhà triết học tôn giáo trước ông chính là ở việc ông đã
Trang 40bàn đến các vấn đề tôn giáo theo quan điểm nhân bản Các nhà triết học cóquan điểm chống tôn giáo trước ông thường nhìn tôn giáo như một cái gì đó từbên ngoài áp đặt vào con người, và vì thế người ta đã thấy trong tôn giáo nhữngđiều xem là tiêu cực, xấu xa, nhưng không hề thấy con người Xuất phát từ triếthọc nhân bản, L Phoiơbắc đã đưa ra một luận điểm mà kể từ sau ông, khinghiên cứu về tôn giáo người ta đều xem đó là luận điểm có tính chất nền tảng:con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người Đây
là quan điểm rất duy vật khi nghiên cứu về tôn giáo Quan điểm đó cũng mở racho giới nghiên cứu tôn giáo cách thức tiếp cận về hiện tượng phức tạp nàymột cách khoa học Vấn đề là, hiện tượng này do con người sáng tạo ra, vì thế
nó gắn liền với con người và đời sống con người, không phải là hiện tượngthần thánh, cho dù nó nói về thế giới thần linh Ông viết:
Con người suy nghĩ ra sao, tâm tư thế nào, thì Thượng đế của
nó cũng đúng như vậy; con người có bao nhiêu giá trị thì Thượng đếcủa nó cũng chỉ có bấy nhiêu, không hơn Ý thức về Thượng đế là sự
tự ý thức của con người, sự nhận thức Thượng đế là sự tự nhận thứccủa con nguời Từ Thượng đế suy ra con người, và từ con người cóthể suy ra Thượng đế của nó, hai thứ chỉ là một Cái mà con người choThượng đế, đấy chính là tinh thần, là tâm hồn của con người và cáigọi là tinh thần, là tâm hồn, trái tim của con người, đấy chính làThượng đế: Thượng đế là cái bên trong đã được phơi bày, là cái tựthân đã được biểu hiện của con người; tôn giáo là sự vén mở trangtrọng những kho tàng ẩn dấu của con người, là sự nhận thức ý nghĩathầm kín nhất, là lời thú nhận công khai những bí mật tình yêu của
con người [dẫn theo 178, tr.103]
Con người đã phản ánh bản chất thật của mình vào thượng đế và vàotôn giáo Sau khi đã thực hiện việc đó, Thượng đế đã thành một khách thể củacon người, thành một cái gì nằm ngoài con người, và đến lượt nó, con người