1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế

114 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 5,59 MB

Nội dung

Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Holocen khu vực giàu nước...36 Bảng 4.3.. Giá trị mức độ thấm, chứa n

Trang 1

KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT

 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT

CÔNG TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ CHO CÔNG TRÌNH VĂN PHÒNG LÀM

VIỆC CÁC BAN TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ

CỬ NHĐN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Nguyễn Đình Tiến

đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài khóa luận này của em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy, Cô ở Khoa Địa Lý – Địa Chất Trường Đại Học Khoa Học Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận tốt mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty cổ phần đầu

tư xây dựng SDC đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty và giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu.

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong Khoa Địa Lý – Địa Chất thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Sinh viên

Trang 4

Nguyễn Phúc Nam

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 1

3 Mục đích 2

4 Nội dung nghiên cứu 2

5 Bố cục khóa luận 2

PHẦN CHUNG 4

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 4

1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – TỰ NHIÊN 4

1.1.1 Vị trí địa lý 4

1.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo 5

1.1.2.1 Địa hình đồi thấp, bóc mòn 6

1.1.2.2 Địa hình đồng bằng 6

1.1.3 Đặc điểm khí hậu 6

1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn- hải văn 10

1.1.4.1 Mạng lưới sông suối 10

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12

1.2.1 Dân cư 12

1.2.2 Kinh tế 12

1.2.2.1 Du lịch 12

1.2.2.2 Thương mại – dịch vụ 13

1.2.2.3 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 13

1.2.2.4 Sản xuất nông nghiệp 14

1.2.3 Giao thông 14

Chương 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 15

Trang 6

2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT 15

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1975 15

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 16

2.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 17

2.2.1 Giai đoạn trước năm 1975 17

2.2.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 17

2.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 17

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC 19

THÀNH PHỐ HUẾ 19

3.1 ĐỊA TẦNG 19

3.1.1 Giới Paleozoi 19

3.1.1.1 Hệ Devon, thống hạ hệ tầng Tân Lâm (D1 tl ) 19

3.1.1.2 Hệ Devon, thống trung – thượng, hệ tầng Cò Bai (D2–3 cb): .21

3.1.2 Giới Kainozoi 23

3.1.2.1 Hệ Neogen 24

3.1.2.2 Hệ Đệ Tứ (Q) 26

3.2 MAGMA XÂM NHẬP 31

3.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỨT GÃY 31

3.3.1 Đứt gãy F2 31

3.3.2 Đứt gãy F3 32

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ 33

4.1 PHÂN TẦNG ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN 33

4.2 MỨC ĐỘ CHỨA NƯỚC CỦA ĐẤT ĐÁ 34

4.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC 34

4.3.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng 34

4.3.1.1 Tầng chứa nước Holocen (qh) 35

Trang 7

4.3.1.2 Tầng chứa nước pleistocen (qp) 38

4.3.1.3 Tầng chứa nước Neogen (n) 43

4.3.2 Các tầng chứa nước khe nứt 44

4.3.2.1 Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon, phụ thống trung - thượng, hệ tầng Cò bai (d2-3) 44

4.3.2.2 Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Devon, phụ thống hạ, hệ tầng Tân Lâm (d1tl) 46

4.4 CÁC THÀNH TẠO RẤT NGHÈO NƯỚC HOẶC KHÔNG CHỨA NƯỚC 48

4.4.1 Trầm tích sông - biển Holocen, phụ thống hạ - trung, hệ tầng Phú Bài dưới (amQ21-2pb1) 48

Chương 5: CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH VÀ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT 49

5.1 QUÁ TRÌNH PHONG HÓA 49

5.2 QUÁ TRÌNH XÂM THỰC VÀ BỒI TỤ CỦA SÔNG 50

5.3 HIỆN TƯỢNG NỨT ĐẤT 51

5.4 LŨ LỤT 51

5.5 ĐỘNG ĐẤT 52

PHẦN CHUYÊN MÔN 53

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 53

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 53

1.1.1 Vị trí công trình 53

1.1.2 Quy mô công trình 53

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ĐCCT 54

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu 54

1.2.1.1 Phương pháp thu thập - xử lý, phân tích - tổng hợp nguồn tài liệu 54

Trang 8

1.2.1.2 Phương pháp địa chất 54

1.2.1.3 Phương pháp chuyên gia 55

1.2.1.4 Phương pháp bản đồ 55

1.2.1.5 Phương pháp thực nghiệm 55

1.2.1.6 Phương pháp xác suất thống kê và phân tích tương quan hồi quy 55

1.2.1.7 Phương pháp tính toán lý thuyết 56

1.2.2 Phương pháp khảo sát 56

1.2.2.1 Thu thập tài liệu 56

1.2.2.2 Công tác khoan 56

1.2.2.3 Công tác lấy mẫu 57

1.2.2.4 Công tác thí nghiệm trong phòng 58

1.2.2.5 Công tác thí nghiệm ngoài trời 59

1.2.2.6 Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo 63

1.3 KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT 63

Chương 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU ĐẤT XÂY DỰNG 64

2.1 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ 64

2.1.1 Đặc điểm cấu trúc nền đất 64

2.1.2 Tính chất cơ lý nền đất 65

2.2 ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 73

2.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 74

2.4 CÁC QUÁ TRÌNH VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH 74

2.4.1 Lũ lụt 74

2.4.2 Hoạt động các đứt gãy kiến tạo 74

2.4.3 Động đất 75

2.4.4 Vấn đề nước chảy vào hố móng 75

Trang 9

2.4.5 Hiện tượng cát chảy 75

2.5 VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỰ NHIÊN 76

2.6 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG 76

Chương 3: TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG HỢP LÝ PHỤC VỤ THIẾT KẾ - THI CÔNG CÔNG TRÌNH 78

3.1 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG 78

3.2 TÍNH TOÁN MÓNG 79

3.2.1 Cơ sở số liệu tính toán 79

3.2.1.1 Tải trọng tác động 79

3.2.1.2 Số liệu các tính chất cơ lý của đất 79

3.2.2 Trình tự tính toán 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) một số trạm quan trắc

khu vực Đồng bằng Thừa Thiên - Huế 8

Bảng 1.2 Giá trị trung bình tháng, năm của một số yếu tố khí hậu 9

Bảng 4.1 Phân chia mức độ chứa nước của đất đá 34

Bảng 4.2 Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Holocen khu vực giàu nước 36

Bảng 4.3 Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Pleistocen khu vực giàu nước 39

Bảng 4.4 Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Pleistocen khu vực phong phú nước trung bình 42

Bảng 4.5 Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Neogen 43

Bảng 4.6 Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Cò Bai (d2-3cb) 46

Bảng 4.7 Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Tân Lâm (d1tl) 47

Bảng 1.1 Đối với mẫu đất nguyên dạng 58

Bảng 1.2 Đối với mẫu đất không nguyên dạng 59

Bảng 1.3 Suy diễn kết quả SPT theo độ chặt tương đối D 60

Bảng 1.4 Suy diễn kết quả SPT theo B và qu 60

Bảng 1.5 Quan hệ giữa N30 và D,  60

Bảng 1.6 Quan hệ giữa loại đất và trị 10 đến 20 61

Trang 11

Bảng 1.7 Quan hệ giữa C, loại đất, a và N30 61

Bảng 1.8 Đối với đất rời 61

Bảng 1.9 Đối với đất dính 61

Bảng 1.10 Khối lượng khảo sát thực tế 63

Bảng 2.1 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 2 65

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu cơ lý lớp 2 66

Bảng 2.3 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 3 67

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu cơ lý lớp 3 67

Bảng 2.5 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 4 69

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu cơ lý lớp 4 69

Bảng 2.7 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 5 70

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu cơ lý lớp 5 71

Bảng 2.9 Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 6 72

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu cơ lý lớp 6 72

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp cơ lý các lớp đất đặt dưới móng 79

Bảng 3.2 Các giá trị tính toán độ lún của các phân tố lớp dưới đáy khối quy ước 92

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 5

Hình 1.2 Giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí hậu tại trạm quan trắc Huế 10

Hình 1.1 Vị trí công trình 53

Hình 1.2 Công tác khoan 57

Hình 1.3 Công tác lấy mẫu 57

Hình 1.4 Bảo quản mẫu và công tác mở mẫu trong phòng 58

Hình 1.5 Công tác khoan kết hợp với đóng SPT 62

Hình 3.1 Sơ đồ xác định sức chịu tải của cọc theo đất 82

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí cọc trong mặt bằng 84

Hình 3.3 Sơ đồ tính toán độ lún của nền móng cọc ma sát 93

Hình 3.4 Hình vẽ minh họa tháp chọc thủng 95

Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thép trong đài cọc 97

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐCCT: Địa chất công trình

ĐCTV: Địa chất thủy văn

SPT: Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn

TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng

x : Giá trị trung bình tính chất cơ lý của tập mẫu.

δ: Độ lệch quân phương giá trị các tính chất cơ lý

 : Hệ số biến đổi các tính chất cơ lý

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Huế được biết đến là một trung tâm văn hóa chính trị lớn của cả nước.Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Thừa Thiên Huế đang phát triểnmạnh thu hút được nhiều các dự án đầu từ trong nước cũng như nước ngoài,đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện Mặt khác dân số ngày càngphát triển, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, do đó việc xây dựng nhà caotầng đang là xu thế phát triền hiện nay của tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đang lập đề án đưa

cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2015 Ngày 11tháng 12 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông quanghị quyết Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại Itrực thuộc trung ương Để đạt được mục tiêu đó cần có một đội ngũ cán bộ,viên chức nhà nước để điều hành và quản lý Dựa trên cơ sở đó, Tỉnh Thừa

Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế với diện tích xây dựng 585m2

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự phân công của bộ mônĐịa Chất Công Trình, thuộc Khoa Địa Lý – Địa Chất, Đại Học Khoa HọcHuế về thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng SDC Tôi đã đã tiếnhành liên hệ, thu thập tài liệu về địa chất công tình, địa chất thủy văn… kếthợp với tổng hợp và xử lý số liệu để hoàn thành nội dung đề tài:

“Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình Văn phòng làm việc các Ban của Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế”

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là môi trường địa chất của khu đất xây dựngcông trình Văn phòng làm việc các Ban của Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế cóxét đến các yếu tố môi trường xung quanh và công trình lân cận

Trang 15

Phạm vi nghiên cứu là trong khu đất xây dựng công trình với tổngdiện tích sàn 2570,1 m2 tại số 54 đường Hùng Vương - Thành Phố Huế -Thừa Thiên Huế

3 Mục đích

Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng bao gồncấu trúc địa chất và tính chất cơ lý, địa hình – địạ mạo, địa chất thủy văn,địa chất động lực công trình, vật liệu xây dựng tự nhiên, điều kiện thi công

Dựa vào các thông tin địa chất công trình thu được để tính toán, đềxuất giải pháp móng hợp lý cho công trình

4 Nội dung nghiên cứu

Thu thập các thông tin địa chất công trình liên quan đến khu vực xâydựng

Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng

Tính toán, đề xuất giải pháp móng cho công trình

5 Bố cục khóa luận.

Mở đầu

Phần chung

Chương 1: Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên kinh tế, xã hội.

Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình.

Chương 3: Đặc điểm địa chất khu vực Thành phố Huế

Chương 4: Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực Thành phố Huế Chương 5: Các quá trình địa chất động lực công trình và tai biến địa chất.

Trang 16

Chương 3: Tính toán, đề xuất giải pháp móng hợp lý phục vụ thiết kế

- thi công công trình.

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 17

PHẦN CHUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ

NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu bao gồm thành phố Huế và vùng phụ cận, thuộcphạm vi đồng bằng Thừa Thiên Huế Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâmcủa đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt,đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây củatuyến đường Xuyên Á Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố

Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ vớicác trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích pháttriển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mởChu Lai, khu công nghiệp Dung Quất , có hệ thống giao thông thuận lợikết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh,thành khác trong cả nước

Vị trí công trình xây dựng thuộc phạm vi thành phố Huế, được giớihạn bởi tọa độ địa lý như sau:

Từ 160 - 16,80 vĩ Bắc

Từ 107,8 0- 108,20 kinh Đông

Phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà

Phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ

Phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang

Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân,cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tếPhú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km

Trang 18

Hình 1.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 1.1.2 Đặc điểm địa hình – địa mạo

Địa hình thành phố Huế dưới tác động của các quá trình nội sinh vàngoại sinh thì địa hình biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và kéodài hàng trăm triệu năm Dựa vào đặc điểm độ cao, bề mặt địa hình có thểchia khu vực nghiên cứu thành 2 dạng cơ bản:

Trang 19

1.1.2.1 Địa hình đồi thấp, bóc mòn.

Các đồi thấp phân bố ở phía Tây – Tây Nam của thành phố Huếngoài ra còn có các đồi sót trong phạm vi đồng bằng, là những cảnh quanthiên nhiên nổi tiếng như đồi Vọng Cảnh, Thiên An, núi Ngự Bình, ThiênThai có độ cao trên dưới 100m và các đồi thoải phân bố phía Tây – TâyNam Các đồi có địa hình khá bằng, sườn thoải bề mặt cấu tạo từ các trầmtích Devon thuộc hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cò Bai Thảm thực vật chủyếu là thông, bạch đàn và các cây bụi khác

1.1.2.2 Địa hình đồng bằng.

Kiểu địa hình đồng bằng duyên hải phát triển trên các vùng sụt lúntân kiến tạo Địa hình này chủ yếu hình thành từ trầm tích sông, biển, đầmlầy và vật liệu xâm thực từ dãy Trường Sơn được các sông đưa về vào cuốiNeogen – đầu Đệ Tứ Với diện phân bố khá rộng, ít bị chia cắt, chúng có

độ cao tuyệt đối từ 15 – 10m trở xuống Hướng nghiêng của bề mặt địahình có xu hướng giảm dần và nghiêng từ rìa Tây Nam về Đông Bắc hoặc

từ rìa Tây Bắc về Đông Nam, nghĩa là trùng hợp hướng dòng chảy sôngHương và các sông suối khác

Chiếm diện tích khá lớn với độ cao trung bình khoảng 0.5 – 1m, caonhất là 10-20m Địa hình đồng bằng bóc mòn phân bố theo QL 1A, độ caothay đổi từ 15-20m Đồng bằng tích tụ phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như:Phú Hiệp, Hương Long Thành phần đất đá cấu tạo nên bề mặt đồng bằnggồm sông, biển, bột sét Holocen (hệ tầng Phú Bài, Phú Vang), ít hơn có trầmtích cuội cát, bột sét đa nguồn gốc ở ven rìa đồng bằng Thực vật phát triểnchủ yếu là cây lúa, hoa màu và cây ăn trái Dựa vào thành phần, mức độ nénchặt, tuổi của trầm tích và xu thế biến đổi độ cao mặt đất, đồng bằng duyênhải được xếp vào đồng bằng đầm phá được lấp đầy chưa được hoàn thiện

1.1.3 Đặc điểm khí hậu.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và khu vực nội thành thành phố Huếnói riêng nằm ở phía Nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, chạy song

Trang 20

song với đường bờ biển và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam Cáckiến trúc tân kiến tạo đã quyết định hình thái địa hình tỉnh Thừa Thiên Huếthay đổi đáng kể theo chiều thấp dần từ Tây sang Đông Chính điều kiệnđịa hình như vậy đã góp phần tạo nên một chế độ khí hậu khá độc đáo củatỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, vùng nghiên cứu nói riêng là nằm trọntrong vĩ độ nhiệt đới nên thừa hưởng một chế độ bức xạ phong phú và mộtnền nhiệt độ cao.

Thừa Thiên Huế nằm ở cuối Bắc Trung Bộ, trong vùng chuyển tiếpgiữa khí hậu miền bắc và khí hậu miền Nam mà dãy Bạch Mã là ranh giớikhí hậu tự nhiên giữa hai miền lãnh thổ Đồng thời là nơi diễn ra sự giaotranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm tác động khácnhau mà hệ quả mang lại là hầu hết các loại thiên tai có ở nước ta đều xuấthiện như bão, lũ, hạn hán, lốc tố, gió khô nóng, rét đậm

* Chế độ mưa: Khu vực nghiên cứu nằm ở phía đông Trường Sơn

giống như các tỉnh duyên hải Trung Bộ, chế độ mưa chịu sự chi phối của

cơ chế hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và bị tác động của điều kiện địahình nên có những đặc điểm khác với Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.Trong khi các khu vực khác bắt đầu và kết thúc mùa mưa gắn liền với sựhoạt động của gió mùa tây nam, thì khu vực duyên hải Trung Bộ nói chungkhu vực nghiên cứu nói riêng lại liên quan mật thiết với gió mùa đông bắc

Trong năm tồn tại 2 mùa là: Mùa mưa (lượng mưa tháng >100mmvới tần suất (75%) kéo dài 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưatrung bình tháng biến đổi từ 252mm đến 924mm Mùa ít mưa (lượng mưatháng <100mm với tần suất (75%) kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8với lượng mưa trung bình tháng biến đổi từ 34mm đến 225mm Lượng mưatrung bình năm biến đổi từ 2555mm đến 3436mm ( bảng 1.1)

Trang 21

Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) một số trạm

quan trắc khu vực Đồng bằng Thừa Thiên - Huế

(theo Trung tâm dự báo KTTV Thừa Thiên - Huế)

Phú ốc 93 60 35 85 135 100 102 153 314 841 509 271 2698 Huế 95 48 34 47 104 125 71 120 335 762 562 252 2555 Phú Bài 170 76 54 59 77 97 110 121 413 778 515 303 2773 Lộc Trì 187 53 20 63 189 225 75 95 531 924 779 295 3436Cũng giống như các vùng đồng bằng ven biển Miền Trung, biến trìnhnăm của lượng mưa của khu vực có 2 cực đại và 2 cực tiểu Cực đại chính xảy

ra vào tháng 10 với lượng mưa từ 762mm đến 924mm, gây nên mưa lớn vàthường xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong năm Cực đại phụ xảy ra vào tháng 5hoặc 6 (dẫn đến mưa tiểu mãn) với lượng mưa từ 77mm đến 225mm Cựctiểu chính xảy ra vào tháng 2 đến tháng 4 với lượng mưa từ 34mm đến 85mm.Cực tiểu phụ vào tháng 7 với lượng mưa từ 71mm đến 110mm

* Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi ở vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên

Huế dao động trong khoảng 900mm - 1009mm/năm, bằng từ 30% - 40% tổnglượng mưa năm Biến trình năm của bốc hơi ngược với biến trình năm củalượng mưa, thời kỳ mưa ít nhất có lượng bốc hơi cao nhất và thời kỳ mưanhiều nhất có lượng bốc hơi đạt cực tiểu Nhìn chung khả năng bốc hơi lớn,mưa ít, nhiệt độ cao đã gây ra một thời kỳ khô hạn ở vùng đồng bằng ven biển

từ tháng 3 đến tháng 8, trong đó tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất

* Độ ẩm không khí: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm không khí cao,

biến đổi từ 83% - 84% Biến trình năm của độ ẩm tương đối của không khíngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí và phân thành 2 mùa rõrệt (xem 1.2) Thời kỳ có độ ẩm thấp kéo dài 5 tháng, từ tháng 4 đến tháng

8 với trị số trung bình từ 73% đến 83%, tuy nhiên trong thời kỳ gió TâyNam khô nóng hoạt động mạnh độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 50%

Trang 22

thậm chí có ngày xuống dưới 30% Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùamưa chính và duy trì ở mức cao đến tháng 3 năm sau Biến trình ngày của

độ ẩm tương đối có một cực đại vào khoảng 4 - 6 giờ và một cực tiểu vàokhoảng 13 - 14giờ Nhìn chung độ ẩm tương đối là một yếu tố ít biến động,

độ ẩm trung bình năm có hệ số biến động từ 1 - 2% và trung bình tháng từ

2 - 6%

* Chế độ nhiệt: Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, được thừa

hưởng một chế độ bức xạ dồi dào, nên đồng bằng Thừa Thiên Huế có mộtnền nhiệt độ cao khá tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới Nhiệt độtrung bình trong năm biến đổi từ 20oC - 30oC, có ngày nhiệt độ xuống thấpđến 13oC và lên cao đến 39oC Biến trình năm của nhiệt độ không khí khuvực thuộc dạng biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa, đó là biếntrình đơn gồm một cực đại vào mùa hè và một cực tiểu về mùa đông, cựctiểu xuất hiện vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình tháng 20oC, cực đại vàotháng 6 hoặc 7 với nhiệt độ trung bình tháng 30oC Chênh lệch nhiệt độ trungbình giữa các tháng mùa đông lớn hơn giữa các tháng mùa hè ( bảng 1.2)

Bảng 1.2 Giá trị trung bình tháng, năm của một số yếu tố khí hậu

tại trạm quan trắc Huế

(theo tài liệu Trung tâm dự báo KTTV Th a Thiên - Hu )ừa Thiên - Huế) ế)

Nhiệt độ 20.0 21.0 23.1 26.1 28.2 29.3 29.4 28.9 27.1 25.1 23.1 20.7 25.2 Mưa 95 48 34 47 104 125 71 120 335 762 562 252 2555

Độ ẩm 88 89 86 83 78 75 73 75 83 87 89 89 83 Bốc hơi 48 44 65 84 121 133 150 133 82 58 48 43 1009

Trang 23

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Tháng

Mua Boc hoi

Do am Nhiet do

Hình 1.2 Giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí hậu tại trạm quan

trắc Huế

(theo tài liệu Trung tâm dự báo KTTV Thừa Thiên - Huế)

1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn- hải văn.

1.1.4.1 Mạng lưới sông suối.

Khu vực nghiên cứu thành phố Huế và vùng lân cận nằm trong vùng

hạ lưu sông Hương nên địa hình tương đối bằng phẳng , độ dốc của các consông nhỏ, lòng sông sông mở rộng uốn khúc nhiều nhánh Ngoài ra cónhiều loại hồ tự nhiên và nhân tạo

Sông Hương: Lưu vực sông Hương có diện tích vào khoảng

3000km2, chiếm 3/5 diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế Sông Hương làsông lớn nhất ở Thừa Thiên Huế, có tác dụng quan trọng trong đời sống,kinh tế xã hội của tỉnh

Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là: Sông Bồ, Tả Trạch

và Hữu Trạch, bắt nguồn từ các sườn núi thuộc dãy Trường Sơn Hainhánh Tả Trạch và Hữu Trạch bắt nguồn từ những dãy núi phía namthuộc huyện Nam Đông, A Lưới, chảy theo hướng Nam - Bắc về gặpnhau ở ngã ba Tuần tạo thành dòng chính sông Hương Sông Bồ xuấtphát từ vùng núi phía Tây Nam thuộc huyện A Lưới, chảy qua vùng rừngnúi thuộc 2 huyện Hương Trà, Phong Điền, qua vùng đồng bằng Quảng

Trang 24

Điền, Hương Trà và nhập vào sông Hương ở ngã ba Sình cách Huếkhoảng 8 km về phía Bắc, rồi chảy theo hướng Bắc hoà vào phá TamGiang, cuối cùng đổ ra biển theo 2 cửa Thuận An và Tư Hiền.

Lưu vực sông Hương có dạng hình nan quạt, các sông nhánh chínhngắn và dốc, đoạn trung lưu hầu như không có Vùng đồng bằng thuộc lưuvực sông Hương là dãi đất hẹp, có cao độ từ 0m ÷ +10m bị cắt xén bởinhiều kênh rạch Khác với các hệ thống sông khác thường có phân lưuthoát lũ đổ ra biển bằng nhiều nhánh, hệ thống sông Hương do có đồngbằng thấp, trũng, mùa lũ không những nước lũ chảy trong sông mà tràn ra

bề mặt đồng bằng, cùng với đầm phá tạo thành một hồ chứa nước rộng lớn

và thoát ra biển bằng 2 cửa Thuận An và Tư Hiền Về mùa cạn, dòng chínhsông Hương là đường xâm nhập mặn chủ yếu vào sâu trong đồng bằng, ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng nước mặt, nước dưới đất, cũng như sinh hoạt

và sản xuất trong vùng

Trên diện tích khu vực nghiên cứu sông Hương phân bố ở phía ĐôngNam và Đông, đoạn sông chảy qua có chiều dài 2 km, sâu trung bình 3-5m

Ngự Hà: Đây vốn là dòng cũ của sông Kim Long chảy bên trong

khu vực Kinh thành được cải tạo lại và đào dài thêm để dẫn nước xuyênqua Kinh thành từ Tây qua Đông, tạo nên một con sông chảy gấp khúc theohình thước thợ Ngự Hà đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thôngthoát nước trong khu vực Kinh thành, đồng thời cũng là một tuyến giaothông trọng yếu tại khu vực này

An Cựu: là tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở

phía Nam kinh thành Huế Sông có nhiều tên gọi như Lợi Nông, Phủ Cam,Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan, tên phổ biến ở Huế là sông An Cựu Toàn

bộ dòng sông dài khoảng 30km, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuốicồn Dã Viên, chảy qua địa phận Thành phố Huế, huyện Hương Thủy rồi đổvào phá Hà Trung

Hệ thống hồ ao: gồm khoảng 50 ao hồ nằm rải rác trong khu vực, hệ

thống hồ ao này gồm 2 loại:

Trang 25

Hệ thống ao hồ tự nhiên, hoặc những đoạn cũ của sông Kim Long,sông Bạch Yến còn lại sau khi xây dựng Kinh thành.

Hệ thống ao hồ nhân tạo, tức hồ ao được đào mới, hoặc những đoạnsông cũ được cải tạo lại tại các khu vực cung điện, vườn ngự, đàn miếu

Hầu như tất cả hệ thống hồ ao này đều được thông suốt với nhau vàthông ra Ngự Hà bằng một hệ thống cầu cống, mương ngòi khá hoàn hảo.Bởi vậy, dưới thời Nguyễn, tại khu vực Kinh thành hiện tượng úng ngậpđược giải quyết rất nhanh

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI.

1.2.1 Dân cư.

Thành phố Huế có 27 phường, phân bố ở hai bên sông Hương, dân sốước tính là 344.581 (thống kê năm 2012) Mật độ dân số là 4762.56 người/km2

chủ yếu là dân tộc kinh

Hiện nay thành phố Huế đang mở rộng đô thị về các vùng phụ cậnnhằm làm giảm sự quá tải về nhà ở, hạn chế ô nhiễm tập trung như khu đôthị An Vân Dương, An Cựu đang được tiến hành xây dựng

1.2.2 Kinh tế.

Thành phố Huế phát triển kinh tế chủ yếu ở các lĩnh vực sau:

1.2.2.1 Du lịch.

Thành phố Huế là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước

Cố đô Huế đã được tổ chức văn hóa thế giới UNESCO công nhận là di sảnvăn hóa của thế giới Với di sản văn hoá phi vật thể là Nhã nhạc Cung đìnhHuế cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, đặc sắc gắn liền với các sự kiện như festivalHuế, festival làng nghề truyền thống, năm Du lịch quốc gia… Tổ chức nhiềuhoạt động, lễ hội văn hoá, văn nghệ, triển lãm với quy mô, chất lượng thu hútlượng lớn nhân dân và du khách trong ngoài nước đến Huế Các khách sạn, cơ

sở lưu trú, các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục

vụ du khách; các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai

Trang 26

thác có hiệu quả Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 1.215,1 tỷ đồng, tăng21,1% so cùng kỳ; tổng lượt khách du lịch đến Huế ước đạt: 1.732 nghìn lượtkhách, tăng 12,1% so với cùng kỳ; tổng ngày khách ước đạt: 3.461 nghìnngày khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt trên

60 triệu USD đạt 100% kế hoạch năm (kể cả xuất khẩu tại chỗ)( năm 2012)

Các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc liêntục được đổi mới về công nghệ phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của kháchhàng Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển, chính sách giảmlãi suất, tăng nguồn vốn cho vay đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuấtkinh doanh cũng như tiêu dùng

Hoạt động giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăngtrưởng khá, đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của người dân.Tổng doanh thu ngành ước đạt 542,285 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ

1.2.2.3 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.

Trên địa bàn Thành phố năm 2012 vẫn còn gặp nhiều khó khăn dogiá cả một số vật tư nguyên, nhiên liệu sản xuất tăng ảnh hưởng đến đầu racủa sản phẩm cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên sảnxuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố chủ yếu nhỏ lẻ nên ít bị tác động,tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục giữ được ổn định Nhiều mặt hàng xuất khẩu

Trang 27

vẫn tiếp tục duy trì mức tiêu thụ khá như may mặc, chế biến thực phẩm đặcsản, nước giải khát đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ và văn hoá phẩm phục

vụ khách du lịch, cơ khí tiêu dùng, vật liệu xây dựng trang trí nội thất Giá trịsản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn ước đạt 4.250 tỷđồng (giá hiện hành) tăng 13,2%; giá trị sản xuất công nghiệp Thành phốquản lý ước đạt 943,253 tỷ đồng, tăng 13,36% so cùng kỳ

1.2.2.4 Sản xuất nông nghiệp.

Chủ yếu trồng lúa nước và một số loại cây trồng lương thực ngắnngày khác, tất cả đều sinh trưởng và phát triển tốt Bên cạnh đó, người dâncòn chú trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm, công tác tiêm phòng cho gia súcthực hiện tốt; các loại dịch bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịchcúm gia cầm được giám sát chặt chẽ Thường xuyên tiến hành kiểm tra,hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giết mổ gia súc, giacầm, xử lý tiêu độc Triển khai nạo vét hệ thống kênh mương để phục vụcho sản xuất, đảm bảo nước phục vụ tưới tiêu và chống hạn mặn, thực hiệntốt công tác chi trả và quyết toán tiền hỗ trợ thuỷ lợi phí cho nông dân

1.2.3 Giao thông.

Thành phố Huế là trung điểm của cả nước là đầu mối của cáctuyến đường giao thông quốc gia, rất thuận lợi cho việc khai thác tiềmlực, phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trongnước và quốc tế; đặc biệt, rất quan trọng trên trục hành lang thương mạiquốc tế theo quốc lộ 9 Sắp tới, khi cảng Chân Mây hoạt động đạt côngsuất, các cửa khẩu và các tuyến đường quốc tế với Lào được xây dựng vàkhai thông… thì Huế trở thành trọng điểm giao thông đối ngoại quốc gia

và quốc tế; đồng thời, sẽ sôi động với vai trò là một trong các đầu mốigiao lưu quan trọng của tuyến hành lang Đông Tây Bên cạnh đó, cáctuyến đường sắt Bắc Nam, bến xe đưa đón khách trong thành phố, liêntỉnh phát triển tạo sự thuận lợi tuyệt đối cho nhân dân

Trang 28

Chương 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT.

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1975.

Trong giai đoạn này do điều kiện khó khăn, chiến tranh, đất nước bịchia cắt nên việc nghiên cứu Địa chất còn gặp nhiều khó khăn Một số côngtrình nghiên cứu đáng chú ý:

- Công trình bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1: 1.000.000 do sởĐịa chất Đông Dương thành lập năm 1923 Công trình này chỉ nghiên cứumột cách sơ lược

- Năm 1923, J.H.Hoffet đã tiến hành nghiên cứu Địa chất Trung Kỳ

và thành lập 2 bản đồ Địa chất của vùng Huế - Đà Nẵng với tỷ lệ1:500.000 Trong giai đoạn này thì đây là một công trình có ý nghĩa

- Năm 1933, A.Lacroix nghiên cứu thạch học của đá magma

- Năm 1952, J.Fromaget đã thành lập: “Bản đồ địa chất ĐôngDương’’ tỷ lệ 1:2.000.000 Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợpnhất so với các công trình trước đó Kèm theo bản đồ địa chất còn có bản

đồ thuyết minh và chuyên khảo khác về vùng nghiên cứu Các tài liệu nàycho đến nay chỉ mang giá trị tham khảo

- Từ năm 1952 đến năm 1954 có một số nghiên cứu của E.Saurin đãđọc tại hội nghị Địa chất Quốc tế về Địa chất ở Trung Trung Bộ và ĐôngBắc Bộ

- Từ năm 1954 đến năm 1975 chủ yếu là các công trình của các nhàĐịa chất Việt Nam và Liên Xô cũ đã thành lập bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trên

cơ sở tổng hợp các tài liệu trước đây của Kudraisev

Qua đó cho ta thấy được các công trình nghiên cứu Địa chất tronggiai đoạn này chủ yếu là thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ thường1:1.000.000, tỷ lệ lớn hơn chỉ triển khai được một số tỉnh Kết quả của các

Trang 29

nghiên cứu Địa chất trong giai đoạn này còn sơ lược, là tài liệu tham khảođịnh hướng cho các công tác thành lập, đo vẽ bản đồ Địa chất với tỷ lệkhác nhau trong các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

Từ sau năm 1975 đất nước thống nhất, có thuận lợi hơn giai đoạntrước năm 1975 Trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu địa chấtkhu vực mới thực sự phát triển, có nhiều công trình nghiên cứu giá trị đượctriển khai và hoàn thành đã đóng góp phần lớn cho công tác điều tra cơ bản

và tìm kiếm khoáng sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam Một số công trìnhnghiên cứu trong giai đoạn này:

- Năm 1979 Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bảo thành lập bản đồđịa chất tỷ lệ 1:500.000 Việt Nam

- Năm 1983 Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành thành lập bản đồ địa chấtkhoảng sản Việt Nam

- Đoàn địa chất 65 (1983) Bản đồ địa vật lý hàng không khu vựcBình Trị Thiên

- Năm 1983 Địa tầng trầm tích Đệ tứ của Nguyễn Ngọc

- Năm 1985 Nguyễn Văn Trang và nnk thành lập bản đồ địa chất loạt

tờ Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi tỷ lệ 1:200.000

- Năm 1993 trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Trị và ThừaThiên Huế của Võ Định Ngộ, Bùi Văn Nghĩa

- Năm 1994 Phạm Huy Thông và nnk đo vẽ và lập bản đồ địa chấtkhu vực Huế tỷ lệ 1:50.000

- Năm 1994 Võ Đức Chương và nnk nghiên cứu về tân kiến tạo vàđịa động lực hiện đại khu vực Huế

- Năm 1995 Bùi Huy Toản khảo sát thăm dò đá phiến sét Thọ Sơn –Hương Xuân – Hương Trà – Thừa Thiên Huế

Từ những công trình nghiên cứu trong giai đoạn này cho ta thấy cáccông trình nghiên cứu địa chất đều có tính khái quát cao, các kết quả

Trang 30

nghiên cứu về địa tầng, magma, kiến tạo rất cơ bản, định hướng cho côngtác điều tra địa chất sau này Về khoáng sản thì bước đầu nêu được cácquy luật phân bố, các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản trong khuvực, phát hiện và tìm kiếm sơ bộ một số mỏ khoáng có giá trị, làm cơ sởcho việc định hướng trong công tác tìm kiếm và khai thác khoáng sảntrong vùng nghiên cứu.

2.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN.

2.2.1 Giai đoạn trước năm 1975.

Nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu đã được chú ý từ lâu, tuynhiên mức độ nghiên cứu còn đang bị hạn chế

Năm 1941 Fromaget đi sâu nghiên cứu khả năng tàng trữ nước ngầmtrong vỏ phong hóa của trầm tích Đệ tứ

Trong thuyết minh của các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000,E.Sauri đã lưu ý khả năng tàng trữ nước dưới đất trong vỏ phong hóa củatrầm tích Đệ tứ và trong khe nứt của đá Granit

2.2.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

Năm 1976, Tổng cục Địa chất đã thành lập liên đoàn Địa chất thủyvăn miền Trung Các đoàn thuộc liên đoàn này được giao nhiệm vụ tìmkiếm, thăm dò và thành lập bản đồ địa chất thủy văn với tỷ lệ trung bìnhcho từng vùng trong phạm vi lãnh thổ

Các công trình nghiên cứu Địa chất thủy văn trong giai đoạn này đãxác định được chiều sâu, thế nằm của các đơn vị chứa nước, tính chất vật

lý, thành phần hóa học của nước dưới đất, đánh giá sơ bộ trữ lượng và chấtlượng của các tầng chứa nước

2.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.

Các công trình nghiên cứu địa chất công trình ít được thực hiện mộtcách hoàn chỉnh với quy mô lớn, chủ yếu là những công trình riêng lẻ nênkhông có tính tổng quát

Trang 31

Trước thời kỳ đổi mới thì công trình nghiên cứu đáng chú ý là việcthành lập bản đồ địa chất công trình Việt Nam tỷ lệ 1:3.000.000 của ViệnKhoa Học Việt Nam do GS.TSKH Nguyễn Thanh chủ trì

Sau thời kỳ đổi mới để đáp ứng việc xây dựng đất nước, thì cácnghiên cứu địa chất công trình, địa chất động lực công trình được tiến hànhnhiều hơn, với quy mô khu vực:

Năm 1993 Bùi Văn Nghĩa, Cái Văn Vinh có báo cáo hiện tượng nứtđất ở Thừa Thiên Huế

Năm 1994 Báo cáo nứt đất vùng Hương Thủy của Hoàng TrọngDiễn, đề tài khoa học ”Xác định các yếu tố gây nứt đất, đánh giá khả năng

và đề xuất phương án phòng chống trượt, xói lở bờ sông Hương khu vựcHương Hồ” của GS.TSKH Nguyễn Thanh

Năm 1995 Các nghiên cứu được tiến hành nhằm điều tra địa chất đôthị Thành phố Huế, được thực hiện với quy mô khu vực khá tỉ mĩ

Sau năm 1999 thì các công trình nghiên cứu địa động lực của sông,biển được tiến hành nhằm dự báo các nguy cơ, tránh thiệt hại như cơn lụtlịch sử năm 1999

Một số nghiên cứu như ”Nghiên cứu dự báo, phòng chống xói lở bờsông hệ thống sông miền Trung” bởi Nguyễn Viễn Thọ, Nguyễn Thanh

Đề tài ” Tai biến địa chất khu vực Bắc Trung Bộ” của viện địa chấtthuộc trung tâm khoa học công nghệ Quốc Gia thực hiện

Đề tài ”Nghiên cứu phương án phục hồi thích nghi cho vùng cửasông ven biển Thuận An - Từ Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai” doTrần Đình Hợi đứng đầu

Trang 32

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC

Giới Paleozoi gồm các phân vị sau:

3.1.1.1 Hệ Devon, thống hạ hệ tầng Tân Lâm (D 1 tl ).

Hệ tầng Tân Lâm do Đinh Minh Mộng (1978) xác lập để mô tả cáctrầm tích màu đỏ tương ứng với phần cao hệ tầng Đại Giang (S1-D1 đg) của

Nguyễn Xuân Dương và n.n.k (1977) ở vùng Quảng Trị Trong khu vựcThừa Thiên Huế, tầng trầm tích này được coi là "tầng trầm tích màu đỏphân bố dọc theo đứt gãy Ta Lao - Huế và mở rộng về phía Thuỷ Phương.Các trầm tích này được coi là tầng cát kết màu đỏ cặn rượu vang vùng Cổ

Bi tuổi Indosiniat (J Hoffet, 1933) hoặc hệ tầng Thanh Tân (D1 tl - Nguyễn

Văn Trang, 1982) Khi đo vẽ địa chất đô thị Huế (Đ 207, 1994), đã xếpcùng hệ tầng Cổ Bi (D1-2 cb) Do chưa có hoá thạch và để thống nhất cho

việc ghép nối với tờ phụ cận (nhóm tờ Hương Hoá) nên tạm giả định chúngcùng mức tầng với hệ tầng Tân Lâm

Hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên trầm tích lục nguyên flysh màu xám

hệ tầng Long Đại, còn phía trên có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Cò Bai

Trang 33

Dựa vào thành phần thạch học, hệ tầng được chia ra làm 2 phân hệtầng dưới và trên (theo tài liệu địa chất tỷ lệ 1:200.000), trong khi đó theotài liệu địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Huế chia thành 4 tập,trong đó tập 1, 2, 3 thuộc phân hệ tầng dưới, còn tập 4 thuộc phân hệ tầngtrên) cụ thể như sau:

+ Lớp 2: Cát kết ít khoáng, phân lớp trung bình xen ít lớp bột kết, đáphiến sét - sericit màu tím, tím nhạt Dày 105m

+ Lớp 3: đá phiến sét - sericit, đá phiến sét, sét kết chứa bột, cát bộtkết, phân lớp mỏng đến trung bình màu tím nhạt Dày 90m

Trang 34

+ Lớp 3: bột kết ít khoáng, phân lớp trung bình, xen ít lớp đá phiếnsericit màu phớt tím Dày 98m.

Tuổi và sơ bộ về bối cảnh kiến tạo của hệ tầng

Tầng trầm tích lục nguyên màu đỏ ở Huế chưa phát hiện được hoáthạch Song so sánh với các trầm tích tương tự của vùng Nam Đông (các ditích Tảo Sylidrium sp tuổi Devon, Phạm Kim Ngân, 1994) và các trầm tích

ở Tân Lâm (Quảng Trị) chứa Lingula cf, muongthensis, Lingula sp; tuổiDevon sớm Do vậy, tạm xếp các trầm tích màu đỏ ở Huế vào hệ tầng TânLâm tuổi Devon sớm (D1 tl?)

3.1.1.2 Hệ Devon, thống trung – thượng, hệ tầng Cò Bai (D 2–3 cb):

Trong khu vực nghiên cứu, theo tài liệu bản đồ địa chất tờ HươngHóa–Huế–Đà Nẵng, tỷ lệ 1:200.000 do Nguyễn Văn Trang chủ biên ngoài

hệ tầng Tân Lâm còn có hệ tầng Cò Bai tuổi D2–3 cb

Hệ tầng Cò Bai do Nguyễn Xuân Dương và nnk xác lập năm 1978

Hệ tầng Cò Bai lộ trên diện tích nhỏ trong thung lũng Nam Đông và rãi ráctrên những chỏm đồi ở đồng bằng Huế (tại khu vực thành phố Huế chúng

lộ ra một khối nhỏ ở khu vực xã Thuỷ Biều, với tổng diện lộ khoảng1,58km2) Ngoài ra, trong các lỗ khoan do đoàn 708 khảo sát còn phát hiệncác trầm tích của hệ tầng nằm dưới lớp phủ Kainozoi ở độ sâu 50–100m

Trang 35

Mặt cắt lộ ra tốt nhất có thể quan sát dọc theo suối Ta Lao, đườngTrường Sơn, khu vực Thanh Tân - Điền An Theo các tài liệu lỗ khoancủa Đoàn 708 ở vùng phủ ở đồng bằng Huế, Mặt cắt của hệ tầng được đặctrưng chủ yếu với đá vôi phân lớp mỏng đến dạng khối Phần thấp nhấtxen kẽ sét vôi, vôi sét, lớp mỏng hoặc thấu kính đá phiến sét màu đen.Trong đá vôi màu xám đen ở phần giữa chúng phong phú di tích hóa thạchtuổi Devon.

Mặt cắt khu vực Thanh Tân – Tiền An (tờ Huế):

Ở khu vực Thanh Tân trên một dải dài 7–8km, chiều rộng từ 2–3kmcủa bề mặt đồng bằng bóc mòn – tích tụ, đá vôi của hệ tầng lộ ra từngchỏm và dải không liên tục theo phương á vĩ tuyến

Đặc điểm địa chất của mặt cắt chủ yếu bao gồm đá vôi màu xám đen,xám sáng phân lớp dày hoặc dạng khối, đôi khi xen kẹp tập đá vôi sét phânlớp mỏng Ở phần dưới mặt cắt đá có thế nằm phổ biến 30 40–50 Trênbình đồ cấu trúc, hệ tầng nằm tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Tân Lâm

Chiều dày mặt cắt đạt 500m

Trong đá vôi xám đen, phân lớp mỏng ở Thanh Tân có các di tíchhóa đá được Dương Xuân Hảo, Nguyễn Thơm xác định gồm:Euryphyllum? Sp., Cyrtospirifer sp., Heterocrania?., Athyris sp Chúngđược định tầng cho tuổi Devon muộn

Mặt cắt theo tài liệu lỗ khoan 708 (tờ Huế)

Ở khu vực Huế, trong các lỗ khoan thăm dò nước của đoàn địa chất

708, dưới lớp phủ Kainozoi – Đệ Tứ dày 50–100m gặp phân bố rộng rãicác đá vôi Chúng phân bố kéo dài theo phương á vĩ tuyến từ Đất Đỏ, quaThanh Tân, thành phố Huế về tới Hương Thủy với diện tích phân bố của hệtầng Cò Bai dưới lớp phủ đạt 100km2

Thành phần thạch học từ dưới lên trên gồm:

Tập 1: Sét vôi, vôi sét xen kẽ thấu kính hoặc lớp mỏng đá vôi, đáphiến sét màu xám đen Dày 50–70m

Trang 36

Tập 2: Đá vôi, đá vôi vi hạt phân lớp dày đến dạng khối màu xámđen, xám sáng (LK 326) Dày 50m.

Trong đá vôi ở phần cao có chứa các di tích hóa đá Foraminifera doĐoàn Nhật Trưởng xác định gồm: Septatournayella lebedevae,Septaglomópiranella cf grozdilovae, Septabrunsiina cf donica Chúng đặctrưng cho tuổi Devon muộn

Chiều dày trên 100m

Như vậy các chỏm sót đá vôi nổi cao trên đồng bằng Huế như đá vôiĐất Đỏ, đá vôi Long Thọ, đá vôi Thanh Tân,… là những phần nhô cao của đávôi hệ tầng Co Bai, diện tích chủ yếu của chúng chìm dưới lớp phủ Kainozoi

Quan hệ dưới: đá vôi hệ tầng Cò Bai nằm chỉnh hợp với đá phiến sét hệtầng Tân Lâm

Ngoài các mặt cắt đã mô tả ở trên, dọc thượng nguồn Sông Bồ,Nguyễn Đức Thắng đã tìm thấy một chỏm đá vôi chứa di tích Amphipoda

bị tù trong granodiorit của phức hệ Quế Sơn tuổi Pecmi muộn– Trias sớm

Đá vôi ở đây bị hoa hóa màu xám sáng, hạt nhỏ chứa di tích hóa đáAmphipoda tuổi Devon giữa, bị canxit hóa màu trắng, xám trắng, trắng sữa

Về vị trí địa tầng các thành tạo trầm tích của hệ tầng nằm chỉnh hợp,chuyển tiếp lên từ các trầm tích lục nguyên hệ tầng Tân Lâm có tuổi Devonsớm Mặt khác, trong đá vôi màu xám đen chứa phong phú hóa đá có tuổiDevon giữa – muộn

Trên cơ sở đó và so sánh với các mặt cắt lục nguyên–carbonat chứaAmphipoda có mặt trên tờ Lệ Thủy–Quảng Trị, chúng tôi xếp các thành tạovừa mô tả ở trên vào hệ tầng Cò Bai, tuổi Devon giữa – muộn

3.1.2 Giới Kainozoi.

Trong khu vực thành phố Huế, các trầm tích Kainozoi chiếm diện tíchkhoảng 52km2 Chúng phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển với bề mặttương đối bằng phẳng Bề dày trầm tích Kainozoi thay đổi nhanh từ vùng rìađồng bằng ra phía biển

Trang 37

Các trầm tích Kainozoi khu vực Thừa Thiên Huế được phân chia thành

5 phân vị địa tầng với các dạng nguồn gốc khác nhau như sau: Hệ tầng Vĩnh

Điện (N vđ), Hệ tầng Quảng Điền (Q11 qđ), Hệ tầng Phú Xuân (Q12 px), Hệ

tầng Phú Bài (Q21–2 pb) và Hệ tầng Phú Vang (Q22–3 pv).

3.1.2.1 Hệ Neogen.

1 Hệ tầng Vĩnh Điện (N vđ).

Ở đồng bằng thành phố Huế, các trầm tích Neogen đã được mô tả với

hệ tầng Ái Nghĩa (N an) hoặc hệ tầng Đồng Hới (N13 đh) và trầm tích N2

-Q1 lộ ở ven rìa đồng bằng

Trên cơ sở đối sánh về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất củatrầm tích Neogen vùng đồng bằng Huế với hệ tầng Vĩnh Điện có những néttương đồng sau: chúng đều không lộ trên mặt, mà chỉ xuất hiện trong cácđứt gãy, trong các lỗ khoan và nằm dưới các trầm tích Đệ Tứ với bề dày từ

40 đến 163m Đặc trưng là các trầm tích lục nguyên gắn kết yếu trung bình

Tập 1 gồm 3 lớp:

+ Lớp 1 (278 - 268,3m): cuội sạn kết xen kết màu xám, xám xanh,

xám đen, độ gắn kết trung bình

+ Lớp 2 (268,3 - 263,6m): cát kết hạt trung - hạt thô xen thấu kính

sét bột kết, trong cát có lẫn ít sỏi thạch anh nhỏ, độ gắn kết trung bình

Trong thấu kính sét bột kết (độ sâu 264m) chứa bào tử phấn hoa: Lygodium sp., Polypodium sp., Cyathea sp Arachia sp., Taxodium sp.

Trang 38

+ Lớp 3 (263,6 - 262,6m): sét kết màu xám xanh, chứa di tích thực

vật đã hoá than màu đen

xám đen lẫn ít di tích thực vật đã hóa than màu đen, độ gắn kết yếu - trung

bình Lớp này chứa phong phú vi cổ sinh: Limnocytheae sp., Ilyocypris sp.,

Candona sp., Cyprinotus sp.

Bề dày tập 2: 46,2m

Tập 3 gồm 2 lớp:

+ Lớp 1: (216,35 - 213m): sạn sỏi kết độ gắn kết yếu.

+ Lớp 2: (213 - 204m): bột sét kết màu xám đen, cấu tạo định

hướng, phân lớp rõ Ở độ sấu 208 - 211m có lẫn di tích thực vật đã hoá thanmàu đen

Tập 4 gồm 2 lớp :

+ Lớp 1 (204-198m) : cát sạn kết màu xám, xám trắng, phần dưới lẫn

ít cuội thạch anh, độ gắn kết yếu

+ Lớp 2 (198-195,05m) : bột kết, bột sét kết màu xám xanh, độ gắn kết trung bình Chứa di tích bào tử phấn hoa : Platycarya sp, Hamamelis

sp, Prerocarya sp, Lygodium sp, Bề dày : 8.95m.

Trang 39

Về quan hệ địa tầng: ở các lỗ khoan ven rìa đồng bằng các trầm tích

hệ tầng phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn của các đá Paleozoi như hệtầng Phong Sơn ở độ sâu 106m (LK 320) hoặc hệ tầng Tân Lâm ở độ sâu107m (K326) Phía trên của hệ tầng Vĩnh Điện bị các trầm tích hệ tầng Tân

Mỹ (Q1 tm) phủ lên Đây là ranh giới hai hệ tầng, đồng thời là ranh giới hệ

Neogen với hệ Đệ Tứ trong khu vực

3.1.2.2 Hệ Đệ Tứ (Q).

Trong khu vực Thừa Thiên Huế, các trầm tích Đệ Tứ phân bổ chủyếu ở các đồng bằng trên những dạng địa hình khác nhau Địa hình phân bốtrầm tích sông thường có dạng kéo dài và chiều ngang hẹp Địa hình phân

bố các trầm tích biển thường có bề mặt rộng và khá bằng phẳng Đặc điểmchung của trầm tích Đệ Tứ là đa nguồn gốc

1 Thống Pleistocen, phụ thống trung – thượng phần thấp, hệ tầng Quảng Điền (Q 1 2-3 qđ):

Hệ tầng Quảng Điền mới được xác lập để mô tả các trầm tíchPleistocen trung - thượng phần thấp, có khối lượng chủ yếu tương ứng vớiphần thấp của phân vị Q12–3 theo các tài liệu trước đây

Các trầm tích hệ tầng phân bố chủ yếu ở đồng bằng Huế và một sốthung lũng giữa núi Chúng lộ với diện nhỏ ở ven rìa đồng bằng, còn phầnlớn phân bố dưới đồng bằng có bề dày thay đổi từ rìa đồng bằng ra phíabiển

Tại khu vực nghiên cứu kết quả nghiên cứu định lượng đã xác nhận

hệ tầng gồm các nguồn gốc trầm tích sau: sônglũ (ap), sông (a) và sông biển (am)

-Trầm tích sông – lũ (apQ 1 2-3 qđ):

Trầm tích sông-lũ bị phủ kín hoàn toàn không lộ ra trên mặt Thànhphần trầm tích nguồn gốc sông–lũ của hệ tầng Quảng Điền từ dưới lên nhưsau: (tại mỏ đá vôi Long Thọ)

Trang 40

- Lớp 1 (5.5-2.7m): phủ trực tiếp trên bề mặt bào mòn đá vôi, sét vôi

hệ tầng Cò Bai là cuội tảng lăn bột sét, dày 2.8m

- Lớp 2 (2.7-1.5m): dăm sạn lẫn bột sét, chứa vài dạng bào tử phấnhoa tuổi Pleistocen, dày 1.2m

- Lớp 3 (1.5-0m): bột sét cát lẫn ít sạn sỏi màu vàng nghệ, khá chặt,chứa bào tử phấn hoa, dày 1.5m

Bề dày mặt cắt là 5.5m

Trầm tích sông (aQ 1 2-3 qđ):

Tầng trầm tích này chủ yếu là vật liệu hạt thô, có diện phân bố rộng,

là tầng chứa nước ngầm phong phú Chúng không lộ trên mặt mà chỉ gặp ởcác lỗ khoan từ độ sâu, trong đó thể hiện tốt nhất và đầy đủ nhất tạiLKHU6A (vùng kế cận) thứ tự như sau:

- Lớp 1 (100-94.4): Nằm chuyển tiếp trên lớp trầm tích hạt thô nguồngốc sông cùng hệ tầng là sét, sét bột lẫn ít cát màu xám xanh, xám đen,chứa phong phú bào tử phấn hoa và vài dạng vi cổ sinh có tuổi Pleistocengiữa môi trường cửa sông, dày 5.6m

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2007), Bài giảng đất đá xây dựng, Đại Học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đất đá xây dựng
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Năm: 2007
3. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng (1996), Nền và móng các công trình dân dụng và công nghiệp, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền và móngcác công trình dân dụng và công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội
Năm: 1996
5. Đỗ Quang Thiên (2008), Giáo Trình, Địa chất công trình Việt Nam, Đại Học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất công trình ViệtNam
Tác giả: Đỗ Quang Thiên
Năm: 2008
6. Đỗ Quang Thiên (2010), Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình phục vụ các công trình xây dựng, Nhà xuất bản Đại Học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu và khảosát địa chất công trình phục vụ các công trình xây dựng
Tác giả: Đỗ Quang Thiên
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐạiHọc Khoa Học Huế
Năm: 2010
7. Trần Hữu Tuyên (2004), Giáo trình, Cơ học đất, Đại Học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ học đất
Tác giả: Trần Hữu Tuyên
Năm: 2004
8. Trần Hữu Tuyên (2006), Giáo trình, Nền và móng, Đại Học Khoa Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền và móng
Tác giả: Trần Hữu Tuyên
Năm: 2006
4. Nguyễn Đình Tiến (2002), Đặc điểm địa chất thủy văn và tài nguyên nước nhạt dưới đất của đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế Khác
9. Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình Văn phòng làm việc các Ban của Tỉnh Ủy Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng SDC Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 1.1.2. Đặc điểm địa hình – địa mạo - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 1.1.2. Đặc điểm địa hình – địa mạo (Trang 17)
Hình 1.2. Giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí hậu tại trạm quan trắc Huế - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.2. Giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí hậu tại trạm quan trắc Huế (Trang 22)
Bảng 4.1. Phân chia mức độ chứa nước của đất đá Độ chứa nước Lưu lượng mạch lộ, - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 4.1. Phân chia mức độ chứa nước của đất đá Độ chứa nước Lưu lượng mạch lộ, (Trang 46)
Bảng 4.2. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Holocen - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 4.2. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Holocen (Trang 48)
Bảng 4.7. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 4.7. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước khe nứt (Trang 59)
Hình 1.1. Vị trí công trình. - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.1. Vị trí công trình (Trang 65)
Hình 1.2. Công tác khoan - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.2. Công tác khoan (Trang 69)
Hình 1.3. Công tác lấy mẫu - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.3. Công tác lấy mẫu (Trang 69)
Hình 1.4. Bảo quản mẫu và công tác mở mẫu trong phòng - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.4. Bảo quản mẫu và công tác mở mẫu trong phòng (Trang 70)
Bảng 1.1. Đối với mẫu đất nguyên dạng - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 1.1. Đối với mẫu đất nguyên dạng (Trang 70)
Bảng 1.4. Suy diễn kết quả SPT theo B và q u - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 1.4. Suy diễn kết quả SPT theo B và q u (Trang 72)
Bảng 1.7. Quan hệ giữa C, loại đất, a và N 30 - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 1.7. Quan hệ giữa C, loại đất, a và N 30 (Trang 73)
Bảng 1.8. Đối với đất rời - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 1.8. Đối với đất rời (Trang 73)
Hình 1.5. Công tác khoan kết hợp với đóng SPT - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 1.5. Công tác khoan kết hợp với đóng SPT (Trang 74)
Bảng 1.10. Khối lượng khảo sát thực tế - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 1.10. Khối lượng khảo sát thực tế (Trang 75)
Bảng 2.3. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 3 THÀNH PHẦN HẠT - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 2.3. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 3 THÀNH PHẦN HẠT (Trang 79)
Bảng 2.5. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 4 - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 2.5. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 4 (Trang 80)
Bảng 2.7. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 5 THÀNH PHẦN HẠT - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 2.7. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 5 THÀNH PHẦN HẠT (Trang 81)
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 5 - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu cơ lý lớp 5 (Trang 82)
Bảng 2.9. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 6 THÀNH PHẦN HẠT - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 2.9. Thành phần hạt (tính theo % trọng lượng) của lớp 6 THÀNH PHẦN HẠT (Trang 83)
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp cơ lý các lớp đất đặt dưới móng - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp cơ lý các lớp đất đặt dưới móng (Trang 90)
Hình 3.1. Sơ đồ xác định sức chịu tải của cọc theo đất. - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 3.1. Sơ đồ xác định sức chịu tải của cọc theo đất (Trang 93)
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc trong mặt bằng - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc trong mặt bằng (Trang 95)
Hình 3.3. Sơ đồ tính toán độ lún của nền móng cọc ma sát. - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 3.3. Sơ đồ tính toán độ lún của nền móng cọc ma sát (Trang 105)
Hình 3.4. Hình vẽ minh họa tháp chọc thủng - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 3.4. Hình vẽ minh họa tháp chọc thủng (Trang 107)
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí thép trong đài cọc - đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng hợp lý cho công trình văn phòng làm việc các ban của tỉnh ủy thừa thiên huế
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí thép trong đài cọc (Trang 109)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w