1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh trong nhà trường

29 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 289 KB

Nội dung

Muốn đổi mới phương pháp daỵ học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo để làm sao tìm ra được một phương pháp dạy học tích cực, có thể tạo cho học sinh có được tư duy c

Trang 1

III Phạm vi nghiên cứu 3

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Đất nước ta ngày càng phát triển , sự hội nhập quốc tế ngày càng cao

Vì vậy đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải hết sức cố gắng để hòa nhập với xu hướng phát triển chung của đất nước Bên cạnh sự phát triển về các lĩnh vực văn hóa , khoa học xã hội, công nghệ thông tin thì giáo dục cũng luôn đồng hành với sự chuyển biến đó Giáo dục là quốc sách hàng đầu của bất kì quốc gia nào trên thế giới, giáo dục phát triển thì xã hội mới phát triển Do đó giáo dục nước ta không ngừng phát triển và đổi mới Trong những năm gần đây việc đưa tiếng anh vào giảng dạy tại các cấp học ở nước

ta là một chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta Trong thời kì hiện đại hóa đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Tiếng anh là ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng và thôngdụng trên toàn thế giới, Nó góp phần vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước Vì vậy việc đưa tiếng anh vào giảng dạy trong nhà trường là hết sức cần thiết tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu cao hơn sau này Nó góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện vừa có năng lực phẩm chất vừa có trình độ tri thức khoa học Học sinh học tiếng anh có cơ hội tìm hiểu tiếp cận những nền văn hóa phong phú của các nước trên thế giới Do tầm quan trọng cuả tiếng anh mà ngày nay tiếng anh được nhiều tầng lớp trong xã hội học Đặc biệt là việc dạy và học tiếng anh ở các trường ở nước ta hiện nay Thông qua việc học tiếng anh ở trường thì việc đánh giá kết quả học của học sinh cũng hết sức

là quan trọng và cần thiết Bởi vì kiểm tra và đánh giá là thước đo của chất lượng giáo dục Do đó Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là góp phần vào việc đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh

Trang 3

trong nhà trường Nhờ vào kiểm tra đánh giá giúp cho giáo viên và học sinh ngày càng tiến bộ hơn trong hoạt động dạy và học

II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Mục đích cao cả của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài “ Giáo dục là khâu then chốt trong chiến lược con người , chiền lược làm cho dân giàu nước mạnh, “ vì con người bằng con người “ Vì con người

là trung tâm của sự phát triển xã hội do đó đòi hỏi phải có chất lượng cao đối với công tác giáo dục, chúng ta phải làm sao cho giáo dục nước nhà phù hợp với xu thếhội nhập mới Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu, nhiệm vụ trung tâm

và thường xuyên của người giáo viên đứng trên bục giảng Muốn đổi mới phương pháp daỵ học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo để làm sao tìm

ra được một phương pháp dạy học tích cực, có thể tạo cho học sinh có được tư duy chủ động, tích cực trong quá trình học tập, nghiên cứu bài hoặc kiểm tra năng lực trình độ của mình sau một thời gian học tập và tích lũy Có như thế giáo viên mới đáp ứng được xu thế tất yếu của việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay

Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục Nhà nước ta cũng như Bộ giáo dục và đào tạo luôn đề ra những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm học đối với ngành giáo dục nói chung và từng cấp học nói riêng

Từ lâu chúng ta bàn rất nhiều về đổi mới phương pháp dạy học , theo tôi không phải cứ bỏ hẳn cái cũ thay bằng phương pháp dạy học mới thế mới là vận dụng phương pháp đổi mới Mà việc đổi mới phương pháp phải phù hợp với từng môn học, từng giờ học và phù hợp với từng đối tượng học sinh Có như vậy mới nâng cao được chất lượng dạy học

Với đặc điểm của trường nơi tôi tham gia trực tiếp giảng dạy thì môn tiếng anh là một môn học khó Đa số các em không biết cách học Thêm vào đó học sinhtrường tôi là vùng nông thôn nên việc tiếp cận với những phương tiện thông tin

Trang 4

rất là hạn chế Mặc khác điều kiện học tập của các em cũng không được tốt nên ít nhiều cũng gây khó khăn cho các em trong học tập và tìm kiếm tư liệu Do học sinh là vùng nông thôn nên trình độ trong lớp của các em cũng khác nhau hoàn toàn, Vì vậy để đánh giá chất lượng của học sinh trong lớp nói riêng và của bộ môn nói chung thông qua bài kiểm tra định kỳ thì càng khó khăn hơn

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và ra đề kiểm tra cho các em nhưng chất lượng trong lớp tôi giảng dạy đạt kết quả không cao Các em làm bài điểm thấp từ

đó tôi đặt ra câu hỏi cho mình đó là “ Tại sao học sinh trong lớp mình luôn làm bài

có kết quả thấp như thế mặc dù tôi cũng đã ôn tập kỹ cho các em trước khi kiểm tra Qua nhiều lần kiểm tra và giảng dạy tôi nhận thấy do đề kiểm tra của tôi chưa đáp ứng đúng yêu cầu và trình độ của học sinh trong lớp nên kết quả chưa cao

Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài “ Ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh trong nhà trường “ III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông

đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợpvới mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vào các bài kiểm tra định kỳ Qua đógiúp người giáo viên đánh giá được kết quả và quá trình giảng dạy của mình Bên cạnh đó người học cũng có thể đánh giá được quá trình tiếp thu và hiểu biết của mình thông qua bài kiểm tra Với quan điểm này, các tiết kiểm tra trên lớp cũng

đã được thay đổi và phát triển đa dạng Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các hoạt động dạy học theo

Trang 5

phương pháp đổi mới sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả

Từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 7 tại trường trung học cơ sở Định Mỹ tôi tìm ra những phương pháp tốt nhất để giúp học sinh làm bài tốt trong giờ kiểm tra và từng bước nâng cao chất lượng đối với bộ môn Tôi luôn tìm tòi thay đổi và vận dụng các phương pháp giảng dạy mới vào trong nhà trường đặc biệt là các khối lớp mà tôi đảm nhận Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 7 ở trường tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng phương pháp mới phù hợp với trình độ và năng lực của từnghọc sinh trong lớp thì sẽ đạt được kết quả cao và đem lại sự hứng thú cho học sinhtrong học tập Vì vậy việc ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh là một cách làm hiệu quả góp phần vào việc nâng cao chất lương giảng dạy của giáo viên trong nhà trường

Đối tượng nghiên cứu : học sinh khối 7 năm học 2010- 2011 cụ thể là học sinh lớp 7A1 , 7A2

Phạm vi nghiên cứu: Những yếu tố , nguyên nhân và phương pháp của giáo viên giúp cho học sinh làm bài kiểm tra đúng năng lực và trình độ

IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tìm ra những biện pháp tạo nên sự thành công trong tiết kiểm tra định kì giúp nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường Giúp học sinh yêu thích và hứng thú với bài kiểm tra , từng bước nâng cao chất lượng học tập của bộ môn

Qua nhiều năm thí điểm việc ra đề kiểm tra theo phương pháp bám sát đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy Tôi nhận thấy rằng việc theo dõiquá trình học tập của các em trên lớp là hết sức quan trọng và cần thiết , nó là cơ sở

để ra một đề kiểm tra đúng với trình độ và năng lực của từng học sinh trong lớp

Do đó để ra một đề kiểm tra phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh trong một lớp là hết sức khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải năng động và theo dõi sự

Trang 6

tiến bộ của học sinh trong từng giờ trên lớp và qua kết quả bài kiểm tra định kì qua

đó giúp cho giáo viên đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh và kết quả giảng dạy

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Môn tiếng anh là một môn học khoa học xã hội, nó là chìa khóa cho mọingười mở ra một chân trời tri thức mới không chỉ trong nước mà cả thế giới cũngnhư trong đời sống hằng ngày

Vì vậy bất kì ai, bất kì người nào, bất kì tầng lớp nào trong xã hội cũng phảitrang bị cho mình một kiến thức ngoại ngữ nói chung và môn tiếng anh nói riêng

dù là đơn giản nhất Với kiến thức tiếng anh vững chắc là nền tảng tốt nhất để chohọc sinh có điều kiện giao lưu với bạn bè khắp nơi trên thế giới Tiếng anh giúpđào tạo ra những con người năng động hoạt bát, có tư tưởng cầu tiến góp phầnđưa đất nước hội nhập cùng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đápứng được tốc độ phát triển của khoa học xã hội như hiện nay

Việc đưa tiếng anh vào giảng dạy tại các trường THCS trong cả nước vàtrong những năm gần đây là các trường tiểu học đây là việc làm hết sức là cần thiết

và đúng đắn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và nghiên cứu ở mức cao hơn saunày Nó góp phần vào việc giáo dục học sinh lòng ham mê khoa học, hứng thú họctập, yêu thích bộ môn, giúp học sinh có khả năng giao tiếp tốt, tự tin trong học tậptrong công việc và trong cuộc sống

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động

có quan hệ chặt chẽ với nhau, đổi mới kiểm tra đánh giá là hai động lực đổi mớiphương pháp dạy học góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo

Trong quá trình tham gia công tác giảng dạy trong nhà trường, tôi nhận thấyrằng dạy học sinh và đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra là hết sức cần thiết.Bởi vì nó là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy của bộ môn nói riêng vàcủa nhà trường nói chung Để đánh giá đúng chất lượng và năng lực của từng học

Trang 8

sinh trong lớp là một việc làm không dễ đối với giáo viên đứng lớp Bởi vì trình độ

và năng lực của từng học sinh trong lớp không đồng đều, sự tiếp thu kiến thức củatừng học sinh trong lớp cũng khác nhau Đây là vấn đề khó khăn cho giáo viênđứng lớp Vì vậy để có một đề kiểm tra phù hợp với trình độ và năng lực của họcsinh là một việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải luôn bám sát,theo dõi và quan tâm đến từng em trong từng tiết học trên lớp Qua đó giáo viên cóthể thực hiện được một đề kiểm tra bám sát với từng đối tượng học sinh cụ thể làđánh giá đúng quá trình học tập của học sinh trong một thời gian dài tiếp thu trênlớp Thông qua bài kiểm tra giáo viên có thể đánh giá và biết được hiệu quả giảngdạy của mình trong từng thời điểm cụ thể Qua đó giáo viên có thể điều chỉnh lạicách giảng dạy của mình cho phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh tronglớp mà mình giảng dạy

Thông thường khi ra đề kiểm tra giáo viên phải biết vận dụng kiến thức củamình trong giảng dạy và đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra để làm thế nào, khi

ra đề kiểm tra phải bao gồm đầy đủ nội dung và kiến thức các em đã được họctrong từng đơn vị bài học Đề kiểm tra đòi hỏi phải chính xác và phân loại đúngtrình độ của học sinh trong lớp Để làm được một đề kiểm tra như thế giáo viênphải biết được chuẩn kiến thức nào , phạm vi cho đề đến đâu , nôi dung ra sao đểcho đề phù hợp với kiến thức mà các em đã được học Bên cạnh đó giáo viên phảithống kê và nắm rõ được trình độ của học sinh bao nhiêu học sinh khá giỏi baonhiêu học sinh trung bình, yếu kém để ra đề kiểm tra cho chính xác đó là việc làmquan trọng nhất trước khi ra đề kiểm tra

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và ra đề kiểm tra nên tôi nhận thấy có một

số thực trạng cần giải quyết trong khi ra đề kiểm tra

* Về phía giáo viên :

- Trước khi làm bài kiểm tra theo phân phối chương trình đa số các emhọc sinh không có được tiết ôn tập để hệ thống lại các nội dung vàkiến thức mà các em đã được học trong các đơn vị bài học

Trang 9

- Cho học sinh làm bài kiểm tra với những dạng bài tập khác nhau màgiáo viên quên đi là học sinh có phù hợp với những dạng bài tập nàykhông

- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên chỉ tập trung vào những nộidung , vấn đề chung chung mà quên đi những vấn đề cơ bản và chủyếu

- Khi ra đề kiểm tra giáo viên chỉ ra đề chung chung chưa có sự phânloại trình độ học sinh, vì thế đề kiểm tra không đáp ứng được trình độhọc sinh trong lớp và đánh giá không đúng chất lượng của học sinh

- Giáo viên chưa tập trung vào nội dung chính nào mà minh cần phảikiểm tra học sinh và từng đối tượng học sinh cụ thể

- Một số học sinh còn mang tính ỷ lại vào bạn, không cố gắng học

Từ những hạn chế trên tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc ra đềbám sát đối tượng học sinh là cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhàtrường nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng

Qua thực tế giảng dạy và ra đề kiểm tra cho học sinh trong nhiều năm , tôi

đã cố gắng dành thời gian ôn tập cho các em trước khi kiểm tra, giúp các em nhớlại những nội dung cơ bản, những nội dung chính để làm bài , nhưng kết quả làmbài của các em cũng không cao, tỷ lệ học sinh làm bài trên trung bình còn thấp, sốhọc sinh làm bài dưới trung bình chiếm tỷ lệ khá cao đa số là những học sinh yếukém Từ đó tôi suy nghĩ và tìm ra câu hỏi “ Làm thế nào để mỗi học sinh trong

Trang 10

lớp làm bài tốt trong tiết kiểm tra và đạt kết quả cao ?” Từ câu hỏi đó tôi đã tìm rađược câu trả lời cho vấn đề này và cũng là đổi mới phương pháp ra đề kiểm tracho phù hơp với trình độ học sinh trong lớp để nâng cao chất lượng và hiệu quảgiảng dạy của bô môn tiếng anh trong nhà trường

Đa số học sinh trường tôi thuộc vùng nông thôn, phần lớn các em là connông dân nên điều kiện học tập của các em còn hạn chế, việc tiếp xúc với phươngtiện thôngtin cũng chưa được nhiều Do đó trình độ và năng lực của các em tronglớp không đều nhau , một số học sinh thì học khá giỏi, một số học sinh thì rất yếu

Vì vậy việc đánh giá chất lượng học tập trong lớp của các em cũng chưa đượcchính xác so với trình độ và năng lực của học sinh trong từng lớp Do đó việc đánhgiá chất lượng bộ môn torng nhà trường cũng chưa cao và đúng với thực tế của nhàtrường Để đánh giá đúng chất lượng của học sinh và chất lượng giảng dạy bộmôn trong nhà trường đòi hỏi giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp nào

là hiệu quả nhất Do đó tôi đã chọn biện pháp ra đề kiểm tra bám sát đúng trình độhọc sinh để đánh giá chất lượng giảng dạy của mình Phương tiện để làm việc này

đó là đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra định kỳ trên lớp Việc đánh giá chấtlượng học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra là hết sức quan trọng nó làthước đo của chất lượng giáo dục Để có được một đánh gía đầy đủ và đúng vớithực tế của từng lớp, từng bộ môn và từng trường thì khâu ra đề kiểm tra là quantrọng nhất Bởi vì bài kiểm tra là phương tiện để giáo viên và học sinh đánh giá sựtiến bộ trong học tập Mục đích của bài kiểm tra là để đánh giá học sinh, cả lớp vàtừng cá nhân học sinh, đã tiếp thu được những gì nhờ đó cung cấp được nhữngthông tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập của học sinh và chất lượng giảng dạycủa giáo viên cũng như xác định nội dung chương trình học sinh chưa tiếp thu tốt

Do đó bài kiểm tra vừa là kiểm tra những gì học sinh đã học vừa giúp cho giáoviên định hướng được công việc phụ đạo hoặc giảng bổ sung Thông qua bài kiểmtra này mà bản thân học sinh có thể biết được năng lực và trình độ của mình Bêncạnh đó giúp giáo viên có một đánh giá chính xác về chất lượng giảng dạy của

Trang 11

mình Hầu như tấc cả giáo viên đều phải làm công việc ra đề kiểm tra , kiểm tra 15phút, 45 phút , kiểm tra học kì hay kiểm tra cuối năm học Đây là một công việc rấtkhó nó đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều yếu tố với kiến thức và sự chínhxác Vì thế việc ra đề kiểm tra đúng đối tượng học sinh và phù hợp với trình độ của

các em là hết sức khó khăn Đề giải quyết cho vấn đề “Làm thế nào để ra đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh trong lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng anh “ Tôi đã thực hiện các bước sau :

III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Phạm vi kiểm tra :

Đây là yêu cầu cơ bản cần phải biết khi ra một đề kiểm tra, phạm vi kiểmtra giúp cho giáo viên biết được nội dung nào cần được kiểm tra, kiến thứcngôn ngữ là gì? Những chuẩn nào mà học sinh cần đạt được Từ đó việc ra

đề kiểm tra sẽ đáp ứng đầy đủ nội dung, bảo đảm tính chính xác trong phạm

vi ra đề Trong phân phối chương trình của từng khối lớp quy định rất cụ thể

về phạm vi kiểm tra

Ví dụ : ở khối lớp 7 phạm vi kiểm tra 45 phút lần 1 của học kì I bao gồm

3 đơn vị bài học như sau : Unit 1 Back To School , Unit 2 : Personalinformation , Unit 3: At home Từ 3 đơn vị bài học trên giáo viên phải xácđịnh được : Chủ đề, Kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ Dựa vàonhững phạm vi trên mà tôi có được một số yếu tố cơ bản để ra đề kiểm tra

a Chủ đề :

- Friends

- Oneself and others

- House and home

b Nội dung kiến thức :

- Tense : Present simple , Future simple

- Wh- questions : Why ? When ? where ? Which ? How far ? Howlong ?

Trang 12

- Adverbs of time : still , till , until

- Indefinite quantifiers : lots of , a lot of , many

- Comparatives / superlatives of adjectives

- Ordinal number

- Exclamations : What + Noun !

- Preposition of position : in , at , on , under, near , next to , behind …

- Compound adjectives

c Kĩ năng ngôn ngữ : Speaking ,Listening ,Reading ,Writing

Trong bài kiểm tra chỉ kiểm tra nghe, đọc và viết.Vì vậy GV ra đề phải nắmđược kỹ năng ngôn ngữ của 3 đơn vị bài này là gì để ra đề kiểm tra cho phùhợp

- Listening : Cho Hs nghe một bài hội thoại hoặc môt đoạn văn ngắncác em đã được học trong lớp Bài nghe bao gồm 60-80 từ và chonhững thông tin chung

- Reading : Hs sẽ đọc một đoạn văn ngắn hoặc một bài hội thoại khoảng60- 80 từ cho những thông tin chung và bám sát vào những chủ đề vànội dung các em đã học

- Writing : Viết một đoạn văn ngắn , hoặc là một lá thư khoảng 50-60

từ

2 Thời gian kiểm tra :

Thông thường những bài kiểm tra đều có thời lượng theo quy định( 15 phút hay 45 phút ) Vì vậy giáo viên cần chọn lựa những nội dung cầnthiết để kiểm tra đề bài kiểm tra vừa phản ánh được các nội dung quan trọngvừa đảm bảo cho học sinh làm bài không bị thiếu giờ hoặc thừa giờ quánhiều

3 Hình thức kiểm tra :

Cần chọn hình thức kiểm tra phù hợp cho từng phần Ví dụ phần nghehiểu giáo viên không yêu cầu học sinh viết câu trả lời dài, vì đó không phù

Trang 13

hợp với trình độ của học sinh trong lớp Thêm vào đó nghe hiểu chỉ là chohọc sinh nghe hiều và trả lời ngắn Nếu học sinh nghe và viết câu trả lời dàithì trở thành bài kiểm tra nghe viết Do đó lựa chọn hình thức kiểm tra rất làquan trọng

4 Các yêu cầu của bài kiểm tra:

Để học sinh làm tốt bài kiểm tra giáo viên phải làm sao các yêu cầulàm bài cảu từng phần phải rõ ràng, dễ hiểu Nếu giáo viên viết các yêu cầulàm bài khó hiểu học sinh sẽ không hiểu hoặc hiểu nhầm dẫn đến bài kiểmtra làm không tốt

5 Ma trận kiểm tra :

Việc thiết lập ma trận kiểm tra rất là cần thiết trước khi ra đề kiểm tra Bởi vì nó giúp cho Gv biết chính xác thang điểm trong từng phần và số lượng câu hỏi cần được kiểm tra

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT KHỐI 7

1 câu 0,25 điểm

4 câu

1 điểm

II READING

3 câu 1,5 điểm

1 câu 0,5

3 câu 0.75 điểm

2 câu 0,5 điểm

5 câu 1,5 điểm

2câu 1 điểm

2 câu 0,5 điểm 20 câu

5 điểm

2.0điểm

4 câu 2.0 điểm

Trang 14

TỔNG SỐ:

12 câu 3.75 điểm

3 câu 0.75 điểm

3câu 0.75 điểm

6 câu 2.0 điểm

2 câu 1 điểm

6 câu 2.5 điểm 32 câu

10 điểm

6 Xác định đối tượng kiểm tra hoặc mức độ khó dễ của bài kiểm tra :

Đây là vấn đề cơ bản nhất trong quy trình ra đề kiểm tra Bài kiểm trađánh giá những gì học sinh đã học được trong một chương trình học cụ thể ,

vì vậy giáo viên luôn mong muốn học sinh làm tốt tất cả các phần của bàikiểm tra và đạt điểm cao Do đó để làm được đều này ngoài việc xác địnhmức độ khó dễ thì việc xác định đối tượng và trình độ cụ thể của học sinhtrong từng lớp cũng rất là cần thiết Vì xác định đúng đối tượng kiểm tra thìkết quả và chất lượng sẽ phản ánh đúng với thực tế và trình độ thực sự củahọc sinh Nếu giáo viên không nắm chính xác trình độ của học sinh mình thìkhi ra đề chắc chắn là đề kiểm tra sẽ không bám sát đúng năng lực và trình

độ của từng học sinh Qua đó chất lượng sẽ không phản ánh đúng vì bàikiểm tra không phù hợp với trình độ và kiến thức của các em Đối với họcsinh này thì bài kiểm tra quá dễ đối với học sinh này thì bài kiểm tra quákhó Vì đối tượng kiểm tra của tôi là học sinh do đó tôi phải tìm hiểu thật kỹtrình độ và năng lực của từng học sinh trong lớp mà tôi đảm nhận Trongquá trình giảng dạy trên lớp tôi phải theo dõi các em xem năng lực và khảnăng của các em ở mức độ nào để khi phát bài kiểm tra cho các em làm phảiphát đúng đối tượng như chúng ta biết trình độ học sinh trong một lớpkhông đồng đều có lớp thì học sinh giỏi nhiều, có lớp thì trung bình yếu kémcao Do dó nếu giáo viên không nắm được trình độ của học sinh trong lớpmình giảng dạy thì khó mà đánh giá được chất lượng của học sinh thôngqua bài kiểm tra Để ra một đề kiểm tra bám sát đúng trình độ và đối tượng

Ngày đăng: 09/11/2014, 13:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w