đề tài tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường thcs

38 1.1K 0
đề tài tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng MỤC LỤC - Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: trang 2 - Tóm tắt trang 3 - Giới thiệu trang 3 - Phương pháp trang 4 + Khách thể nghiên cứu trang 4 + Thiết kế nghiên cứu trang 4 + Qui trình nghiên cứu trang 5 + Đo lường trang 5 - Phân tích dữ liệu trang 5 - Bàn luận trang 7 - Kết luận và khuyến nghị trang 7 - Tài liệu tham khảo trang 8 - Phụ lục + Kế hoạch bài học trang 8 + Đề và đáp án kiểm tra trang 22 + Bảng điểm trang 24 GV: Phạm Thị Linh 1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Tăng cường việc xử tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường THCS Thị Trấn Người nghiên cứu: PHẠM THỊ LINH Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Huyện Trảng Bàng Bước Hoạt động 1. Hiện trạng Nguyên nhân - Học tập môn GDCD 9 chưa đạt kết quả cao - Không suy nghĩ để liên hệ - Học vẹt - Có thái độ không tốt còn xem môn GDCD là môn phụ - Chưa giải quyết được các tình huống đưa ra 2. Giải pháp thay thế Từ việc xử tình huống trong các tiết học để nâng cao kết quả học tậphọc sinh nắm và hiểu nội dung bài hơn 3. Vấn đề nghiên cứu Dữ liệu có thể thu thập được Giả thuyết nghiên cứu - Biết xác định hành vi cần nhận xét ở điểm nào - Tăng cường việc xử tình huống trong các tiết học môn giáo dục công dânnâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 không? - Có. Học sinh biết cách xử tình huống trong các tiết học sẽ nâng cao kết quả học tập môn GDCD 9 4. Thiết kế Thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động với nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (9 3 ) O 1 X O 3 Đối chứng (9 5 ) O 2 - O 4 5. Đo lường - Sử dụng thang đo kiến thức GV: Phạm Thị Linh 2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Thực hiện bài kiểm tra - Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương - Kiểm tra độ tin cậy và hệ số tương quan 6. Phân tích dữ liệu So sánh giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phép kiểm chứng T-Test độc lập, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 7. Kết quả - Biết giải quyết tình huống theo yêu cầu để kết quả học cao hơn 1. TÓM TẮT: Hiện nay phương pháp dạy học môn giáo dục công dân đang được bàn luận như một vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Khác với các môn học khác, giáo dục công dân là một môn học trực tiếp trang bị cho học sinh một cách có hệ thống những tri thức về thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật… nhằm góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh trở thành người công dân có ích cho xã hội, có ý nghĩa quan trọng hơn đối với học sinh THCS. Cách để rèn luyện nhân cách cho học sinh trong giảng dạy môn giáo dục công dân là phải thông qua việc thực hành của học sinh. Từ những tình huống học sinh có thể gặp phải trong cuộc sống, rồi biết cách nhận xét, xử cho phù hợp thì ta đã kiểm tra được hành vi của bản thân các em. Nếu tạo cho học sinh có được tính tự rèn luyện thì các em sẽ say mê, ham học đồng thời giúp các em tự rèn luyện những phẩm chất đạo đức cho bản thân. Thế giới quan khoa học thông qua nội dung bài học và như vậy kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. GV: Phạm Thị Linh 3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 9 trường THCS Thị Trấn. Lớp 9 5 là lớp đối chứng, lớp 9 3 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp của công dân. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,78; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 8,29. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy P=0,04<0,05, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng tăng cường việc xử tình huống trong các tiết học đã nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường THCS Thị Trấn. 2.GIỚI THIỆU: 2.1.Hiện trạng: Trong sách giáo khoa môn giáo dục công dân 9 ở THCS, các tình huống để học sinh xử vận dụng sau mỗi chủ đề của nội dung bài học có bài có nhưng có bài thì không. Mỗi tình huống để học sinh xử phải phù hợp lứa tuổi, phù hợp nội dung chủ đề, phù hợp bối cảnh ở địa phương… góp phần nâng cao chất lượng, học sinh có kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi là học sinh lớp 9. Trường THCS Thị Trấn nằm ở địa bàn đông dân cư, phức tạp nên cũng ảnh hưởng đến hành vi, cách ứng xử của học sinh. Môn giáo dục công dân bị xem là môn phụ, nên giáo viên dạy môn giáo dục công dân thường chỉ làm theo những gì có sẵn trong sách giáo khoa, không quan tâm đến chất lượng, hành vi, kĩ năng sống cho học sinh, từ đó không có sự đầu tư khi giảng dạy để truyền thụ cho học sinh. Học sinh có thái độ thờ ơ với bộ môn này, nên các em học chỉ để đối phó, học vẹt, lười suy nghĩ, chưa giải quyết chính xác các hành vi mình gặp phải trong cuộc sống. Mà đặc thù của việc dạy học môn GDCD là phải luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ giữa bài học với đời sống đạo đức, GV: Phạm Thị Linh 4 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng pháp luật của cá nhân, gia đình, tập thể và địa phương. Để có thể làm tốt điều đó thì phải cho học sinh giải quyết các tình huống có nội dung phù hợp với nội dung bài. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các tình huống đưa vào nội dung chủ đề của bài để học sinh xử mang tính thực tiễn hơn thay cho cách dạy theo hình thức thuyết suông. 2.2.Giải pháp thay thế: Đưa các tình huống để học sinh xử dựa trên nội dung thuyết bài đã học. Đảng ta đã chủ trương “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mac-Lenin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học” “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học của học sinh” Đồng thời chỉ thị số 30/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo cũng đã chỉ rõ “môn giáo dục công dâncác trường THCS/THPT có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh” Môn giáo dục công dân có đặc thù riêng là không chỉ kiểm tra kiến thức đã học, mà còn chú trọng đến kiểm tra thái độ, cácnăng nhận xét, đánh giá, khả năng vận dụng và thực hành kiến thức đã học vào cuộc sống của học sinh. Do đó, trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân không chỉ sử dụng loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệm như các môn học khác mà còn là những bài tập tình huống. Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCShọc sinh THPT/ ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCShọc sinh THPT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm có quy định: kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Nếu hạnh kiểm loại “Tốt” phải có thêm tiêu chuẩn là có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn giáo dục công dân. GV: Phạm Thị Linh 5 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Gần đây không có nghiên cứu nào liên quan đến đề tài này, đây là đề tài bản thân tôi nghiên cứu từ thực tiễn ở đơn vị Thị Trấn. 2.3.Vấn đề nghiên cứu: Việc xử tình huống trong các tiết học môn giáo dục công dânnâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 không? 2.4.Giả thuyết nghiên cứu: Tăng cường xử tình huống trong các tiết học sẽ nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn. 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn vì có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ tổng số học sinh, giới tính. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính của học sinh lớp 9 trường THCS Thị Trấn Lớp Tổng số học sinh Nam Nữ 9 3 32 18 14 9 5 31 10 21 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập, hai lớp tương đương nhau về học lực. 3.2. Thiết kế : Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9 3 là nhóm thực nghiệm và lớp 9 5 là nhóm đối chứng. Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác động và làm bài kiểm tra sau tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Thực nghiệm Đối chứng Trung bình cộng 7,25 7,45 P 0,53 P=0,53>0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. GV: Phạm Thị Linh 6 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Bài kiểm tra sau tác động Thực nghiệm(9 3 ) O 1 X O 3 Đối chứng(9 5 ) O 2 - O 4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Tiết / ngày dạy Tên bài dạy Tiết 19,20 Ngày 2/1/2014 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Tiết 21,22 Ngày 14/1/2014 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Tiết 23,24 Ngày 11/2/2014 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Tiết 25 Ngày 25/2/2014 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp của công dân Tôi đã tăng cường đưa tình huống phù hợp với nội dung bài vào trong các tiết học để học sinh nhóm thực nghiệm tự xử lí, nhằm giúp học sinh làm quen, biết được những hành vi đưa ra cần nhận xét ở điểm nào, giải thích vì sao em nhận xét như vậy. Được minh chứng ở phụ lục 1 3.4.Đo lường: Sử dụng thang đo kiến thức. Sử dụng bài thi học kì I (được lãnh đạo nhà tường duyệt) làm bài kiểm tra trước tác động, thang điểm 10 và bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức, sau khi học xong tiết 25 theo phân phối chương trình và theo thời điểm khi kết thúc cuộc nghiên cứu. Bài kiểm tra sau tác động gồm bốn câu hỏi, sáu ý trên thang điểm 10. Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục 2). GV: Phạm Thị Linh 7 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Kết quả của độ tin cậy thu được là rsb=0,9 ≥ 0,7 có nghĩa là dữ liệu đáng tin cậy. Kèm theo bảng điểm tính chẵn, lẽ được minh chứng ở phụ lục 3 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: Học sinh làm kiểm tra trước tác động, được kết quả như sau: Bảng 4. Điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động Thực nghiệm Đối chứng Môt 8,5 8,5 Trung vị 7,25 8,0 Giá trị trung bình 7,25 7,45 Độ lệch chuẩn 1,36 1,19 P 0,53 Từ kết quả trên, cho ta thấy P=0,53>0,05 có nghĩa là dữ liệu trước tác động không có nghĩa, chênh lệch có khả năng xảy ra do tác động ngẫu nhiên. Do trước tác động giá trị P không có nghĩa, nên tôi tiến hành tác động vào nhóm thực nghiệm, được kết quả như sau: Bảng 5. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Thực nghiệm Đối chứng Môt 10 8 Trung vị 9 8 Giá trị trung bình 8,87 8,29 Giá trị chênh lệch 1,62 0,83 Độ lệch chuẩn (SD) 1,43 1,21 P 0,04 Chênh lệch giá trị trung bình (SMD) 2,05 Như trên ta đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động nhóm thực nghiệm là 8,87 (SD=1,43) và của nhóm đối chứng là 8,29 (SD=1,21). Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung GV: Phạm Thị Linh 8 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng bình bằng T-Test cho kết quả P=0,04<0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm (8,87 – giá trị chênh lệch là 1,62) cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng (8,29 – giá trị chênh lệch là 0,83). Giá trị chênh lệch 83,062,1 − >0 là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD= 21,1 29,887,8 − =2,05 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=2,05 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tăng cường xử tình huống trong các tiết học đã nâng cao kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm là rất lớn. Bảng 6. Hệ số tương quan (r) Thực nghiệm Đối chứng r 0,43 0,21 Kết quả độ tin cậy rsb=0,9 ≥ 0,7, vậy đây là dữ liệu đáng tin cậy. Hệ số tương quan giữa bài kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm r = 0,43. Nếu ta so sánh với bảng tham chiếu Hopkins thì r =0,43 nằm trong khoảng từ 0,3 – 0,5, chúng ta kết luận mức tương quan của hai bài kiểm tra này là trung bình. Giả thuyết của đề tài “Tăng cường việc xử tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn môn giáo dục công dân 9” đã được kiểm chứng và tác động của biện pháp trong đề tài nghiên cứu là có tác dụng và ứng dụng được vào thực tiễn. Bảng 7. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: GV: Phạm Thị Linh 9 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bàn luận: Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,87, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 8,29. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,58; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SMD=2,05. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là P=0,04<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm. Từ kết quả tên cho ta thấy, việc tăng cường xử tình huống góp phần nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân. Học sinh biết suy luận, nhận xét các hành vi; giúp học sinh học đi đôi với hành, hiểu bài hơn, có thái độ và hành vi đúng đắn hơn trong việc rèn luyện bản thân, sống theo nội dung môn giáo dục công dân thì kết quả học sẽ tốt hơn cả về học lực và hạnh kiểm. Phạm vi áp dụng đề tài: với kết quả như trên, thì ta có thể áp dụng đề tài này với tất cả các khối lớp còn lại và ở bất cứ đơn vị trường THCS nào. 5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: GV: Phạm Thị Linh 10 [...]...Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tăng cường việc xử tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9trường THCS Thị Trấn là một giải pháp góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên, tàiđức đi đôi với nhau, học sinh biết nhận xét hành vi của mọi người xung quanh Để đạt hiệu quả tối đa,... cho thấy đề tài này có thể áp dụng ở phạm vi rộng Cần lưu ý: tăng cường các tình huống trong tiết học để học sinh xử nhưng phải đảm bảo đủ trình tự của một tiết học theo như quy định Do thời gian của một tiết lên lớp chỉ có 45 phút, nên ta không thể nào cho học sinh giải quyết nhiều tình huống trong một tiết học 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Thông tư 58/2011/TT – BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 về việc ban... cứ tình huống nào học sinh đều biết cách xử lí, ứng xử cho phù hợp và điều chỉnh hành vi của mình thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các tình huống sao cho phù hợp với nội dung bài, nội dung chủ đề, phù hợp từng đối tượng học sinh (học sinh thị trấn hay học sinh vùng sâu) Giáo viên phải hướng dẫn, phân tích, chỉ cho học sinh thấy các hành vi cần chú ý ở yếu tố nào để có cách ứng xử cho... giá, xếp loại học sinh THCShọc sinh THPT - Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD bậc THCS GV: Phạm Thị Linh 11 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC 1.KẾ HOẠCH BÀI HỌC: 1.1.Kế hoạch bài học bài 12 BÀI 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (TT) TIẾT 20 TUẦN 21 Ngày 7/1/14 1/ Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HS biết: Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân... phạm ứng dụng - Bài họctiết này: Học bài + Thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động - Bài họctiết sau: Chuẩn bị bài 15 “VPPL và trách nhiệm pháp của công dân + Đọc và trả lời phần đặt vấn đề 6 Phụ lục: (nếu có) 1.5.Kế hoạch bài học bài 15: BÀI 15 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP CỦA CÔNG DÂN TIẾT 25 TUẦN 26 Ngày 25/2/14 1/ Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HS biết: các loại vi phạm... sống - Ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học có văn hóa trong gia đình; hiện nay các em còn của bản thân là hs THCS phải tập trung cho việc học, không - Không thực hiện tốt trách nhiệm của vi phạm pháp luật về hôn nhân (tảo hôn) người làm cha, làm mẹ trong gia đình GV: Nêu hậu quả của việc tảo hôn? HS: không có khả năng tự lo liệu cho cuộc sống gia đình, dang dỡ trong việc học, không có nghề nghiệp ổn định,... 5.1.Tổng kết: : Làm BT 1/55 - VPPL hành chính: 4,7 - VPPL hình sự: 3 - VPPL dân sự: 1,2 - VP kỉ luật: 5,6 5.2.Hướng dẫn học tập: - Bài họctiết này: Học bài + Chú ý cách phân loại hành vi vi phạm pháp luật - Bài họctiết sau: Chuẩn bị phần trách nhiệm pháp + Đọc kĩ phần tư liệu tham khảo + Làm Bt 2,4,5 6 Phụ lục: (nếu có) 2.ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA: 2.1 Đề kiểm tra trước tác động: Câu 1: Dân chủ... 1.800.000 đ với do chị là nữ nên năng suất làm việc không cao, mặc dù thực tế chị làm việc rất tốt a/ Hãy nhận xét việc làm của giám đốc? Vì sao? b/ Chị Huệ phải gởi đơn đến đâu để bảo vệ quyền lợi của mình? 5 Tổng kếthướng dẫn học tập: 5.1.Tổng kết: Làm BT 6/51 sgk - Người lao động: b,e,f,g - Người sử dụng lao động: a,c,d,h,i,k 5.2.Hướng dẫn học tập: GV: Phạm Thị Linh 29 Nghiên cứu khoa học sư phạm... hại của việc kết hôn sớm 1.2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình - HS thực hiện thành thạo: chấp hành đúng theo quy định pháp luật 1.3.Thái độ: -Thói quen: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình - Tính cách: Không tán thành việc kết hôn sớm 2/ Nội dung học tập: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn... đồng ý c,đ,e 5.2.Hướng dẫn học tập: - Bài họctiết này: Học bài + Ủng hộ pháp luật về thuế - Bài họctiết sau: Chuẩn bị bài 14 “quyền và nghĩa vụ lao động của công dân + Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý 6.Phụ lục: (nếu có) 1.4.Kế hoạch bài học bài 14: BÀI 14 TIẾT 24 GV: Phạm Thị Linh QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (TT) 25 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TUẦN 25 Ngày 18/2/14 . việc xử lí tình huống trong các tiết học môn giáo dục công dân có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 không? - Có. Học sinh biết cách xử lí tình huống trong các tiết học sẽ nâng cao kết. lí tình huống trong các tiết học đã nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường THCS Thị Trấn. 2.GIỚI THIỆU: 2.1.Hiện trạng: Trong sách giáo khoa môn giáo dục công dân 9 ở THCS, các. khoa học sư phạm ứng dụng KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Tăng cường việc xử lí tình huống trong các tiết học nhằm nâng cao kết quả học tập môn giáo dục công dân 9 trường

Ngày đăng: 01/06/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan