quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội

118 1.8K 55
quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI =====o0o===== TÔ THÀNH CHUNG ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC TÂN DƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. THÂN DANH PHÚC HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC Biểu đồ 3: Cơ cấu thuốc nhập khẩu năm 2011 trên địa bàn Hà Nội 52 i DANH MỤC BẢNG Biểu đồ 3: Cơ cấu thuốc nhập khẩu năm 2011 trên địa bàn Hà Nội 52 ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3: Cơ cấu thuốc nhập khẩu năm 2011 trên địa bàn Hà Nội 52 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Sức khỏe là vốn quý nhất của cong người và của toàn xã hội, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tại đại hội Đảng đã nêu rõ quan điểm của Đảng về công tác Y tế “ Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một vấn đề quan trọng gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc với hạnh phúc của nhân dân. Đó là mối quan tâm hàng đầu, là trách nghiệm cao quý của Đảng và Nhà nước ta, trước hết là của ngành Y tế” Một trong những vấn đề nóng hổi không chỉ Nhà nước nói chung và ngành Y tế nói riêng đặc biệt quan tâm đó chính là việc cung ứng dược phẩm trong hệ thống các nhà thuốc bệnh viện cũng như nhà thuốc tư nhân trong cả nước. Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng thuốc cũng gia tăng đáng kể. Thuốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do đó việc cung ứng thuốc, ngành Y tế không chỉ chú trọng vào mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng. Không những thế, Việt Nam là đất nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập đầu người còn hạn chế, việc sử dụng thuốc cho việc chăm sóc sức khỏe cũng là một điều bất cập. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý Nhà nước (QLNN) đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược nói chung và thuốc tân dược nhập khẩu nói riêng. Nhiều văn bản quản lý đã được ban hành và phát huy được hiệu quả như Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị đinh số 79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược, Thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của TT02/2007/TT-BYT về hướng dẫn chi tiết thi iv hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược, Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/21/2010 quy định về lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, Thông tư số 09/2010/TT- BYT ngày 28/4/2010 hướng dẫn về việc quản lý chất lượng thuốc và Thông tư 13/2009/TT-BYT hướng dẫn hoạt động thông tin quảng cáo đối với thuốc….Qua thời gian triển khai thực hiện, hoạt động kinh doanh thuốc tân dược đã đi vào nề nếp. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến một số vẫn đề sau: - Giá thuốc tân dược bán trên thị trường ngày càng tăng cao, bất chấp những biện pháp quản lý Nhà nước về giá đã bán hành. - Quản lý về chất lượng thuốc trên thị trường cũng được tăng cường nhưng nạn hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại. - Hiện tường nhiều Công ty, cửa hàng, nhà thuốc bị người tiêu dùng (NTD) phản ánh về vấn đề cung cấp thuốc tân dược không đảm bảo chất lượng theo quy định, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, thuốc nhái và thuốc giả tràn lan trên thị trường gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. - Cùng với đó là sự quy hoạch đầu tư phát triển của ngành Dược còn thiếu tập trung, không đồng bộ, chiến lược phát triển ngành còn dàn trải. Nhà nước kiểm soát giá thuốc ở tầm vĩ mô chưa hiệu quả, hiện tượng vi phạm bản quyền còn diễn ra, nhiều lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn được lưu hành trên thị trường và bị thu hồi sau đó, việc thu hồi gây ra việc mất cân bằng giữa cung và cầu thuốc dẫn tới hiện tượng giá thuốc leo thang làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và vấn đề chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Dựa trên sự phân tích những vấn đề còn tồn tại của việc cung ứng thuốc hiện nay, việc QLNN về kinh doanh dược phẩm là vô cùng quan trọng. Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội” v 2. Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài: Theo những nguồn tài liệu mà tác giả thu thập được thì cho đến hiện nay hầu như rất ít tác giả nào có công trình nghiên cứu về QLNN về kinh doanh thuốc tân dược. Hơn nừa, với vấn đề nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện chỉ giới hạnh trong địa bàn Thành phố Hà Nội. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới. Mô hình bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam hiện nay là song song tồn tại 2 loại bệnh, đó là các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao, đồng thời các bệnh không do nhiễm trùng như tăng huyết áp, ung thư, bệnh tâm thần, các tai nạn trong đời sống… ngày càng tăng, các bệnh do thiếu dinh dưỡng, di chứng do chiến tranh, tật nguyền vẫn còn tồn tại. Do đó nhu cầu người dân sử dụng luôn tăng cao hàng năm, dẫn đến tình trạng giá thuốc tân dược tại thị trường Việt Nam tăng lên liên tục, tạo ra sự chú ý của xã hội đối với thị trường thuốc nói chung và tân dược nói riêng, từ đó những vấn đề về thị trường thuốc chữa bệnh, doanh nghiện sản xuất thuốc tại Việt Nam và các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc đã được các chuyên gia và cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu, đặc biệt Trường Đại học Dược Hà Nội đã có thành lập hẳn Bộ môn quản lý và Kinh tế Dược chứ không đơn thuần là chỉ đào tạo ra nhưng cán bộ về chuyên môn đơn thuần. Nhiều công trình nghiên cứu như đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, các giáo trình, các bài viết trên tạp chí, hội thảo, các nghiên cứu chủ yếu dưới dạng tổng kết báo cáo, tổng hợp, khảo sát và phân tích các số liệu phản ánh thực trạng thị trường thuốc và các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu về chính sách quản lý nhà nước đã được công bố như sau: - “Nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá thuốc tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý.” Luận văn thạc sỹ năm 2012- Học viên Nguyễn Văn Toàn – Trường ĐH Dược Hà Nội vi - “ Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội” Luận văn thạc sỹ - Trịnh Thị Thu Hiền – ĐH Thương Mại Hà Nội. - “Đa dạng hóa nguồn tài chính đầu tư chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sỹ năm 2011– Học viên Hoàng Thị Ngọc Hưởng – Trường ĐH Kinh tế quốc dân. - “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay” - Luận văn tốt nghiệp năm 2008 – SV Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trường ĐH Dược Hà Nội - “ Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền và thuốc tân dược ở khu vực Hà Nội” luận án tiến sỹ - Nguyễn Thanh Bình – ĐH Dược Hà Nội - “ Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước nhằm tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp dược phẩm trong quản lý thị trường dược mỹ phẩm nước ta hiện nay”- Luận văn thạc sỹ năm 2008- HV Nguyễn Hồng Quang – Trường ĐH Thương Mại Hà Nội. Quan tổng quan các đề tài nghiên cứu trên có thể thấy, đa số các đề tài mới chỉ đưa ra được thực trạng thị trường dược hay nêu ra một số chính sách quản lý thị trường dược mà không đi vào một chính sách cụ thể, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của các đề tài chỉ là tổng quan tài liệu và sử dụng các dữ liệu thứ cấp và các giải pháp đưa ra cũng chỉ mang tính tổng thể….Do đó, việc chỉ ra sự cần thiết và lựa chọn vấn đề nghiên cứu đề tài tập trung mảng quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời điểm hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 3.Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua ( 2010 – 2012) - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược của thành phố Hà Nội trong thời gian tới (giai đoạn đến năm 2020). vii 4. Phạm vi nghiên cứu. - Nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến QLNN về kinh doanh đối với mặt hàng thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội. - Thời gian: Nghiên cứu thực trạng về QLNN đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn từ 2010 – 2013. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh thuốc tân dược đến năm 2020. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại các Bệnh viện, Nhà thuốc, Công ty dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: Cở sở phương pháp luận là phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về mở cửa, hội nhập kinh tế, CNH, HĐH. - Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả số liệu và so sánh: bằng cách tập hợp, các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để lấy ý kiến của Lãnh đạo các Phòng ban, các chuyên viên trong Tạp trí sức khỏe đời sống, Sở Y tế, Quản lý ngành nghề Dược. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu. Với những kết quả nghiên cứu trong luận án, tác giả hy vọng có thể đem lại một cái nhìn tổng quan bao quát hơn về thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược hiện nay, mong muốn có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu kinh tế, cũng như gợi mở được những ý tưởng mới trong việc hoạch định chính sách của các cấp ngành có thẩm quyền. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược. Đặc biệt, luận án đã làm sáng tỏ về chính sách quản lý Nhà nước đối với nhập khẩu thuốc song đây là chính sách có tính chất riêng biệt so với các loại hàng hoá tiêu dùng khác. viii - Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường thuốc tân dược và các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc tân dược tại Hà Nội giai đoạn từ 2010 đến 2013, trên cơ sở đó chỉ rõ những vấn đề thuộc chính sách của Nhà nước đối với thị trường thuốc tân dược trong những năm tiếp theo. - Những đóng góp khoa học này có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý tiếp tục cải tiến các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thị trường thuốc tân dược tại Hà Nội phát triển ổn định đảm bảo dung hoà lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược . Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm qua. Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị về Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ix [...]... Nội dung, nguyên tắc Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược 1.2.2.1 Nội dung Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược 1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy đối với kinh doanh dược, thuốc tân dược - Nhà nước phải tạo lập khung pháp lý để xác định vị pháp lý của các doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác trên thị trường kinh doanh dược Đồng thời tổ chức truyền... cáo với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại 1.2.1.2, Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược: Chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược về cơ bản như đối với thị trường hàng hóa thông thường khác Tuy nhiên, thuốc tân dược là một sản phẩm đặc biệt có liên quan đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến an sinh xã hội Do vậy Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc. .. Y tế) d, Mục tiêu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược: Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, được vận hành bằng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược mang tính đặc thù vì trong chủng loại thuốc đó có cả vắc xin, thuốc phòng dịch dó đó chúng ta không thể chỉ chủ trọng vào yếu tố lợi 17 nhuận, kinh doanh ngoài thị trường... 14 biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho hoạt động kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn tỉnh/thành phố phát triển theo đúng các mục tiêu cung của phát triển kinh tế - xã hội - Chính sách quản lý nhà nước kinh doanh thuốc tân dược: Nhà nước quản lý kinh doanh thuốc tân dược thông qua các chính sách của mình Chính sách quản lý Nhà nước là tổng thể các quan điểm, tư tưởng phát triển, những mục... cụ thể đối với khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc tân dược là các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các yếu tố của thị trường thuốc tân dược nhằm đạt được các mục tiêu bình ổn và phát triển thị trường thuốc tân dược Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc tân dược là... SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH THUỐC TÂN DƯỢC 1.1 Lý luận chung về thuốc tân dược và kinh doanh dược phẩm thuốc tân dược 1.1.1 Thuốc tân dược ( Dược phẩm và thuốc tân dược) 1.1.1.1 Một số khái niệm về dược phẩm: Dược phẩm có thể hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là công dụng chữa bệnh và thứ hai là sản phẩm của quá trình sản xuất, được lưu thông, phân phối và buôn bán trên thị... muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội Xã hội càng phát triển thì vai trò của quản lý cáng lớn và nội dung càng phức tạp - Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước (QLNN) xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi... doanh nghiệp về quy định chính 18 sách, luật pháp của nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh thuốc tân dược Vai trò của công cụ pháp luật không chỉ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, có kỷ cương, trật tự mà còn thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh thuốc tân dược nâng cao tính năng động, cạnh tranh và hoạt động hiệu quả Nhà nước điều chỉnh hành vi hoạt động kinh doanh thuốc tân dược của các doanh. .. 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược 1.2.1.1 Khái niệm Quản lý và quản lý nhà nước : - Khái niệm quản lý: Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”, đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị;... doanh thuốc tân dược là tổng thể các công cụ, chính sách, biện pháp cơ quan quản lý Nhà 9 nước sử dụng để tác động vào các nhà kinh doanh và thị trường thuốc tân dược nhằm đạt mục tiêu a, Cơ quan quản lý nhà nước bao gồm ( tại Điều 6 - Luật Dược của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định ): - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược - Bộ Y . nghị về Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ix CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH THUỐC TÂN DƯỢC 1.1 Lý luận. vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược . Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm qua. Chương. lớn và nội dung càng phức tạp. - Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước (QLNN) xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước

Ngày đăng: 08/11/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Biểu đồ 3: Cơ cấu thuốc nhập khẩu năm 2011 trên địa bàn Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan