Học tập vật lí nhằm nhận thức được những đặc tính vật lí của các sự vật hiện tượng, những mối liên hệ khách quan có tính qui luật giữa của chúng và vận dụng những tri thức khái quát đã t
Trang 1PHAM NGUYEN CAM TU
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THÓNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ LỚP 8
NHÀM BÒI DƯỠNG TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2012
Trang 2PHAM NGUYEN CAM TU
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HE THONG BAI TAP DINH TINH
CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ LỚP 8
NHẰM BÒI DƯỠNG TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ NHỊ
NGHỆ AN, 2012
Trang 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2¿2+++2+++E++£++2rxezxzzrxzsrxee 7
4 Giả thuyết khoa hỌc - 2-52 2 +E9E2EEE2E12112E12112117121127121E 11121 ee 7
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Đóng góp mới của đề tài +52 ©se+Et+E2E22E1122112717122127121 2121 xe
8 Cấu trúc của luận văn -:- tt St+ESEEEEEEEEE2E1211112111211121111111121e xxx 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA VIỆC BÒI DƯỠNG TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tư duy logic Bồi dưỡng tư duy logic trong dạy học vật lí 10 1.1.1 Tư duy logic Tư duy vật ÏÍ «sex sssesesrkeseerreees 10 1.1.2 Các qui luật và khái niệm cơ bản của logic học . -‹ 10 1.1.2.1 Các qui luật cơ bản của logic hỌc - 55+ +c++sx+sx++es+exsess 10
1.1.2.2 Các khái niệm cơ bản của logic hỌc - 5+ -s«+s+++e<+ex+x++ 13
1.1.3 Bồi dưỡng tư duy logic trong day hoc vật lí - -©sz©c<+c+ 18 1.1.3.1 Nội dung bồi dưỡng tư đuy logic 2-25 s2sz+z+zxzzzz+zx 19
1.1.3.2 Các biện pháp bồi dưỡng tư duy logic cho HS -. - 21 1.2 Bài tập định tính trong dạy học vật lÍ -. +55 +s+s+seseerseeseree 26 1.2.1 Khái niệm về bài tập định tính - sc + sesrskesrrrrrrree 26
Trang 41.2.3 Phân loại bài tập định tính: .- 5+ * + seEsesesrersererresrs 29
1.2.4 Các bước giải bài tập định tính . ¿- 5c + ccsxsrerseerervee 32
1.2.5 Một số phương pháp giải bài tập định tinh eee 34
1.2.6 Sử dụng bài tập định tính đề bồi dưỡng tư duy logic cho HS 35 1.2.6.1 Dạy học bài tập định tính góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ cho HS 35
1.2.6.2 Day hoc bài tập định tính góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển
các thao tác tư duy cho HS - - + tk EkSvSrrrkrrerrrkrerrkrrerrkrre 36
1.2.6.3 Dạy học bài tập định tính góp phần bồi đưỡng năng lực suy luận
Kết luận chương Ì ¿+ SE EE211211211211211 1111111111111 11t 40
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THÓNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” VẬT LÍ 8 THCS
2.1 Mục tiêu, nội dung dạy học chương “Nhiệt học” lớp 8 41
2.1.1 Kiến thức, ki mang, thai dO cccccecccscsseessesessessessessesseesesseeseees 4I 2.1.2 Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương nhiệt học . ‹ - 4I
2.1.3 Các nội dung cơ bản của chương -s++-+++s++sx+sx+ex+eess 43
2.2 Xây dựng hệ thống bài tập định tính chương “Nhiệt học” theo tỉnh thần
bồi dưỡng tư duy logic cho học sỉnh 2-2 2£ s2 s+E£+E+£E+£EezEe+xzxezsez 44 2.2.1 Phân phối chươgn trình chương “Nhiệt học” vật lí § 45
2.2.2 Xây dựng hệ thống bài tập định tính - - s x++xerxczxssrs 46
Trang 5
2.3.1 Sử dụng bài tập định tính trong tiết học xây dựng kiến thức mới 49
2.3.2 Sử dụng bài tập định tính trong tiết học thực hành giải bài tập vật lí 58 2.3.3 Sử dụng bài tập định tính trong tiết ôn tập tổng kết chương 63
2.3.4 Sử dụng bài tập định tính trong hoạt động tự học ở nhà 70
2.3.5 Sử dụng bài tập định tính trong hoạt động ngoại khóa 72
2.3.6 Sử dụng bài tập định tinh trong kiểm tra đánh giá -. - 78
{00.000 N -j 79
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm . ¿55 5+2 *+**+e£+vs+esxse 80 3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm - 5 55+ +++s£+£+xe£+eesexss 80 3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm .- 5 5< 33c * server 80 3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm . - ¿222 =s 80 3.5 Nội dung thực nghiệm sư pha ceeeceeeeseeseeseeeeeeseeseeeeeeseeeseneeneenees 80 3.5.1 Chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 80
3.5.2 Các bước chuẩn bị cho việc thực nghiệm - 55+ sex 81 3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm -2¿ 2 s2 ©52+S25z2zz+zz 81 3.6.1 Danh gia dink tinh 81 3.6.2 Đánh gia dinh 1g ceseeseeeeceseeseeseceseeseeaeceeeeeeeeeeeeseenes 82
Kt ludin Chu Ong 3 oo ecceceecsessessessecsscsessussssssssssesssnseseesesssssessesseesessnsassesseease 87 KET LUAN.oooeccecceccecccssesscssessessssscsssesssessssvsssesssssessesssssessessssessesssesesasessees 88
PHỤ LỤC
Trang 6học Vinh, Khoa Đào tạo Sau Đại học — Đại học Vinh; Khoa Vật lí và Bộ môn
Phương pháp dạy học Vật lí Trường Đại học Vinh; Ban Giảm Hiệu trường Đại học Đông Tháp, Khoa Đào tạo Sau Đại học — Đại học Đông Tháp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân cảm ơn Ban Giám Hiệu và Giáo viên Vật lí các
trường THCS Nguyễn Tu, THCS Kim Hong, THCS Nguyén Thi Luu, THCS Nguyễn Chí Thanh, THCS Nguyễn Trãi, THCS Thống Linh, THCS Võ Trường
Toản đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra khảo sát và thực
nghiệm sư phạm để thực hiện luận văn
Tác giả chân thành cảm ơn Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Thư viện Tỉnh
Đồng Tháp, Thư viện Trường THCS Nguyên Tú đã tạo điều kiện thuận lợi về tài liệu tham khảo, tư liệu, báo chí, tạp chí giúp tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự tận tình hướng dẫn của
Cô TS Nguyễn Thị Nhị và những ý kiến đóng góp chân tình, quý báu của Cô trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của
các đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt là sự ủng hộ vỀ mọi mặt của gia đình đã giúp cho tác giả vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn
Tác giả
PHAM NGUYEN CAM TU
Trang 8Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ II
(khóa VIII) đã xác định một trong những mục tiêu giáo dục của nước ta trong
giai đoạn hiện nay là phải đào tạo thế hệ trẻ có ý thức cộng đồng và phát huy
tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa hoc và công nghệ hiện đại; có
tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính
tổ chức và kĩ luật
Xu thế hội nhập và phát triển đòi hỏi giáo dục và đảo tạo phải đổi mới để
đào tạo nên những người lao động trẻ có tư duy sáng tạo, có khả năng giải quyết các vấn đề trong xã hội; mà muốn có tư duy sáng tạo thì phải rèn luyện
cho học HS biết tư duy, biết suy luận một cách logic Như vậy, việc bồi
dưỡng tư duy logic cho HS ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là một nhiệm
vu quan trong
Học tập vật lí nhằm nhận thức được những đặc tính vật lí của các sự vật
hiện tượng, những mối liên hệ khách quan có tính qui luật giữa của chúng và
vận dụng những tri thức khái quát đã thu được vào hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo tự nhiên Như vậy, học tập vật lí hướng tới tìm ra chân lý khách quan
và biết cách tìm ra chân lý khách quan Vì thế, trong hoạt động tư duy HS phải tuân theo các qui tắc và qui luật logic
Nhưng làm thế nào đề bồi dưỡng tư duy logic cho HS trong dạy học vật
li? Bai tap (BT) vat li là phương tiện tối ưu đề bồi dưỡng tư duy cho HS
Trong quá trình giải quyết vấn đề do BT vật lí đặt ra, HS phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa , từ đó tư duy của HS có điều kiện phát triển Có thể nói, BT vật lí là
một phương tiện rất tốt để phát triển tư duy, óc tưởng tượng, khả năng độc lập
Trang 9BTVL gồm bài tập định tính (BTĐT) và bài tập định lượng (BTĐL')
Nếu BTĐL chú trọng đến hệ thống công thức tính toán, liên quan đến từng
con số, đòi hỏi sự chính xác về toán học thì BTĐT có ưu điểm vượt trội trong
việc bồi dưỡng năng lực lập luận, kĩ năng phát triển ngôn ngữ, khả năng trình bày và thuyết phục mà tất cả chính là do tư duy logic mang lại cho HS
Trong chương “Nhiệt học” vật lí § đã xuất hiện nhiều bài tập định tính
rất gần gũi với cuộc sống nên nhu cầu giải thích những thắc mắc, tò mò của
HS về thế giới xung quanh là hết sức cần thiết Quá trình giải thích này đòi
hỏi HS phải có lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học vật lí chính xác và có sự trình bày hợp lí Các em không chỉ vận dụng lý thuyết suông mà còn phải
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa phù hợp logic Như vậy,
BTĐT là phương tiện tốt nhất đề bồi dưỡng tư duy logic cho các em
Từ những lí do trên, trong khuôn khổ của luận văn, tôi chon dé tai “Kay dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính chương “Nhiệt học” vật lí lớp 8 nhằm bồi dưỡng tư đuy logic cho học sinh”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập định tính chương “Nhiệt học” lớp 8 và thiết
kế một số tiến trình dạy học sử dụng bài tập định tính đã xây dựng được nhằm
bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: bài tập định tính trong dạy học vật lí, quá
trình dạy học vật lí ở trường THCS, quá trình tư duy logic, tư duy vật lí của
học sinh
3.2 Phạm vi nghiên cứu: bài tập định tính chương “Nhiệt học” lớp 8
THCS
Trang 104, Gia thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính chương “Nhiệt học”
vật lí § như luận văn đề xuất thì sẽ bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học chương “Nhiệt học” nói riêng, dạy học vật
lí nói chung ở trường THCS
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy logic, tư duy vật lí; Nghiên cứu
cơ sở lý luận về bài tập định tính, dạy học bài tập định tính ở trường phố
thông và việc bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh
5.2 Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, mục tiêu, cầu trúc, nội đung chương “Nhiệt học” vat li 8
5.3 Tìm hiểu thực trạng đạy học bài tập định tính Vật lí ở trường phố
thông và vấn đề bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh ở các trường THCS trên
địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
5.4 Xây dựng hệ thống bài tập định tính chương “Nhiệt học” vật li 8
5.5 Nghiên cứu đề xuất các biện pháp dạy học bài tập định tính chương
“Nhiệt học” vat li 8 để bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh
5.6 Thiết kế tiến trình dạy học cho 6 bài học cụ thể trong chương “Nhiệt học” vật lí 8
5.7 Thực nghiệm sư phạm đánh giá kết quả nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: tham khảo chương trình, sách giáo
khoa, sách giáo viên, sách bài tập, mạng internet và những tài liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra khảo sát thực tiễn dạy học bài
tập định tính ở trường THCS và thực nghiệm sư phạm đánh giá kết quả nghiên cứu
Trang 116.3 Phương pháp thống kê toán học: sử dụng công cụ toán học để xử lý các số liệu thực nghiệm sư phạm
7 Đóng góp mới cúa đề tài
7.1 Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học bài tập định tính, về
tư duy logic và bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh
7.2 Xây dựng một hệ thống bài tập định tính chương “Nhiệt học” vat li 8 THCS
7.3 Đề xuất được một số biện pháp bồi đưỡng tư duy logic cho học sinh
thông qua dạy học bài tập định tính ở lớp 8 THCS
7.4 Thiết kế được 6 tiến trình dạy học sử dụng bài tập định tính nhằm bồi
dưỡng tư duy logic cho học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học” vật lí 8
THCS
8 Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Nội dung gồm có 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng tư duy logic
cho học sinh thông qua dạy học bài tập Vật lí ở trường THCS
Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính trong dạy học
chương “Nhiệt hoc” Vat li 8
Chuong 3: Thuc nghiém su pham
- Kết luận
- Phụ lục
Trang 12NOI DUNG
Chuong 1
CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC BOI DUONG TU DUY LOGIC CHO HỌC SINH THONG QUA DAY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tư duy logic Bồi dưỡng tư duy logic trong dạy học vật lí
1.1.1 Tư duy logic Tư duy vật lí
a Tư đuy: Tư duy là quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiện tượng, những thuộc tính bản chất của chúng, những liên hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, phô biến giữa chúng, đồng thời cũng là sự vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới [I3]
b Tư duy logic: Tư duy logic là giai đoạn nhận thức lý tính, sử dụng các
hình thức cơ bản như: khái niệm, phán đoán, suy luận, các quy luật, của
logic học
c Tư duy vật lí: Tư duy vật lí là sự quan sát các hiện tượng vật lí, phân
tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận đơn giản và xác lập giữa
chúng mối quan hệ và những sự phụ thuộc xác định, tìm ra mối quan hệ giữa mặt định tính và mặt định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, dự
đoán các hệ quả mới từ các lý thuyết và áp dụng những kiến thức khái quát
vào thực tiễn [13]
1.1.2 Các qui luật và khái niệm cơ bản của logic học
1.1.2.1 Các qui luật cơ bản của logic học
Logic hình thức chịu sự chi phối của 4 qui luật cơ bản - đó là nền tảng
của logic học Tư duy chỉ đạt đến chân lý khách quan khi tư duy tuân theo các
Trang 13qui luật nay Các qui luật đó là: qui luật đồng nhất, qui luật phi mâu thuẫn, qui
luật bài trung, qui luật lí đo đầy đủ
* Qui luật đồng nhất
- Trong giới hạn của của một quá trình tư duy, mỗi tư tưởng phải đồng
nhất với chính nó
- Có thể diễn đạt qui luật đồng nhất: “A là A” hay “A = A”
- Biểu hiện của qui luật đồng nhất:
+ Mỗi sự vật, hiện tượng cần phải được phân biệt với sự vật, hiện tượng khác Vật nào phải là vật Ấy, mỗi vật thuộc một khái niệm xác định có nội dung (nội hàm) hoàn toàn xác định, không được tùy tiện thay đối nội dung khái niệm đánh tráo khái niệm)
+ Qui luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy tính xác định, duy nhất dẫn đến chân lý
+ Trong dạy học vật lí, các khái niệm phải được định nghĩa rõ ràng
về nội dung, không được mập mờ, nước đôi và phải nhất quán trong suốt
quá trình suy luận
+ Bản thân của sự vật, hiện tượng luôn trong quá trình vận động và biến
đổi Trong giới hạn nhất định, mỗi sự vật là chính nó và khác với các sự vật
khác, trong các giai đoạn khác nhau của quá trình vận động mỗi sự vật không
nhất thiết phải đồng nhất tuyệt đối với nhau
+ Trong một không gian, thời gian xác định, bản thân sự vật, hiện tượng
bộc lộ rất nhiều thuộc tính, quan hệ khác nhau Qui luật đồng nhất đòi hỏi khi
đã dùng một tư tưởng nào đó phản ánh một phương diện nào đó thì trong một quá trình suy luận, tư tưởng đó phải đồng nhất với chính nó
+ Ý nghĩa triết học của qui luật đồng nhất là sự phản ánh tính xác định
về chất (tính ồn định tương đối về chất) của các sự vật và hiện tượng trong thế
Trang 14giới khách quan Chừng nao su vật còn là nó, chưa biến thành cái khác thì nội
dung của tư tưởng biểu đạt nó phải giữa nguyên, phải đồng nhất
* Qui luật phi mâu thuẫn (cấm mâu thuẫn)
- Trong lập luận về một đối tượng nào đó trong không gian, thời gian và một mối quan hệ xác định, không thể có hai phán đoán trái ngược nhau (một khẳng định, một phủ định) về cùng một thuộc tính hay quan hệ của đối tượng
mà cả hai chân thực đồng thời Ít nhất phải có một phán đoán là giả dối
- Có thê biểu diễn qui luật phi mâu thuẫn: AAA “Không có chuyện A và không A”
- Như vậy các phán đoán nằm trong quan hệ không hợp không thể cùng
chân thực, ít nhất một phán đoán là giả đối
- Các cặp phán đoán sau đây chịu tác động của qui luật phi mâu thuẫn
“S là P” va “S không là P” (hai phán đoán đơn nhất)
“Tất cả S là P” và “Tất cả S không là P”
“Tất cả S là P” và “Một số S không là P”
“Tất cả S không là P” và “Một số S là P”
Trong từng cặp trên, hai phán đoán không đồng thời chân thực, ít nhất
một phán đoán là giá dối (có thể cả hai cùng giả dối)
* Qui luật bài trung
- Hai phán đoán hay tư tưởng mâu thuẫn với nhau (phủ định lẫn nhau) không thé cùng giá đối, một trong hai phán đoán hay tư tưởng đó phải chân thực (Dĩ nhiên hai ý kiến đó phải nói về cùng một sự vật, trong cùng một thời gian và cùng một mối quan hệ)
- Biểu diễn qui luật bài trung: 4v 4
- Các cặp phán đoán mâu thuẫn thỏa mãn qui luật bài trung:
+ “S là P” hoặc “S không là P”
+ “Tất cả S là P” hoặc “Tất cả S không là P”
Trang 15+ “WS khong la P” hodc “M6ét sé S là P”
+ “Tất cá S là P” hoặc “Một số S không là P”
* Qui luật lý do đầy đú
- Các kết luận rút ra từ suy luận trên các tiền đề chỉ có tính chân lý khi
việc suy luận phải hợp lý, hợp logic (tuân thủ các qui luật, qui tắc logic) và dựa trên những tiền đề chân thực Mỗi tư tưởng được thừa nhận và sử dụng là
chân thực nếu có lý do đầy đủ
Yêu cầu của qui luật:
+ Các tiền đề được sử dụng khi xây dựng tư tưởng phải có giá trị chắc
chắn chân thực
+ Các tiền đề phải đầy đủ và có mối quan hệ bản chất với nhau, phải nằm trong một thể thống nhất không loại trừ nhau, không mâu thuẫn nhau.Về mặt
triết học qui luật lý do đầy đủ phản ánh mối quan hệ nhân quả trong thế giới
hiện thực khách quan Mỗi sự vật hiện tượng vừa là kết quả của sự vật hiện tượng khác lại vừa là nguyên nhân của những sự vật hiện tượng sinh ra từ đó
1.1.2.2 Các khái niệm cơ bản của logic học
* Khái niệm
- Định nghĩa: Khái niệm là một hình thức của tư duy trong đó phản ánh
các dấu hiệu cơ bản khác biệt của sự vật đơn nhất hay lớp các hiện tượng sự vật nhất định Khái niệm phản ánh bản chất của sự vật hiện tượng hay lớp các
sự vật hiện tượng thông qua những dấu hiệu cơ bản khác biệt
- Đặc trưng của khái niệm
+ Tính bản chất và khái quát hóa
+ Tính biến đổi (tính mềm dẻo)
- Khái niệm và từ
Khái niệm được biểu thị đưới hính thức ngôn ngữ bằng một từ hay cụm
từ (tên gọi khái niệm) Từ và khái niệm có quan hệ mật thiết, thống nhất với
Trang 16nhau Từ là cơ sở vật chất, là hình thức biểu hiện của khái niệm Trong một số
khái niệm nghĩa của từ phản ánh phần nào nội hàm của khái niệm Do đó trong dạy học GV cần phân tích nghĩa của từ (thuật ngữ/tên khái niệm) để HS
có ý niệm nhất định nào đó về khái niệm
- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
Nội hàm là tập hợp các dấu hiệu riêng biệt cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm
Ngoại điên là đối tượng hay tập hợp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm
Nội hàm cho phép xác định khái niệm về mặt nội dung Ngoại diên chỉ
ra đối tượng (hoặc lớp đối tượng) được phản ánh trong khái niệm Đối tượng nào mang đầy đủ các dấu hiệu của nội hàm khái niệm thì thuộc ngoại điên của
hàm có thể đo được bằng một biểu thức định lượng Gồm: Khái niệm về đại
lượng vật lí; Khái niệm về các đơn vị đo
Trang 17* Định nghĩa khái niệm: là một thao tác logic để tách các sự vật cần
định nghĩa từ những sự vật tiếp cận với chúng sao cho trong phạm vi của định nghĩa vạch ra được nội dung và bản chất của khái niệm đến mức tối đa Việc định nghĩa khái niệm tức là đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ:
- Phân biệt sự vật cần định nghĩa với tất cả các sự vật khác tiếp cận với nó
- Vạch ra những nội dung (dấu hiệu bản chất) các sự vật cần định nghĩa (nội hàm của khái niệm)
* Các hình thức định nghĩa khái niệm
- Định nghĩa thông qua giống và sự khác biệt về loài (định nghĩa theo tập hợp)
- Định nghĩa bằng cách nếu toàn bộ nội hàm của khái niệm
- Định nghĩa duy danh (hay định nghĩa bằng cách đặt tên): là hình thức định nghĩa trong đó xác định thuật ngữ hoặc ký hiệu biéu thi đối tượng của tư tưởng
- Định nghĩa xây dựng (định nghĩa theo nguồn góc)
- Định nghĩa bằng cách mô tả gần đúng
- Định nghĩa tường minh
- Định nghĩa không tường minh
* Các qui tắc định nghĩa khái niệm
- Qui tắc 1: Định nghĩa phải cân đối
- Qui tắc 2: Định nghĩa không mắc lỗi vòng quanh
- Qui tắc 3: Định nghĩa không được phủ định
- Qui tắc 4: Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
* Phan doan
- Định nghĩa: Phán đoán là một hình thức của tư duy nhờ liên kết giữa
các khái niệm để có thể khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, có
hay không có một thuộc tính nào đó thuộc về đối tượng, hay nhận định về mối
quan hệ giữa các đối tượng [§]
- Đặc trưng cơ bản của phán đoán: có 3 đặc trưng cơ bản là chất, lượng và giá trị
Trang 18+ Chất của phán đoán là sự khẳng định hay phủ định một thuộc tính hay
quan hệ nào đó thuộc về đối tượng
+ Lượng của phán đoán là phạm vi ngoại điên của khái niệm, đóng vai trò chủ từ trong câu biểu thị phán đoán Lượng phán đoán có 2 loại:
Lượng từ toàn thé biéu diễn lượng toàn thể Kí hiệu V (mọi)
Lượng từ bộ phận biểu diễn lượng bộ phận Kí hiệu 3 (tồn tại)
+ Giá trị của phán đoán: là tính chân thực hay giả dối của phán đoán
Phan đoán chân thực kí hiệu 1 Phan doan giả đối kí hiệu 0
- Cấu trúc của phán đoán: gồm 3 thành phần chủ ngữ S, vị ngữ P và liên từ logic
- Định nghĩa: Suy luận là hình thức của tư duy nhờ liên kết các phán
đoán, từ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã biết theo một
qui tắc xác định Suy luận là hình thức tư duy ở mức độ trừu tượng và khái
quát cao hơn khái niệm và phan doan [8]
- Cấu trúc của suy luận: gồm 3 thành phần tiền đề, lập luận và kết luận.
Trang 19- Phan loai suy luan:
+ Suy luận diễn địch (suy diễn) gồm suy luận diễn dịch trực tiếp và suy
luận diễn dịch gián tiếp
Suy diễn trực tiếp là suy diễn được rút ra từ một tiền đề
Tam đoạn luận: là suy luận suy diễn gián tiếp trong đó kết luận được rút
ra từ hai tiền đề Hai tiên đề và kết luận đều là các phán đoán nhất quyết đơn
Thuật ngữ là chủ ngữ của kết luận là thuật ngữ nhỏ, kí hiệu S
Thuật ngữ là vị ngữ của kết luận là thuật ngữ lớn, kí hiệu P
Thuật ngữ có trong hai tiền đề mà không có trong kết luận gọi là thuật
Trang 20Qui tắc 6 | Ít nhất một trong hai tiền đề phải là phán đoán chung
Sơ đồ chung của phép quy nạp:
lực đều gây gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến đạng”
Phép quy nạp muốn thu được kết quá đáng tin cậy cần phải tuân thủ các
điều kiện sau:
+ Kết luận của suy luận quy nạp phải được khái quát hóa từ các dấu hiệu
bản chất của một số sự vật hoặc hiện tượng
+ Chỉ được áp dụng phép quy nạp cho mội số lớp đối tượng nào đó + Quy nạp về nguyên tắc cho tri thức mang tính xác xuất do đó số đối
tượng xem xét phải đủ lớn và nhất thiết phải được kiểm nghiệm trong thực tế
1.1.3 Bồi dưỡng tư duy logic trong dạy học vật lí
Học tập vật lí nhằm nhận thức được những đặc tính của sự vật hiện
tượng, những mối quan hệ khách quan có tính quy luật giữa chúng và vận
Trang 21dụng những tri thức khái quát đã thu được vào hoạt động thực tiễn nhằm cải
tạo thế giới tự nhiên Hình thành và phát triển tư duy vật lí cho HS được
thông qua hoạt động học tập Như vậy học tập vật lí hướng tới tìm ra chân lý khách quan và biết cách tìm ra chân lý khách quan Tức là, trong hoạt động tư duy HS phải tuân theo các quy luật của logic Vì vậy, việc bồi đưỡng tư duy
logic cho HS là rất cần thiết Bản thân HS chưa đủ điều kiện nghiên cứu
tường minh các quy tắc, quy luật của logic học mà chỉ đúc kết kinh nghiệm
thông qua hoạt động học tập với sự tổ chức của GV
Đối với HS ở THPT, logic học không được đưa vào chương trình dạy
học như một môn chính khóa Do đó GV phải bồi dưỡng tư duy logic cho HS bằng cách thông qua những nhiệm vụ cụ thể đề HS tích lũy dần kinh nghiệm
đến một lúc nào đó HS sẽ đúc kết cho mình những quy tắc đơn giản là sự
phản ánh những mối liên hệ, quan hệ khách quan của các sự vật hiện tượng
quanh ta đúc kết thành tiền đề cho tư duy logic
1.1.3.1 Nội dung bồi dưỡng tư duy logic
* Rèn luyện thao tác tư duy và ki năng suy luận logic
Đối với bộ môn vật lí để có thể hình thành được các khái niệm, định
luật, định lý, các thuyết vật lí đòi hỏi thực hiện các thao tác tư duy, các kĩ
năng suy luận logic Vì vậy cần rèn luyện thao tác tư duy và kĩ năng suy luận logic cho HS
Việc hình thành các khái niệm và thiết lập các mối quan hệ giữa chúng
được giải quyết trong quá trình thực hiện các thao tác trí tuệ phân tích, tong hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thé hoá, suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, suy luận tương tự
Các thao tác tư duy bao gồm :
- Phân tích là dùng trí óc để tách đối tượng tư duy thành những bộ phận,
những thuộc tính, những mối quan hệ đề nhận thức đối tượng sâu sắc hơn
Trang 22- Téng hợp là dùng trí óc đưa những thành phần đã được tách rời nhờ
phân tích thành một chỉnh thẻ
- So sánh là đùng trí óc để xác định sự giống nhau, khác nhau giữa các sự
vật hiện tượng
- Trừu tượng hóa là thao tác trí tuệ trong đó chủ thể dùng trí óc gạt bỏ
những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết về phương diện nào đó mà chỉ giữ lại các yếu tố cần thiết đề tư duy
- Khái quát hóa là thao tác trí tuệ trong đó chủ thể tư duy để bao quát
nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại trên cơ sở chúng có một số thuộc tính chung bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật
- Suy luận diễn dịch là suy luận đi từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất
- Suy luận quy nạp là suy luận trong đó rút ra từ những kết luận mang tính khái quát chung từ những tri thức đơn lẻ, hay ít khái quát hơn
Trong các thao tác tư duy trên thì sự trừu tượng hoá, khái quát hóa, cụ thể
hoá giữ vai trò chủ yếu Sự trừu tượng hóa diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh Kết quả của quả trình này sẽ là đữ liệu tiếp theo cho quá trình khái quát hóa để
hình thành khái niệm Sau khi hình thành khái niệm nhờ sự cụ thể hoá mà HS phát hiện ra những biểu hiện trong thực tế của các trừu tượng khoa học
Trong quá trình hình thành khái niệm, xây dựng định luật, lý thuyết, ứng dụng kiến thức, những suy luận logic như quy nạp và suy luận điễn dịch được
sử dụng, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ Trong bước đầu học tập vật lí
HS đi từ những kiến thức cảm tính, cụ thể của sự kiện, bằng phép quy nạp đi đến nhận thức những quy luật của tự nhiên, nghĩa là đi từ cụ thể đến trừu
tượng, giai đoạn này sử dụng suy luận quy nạp Đề ứng dụng những quy luật, những lý thuyết khái quát đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn thì phải áp dụng phép suy luận diễn dịch Phép suy luận diễn dịch cho phép
Trang 23chuyển từ trừu tượng đến cụ thể làm cho các khái niệm, các quy luật có ý nghĩa thực tiễn
* Rèn luyện ngôn ngữ Vật lí cho HS
Như ta đã biết, ngôn ngữ là là hình thức biểu đạt của tư duy Mỗi một
loại khái niệm được diễn đạt bằng một từ hay một cụm từ, mỗi một phán đoán được biểu diễn bằng một câu hay mệnh đề, mỗi suy luận lại gồm nhiều phán
đoán liên tiếp [13] Đối với bộ môn vật lí có một số khái niệm rất gần gũi với đời sống như (như khái niệm công, lực, khói lượng ) dẫn đến việc HS có thể
hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ ý nghĩa vật lí của các khái niệm, đại lượng này với ý nghĩa của chúng trong đời sống Mặt khác mỗi đại lượng vật lí
thường được quy ước bằng một kí hiệu, thí dụ như nhiệt độ và thời gian đều được kí hiệu là t, chu kì và nhiệt độ tuyệt đối đều được kí hiệu là T do đó
HS cần hiểu rõ ý nghĩa của các đại lượng vật lí để tránh nhằm lẫn
Tóm lại, tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Không có ngôn ngữ làm phương tiện thì không có quá trình tư duy, vì ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tư duy là tình huống có vấn đề, đến quá trình thực hiện các thao tác
tư duy và cuối cùng là các sản phẩm của tư duy như khái niệm, phán đoán,
suy luận đều sử dụng ngôn ngữ Vì vậy, yêu cầu đặt ra là đi đôi với việc rèn luyện các thao tác tư duy, các kĩ năng suy luận lôgic thì cần phải rèn luyện ngôn ngữ vật lý cho HS [I]
1.1.3.2 Các biện pháp bồi dưỡng tư duy logic cho HS
* Tạo ra nhu cầu hứng thú, kích thích sự ham muốn hiểu biết của HS Tạo ra nhu cầu hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài : lời khen, sự
ngưỡng mộ bạn bè và gia đình, sự hứa hẹn một tương lai,
Nhu cầu, hứng thú xảy ra trong quá trình học tập Tư duy chỉ bắt đầu khi trong đầu HS xuất hiện một câu hỏi mà chưa có lời giải đáp ngay, khi HS gặp
phải mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu, nhiệm vụ nhận thức mới phải giải
Trang 24quyết và một bên là trình độ kiến thức hiện có không đủ đề giải quyết nhiệm
vụ đó, cần xây dựng kiến thức mới, tìm giải pháp mới Lúc đó, HS ở trạng thái tâm lý hơi căng thắng, vừa hưng phấn khao khát vượt qua khó khăn, giải
quyết được mâu thuẫn, đạt được trình độ cao hơn trên con đường nhận thức
Ta nói rằng: HS được đặt vào “tình huống có vấn đề”
Những tình huống có vấn đề thường gặp trong dạy học vật lí [16]:
- Tình huống phát triển là tình huống khi HS đứng trước một vấn đề chi
được giải quyết một phần, một bộ phận, trong phạm vi hẹp, cần được tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh mở rộng sang phạm vi mới, lĩnh vực mới Trên con đường sử dụng những kiến thức kĩ năng đã biết cho tới khi gặp mâu thuẫn
không thể giải quyết được nhờ vốn hiểu biết đã có
- Tình huống nhiều lựa chọn là tình huống mà một “vấn đề” có mang một số dấu hiệu quen thuộc có liên quan đến những kiến thức, phương pháp đã biết, nhưng không biết nên dùng kiến thức nào phương pháp nào
sẽ cho kết quả chắc chắn
- Tình huống bế tắc Trước một hiện tượng HS thấy, nhưng không hiểu
vì sao, coi đó là một bí mật kì lạ của tự nhiên HS được giao nhiệm vụ giải
quyết nhưng không biết đựa vào đâu
Ví dụ: trước khi học bài “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng” HS không trả lời được
câu hỏi: Tại sao chiếc đũa nhúng vào cốc nước thủy tinh bạn lại thấy đũa bị gãy?
- Tình huống ngạc nhiên bất ngờ là tình huống xảy ra theo chiều trái với
suy nghĩ của thông thường của HS
Ví dụ : Đồ nửa cốc rượu và nửa cốc nước vào nhau nhưng không đầy cốc
- Tình huống lạ là tình huống có những nét đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của
HS mà họ chưa bao giờ nghĩ tới và nhìn thấy
Ví dụ: Thả một kim khâu nằm ngang trên mặt nước, kim không chìm mà lại nôi
Trang 25* Xây dựng một logic nội dung phù hợp với đối tượng HS
Chương trình Vật lí phổ thông xây dựng theo chương trình đồng tâm
gồm 3 vòng: Vòng I: Vật lí 6-7; Vòng 2: Vật lí 8-9; Vong 3: Vat li 10-11-12
Có nhiều kiến thức Vật lí hình thành và phát triển qua các vòng, ví dụ:
khái niệm lực, khối lượng, công Trên cơ sở yêu cầu HS tự lực hoạt động để
xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức Đòi hỏi GV cần phải phân chia một vấn đề lớn của bài học thành một chuỗi vấn đề nhỏ hơn đề HS có thể độc lập, tự giải
quyết được vấn đề, tìm tri thức mới theo sự tổ chức của GV Tùy thuộc vào đối tượng HS cụ thể từng vùng, miền, trường, lớp mà GV lựa chọn các tình
huống vật lí phù hợp với trình độ HS [16]
* Giáo viên tố chức các quá trình học tập sao cho từng giai đoạn
xuất hiện những tình huống, bắt buộc HS phải huy động các thao tác tư
duy và suy luận logic thì mới giải quyết được vấn đề
Những tình huống phổ biến mà HS phải thực hiện các thao tác tư duy là:
- Nhận biết những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng
- Tìm những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của hiện tượng hoặc làm biến đồi tính chất của sự vật hiện tượng
- Xác định yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất tác động đến diễn biến
của hiện tượng và tính chất của sự vật
- Tìm ra các đấu hiệu giống nhau và khác nhau trong các sự vật, hiện tượng
- Tìm những dấu hiệu chung và tính chất chung của sự vật, hiện tượng
- Rút ra kết luận chung sau khi quan sát nhiều hiện tượng, nhiều thí nghiệm
- Nhận biết những biểu hiện cụ thể trong thực tế của các khái niệm trừu tượng, những mối quan hệ thực chất
- Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng
- Dự đoán sự diễn biến của hiện tượng
- Giải thích một hiện tượng
Trang 26- Bồ trí thí nghiệm dé đo lường một đại lượng vật lí hay để kiểm tra một giả thiết
Việc lựa chọn tình huống phải vừa sức phù hợp với trình độ HS đòi hỏi
GV phải chuẩn bị được các dữ kiện cung cấp và câu hỏi cho HS giúp HS nhận
thấy rằng mình có khả năng giải quyết được nhiệm vụ được giao
Các câu hỏi thường dùng trong các tình huống vật lí và các thao tác tư
duy tương ứng được HS huy động:
Ví dụ: Khi xe khách đang chạy bỗng dưng phanh lại thì hiện tượng gì
xảy ra đối với hành khách? Giải thích vì sao? Đối với các chiếc ghế ngồi có
hiện tượng đó không ? Vì sao? Cần làm gì để khắc phục hiện tượng trên?
Trong quá trình bồi dưỡng tư duy logic cho HS, GV cần tổ chức để HS
thực hiện các thao tác tư duy và kĩ năng suy luận logic tự giải quyết tình huống Muốn vậy GV phải luôn linh hoạt, luôn bám sát và dựa vào đối tượng
HS để tổ chức tìm ra tình huống phù hợp với các đối tượng đó Trong quá
trình thảo luận, hợp tác giữa GV và HS; giữa HS với HS phải luôn dân chủ, thoải mái GV luôn khích lệ những thành công của HS, luôn làm cho HS tin
tưởng vào bản thân họ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS bày tỏ ý kiến của họ
Đồng thời phải có những thông tin phản hồi kịp thời chính xác đề giúp HS tự
uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm của mình
* GV phân tích các câu trả lời HS để chí ra được chỗ đúng, chỗ sai trong khi thực hiện các thao tác tư duy, suy luận logic, đồng thời hướng
dẫn HS cách sửa chữa chỗ sai và hoàn thiện câu trả lời
Những sai lầm HS thường gặp là đo các nguyên nhân sau đây:
- Không nắm chắc được những khái niệm, những định luật vật lí cần thiết
trước khi xây dựng một suy luận
- Không phân biệt được những biến đổi ngẫu nhiên và những biến đổi theo quy luật
- Không phát hiện ra những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng
Trang 27- Không thực hiện phép suy luận phù hợp với các quy tắc, quy luật của logic học
- Không phân biệt được những biến đổi có tính ngẫu nhiên và những biến đồi có tính quy luật
Đề khắc phục những sai sót của HS thì GV cần thực hiện giải pháp sau:
- Ôn tập, củng cố, bổ sung những kiến thức để HS hiểu rõ bản chất của
sự vật hiện tượng cần thiết đã được học
- Tổ chức lại cho HS quan sát lại hiện tượng sau khi đã đã định hướng rõ hơn mục đích quan sát và kế hoạch quan sát
- GV tổ chức HS thực hiện giai đoạn của quá trình suy luận để phát hiện
chỗ sai trong từng lời giải, dé kip thời uốn nắn, sửa chữa cho HS GV nên đưa
ra hệ thông các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp vừa sức với HS
* GV giúp HS khái quát hóa kinh nghiệm thực hiện các phép suy luận logic dưới dạng những quy tắc đơn gián
Trong hoạt tư duy HS phải thực hiện phép suy luận logic, mà phép suy luận này phải tuân theo các quy tắc quy luật của logic học Bản thân HS chưa
đủ điều kiện nghiên cứu tường minh các quy tắc, quy luật của logic học
nhưng thông qua dạy học vật lí GV vẫn có thể cho HS làm quen với các quy
tắc quy luật của logic học dưới dạng đơn giản và được lặp đi lặp lại nhiều lần,
đến một lúc nào đó HS có thể khái quát hóa kinh nghiệm thực hiện các phép suy luận logic dưới dạng những quy tắc đơn giản [1]
Thể hiện:
+ Tam đoạn luận rút gọn rất hay được dùng trong việc áp dụng các định
luật, nguyên lý của Vật lí học Trong hướng dẫn HS áp dụng các định luật VL
để dự đoán hiện tượng, GV thường bỏ qua kết luận (dành cho HS tự tìm lấy)
+ Hay vận dụng quy tắc 5 của tam đoạn luận
Trang 281.2 Bai tap dinh tinh trong day hoc vat li
1.2.1 Khai niém vé bai tap dinh tinh (BTDT)
BTĐT về Vật lí xuất hiện trên các sách báo về PP giảng dạy bằng tiếng
Nga đã hơn 200 năm trước đây Người ta đã từng đưa ra nhiều tên gọi khác nhau
về loại bài tập này như: “Câu hỏi thực hành”, “câu hỏi để lĩnh hội”, “bài tập logic”, “bài tập miệng”, “câu hỏi định tính”, “câu hỏi kiểm tra” Sự đa dạng
trong cách gọi như vậy, cho thấy loại bài tập này có những ưu điểm về PP ỏ
nhiều mặt, bởi vì mỗi một tên gọi đều phản ánh một khía cách nào đó về ưu
điểm Mặc đù có nhiều ý nghĩa khác nhau về tên gọi của loại bài tập này, nhưng
tựu trung lại, đó là những bài tập khi giải, HS không cân thực hiện các phép tinh
phức tạp, mà chỉ phải làm những phép tính đơn giản, có thé tinh nham duoc, dong thời phải thực hiện những phép suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất
của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng
trong các trường hợp cụ thể Bản chất của BTĐT chính là ở đó [3]
1.2.2 Tác dụng của bài tập định tính trong dạy học vật lí ở trường phố thông
BTĐT với tư cách là một bộ phận của bài tập VL, nên đối với quá trình dạy
học, về nguyên tắc chúng ta có đầy đủ các tac dung của bài tap VL noi chung
Ngoài ra, xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới PP dạy học nói chung và việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học VL
nói riêng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của BTĐT trong quá trình tô chức hoạt
động nhận thức cho HS còn có một số điểm đáng chú ý khác nữa
Trong dạy học VL, muốn tổ chức hoạt động nhận thức cho HS có hiệu
quả, trước hết cần phải nằm đươc những hành động phổ biến, những thao tác
cần dùng trong hoạt động nhận thức của họ, trên cơ sở đó người GV biết phải vận dụng loại kiến thức nào và vận dụng như thế nào để những hành động và
Trang 29thao tác ấy ngày càng thành thạo, linh hoạt và chính xác Về cơ bản, những
hành động phổ biến trong hoạt động nhận thức của VL bao gồm:
1 Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng Phân tích hiện tượng phức tạp ra thành những hiện tượng đơn giản hơn Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tượng
Tìm các dâu hiệu giông nhau của các sự vật, hiện tượng
2
3
4
5 Bố trí TN để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện nhất định
6 Tìm những tính chất chung của nhiều sự vật, hiện tượng
7 Tìm mối quan hệ khách quan, phô biến giữa các sự vật, hiện tượng
§ Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng
9 Mô hình hóa những sự kiện thực tế quan sát được dưới dạng những khái niệm, những mô hình lí tưởng để sử dụng chúng làm công cụ tư duy
10 Do một đại lượng VL
11 Tìm mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng VL, biểu diễn chúng bằng công cụ toán học
12 Dự đoán diễn biến của hiện tượng trong những điều kiện thực tế xác định
13 Giải thích một hiện tượng thực tế
14 Xây dựng một giải thuyết
15 Từ giải thuyết, suy ra một hệ quả
16 Lập phương án TN để kiểm tra một giải thuyết
17 Tìm những biểu hiện cụ thể trong đời sống thực tế của những khái
niệm, định luật VL
18 Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hành động
19 Đánh giá kết quả hành động
20 Tìm PP chung để giải quyết một loạt vấn đề
Có thể thấy hầu hết các hành động nhận thức VL nêu trên, ở mức độ này
hay mức độ khác đều nằm trong hệ thống những hành động cần có khi giải
Trang 30các BTĐT Như vậy, thông qua việc giải BTĐT có thể rèn luyện cho HS khả
năng thực hiện những hành động trong hoạt động nhận thức của mình Rõ
ràng, BTĐT là phương tiện để rèn luyện cho HS ngày càng hoàn thiện hơn
những hành động nhận thức VL của họ
Trên cơ sở những hành động ph biến, để hoạt động nhận thức có hiệu
quả HS còn phải thực hiện những thao tác cần thiết, đó là các thao tác vật chất
và các thao tác tư duy Vì GV không quan sát được trực tiếp quá trình HS
thực hiện các thao tác tư duy nên không thể rèn luyện cho HS trong một thời
gian ngắn, cách rèn luyện có hiệu quả là GV thường xuyên sử dụng những
BTĐT ở những mức độ khác nhau, trên cơ sở đó giúp cho khả năng thực hiện các thao tác tư duy ngày một chính xác hơn và tốc độ cũng nhanh dần lên Nhu vay, BTPT con la phương tiện hữu hiệu để rèn luyện cho HS các thao tác phổ biến, cần dùng trong hoạt động nhận thức VL
Đối với GV, hoạt động chính trong các giờ học VL là tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS thực hiện thành công các hoạt động nhận thức VL,
dé ho tái tạo được kiến thức, kinh nghiệm xã hội và biến chúng thành “vốn
liếng” của mình, hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực ở họ
Các nhà nghiên cứu về PP dạy học VL đều thống nhất cho rằng, trong quá
trình dạy học VL, sử dụng các BTĐT làm cho sự kiện mở đầu có thể đạt hiệu
quả rất cao, đồng thời có thể được sử dụng ở các khâu khác nhau trong tiến trình dạy học, thông qua dó GV thường xuyên thu được những tín hiệu ngược
từ phía HS về mức độ lĩnh hội của HS đối với vấn đề nghiên cứu, về sự phát
triển tư duy logic, về năng lực sáng tạo Như vậy, 8TĐT còn là công cụ để
GV có thể sử dụng hiệu quả trong tiến trình tổ chức và kiểm tra các hoạt động nhận thức của HS trên giờ lên lóp
Tóm lại, xét ở những khía cạnh khác nhau của quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, BTĐT đều có những tác dụng tích cực Sử dụng BTĐT như
Trang 31thế nào và vào lúc nào là tùy theo mục đích, nội dung của vấn đề cần nghiên cứu,
tùy theo yêu cầu về mức độ lĩnh hội tri thức của HS Một cách khái quát, có thể
nói BTĐT có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học VL
từ khâu mở bài để tạo tình huống học tập, xây dựng kiến thức mới, đến khâu
củng có, mở rộng một kiến thức nào đó hoặc dùng để kiểm tra mức độ thông
hiểu kiến thức của HS [3]
1.2.3 Phân loại bài tập định tính
Có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau đề phân loại các BTĐT, tuy
nhiên việc phân loại BTĐT cũng chỉ mang tính tương đối vì trong bat kì một
loại bài tập nào cũng chứa đựng những yếu tố của một loại bài tập khác Ở đây, việc nghiên cứu BTĐT với mục đích sử dung trong day hoc VL va muc
đích học tập liên quan đến kiến thức và các kĩ năng trí tuệ của HS Theo Bloom - nhà tâm lí giáo dục học của đại học Chicago (Mỹ) — lĩnh vực nhận thức liên quan đến các mục đích về kiến thức và các kĩ năng trí tuệ, bao gồm
6 mức độ:
Biết: là sự nắm bắt các dữ liệu đã được học trước đây (có thể nhắc lại các
dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí
nhớ những thông tin cần thiết)
Hiểu: là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu (thể hiện bằng việc
chuyền tài liệu từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích tài liệu và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai)
Vận dụng: là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ
thể mới (có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết )
Phân tích: là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó
sao cho có thê hiểu được cấu trúc chỉ tiết của nó (có thể bao gồm việc chỉ ra
Trang 32đúng các bộ phan, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được
các nguyên lý tổ chức được bao hàm)
Tổng hợp: là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới (có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất,
một kế hoạch hành động )
Đánh giá: là khả năng xác định giá trị của tài liệu dựa trên các tiêu chí
nhất định
Dựa trên 6 mức độ nhận thức nêu trên, BTĐT chia ra làm 3 loại: BTĐT
đơn giản, BTĐT tổng hợp và BTĐT sáng tạo
BTĐT đơn giản (ứng với các mức độ biết và hiểu)
BTĐT đơn giản là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn
giản (nếu có), HS chỉ cần nhớ và áp dụng một định luật, một quy tắc hay một
phép suy luận logic là có thể giải quyết được [3]
Ví dụ: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? Nhận xét: Với câu hỏi này HS chỉ cần phân tích hiện tượng “đường tan nhanh trong nước nóng” và kết hợp với kiến thức: khi nhiệt độ cao, nguyên
tử, phân tử chuyển động nhanh” Từ đó HS suy luận được: trong nước nóng,
các phân tử đường chuyển động nhanh hơn trong nước lạnh —› hiện tượng khuyéch tán xảy ra nhanh hơn —> đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong
nước lạnh
BTĐT tổng hợp (ứng với các mức độ vận dụng, phân tích và tổng hợp)
BTĐT tổng hợp là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn giản
(nếu có), HS phải áp đụng một chuỗi các phép suy luận logic dựa trên cơ sở của
các định luật, quy tắc có liên quan mới có thê giải quyết được Đòi hỏi HS phải
phân tích, tong hợp và tìm ra các biểu hiện đề vận dụng kiến thức [3]
Trang 33Ví dụ: Tại sao đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì thể tích của
chất khí có thể coi như không đổi, còn áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng?
Nhận xét: Với câu hỏi này HS cần liên hệ kiến thức vừa học lẫn kiến thức
có liên quan đã học ở bài trước Khi phân tích hiện tượng, HS cần lưu ý “đun
nóng”, “thể tích khí không đổi” nhưng “áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng” Từ đó HS tìm kiếm kiến thức liên quan: khi đun nóng — các phân tử khi chuyển động nhanh — do thé tích bình kín không đổi —› động năng
của các phân tử tăng —› va đập vào thành bình mạnh — F tăng Mặt khác HS
liên hệ công thức tính áp suất p = — áp suất p và F tỉ lệ thuận —› áp suất p
tác dụng lên thành bình cũng tăng
BTĐT sáng tạo (ứng với mức độ đánh giá)
BTĐT sáng tạo là loại bài tập mà khi giải, ngoài những phép tính đơn
giản (nếu có), HS phải đựa vào kinh nghiệm thực tiễn, vào vốn kiến thức của
mình về các quy tắc, định luật, trên cơ sở các phép suy luận logic tự lực tìm ra
những phương án tốt nhất đề giải quyết yêu cầu của đề bài [3]
Ví dụ: Người ta cung cấp cùng một nhiệt lượng cho 3 cốc thủy tỉnh
giống nhau Cốc 1 đựng rượu, cốc 2 đựng nước, cốc 3 đựng nước đá với khối
lượng bằng nhau So sánh độ tăng nhiệt độ của các cốc trên Biết rằng nước
đá chưa tan Chọn phương án đúng và giải thích vì sao chọn phương án đó
A At; = At = At;
B At, > At, > At;
C At; < Ab < At
D At, < At, < At;
Nhận xét: Để chọn được đáp án đúng cho câu hỏi này, HS cần thực hiện
nhiều phép suy luận, lẫn sử dụng công thức biến đổi để tìm ra mối quan hệ
giữa các đại lượng phụ thuộc nhau như thế nào Từ công thức Q = m.c.At suy
Trang 34Q
ra Ar=-— —> At tỉ lệ thuận với Q và tỉ lệ nghịch với m và c Theo đề bài Q:¡=
Mc
Q> = Q; va m; = m2 = m3, do đó At chỉ còn phụ thuộc tỉ nghịch với c (nhiệt
dung riêng của các chất) Tra bảng 24.4 trang 86 SGK Vật lí § ta có Crguv= C1 =
2500 J/kgK; cnuøe= ca = 4200 J/kgK; Cnước a”C Cš = 1800 J/kgK—> c¿ > cị > cạ—> At) < At; < At; + Chon D
1.2.4 Các bước giải BTĐT [4]
Bước I Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Đọc kĩ yêu cầu của bài tập để tìm hiểu các các thuật ngữ chưa biết, tên
gọi các bộ phận của cấu trúc xác định ý nghĩa VL của các thuật ngữ, tóm
tắt đầy đủ các giả thiết và nêu bật câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? mục đích cuối cùng của bài giải là gi?) Khảo sát chỉ tiết các đồ thị, sơ đồ,
hình vẽ .đã cho trong bài tập hoặc vẽ hình để diễn đạt những điều kiện của
dé bai Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết diễn biến của hiện
tượng hay nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng VL Trong nhiều trường
hợp, ngôn ngữ dùng trong đề bài không hoàn toàn trùng hợp với ngôn ngữ
dùng trong phát biểu của các định nghĩa, định luật, các quy tắc VL thì chúng
ta nên chuyển sang ngôn ngữ VL tương ứng để thấy được mối liên quan giữa
hiện tượng đã nêu trong bài với nội dụng các kiến thức VL tương ứng
Bước 2 Phân tích hiện tượng
Nghiên cứu các đữ kiện ban đầu của bài tập (những hiện tượng gì, sự kiện gì, những tính chất gì của vật thể, những trạng thái nào của hệ ) để
nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm nào, quy tắc nào, định luật nào đã học trong VL Xác định các giai đoạn, diễn biến của hiện tượng, khảo
sát xem trong mỗi giai đoạn diễn biến đó bị chỉ phối bởi những đặc tính nào, định luật nào từ đó hình dung được toàn bộ diễn biến của hiện tượng và các
định luật, quy tắc chỉ phối nó
Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Trang 35Đối với loại bài tập giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan
hệ giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật
VL, tức là phải thực hiện được phép suy luận logic, trong đó cơ sở kiến thức
phải là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật VL có tính tổng quát áp
dụng vào điều kiện cụ thể của bài mà kết quá cuối cùng chính là hiện tượng
đã được nêu ra trong bài Thực tế cho thấy, khi giải thích hiện tượng, nhiều
khi trong lời giải thích có chỗ sai mà không xác định được mình sai ở điểm
nào Vì vậy, cần thận trọng khi phát biểu định luật, các quy tắc dùng làm cơ
sở cho cho lập luận (việc phát biểu đầy đủ, chính xác về nội dung có tác dụng tránh được những sai sót trong lời giải thích hiện tượng)
Đối với loại bài tập dự đoán hiện tượng, trước hết cần phải “khoanh
vùng” kiến thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu (các dụng cụ
thí nghiệm, dạng đồ thị, cấu tao vat thé, trạng thái ban đầu của hệ ) để liên
tưởng, phán đoán chúng có liên quan đến những quy tắc nào, định luật VL
nào đã biết Kết quả của việc “khoanh vùng” quá rộng thì quá trình giải sẽ càng thêm phức tạp, còn nếu sai lầm ở khâu này thì chắc chắn sẽ dẫn đến
những dự đoán sai về bản chất hiện tượng Với những trường hợp có quá trình diễn biến phức tạp, cần phân tích rõ các giai đoạn diễn biến của cả quá trình,
phải tìm được mối liên hệ gắn kết giữa các quy tắc, định luật VL ở mỗi giai
đoạn diễn biến tương ứng Cuối cùng, từ những phân tích về diễn biến của các quá trình và việc vận dụng các kiến thức VL liên quan đã tìm được cho phép
ta có thể dự đoán hiện tượng một cách chính xác
Bước 4 Biện luận
Biện luận thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết quả tìm
được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở đầu bài tập hay không Ngoài ra, việc
Trang 36biện luận cũng là một trong những cách kiểm tra sự đúng đắn của quá trình
lập luận Đối với các BTĐT, có nhiều cách kiểm tra, trong đó có hai cách thường dùng là: thực hiện các thí nghiệm cần thiết có liên quan đề đối chiếu
với kết luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời với các nguyên
lý hay định luật VL tổng quát tương ứng xem chúng có thoả mãn hay không
1.2.5 Một số phương pháp giái bài tập định tính [4]
Do đặc điểm của BTĐT chú trọng đến mặt định tính của hiện tượng, nên
đa số các BTĐT được giải bằng phương pháp suy luận, vận dụng những định
luật VL tổng quát vào những trường hợp cụ thể Thông thường, để liên hệ một
hiện tượng đã cho với một số định luật VL, ta phải biết cách tách hiện tượng
phức tạp ra thành nhiều hiện tượng đơn giản hơn, tức là đùng phương pháp phân tích, sau đó dùng phương pháp tổng hợp để kết hợp những hệ quả rút ra
từ các định luật riêng biệt thành một kết quả chung Có thể nói, khi giải các
BTĐT, phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp thường gắn chặt với nhau, chúng ta nên sử dụng ba phương pháp sau:
1) Phương pháp Orisfic - sử dụng khi nội dung BTĐT được phân tích
thành nhiều câu hỏi định tính nhỏ, đơn giản hơn, có liên quan với nhau mà các câu trả lời hoặc đã nằm trong giả thiết, hoặc ở trong các định luật VL mà HS đã
biết Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là rèn luyện cho HS khả năng phân
tích các hiện tượng VL, biết tống hợp các dữ kiện của bài tập với nội dung các
định luật VL đã biết, khả năng khái quát hoá các sự kiện và biết cách rút ra những kết luận cần thiết
2) Phương pháp đỗ thị - sử dụng khi giải các BTĐT mà giả thiết được
diễn đạt bằng cách minh hoạ như: lập bảng, đồ thị, mô hình Trong phương pháp này, việc diễn đạt giả thiết của bài tập một cách chính xác, trực quan, là
cơ sở làm toát lên những mối liên quan giữa những hiện tượng đang khảo sát
và các định luật VL tương ứng Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa khi nội
Trang 37dung cua đề bài là một loạt các hình vẽ, thông tin ghi lại các giai đoạn xác
định trong tiến trình biến đổi của hiện tượng Ưu điểm của phương pháp này
là tính trực quan và tính ngắn gọn của lời giải, nó giúp cho HS phát triển tư
duy hàm số, tập cho HS quen với tính chính xác, cần thận
3) Phương pháp thực nghiệm - sử dụng trong trường hợp nội dung của
BTĐT có liên quan đến thí nghiệm, bằng cách bố trí và tiến hành thí nghiệm
theo đúng giả thiết của bài tập đề trả lời câu hỏi của bài tập đó Trong các bài
tập như vậy, bản thân thí nghiệm không thẻ giải thích được vì sao hiện tượng
xảy ra như thế này mà không phải như thế khác, việc chứng minh bằng lời
thông qua giải quyết các câu hỏi như “ cái gì sẽ xảy ra?”, “làm thế nào?” sẽ
là cơ sở để có lời giải thích chính xác và quan trọng hơn là câu trả lời tìm được có sức thuyết phục cao, không gây nghỉ ngờ cho HS Ưu điểm nỗi bật
của phương pháp này là đưa HS vào vị trí tựa như các nhà nghiên cứu, pháp huy tính tích cực, tính ham học hỏi, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo trong việc sử
dụng các dụng cụ thí nghiệm VL
1.2.6 Sứ dụng bài tập định tính để bồi dưỡng tư duy logic cho HS
1.2.6.1 Dạy học bài tập định tính góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ cho HS Khi giải BTĐT thì ta phải tìm hiểu đề bài để phân biết đâu là di liệu bài
tập cho và đâu là ân số cần tìm Vì ngôn ngữ trong BTĐT thường rất gần gũi với ngôn ngữ trong đời sống và có thé không phù hợp với ngôn ngữ VL Nhu vậy HS phải chuyển ngôn ngữ trong BTĐT về ngôn ngữ VL để phân tích các
hiện tượng phức tạp thành các hiện tượng đơn giản chỉ tuân theo một định
luật, một quy tắc nhất định Điều đó sẽ làm phong phú thêm ngôn ngữ của
HS Khi giải BTĐT buộc HS phải trình bày những suy nghĩ, những ý tưởng của mình bằng lời nói, bằng cách viết, HS phải lựa chọn các từ ngữ đề diễn tả một cách thật chính xác những ý nghĩ của mình bằng các suy luận logic Nếu
việc làm này được thực hiện thường xuyên sẽ làm cho ngôn ngữ HS được
Trang 38trong sáng, chính xác, rõ ràng, logic Điều này sẽ là động lực để HS tự tin hon
để trình bày các ý tưởng của mình, cũng như khả năng tranh luận, làm việc theo nhóm cũng được phát triển [1]
1.2.6.2 Dạy học bài tập định tính góp phần rèn luyện, bồi dưỡng,
phát triển các thao tác tư duy cho HS
Việc thực hiện 4 bước giải một BTĐT đòi hỏi HS phải thực hiện các
thao tác tư duy Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do BTĐT đặt
ra, HS phải sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, khái quát hóa, suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp để giải quyết vấn dé
Ví dụ: Cho cốc nước nóng và cốc nước lạnh, bỏ đường vào cốc nào sẽ tan nhanh hơn?
Khi giải quyết vấn đề HS cần sử dụng các thao tác tư duy sau:
- Đọc và phân tích đề bài tìm ra vấn đề (Đường tan nhanh hơn trong nước nóng hay cốc nước lạnh)
- So sánh 2 hiện tượng có đặc điểm nào giống nhau, khác nhau (Giỗng
nhau: các phân tử nước và đường chuyền động xen lẫn vào nhau Khác nhau:
trong nước nóng thì chuyên động nhiệt của các phân tử nhanh hơn trong nước
lạnh)
- Trừu tượng hóa, khái quát hóa vấn đề và suy luận (Trong nước nóng —> các phân tử nước và đường sẽ chuyền động nhanh hơn trong nước lạnh — đường tan nhanh hơn trong cốc nước nóng)
- Tống hợp các đữ kiện bài cho và các dữ kiện đã tìm được để trả lời câu
hỏi
Như vậy khi thực hiện giải BTĐT các thao tác tư duy được sử dụng linh
hoạt, kết hợp đan xen vào nhau, do đó tư duy HS có điều kiện phát triển Vì
vậy có thể nói BTĐT là phương tiện bồi đưỡng tư duy logic cho HS [1]
Trang 391.2.6.3 Dạy học bài tập định tính góp phần bồi dưỡng năng lực suy
luận logic cho HS
Dựa vào đặc điểm của BTĐT và các bước để giải một BTĐT ta thấy
rằng muốn giải BTĐT phải xậy dựng chuỗi suy luận logic hoặc theo tu duy tổng hợp (đi từ dữ liệu đến câu hỏi) hoặc theo tư duy phân tích (đi từ câu hỏi đến dữ kiện) Chuỗi suy luận đó phải sử dụng các khái niệm, định luật như
những tiền để và các quy tắc logic Giải thành công BTĐT tức là xây dựng
chuỗi suy luận logic như luận ba đoạn đề thiết lập mối quan hệ giữa các hiện
tượng VL, hay các điều kiện cụ thé cho trước với các khái niệm, định luật VL
nhằm dự đoán, giải thích hiện tượng Như vậy BTĐT sẽ tạo điều kiện cho HS
rèn luyện năng lực lập luận logic [I]
1.2.6.4 Dạy học bài tập định tính giúp HS hiếu sâu bản chất vật lí
Từ những đặc điểm của BTĐT ta nhận thấy BTĐT giải thích được các
hiện tượng gần gũi với cuộc sống, sẽ tạo được sự tò mò, hứng thú của HS từ
đó say mê, làm cho VL gần gũi với cuộc sống hơn Từ đó HS hiểu được bài tập VL không chỉ đơn thuần là bài toán tính ra kết quả là xong, mà khi giải
xong một bài tập VL các em sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị, từ đó hiểu
sâu được bản chất của VL Điều này làm các em càng hiểu rõ được vì sao phải học VL„, VL sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống Khi giải BTĐT đòi hỏi HS phân tích hiện tượng phức tạp thành các hiện tượng đơn giản đồng thời tìm ra nguyên nhân hay các quy tắc, định luật chi phối hiện tượng đó Từ
đó tổng hợp cái nhìn đầy đủ về hiện tượng nghiên cứu Chính trong quá trình
này HS sẽ tự mình tìm hiểu bản chất sự vật hiện tượng một cách sâu sắc nhất Tóm lại VL là một môn khoa học giúp HS năm được các quy luật của
thế giới vật chất và BTĐT giúp HS hiểu rõ những quy luật ấy, biết phân tích
và vận dụng những quy luật ấy vào thực tiễn [1]
Trang 401.2.6.5 Dạy học bài tập định tính là cơ sở suy luận giúp HS giải quyết các loại bài tập khác
Bài tập là hình thức củng cố, hệ thống hóa, mở rộng và đào sâu kiến thức
hữu hiệu nhất Bất kì loại bài tập nào cũng bắt đầu từ những dạng câu hỏi hoặc bài tập đơn giản mang tính gợi nhớ rồi phát triển dần lên thành bài tập
tổng hợp, bài tập sáng tạo BTĐT là bài tập đi sâu vào phân tích bản chất của
sự vật, hiện tượng, do đó khi đã giải BTĐT thành thạo thì việc phân tích, so
sánh, suy luận để giải quyết các loại bài tập khác sẽ thuận tiện hơn Dù là loại bài tập nào, khi bắt đầu giải cũng cần phải phân tích hiện tượng trong bài toán, tìm mối liên hệ với những kiến thức trước đó, sắp xếp kiến thức theo thứ
tự logic từ nguyên nhân dẫn đến kết quả Đó cũng chính là thực hiện giải BTĐT trước khi tiến hành giải một bài tập cụ thé
Tóm lại, muốn học giỏi VL thì cần phải thường xuyên giải bài tap VL,
trong đó bước đầu tiên không thể thiếu là phải rèn luyện kĩ năng giải BTĐT vì
BTĐT là cơ sở suy luận để HS có thé giải quyết các loại bài tập khác
1.3 Thực trạng về việc dạy học bài tập định tính ớ một số trường
THCS ớ Thành phố Cao Lãnh, tính Đồng Tháp
Tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy BTĐT của GV nhằm phát triển
tư duy logic cho HS bằng phiếu điều tra (phụ lục 4) ở 7 trường THCS trên địa bàn thành phố Cao Lãnh