Hiện nay, hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn là do quan hệ trong công tác giữa lực lượng Cảnhsát nhân dân Việt Nam với người nước ngoài có sử d
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận án
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có tính quốc tế vàngười nước ngoài phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, với nhiềuphương thức, thủ đoạn mới Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạmphải được tổ chức một cách khoa học, các lực lượng vũ trang nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng phải chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công tộiphạm; phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tộiphạm thể hiện bằng việc ký các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước,dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án, trao đổithông tin về tình hình tội phạm có liên quan lẫn nhau và phối hợp truy bắttội phạm truy nã Ngoài ra, chúng ta còn phải liên kết và phối hợp với cácquốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thông qua việc gia nhập tổchức CSHS quốc tế (Interpol), tổ chức hình sự quốc tế (ICC) hay tổ chứcCảnh sát khối Asean Tham dự các chương trình của Liên Hiệp quốc nhưChương trình kiểm soát ma túy quốc tế; Chương trình toàn cầu chống tẩyrửa tiền; Chương trình toàn cầu chống buôn bán người; Công ước của Liênhiệp quốc về chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần…
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài và thựchiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, lực lượng Công an trước hết phải giỏi vềchuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải thông thạo về ngoại ngữ đặc biệt làtiếng Anh và hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành
Hiện nay, hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS ngày càng được
bổ sung, hoàn thiện hơn là do quan hệ trong công tác giữa lực lượng Cảnhsát nhân dân Việt Nam với người nước ngoài có sử dụng tiếng Anh và vớilực lượng Cảnh sát của các nước có sử dụng tiếng Anh ngày một mở rộng.Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh ở các trường CSND mới chỉ dừng ởmức tiếng Anh giao tiếp thông thường (General English), chưa có đầy đủchương trình, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành dành riêng cho các khoanghiệp vụ
Do vậy khi học tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên các khoa chuyênngành học chung giáo trình đơn ngữ tiếng Anh “English for Police” vớiphần mục từ (400 từ) của tác giả Phùng Việt Hòa, 1998, The PoliceUniversity Số lượng 400 từ trong giáo trình tiếng Anh chuyên ngành là vốn
từ vô cùng hạn hẹp để các sinh viên, các sĩ quan sử dụng trong công tácchuyên môn, vì thế họ gặp không ít khó khăn khi giải quyết vụ việc có liênquan đến người nước ngoài hay dịch các tài liệu chuyên ngành.v.v
Là giảng viên dạy tiếng Anh tại Trường Đại học CSND, là ngườigóp phần đào tạo những sĩ quan cảnh sát, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết
Trang 2của việc xây dựng một chương trình ngoại ngữ chuyên ngành chuẩn màtrọng tâm là ngôn ngữ, văn phong khoa học với sự trợ giúp đắc lực của hệthuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành chính xác Chính vì vậy, việc đi sâu vàonghiên cứu đặc điểm thuật ngữ chuyên ngành CS là thiết thực và có tínhthời sự Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữnghĩa và cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là cơ sở cho việc dịch thuậtngữ và góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống thuật ngữ tiếngAnh chuyên ngành trong lực lượng CAND.
Thuật ngữ chuyên ngành CS là hệ thuật ngữ nằm trong hệ thốngngôn ngữ Việt Nam nói chung và trong hệ thống ngôn ngữ khoa học ViệtNam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa được quan tâm tới và thực tế
từ trước đến nay chưa có một bài báo hay một công trình khoa học nghiêncứu về thuật ngữ chuyên ngành CS được công bố
Ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thuật ngữchuyên ngành CS trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam,chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu đặc điểm của hệ thuật ngữ này vớimong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng vàhoàn thiện hệ thuật ngữ chuyên ngành CS cho ngành và làm giàu thêm cho
hệ thống ngôn ngữ khoa học Việt Nam Xa hơn nữa, hệ thuật ngữ chuyênngành CS là hành trang, là tư liệu để chúng tôi tiến hành biên soạn bộ giáotrình tiếng Anh chuyên ngành cho các khoa nghiệp vụ, làm sổ tay từ vựng,thiết kế ngân hàng điện tử về thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành CS hoặclàm từ điển song ngữ Mục đích cuối cùng của luận án là nâng cao hiệu quảchất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, góp phần vào việc nâng caotrình độ, kỹ năng chuyên môn của lực lượng cảnh sát để phục vụ đắc lựccho quá trình hội nhập quốc tế
Từ thực tế vấn đề nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu luận án:
“Cách dịch thuật ngữ Anh-Việt chuyên ngành cảnh sát”.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bắt đầu từ năm 1780, các nhà khoa học ở Liên bang Nga đã lựachọn và xử lý sơ bộ các thuật ngữ và xác định các khái niệm chuyên biệtliên quan Sự bắt đầu của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc dịch cácthuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học đầu tiên
Từ năm 1930 đến năm 1960, đây là thời kỳ mà các lý thuyết vànhững hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học trên cơ sở đào tạo kỹ thuật củahai chuyên gia D.S.Lotte và E.K.DreZen ra đời
Từ năm 1970 đến năm 1990, đây là thời kỳ đánh dấu bằng việcthuật ngữ học trở thành một ngành khoa học độc lập Vào thời kỳ này, ởCộng hòa Liên bang Nga đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo về thuật ngữ
Trang 3học, hàng chục chuyên khảo và gần 20 tuyển tập các bài báo được xuất bản,hơn 100 luận án Phó tiến sĩ và Tiến sĩ đã được bảo vệ Thời kỳ này phải kểđến sự đóng góp của các nhà khoa học như L.N.Beljaeva, L.I.Borisova,A.S gerd, B.N.Golovin, S.V.Grinev, A.D.Hajutin, T.L.Kandenlaki,R.Ju.Kobrin, Z.I.Komarova, O.n.Trbachev, N.V.Vasilieva, M.N.Volodina,v.v.
Còn ở Việt Nam, những chú giải thuật ngữ đã xuất hiện vào nhữngnăm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX Vào năm 1942, Giáo sư Hoàng XuânHãn đã biên soạn và cho ra đời tác phẩm “Danh từ khoa học”
Những công trình tiếp nối nghiên cứu về thuật ngữ và ngôn ngữkhoa học có thể kể:
Một là:
Các công trình nghiên cứu và xây dựng chuẩn hóa thuật ngữ như
“Về vấn đề xây dựng thuật ngữ của các ngành khoa học và kỹ thuật” của
Võ Xuân Trang (1973), “Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học” của LưuVân Lăng (1977), “Từ thường và từ chuyên môn” của Nguyễn Đức Dân(1977), hay “Nghiên cứu ngôn ngữ khoa học - kỹ thuật tiếng Việt (về ngữpháp)” của Hoàng Trọng Phiến (1985);
Các công trình nghiên cứu về từ điển thuật ngữ chuyên ngành như
“Từ điển Y học Anh - Việt” của Phạm Ngọc Trí (2000); “Từ điển Y họcAnh -Việt” của Lâm Phương Thảo (2003); “Từ điển Y dược Pháp - Việt”của Bộ Y tế (1976 Nxb Y học; “Từ điển Kỹ thuật xây dựng Anh -Việt”của Nguyễn Văn Bình (1994 Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội) Riênglĩnh vực tài chính - Kế toán - Ngân hàng, từ những năm 90 của thế kỷ trướcđến nay đã có nhiều từ điển song ngữ Anh-Việt như “Từ điển Thương mại -Tài chính - Ngân hàng Anh -Việt” của Nguyễn Thị Ái Nguyệt & NguyễnTùng Lâm (1992 Nxb Thế giới);
Bốn là:
Các công trình nghiên cứu về dịch thuật:
- Những nghiên cứu về dịch thuật của nước ngoài như cuốn “Nhậpmôn nghiên cứu dịch thuật: Lý thuyết và ứng dụng” của JeremyMunday - Trịnh Lữ dịch (2009 Nxb Tri Thức); “A Linguistic
Trang 4Theory of Translation - Lý thuyết ngôn ngữ dịch thuật” của Catford
(1965 Nxb Oxford University, Oxford); “Contemporary Translation
Theories - Những lý thuyết dịch thuật đương đại” của Hay Gentzler(1993 Nxb Roudledge, London & New York); “Discourse and theTranslator – Diễn ngôn và dịch giả” của Hatim và Mason (1990.Nxb Longman, UK); “A Textbook of Translation - Sách học về dịchthuật” của Newmark (1988 Nxb Prentice Hall, London 1988)
- Những nghiên cứu về dịch thuật của Việt Nam như “Phiên dịch sáchbáo Anh - Việt, Việt - Anh” của Nguyễn Văn Tạo; “Vài nhận xét về vấn
đề dịch sách” của Hồ Hữu Tường; “Thế nào là một bản dịch hay” củaBàng Bá Lân; “Hướng dẫn kỹ thuật dịch Anh - Việt” của Nguyễn QuốcHùng hay “Dịch thuật, từ lý thuyết đến thực hành” của Nguyễn ThượngHùng
Một số công trình nghiên cứu dịch thuật khoa học như luận văn thạc sĩcủa Hoàng Văn Vân tại Đại học Macquarie (Úc) về đề tài “Bình diện chứcnăng trong việc dịch các ngôn bản khoa học từ tiếng Anh sang tiếng Việt”;công trình “Nghiên cứu dịch thuật” của Hoàng Văn Vân; luận án tiến sĩ
“Dịch Anh -Việt văn bản khoa học” của Lưu Trọng Tuấn (2008) và luận ántiến sĩ “Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tácphẩm Harry Potter)” của Võ Tú Phương (2011)
Nghiên cứu về dịch thuật nhìn chung cũng bắt đầu phát triển nhưngchưa thật nhiều, đặc biệt về vấn đề dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việtchuyên ngành CS chưa thật sự được quan tâm
Ngoài một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành hẹp như: “Từ điển Pháp
luật Anh - Việt” của nhóm tác giả Nguyễn Thế Kỳ, Phạm Quốc Toản và
Lương Hữu Định (1991 Nxb Khoa học xã hội); “Từ điển Pháp luật Việt Anh” của tác giả Vũ Quốc Tuấn (2002 Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ
-Chí Minh) và “Từ điển Thuật ngữ về ma túy Anh - Việt” của tác giả Nguyễn
Tường Dũng (2004 Nxb Thế giới), hiện nay ở nước ta chưa có tài liệu chuyênsâu và đầy đủ về hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS, và cũngchưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm hay kỹ thuật dịch thuật ngữtiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát Chính vì vậy chúng tôi
nghiên cứu đề tài “Cách dịch thuật ngữ Anh-Việt chuyên ngành cảnh sát” Có
thể nói đây là công trình có tính chất khởi đầu nghiên cứu về thuật ngữ và dịchthuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát
3 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát vànhững yếu tố có liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của hệ thuật
Trang 5- Các yếu tố có liên quan đến hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việtchuyên ngành cảnh sát như nguồn gốc, phương thức cấu tạo, ngữ nghĩa vàcách sử dụng
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS đểxác định được đặc điểm của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành
CS từ góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng
- Đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CSsang tiếng Việt chuyên ngành CS nhằm nâng cao chất lượng dịch thuật vàhướng đến việc xây dựng kho ngữ liệu để thiết kế ngân hàng điện tử về thuậtngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp tương đối đầy đủ các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
chuyên ngành về các lĩnh vực QLHC về TTXH, KTHS, Phòng chống tộiphạm hình sự, Phòng chống tội phạm kinh tế, Phòng chống tội phạm về matúy, CSĐT, CSGT, Quản lý giáo dục & cải tạo phạm nhân, luật (Hình sự và
Tố tụng hình sự)
- Phân tích đặc điểm của hệ thống thuật ngữ Anh -Việt chuyên
ngành CS từ góc độ nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng
- Trên cơ sở phân tích đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Anh và tiếng
Việt chuyên ngành CS, luận án tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra các điểmtương đồng cũng như khác biệt của hai hệ thống thuật ngữ từ các góc độnghiên cứu kể trên
- Đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CS
sang tiếng Việt nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập,dịch thuật các tài liệu liên quan đến chuyên ngành cảnh sát
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh đối chiếu, phương
pháp mô hình hóa, phương pháp lập bảng biểu để minh họa các kết quả vàcác luận điểm đã đề cập trong luận án Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng cácthủ pháp như: Phân tích và tổng hợp hay thống kê
5 Cái mới của luận án
Luận án đã xác lập một cơ sở lý luận chắc chắn để triển khai nghiêncứu về thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát Anh- Việt
Luận án đã xác lập một cách hiểu đúng đắn về thuật ngữ, chỉ rađược đặc trưng cơ bản của thuật ngữ Riêng đối với thuật ngữ cảnh sát, đặc
Trang 6trưng nổi bật là tính thời sự và tính pháp lý cao.
Luận án cũng xác lập những vấn đề lý thuyết về dịch thuật, mô hìnhdịch thuật và các tương đương dịch thuật
- Luận án khảo sát các thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát tiếng Anh vàtiếng Việt theo các trường và tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa khác nhau đểxác định cách tạo nghĩa và cách sử dụng
- Luận án đề xuất các kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyênngành sang tiếng Việt và gợi ý cách chuyển dịch một số thuật ngữ chuyênngành CS chưa thỏa đáng
- Luận án đề xuất xây dựng kho ngữ liệu và thiết kế ngân hàng điện
tử về thuật ngữ Anh - Việt chuyên ngành cảnh sát
6 Ý nghĩa của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là một trong những công trình đầu tiên hệ thống hóa tươngđối đầy đủ về đặc điểm của thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyên ngànhcảnh sát
- Đề xuất được 6 kỹ thuật dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việtchuyên ngành CS
- Đề xuất xây dựng kho ngữ liệu thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việtchuyên ngành CS
- Đề xuất thiết kế và xây dựng một ngân hàng điện tử thuật ngữtiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành CS
- Góp phần vào việc xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ chuyênngành CS
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể:
- Ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ở cáctrường thuộc lực lượng cảnh sát nói riêng và các trường thuộc lực lượngcông an nói chung
- Là cơ sở để biên soạn bộ giáo trình tiếng Anh chuyên ngành và làphương tiện ứng dụng trong giao tiếp, trong công tác của lực lượng cảnh sátkhi có nhu cầu
- Là cơ sở để biên soạn sổ tay từ vựng, ngân hàng thuật ngữ và xâydựng từ điển thuật ngữ Anh -Việt chuyên ngành cảnh sát
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể ứng dụng cho việcdịch thuật các văn bản chuyên môn, làm tài liệu tham khảo cho những độcgiả quan tâm đến lĩnh vực này
7 Bố cục của luận án
Trang 7Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lụcluận án gồm 3 chương, 7 tiết.
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THUẬT NGỮ VÀ DỊCH THUẬT
1.1 Tổng quan về thuật ngữ
1.1.1 Quan niệm về thuật ngữ
1) Định nghĩa về thuật ngữ trên thế giới
Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, 1976 đã định nghĩa: “Thuật ngữ
là một từ hoặc là một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan
hệ của nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyênngành Thuật ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hóa, hạn định hóa về sựvật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong phạm vi chuyên mônđó”
2) Định nghĩa về thuật ngữ ở Việt Nam
Đỗ Hữu Châu cho rằng “Thuật ngữ là từ chuyên môn được sử
dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành
kỹ thuật nào đó Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học, toán học,thương mại, ngoại giao.v.v Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ
có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượngkhoa học, kỹ thuật nhất định”
3) Định nghĩa về thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát
Thuật ngữ chuyên ngành CS có thể hiểu là “từ và cụm từ biểu thịcác khái niệm, sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực công tác của lực lượngcảnh sát; các biện pháp trinh sát; các phương pháp, chiến thuật điều tra hìnhsự; các biện pháp, phương tiện KTHS và các quy định của pháp luật.”Thuật ngữ chuyên ngành CS gồm các thuật ngữ liên quan đến hoạt độngnghiệp vụ của các lực lượng như: CSĐT, CSHS, CSKT, CSPCTP về MT,Cảnh sát QLHC về TTXH, CSGT, Cảnh sát quản lý giáo dục & cải tạophạm nhân, Cảnh sát vũ trang, KTHS và một số ngành luật có liên quan
1.1.2 Đặc trưng của thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát và các tiêu chí đánh giá
1) Đặc trưng của thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát
Nằm trong hệ thống thuật ngữ khoa học và là một bộ phận quantrọng của từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành CS cũng mang những nét chungcủa thuật ngữ khoa học, đó là: tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế,
Trang 8tính đại chúng,tính dân tộc và tính ngắn gọn Riêng đối với thuật ngữ cảnhsát, đặc trưng nổi bật là tính thời sự và tính pháp lý cao.
- Tính thời sự: Thuật ngữ cảnh sát có tính thời sự vì nó gắn liền với
xu thế phát triển của xã hội trong những thời kỳ khác nhau góp phần giữvững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong từng giai đoạn lịch sửkhác nhau Những thay đổi trong các quy phạm của luật Hình sự ở từng giaiđoạn lịch sử có thể minh chứng cho vấn đề này
- Tính pháp lý: Khác với hệ thống pháp luật của các nước châu Âu,
sử dụng tiền lệ pháp hay tập quán pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội ỞViệt Nam khi có sự kiện pháp lý xảy ra, pháp luật Việt Nam sử dụng hìnhthức Văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội Trong các vănbản pháp luật có tính pháp lý cao như Hiến Pháp, Bộ luật thường quy địnhbằng các thuật ngữ ngắn nhưng kèm theo nhiều sự giải thích để làm rõ nộidung của điều luật hay để miêu tả các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc đểgiải thích rõ các trường hợp phạm tội
2) Tiêu chí của thuật ngữ chuyên ngành cảnh sát
Là thuật ngữ khoa học, thuật ngữ chuyên ngành CS mang đầy đủcác tiêu chí của thuật ngữ khoa học Ngoài ra thuật ngữ cảnh sát mang tiêuchí đặc trưng là có tính thời sự và phải phù hợp với pháp luật Việt Nam
1.1.3 Một số khái niệm có liên quan
1.1.3.3 Đoản ngữ (phrases)
Đoản ngữ là một tổ hợp từ, bao gồm từ hai từ trở lên Tổ hợp từ cóthể do danh từ, động từ hoặc tính từ làm trung tâm và những thành tố phụquây quần xung quanh làm thành tố phụ cho từ trung tâm đó
Trang 9TheoThe Merrian - Webster Dictionary, 1974, “Dịch thuật bao
gồm việc dịch văn bản (form) ngôn ngữ từ ngôn ngữ nguồn (sourcelanguage) sang ngôn ngữ đích (receptor / target language)”
Theo Catford “Dịch là sự thay thế chất liệu ngôn bản của ngôn ngữ
này (ngữ nguồn) bằng chất liệu ngôn bản của ngôn ngữ kia (ngữ đích).”
Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể thấy rằng bản chất của quá trìnhdịch là một quá trình hoạt động ngôn ngữ, một hoạt động sáng tạo nhằm tạo
ra sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong văn bản dịch với văn bảnđích
1.2.1.2 Tương đương trong dịch thuật
1) Các quan niệm về tương đương dịch thuật
Newmark cho rằng “tương đương không phải là để chỉ sự bằng
nhau, cân đối về nghĩa mà là một quy trình dịch và quy tắc dịch” Theo ông,
“tương đương dịch thuật (translation equivalence) chỉ có ở những đối tượngtổng hợp ngoài ngôn ngữ (những khác biệt về văn hóa xã hội), rất ít có ởcấp độ danh từ, động từ và càng không có ở cấp độ văn bản”
Tương đương dịch thuật là mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vịdịch thuật của hai văn bản (văn bản nguồn và văn bản đích) trên cơ sở chú ýđến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phongcách ở phía người tiếp nhận
2) Các loại hình tương đương dịch thuật
- Tương đương dựa trên hình thức (form-based equivalence) baogồm tương đương ở cấp độ từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản
- Tương đương một - một (one to one): Là kiểu tương đương trong
đó một cách diễn đạt ở ngôn ngữ nguồn chỉ có một cách diễn đạt tươngđương ở ngôn ngữ đích
- Tương đương một đối với nhiều hơn một: (One to manyequivalence): Một cách diễn đạt ở ngôn ngữ nguồn có nhiều cách diễn đạttương đương ở ngôn ngữ đích
- Tương đương một với một bộ phận nhỏ hơn một (One to part ofone): Một cách diễn đạt ở ngôn ngữ nguồn có nhiều nét nghĩa mà một cáchdiễn đạt ở ngôn ngữ đích chỉ tương đương với một trong các nét nghĩa đó
- Bất tương đương (Nil-equivalence): Một cách diễn đạt có ở ngônngữ nguồn nhưng không có ở ngôn ngữ đích (đó là nguyên nhân của sự bấttương đồng về ngôn ngữ và văn hoá)
1.2.1.3 Các loại hình dịch thuật
Theo Nguyễn Thượng Hiền có nhiều loại hình dịch khác nhau như: Dịch
ngữ nghĩa (semantic translation); Dịch truyền đạt (communicativetranslation); Dịch từ đối từ (word-for-word translation); Dịch nguyên văn
Trang 10(literal translation); Dịch phiên âm (transcription), chuyển chữ(transliteration) và vay mượn (borrowing); Dịch sao phỏng (calque); Dịchmiêu tả (descriptive translation) hoặc giải nghĩa (explanatory translation) vàdịch tự do hay dịch thoát (free translation)
Theo Jakobson có 3 loại hình dịch là dịch nội ngôn (intralingual
translation); dịch liên ngôn (interlingual translation); dịch liên ký hiệu(intersemiotic translation)
Dịch thuật là một quá trình vô cùng phức tạp, và đầy khó khăn Tuynhiên, những người làm công tác dịch thuật, trong khi chuyển nghĩa từ ngônngữ này sang ngôn ngữ khác sẽ nhận ra rằng ở ngôn ngữ đích có một cách
để diễn đạt nội dung nghĩa thích hợp nhất, đó không phải dịch từng từ vàcũng không phải dịch mô phỏng lại nội dung của văn bản nguồn sang vănbản đích, mà đó là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn và sáng tạo giữa cáccách dịch sao cho người đọc không thể nhận ra đó là bản dịch
1.2.2 Vấn đề dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát sang tiếng Việt
1.2.2.1 Tình hình chung về việc dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành cảnh sát
Hệ thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát là hệthuật ngữ chưa được nghiên cứu chuyên sâu Các thuật ngữ tiếng Anh, tiếng
Việt chuyên ngành mới chỉ được tập hợp thành các mục từ (glossary) nhằm
mục đích phục vụ cho giáo viên, sinh viên, phiên dịch viên có liên quan đếnchuyên ngành này
Hiện nay ở nước ta chưa có tài liệu chuyên sâu và đầy đủ về hệthuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành cảnh sát, ngoài một số tài liệu
liên quan đến chuyên ngành hẹp như: (1) Cuốn từ điển Pháp luật Anh-Việt,
(2) Cuốn từ điển Pháp luật Việt-Anh; (3) Cuốn từ điển Thuật ngữ về ma túy
Anh-Việt Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy:
- Cuốn từ điển (1) gồm các loại mục từ như từ đơn, từ ghép, từphái sinh và ngữ (rất ít) Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp đối dịch vìcuốn từ điển này là cuốn từ điển song ngữ
- Cuốn từ điển (2) gồm các loại mục từ như từ đơn, từ ghép, và ngữ.Tác giả đã sử dụng phương pháp đối dịch khi dịch thuật ngữ từ tiếng Việtsang tiếng Anh
- Cuốn từ điển (3) gồm các loại mục từ như từ đơn, từ ghép, và ngữ
về lĩnh vực ma túy Đây là cuốn từ điển định nghĩa và giải thích đối chiếuAnh – Việt, nên việc giải thích mục từ bằng một từ tương đương gần nhưkhông xuất hiện trong từ điển