1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônan lỗ huyện phong điền, thừa thiên huế

52 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 295,36 KB

Nội dung

Để hoạt động kinh doanh phát triển và cạnh tranh được trên thị trường các doanh nghiệp cần phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ, mà vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đáp ứng được phần nào nh

Trang 1

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình CCBCNV của NHNo&PTNT An Lỗ năm 2011-2013

Bảng 2 :Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm tại Chi nhánh

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT An Lỗ

Bảng 4: Tình hình chung của chi nhánh trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011 - 2013

Bảng 5: doanh số cho vay hoạt động SXKD tại chi nhánh năm 2011-2013

Biểu đồ 7: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay SXKD đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 6: hệ số thu nợ cho vay hoạt động SXKD doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Bảng 7: tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Bảng 8: Vòng quay vốn tín dụng trong cho vay hoạt động SXKD của chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Bảng 9: Tình hình nợ xấu của chi nhánh trong cho vay SXKD

Trang 2

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 1: Vốn điều lệ qua các năm

Biểu đồ 2: Tình hình cán bộ công nhân viên phân theo tính chất sản xuất

Biểu đồ 3: Tình hình cán bộ công nhân viên phân theo trình độ

Biểu đồ 4: Tình hình cán bộ công nhân viên phân theo giới tính

Biểu đồ 5: Tình hình tổng nguồn vôn của chi nhánh năm 2011 – 2013

Biểu đồ 6: Tình hình thu nhập, chi phí hoạt động, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2011 - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với bất cứ một quốc gia nào, bất cứ một nền kinh tế nào thì vốn luôn là yếu

tố hàng đầu quyết định sự tăng trưởng kinh tế Từ một nước nông nghiệp lạc hậu

sản xuất không đủ tiêu dùng, qua gần 15 năm đổi mới Việt Nam đã và đang từng bước vươn lên, bước đầu khẳng định được uy tín, chinh phục được mọi thị trường, chiếm lĩnh thị trường lớn, ổn định góp phần nâng cao vị thế của mình trên chính trường quốc tế Hiện nay với cơ chế mở cửa, các thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng theo pháp luật Nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ Cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất

Theo dự tính trong tương lai thì nhu cầu vốn ngày càng tăng nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh tạo ra năng lực mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Để hoạt động kinh doanh phát triển và cạnh tranh được trên thị trường các doanh nghiệp cần phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ,

mà vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn của họ Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa do vốn tự có ít nên nhu cầu về vốn

là rất cấp thiết

Xuất phát từ lý do trên, em đã chọn đề tài : tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônAn Lỗ huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.

Trong quá trình thực tập do thời gian có hạn, em xin được làm đề tài nghiên cứu về tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Lỗ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ năm 2011- 2013

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại NHNo&PTNT An Lỗ

Trang 5

- Đánh giá những điểm mạnh và yếu tồn tại trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT An Lỗ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn mà Ngân hàng đang gặp phải, góp phần hoàn thiện và phát triển hơn hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT An Lỗ

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH AN LỖ HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn An Lỗ là chi nhánh nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, trực thuộc NHNo&PTNT huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiên Huế quản lý về cả công tác nghiệp vụ cũng như công tác tổ chức nhân sự

NHNo&PTNT An Lỗ thuộc hệ thống các NHTM Nhà nước được thành lập vào năm 1993, có tư cách pháp nhân ,có trụ sở đặt tại ngã tư An Lỗ, có con dấu riêng Hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán kinh tế nội bộ trên cơ sở nhận khoán các chỉ tiêu về tín dụng và huy động vốn

Biểu đồ 1: Vốn điều lệ qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

Với nhiệm vụ chính của đơn vị là đầu tư vốn cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân đóng trên địa bàn 3 xã : Phong An, Phong Hiền và Phong Sơn Để có nguồn vốn đầu tư chủ lực, chi nhánh cũng đã tích cực huy động nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay

NHNo&PTNT An Lỗ đã đang và sẽ đóng góp một phần vai trò quan trọng

trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Sự phát

triển của chi nhánh còn được thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn trong quy mô vốn điều lệ

1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng

- Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn dưới các hành thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước; vay vốn các TCTD khác

- Cho vay ngắn, trung, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ

có giá; hùn vốn liên doanh theo quy định của pháp luật

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

Trang 7

1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 1: Tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh An Lỗ

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

TÔ KHO ̉ QUỸ

PHONG̀

KINH

DOANH

Trang 8

1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban lãnh đạo:

+ Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi

hoạt động Ngân hàng trước giám đốc NHNo&PTNT T.T.Huế, chịu trách nhiệm phân công cho các phòng ban một cách hợp lý, giúp bộ máy hoạt động nhịp nhàng, an toàn hiệu quả

+ Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo công tác kế

hoạch, chỉ đạo công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địa bàn

+ Phó giám đốc kế toán kho quỹ: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công

tác kế toán-kho quỹ và công việc hành chính, đảm bảo an toàn tài sản không để thất thoát, là người giám đốc ngân hàng ủy quyền điều hành khi giám đốc đi công tác, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được giám đốc ủy quyền

-Các phòng ban:

+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chuyên sâu về kinh doanh, lập báo cáo

chuyên đề về tín dụng, thẩm định các chương trình tín dụng, lập hồ sơ cho vay, phòng ngừa xử lý rủi ro tín dụng

+ Phòng giao dịch: Có nhiệm vụ cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt, kiểm

tra kiểm soát, chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê, thực chi theo yêu cầu của Giám đốc ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý

+ Phòng kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, mở tài khoản giao dịch với

khách hàng, lưu hồ sơ, lập báo cáo tài chính, chuyển tiền và làm dịch vụ khác

+ Phòng hành chính, bảo vệ: Thực hiện công việc văn thư, tiếp tân, quản lý

con dấu, tiến hành các công việc nhằm đảm bảo an toàn tiền trong quá trình vận chuyển

+ Phòng kho quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm

cố, thế chấp và các tài khoản có giá trị khác, quản lý an toàn kho quỹ

1.4 Phân tích tình hình lao động ngân hàng

Khi nói đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh người ta không thể không tính đến ba yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đó là: vốn, lao động và khoa học công nghệ Trong ba yếu tố đó lao động nó bao hàm cả lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất lẫn trình độ năng lực quản lý và là yếu tố không thể thay thế, nó quyết định đến việc thành bại của doanh nghiệp Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật này, thậm chí lại là ngân hàng kinh doanh mà đối

Trang 9

tượng khách hàng chủ yếu là nông dân như NHNo&PTNT thì yếu tố con người đómg vai trò hết sức quan trọng Ngoài khả năng chuyên môn nghiệp vụ ra đòi hỏi mỗi CBCNV phải biết tìm tòi sáng tạo và khéo léo trong cách tiếp cận với khách hàng- những người nông dân vốn có trình độ nhận thức chưa cao và cuộc sống đang còn nghèo khó.

Bảng 1: Tình hình CCBCNV của NHNo&PTNT An Lỗ năm 2011-2013

ĐVT : người

So sánh 2013/2011

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính của NHNo&PTNT An Lỗ)

Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề trên trong những năm qua NHNo&PTNT An Lỗ không ngừng quan tam đến công tác tổ chức đào tạo CBCNV hoàn thiện cả về mặt số lượng lẫn trình độ chuyên môn Để thấy rõ tình hình cán bộ cũng như công tác đào tạo cán bộ chúng ta xem xét bảng 1

Qua bảng 1 ta thấy số lượng CBCNV ở chi nhánh NHNo&PTNT An Lỗ ít biến động Năm 2011, tổng số CBCNV là 34 người,đến năm 2013 tổng số CBCNV là 35 người, tăng lên 1 người tương ứng với tỷ lệ là 2,9% Với địa bàn hoạt động là 15 xã và 1 thị trấn, trong đó có những xã điều kiện giao thông và cơ

Trang 10

sở rất khó khăn thì số lượng CBCNV vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về vốn của người dân, số lượng phân bố vẫn cón mỏng so với địa bàn hoạt động.

Biểu đồ 2: Tình hình cán bộ công nhân viên phân theo tính chất sản xuất

Phân theo tính chất sản xuất, số lượng CBCNV trực tiếp kinh doanh của năm 2011 là 17 người chiếm tỷ trọng 50%, năm 2013 số CBCNV trực tiếp sản xuất là 18 người tăng thêm 1 người so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,9% Phân theo trình độ , trình độ đại học năm 2011 là 17 người chiếm tỷ trọng 50%, năm 2013 chiếm 54,3% và tăng 2 người tương ứng với tỷ lệ tăng 11,8% Trình độ cao đẳng chiếm 44% và không thay đổi qua các năm Trình độ trung cấp năm 2011 là 2 người chiếm tỷ trọng 6%, đến năm 2013 trình độ trung cấp giảm xuống còn 1 người, tương ứng giảm 50%, điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn của CBCNV của ngân hàng ngày càng cao

Biểu đồ 3: Tình hình cán bộ công nhân viên phân theo trình độ

Biểu đồ 4: Tình hình cán bộ công nhân viên phân theo giới tính

Với nhiệm vụ chính của đơn vị là đầu tư vốn cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân đóng trên địa bàn 3 xã: Phong An, Phong Hiền và Phong Sơn Để có nguồn vốn đầu tư chủ lực, chi nhánh cũng đã tích cực huy động nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay

Nhìn chung hàng ngũ CBCNV của NHNo&PTNT An Lỗ ngày càng phù hợp về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và chất lương tín dụng

1.5 Tình hình tài sản nguồn vốn của Ngân hàng

Hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và kinh doanh tiền

tệ trên vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và các nguồn

Trang 11

khác Trong các năm qua, thị trường huy động vốn gặp nhiều khó khăn các TCTD liên tục tăng lãi suất đồng thời đa dạng hoá hình thức huy động vốn Trước những khó khăn, Chi nhánh có tổng nguồn vốn giảm liên tục trong 3 năm.

Trang 12

Bảng 2 :Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm tại Chi nhánh

5 Sử dụng vốn khác 7.590 0,78 10.000 1,16 19.980 2,33 2.410 31,75 9.980 99,80

II NGUỒN VỐN 978.780 100 862.240 100 856.000 100 -116.540 -11,90 -6.240 -0,07

1.Nguồn vốn huy động 775.419 79,22 726.000 84,20 720.000 84,11 -49.419 -6,37 -6.000 -0,083

3.Tiền vay Hội sở chính 67.980 6,95 28.000 3,24 30.000 3,51 -39.980 -58,81 2.000 7,144.Nhận uỷ thác đầu tư 86.900 8,88 85.140 9,87 82.000 9,58 -1.760 -2,02 -3.140 -3,695.Nguồn vốn khác 26.400 2,7 23.100 2,68 24.000 2,80 -3.300 -12,50 1.100 4,76

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Nguồn vốn chi nhánh NH No&PTNT An Lỗ)

Trang 13

Biểu đồ 5: Tình hình tổng nguồn vôn của chi nhánh năm 2011 – 2013

Nhìn vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn huy động Cụ thể năm 2011, vốn huy động chiếm 79,22% tổng nguồn vốn tương đương 775.419 triệu đồng, năm 2012 chiếm 84,2% tương đương với 726.000 triệu đồng, đến năm 2013 chiếm 84,11% tương đương với 720.000 triệu đồng Qua các thời kì quy mô vốn của ngân hàng giảm nhẹ từ 978.780 triệu đồng năm 2011 xuống còn 862.240 triệu đồng năm 2012, tức giảm 116.540 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 11,9% Đến năm 2013 nguồn vốn đơn vị tiếp tục giảm 6.000 triệu đồng ứng với giảm 0,07% làm nguồn vốn kinh doanh còn 856.000 triệu đồng Xét về chủ quan, đây là dấu hiệu không tốt với hoạt động của Ngân hàng.

Do đặc điểm kinh doanh của NH nên tổng vốn kinh doanh chủ yếu bằng huy động Nguồn vốn này dù giảm so với các năm nhưng tỷ trọng lại tăng đều so với các năm trong tổng nguồn vốn Nguồn vốn năm 2013 giảm

do trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sự biến động giá cả, thị trường chứng khoán ảm đạm nên các thành phần chuyển hướng sang đầu tư các lĩnh vực khác hiệu quả hơn gửi tiết kiệm Ngoài vốn huy động trên địa bàn hàng năm Chi nhánh còn nhận nguồn vốn vay từ hội sở chính Nguồn vốn này biến động nhẹ qua các năm Năm 2012 giảm 1,29% Đến năm

2013 thì lại tăng nhẹ 7,14% so với năm 2012 Điều này cho thấy nguồn vốn của chi nhánh ít phụ thuộc vào nguồn cung ứng vốn từ hội sở chính qua đó thấy đựoc nỗ lực trong khả năng huy động vốn của NH Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận uỷ thác đầu tư từ ODA và nguồn khác Khoản vốn này giảm

từ 85.900 triệu đồng năm 2011 xuống còn 85.140 triệu đồng năm 2012 và đến năm 2013 còn lại 82.000 triệu đồng Vốn còn lại là vốn khác, ở đây có thể hiểu là các khoản phải trả, khoản này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn (<3%)

Trang 14

Trong tổng tài sản cuả NH khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế và

cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và năm 2011 là 22,79% đến năm 2012 ngân hàng đã chú trọng đầu tư các dự án lớn của tỉnh như thuỷ điện Bình Điền, Hương Điền…cho nên tổng đầu tư chiếm đến 49,11% tổng tài sản.Vào năm 2013,do kinh tế biến động không ngừng cho nên các thành phần kinh tế rất cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do vậy doanh

số cho vay đối với TCKT và cá nhân tăng mạnh lên mức 584.100 triệu đồng,tăng đến 90,58% so với năm 2012.

Cho vay uỷ thác đầu tư cũng không có sự biến động trong tổng tai sản của ngân hàng,năm 2013 khoản mục này chiếm 8,87% trong tổng tài sản của ngân hàng.

1.6 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT An Lỗ

Bất kì doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh đều muốn đem lại lợi nhuận tối đa Bởi lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả trong hoạt động của DN vừa là động cơ thúc đẩy bộ máy đơn vị hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh vừa tạo ra niềm phấn khởi say mê trong công việc của cán bộ nhân viên.

Trang 15

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT An Lỗ

- Thu từ lãi cho vay 23.837 28.722 73.054 4.885 20,5 44.332 154,3

- Thu từ lãi tiền gửi 49.365 43.025 70.4 -6.34 -12,8 27.375 63,63

2 Chi phí trả lãi 56.172 54.072 107.891 -2.1 -3,7 53.819 99,53

- Trả lãi tiền gửi 45.689 50.008 47.611 4.319 9,5 -2397 -4,79

- Trả lãi tiền vay 6.992 2.295 50.6 -4.679 -67,2 48.305 2104,2

- Trả lãi PH GTCG 3.491 1.769 9.68 -1.722 -49,3 7.911 447,2

1.Thu phi lãi 1.824 2.386 4.655 562 30,8 2.269 95,1

- Thu từ NV bảo lãnh 363 936 1.807 573 157,9 871 93,06

- Thu phí DV thanh toán 846 930 1.629 84 9,9 699 75,16

- Thu phí DV ngân quỹ 73 66 69 -7 -9,4 3 4,55

3 Chi phí cho nhân viên 3.314 4.697 5.319 1.383 41,7 622 13,24

Trang 16

4 Chi tài sản 1.906 2.563 2.894 657 34,5 331 12,915.Chi hoạt động quản lý 2.048 2.902 2.39 854 41,7 -512 -17,64

6 Dự phòng rủi ro 7.701 2.73 8.792 -4.971 -64,55% 6.062 222,05%

Thuế TNDN (28%) 3.613 4.241 6.908 628 17,4 2.667 62,89

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Nguồn vốn chi nhánh NHNo&PTNT An Lỗ)

Trang 17

Biểu đồ 6: Tình hình thu nhập, chi phí hoạt động, lợi nhuận trước thuế

của chi nhánh năm 2011 - 2013

Qua bảng 3 ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm,trong đó thu từ lãi ròng là khoản thu chủ yếu của Chi nhánh với 10.737 triệu đồng năm 2011 trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Khoản mục nay năm 2011 đạt 73.202 triệu đồng nhưng đến năm 2012 giảm nhẹ còn 71.748 triệu đồng giảm 2%, đến năm 2013 tăng lên 143.454 triệu đồng ứng với mức tăng 99,94% so với 2012.Lý giải ch nguyên nhân này là do năm 2013, khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến lãi suất tăng cao cho nên nguồn thu từ lãi cho vay tăng 143,35% so với năm 2012.

Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí trả lãi cho hoạt động huy động vốn lại tăng lên.Năm 2011 là 56.172 triệu đồng,năm 2012 là 54.072 triệu đồng, đến năm 2013 chi phí tăng gần gấp đôi 2012, nó ở mức 107.891 triệu đồng do nguồn nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá cao tại Chi nhánh nên số tiền trả lãi lớn là điều tất nhiên.Bên cạnh đó,ngân hàng cũng

có những khoản thu bất thường từ hoạt động thanh lý TSCĐ hay thu từ các khoản nợ đã xử lý trước đây.

Năm 2013, chi phí hoạt động đã tăng 43,13% so với năm 2012 Trong

đó khoản chi cho nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất do trong năm 2013 chuẩn

bị cho việc mở rộng quy mô, Chi nhánh đã tuyển thêm một số cán bộ mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng cao của mình.

Mặc dù lợi nhuận của Chi nhánh tăng lên qua các năm, cụ thể là năm

2011 là 9.291 triệu đồng, năm 2012 là 10.905 triệu đồng,năm 2013 là 17.763 triệu đồng nhưng khoản dự phòng rủi ro cũng tăng theo đó.Thể hiện rõ nhất ở năm 2013, DPRR tăng 219,71% so với năm 2012, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa lành mạnh, nhưng điều

Trang 18

này cũng bình thường của tất cả các ngân hàng để đối mặt với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

18

Trang 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH AN LỖ PHONG ĐIỀN

THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Khái quát hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng

2.1.1 Khái niệm cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNo&PTNTvề quy chế cho vay của

tổ chức tín dụng đối với khách hàng có quy định: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

- Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay(Ngân hàng và các định chế tài chính khác) vàbên đi vay (cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đã bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoảthuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Tín dụng tồn tại song song và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá Các chủ thể tham gia vào tín dụng Ngân hàng rất phong phú và đa dạng với một bên là Ngân hàng, một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân, hợp tác xã, các quan

hệ tín dụng giữa các chủ thể tín dụng được thực hiện trên cơ sởtự nguyện, bình đẳng và có lợi cho hai bên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

2.1.2 Đặc trưng của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh.

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đầy

đủ và đúng hạn

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay người

đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc

Trong quan hệ cho vay, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trảvô điều kiện

Trang 20

Cho vay cóthể chia thành hai mảng lớn là cho vay sản xuất kinhdoanh và cho vay tiêu dùng Cho vay sản xuất kinh doanh được hiểu là chocác đối tượng vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh Trong tình hình hiện nay ở Việt Nam, các khoản cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vaysản xuất kinh doanh, có ngân hàng cho vay lên đến 95% tổng giá trị cáckhoản cho vay của mỗi Ngân hàng.Trên đây là một số yếu tố rất cơ bản trong quan hệ cho vay, trong thựctế một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà chỉ chú trọng đến các bảo đảmbảo khoản vay, chính vì thế mà làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoảnvay.

2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh.

2.1.3.1.Vai trò của hoạt động cho vay đối với Ngân hàng

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho một Ngân hàng Thương mại, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Ngân hàng Thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư Ngay từ buổi ban đầu hoạt động của Ngân hàng Thương mại đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân Trong quá trình phát triển mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều phương pháp, nhiều công cụ kinh doanh mới xuất hiện nhưng hoạt động cho vay vẫn là hoạt động cơ bản, chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng Thương mại Bởi hoạt động cho vay chiếm tỉtrọng chủ yếu trong tổng tài sản có của các Ngân hàng Thương mại, lãi thu được từhoạt động cho vay thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập

2.1.3.2 Vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

- Hoạt động cho vay là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp Hoạt động cho vay của NH đối với DNNVV đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các DNNVV, trong quá trình sản xuất kinh doanh các DNNVV sử dụng vốn vay của NH để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng 20

Trang 21

như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình Nguồn vốn cho vay đối với các DNNVV sẽ giúp cho cấc doanh nghiệp hoàn thiện được công tác quản lystafi chính của mình, từ đó sẽ gia tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Tập trung vào sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV : cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan của thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp khác

2.1.3.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với nền kinh tế

- Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu về cung - cầu vốn để duy trì và phát triển quá trình sản xuất kinh doanh, giúp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tín dụng Ngân hàng mà hoạt động chủ yếu là cho vay ra đời làm trung gian để tạo điều kiện cho hai bên gặp nhau và cùng tháa mãn được nhu cầu của mình

- Hoạt động cho vay là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn sản xuất - kinh doanh

- Hoạt động cho vay góp phần điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát

Qua quá trình cho vay khối lượng tiền trong lưu thông được tăng lên và khi Ngân hàng thu nợ thì khối lượng tiền trong lưu thông giảm đi Như vậy, hoạt động cho vay Ngân hàng góp phần điều tiết khối lượng tiền của toàn bộ nền kinh tế

- Hoạt động cho vay góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế Quốc tế

Hoạt động chovay là một trong các giải pháp tốt để các nước tăng cường mối quan hệ kinh tế Quốc tế Thông qua quátrình nhận và cho vay tàitrợ xuất nhập khẩu của các tổchức tíndụng, cùng với sự tham gia trực tiếp vào quan hệ thanh toán Quốc tế, hoạt động cho vay đã làm tăngmối quan hệ tốt đẹp giữa các nước với nhau, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển từ đó một lần nữa thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế

- Ngoài ra, Ngân hàng còn góp phần thực hiện tốt các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra, đồng thời nó cũng là một yếu tố cơ bản giúp cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng đứng vững và phát triển

2.1.4 Phân loại hoạt động cho vay.

2.1.4.1 Căn cứ vào mục đích cho vay.

Trang 22

Theo phương diện này, hoạt động cho vay bao gồm:

- Cho vay kinh doanh bất động sản: gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn, dài hạn cho việc mua đất canh tác, nhà cửa và bất động sản

- Cho vay công nghiệp: Loại vay này nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Loại vay này giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí trong sản xuất

- Cho vay khác: Gồm các loại cho vay không nằm trong các mục trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán

2.1.4.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay.

Theo phương diện này, hoạt động cho vay bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn: Loại hình này có thời hạn cho vay đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: Loại hình này có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến

60 tháng và được sử dụng chủ yếu để đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự

án mới có quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh

- Cho vay dài hạn: Loại hình này có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên và được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá

2.1.5.1 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay * 100%

Trong đó:

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm

- Doanh số thu nợ: là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng Nó phản ánh trong một thờ kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngaanh hàng thu về bao nhiêu đồng vốn Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

22

Trang 23

2.1.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng

Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động chưa tốt

Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh cho vay chưa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn chưa tốt

Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với huy động vốn Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi dó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được

Tuy nhiên, số liệu dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với cascchi nhánh vì chi nhánh cón huy động tiền từ hội sở chuyển xuống hoặc các chio nhánh khác chuyển sang Vì vậy đánh giá chỉ tiêu này của chi nhánh chỉ đúng ở mức độ tương đối Về lý thuyết thì chỉ tiêu này không được lớn hơn 1, vì còn phải trích lập dự phòng, nhưng nếu phân tích ở một chi nhánh thì vhior tiêu này đôi khi có thể lớn hơn 1

2.1.5.3 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = doanh số thu nợ / dư nợ bình quân trong kỳTrong đó:

Dư nợ bình quân trong kỳ=(dư nợ cho vay đầu kỳ +dư nợ cho vay cuối kỳ) / 2Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của một ngân hàng cũng như cho biết thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn

2.1.5.4 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn(%)= Nợ quá hạn / Tổng dư nợ *100%

Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường Đây là chỉ tiru quan trọng trong đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này cfng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém, rủi ro tín dụng càng cao và ngược lại Theo quy định của nhà nước hiện nay thì chỉ tiêu này không vượt quá 3%

2.1.5.5 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay(DSCV)

Trang 24

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV(%) =DSCV năm nay – DSCV năm trước) / DSCV năm trước *100%

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để dánh gái khả năng cho vay , tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàn g đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoach tín dụng chưa hiệu quả

2.1.5.6 Dư nợ cho vay SXKD

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ

Là toàn bộ số tiền đã cho vay ngân hang đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ,

dư nợ được tính tại một thời điểm

2.1.6 Các phương thức cho vay SXKD chủ yếu

 Cho vay từng lần:

Cho vay từng lần được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vốn không thường xuyên Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng cho vay làm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng

Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với tiền độ và nhu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng lập giấy nhận nợ Trên giấy nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay cụ thể, đảm bảo không vượt so với thời hạn cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng

 Cho vay theo hạn mức tín dụng:

Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyên vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần

Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để tính toán và thỏa thuận với khách hàng một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh

 Cho vay theo hạn mức thấu chi:

24

Trang 25

Theo hình thức này, Ngân hàng sẽ thỏa thuận bằng vãn bản chấp thuận cho khách hàng được chi số tiền vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của NHNo& PTNTViệt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dich vụ thanh toán.

Trang 26

2.1.7 Quy trình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh (quy trình cấp tín dụng

Sơ đồ quy trình cấp tín dụng

Thu thập, nhân diện khách hàng

Kiểm tra xác nhận thông tin

Phê duyệt tín dụng

Tất toán

Kiểm soát sau vay

Ký hợp đồng tín dụng

Lưu hồ sơ

Ngày đăng: 06/11/2014, 10:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “ Ngân hàng thương mại”, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến.Nhà xuất bản Thống kê.Năm xuất bản: 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Ngân hàng thương mại”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê.Năm xuất bản: 2009
2. Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, TS Nguyễn Minh Kiều.Nhà xuất bản Thống kê Năm xuất bản: 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê Năm xuất bản: 2006
3. Báo cáo tổng kết của NHNo&amp;PTNT Việt Nam Chi nhánh An Lỗ Phong Điền - Tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011 – 2013 Khác
4. Các website:- www.agribank.com.vn - www.tailieu.vn- www.luanvan.net Khác
5. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 6. Một số tài liệu khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 :Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm tại Chi nhánh - tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônan lỗ huyện phong điền, thừa thiên huế
Bảng 2 Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm tại Chi nhánh (Trang 12)
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&amp;PTNT An Lỗ - tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônan lỗ huyện phong điền, thừa thiên huế
Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&amp;PTNT An Lỗ (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w