DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sự phân bố dân cư theo khu vực Bảng 2: Dân số trung bình phân theo địa phương thời kỳ 1995 – 2011 Bảng 3: Phân bố dân cư nông thôn thành thị theo vùng năm 2011 Bảng 4: Dân số và phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh năm 2008. Bảng 5: Mật độ dân số huyện Cẩm Xuyên năm 2013 Bảng 5: Diện tích đất đô thị của tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 – 2020. Bản đồ hành chính huyện Lược đồ mật độ dân số huyện Cẩm Xuyên năm 2013 1 KÍ HIỆU VIẾT TẮT DUNG TRONG NỘI DUNG BÀI CNHHĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa VD : Ví dụ UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân KH : Kế hoạch CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp HTX : Hợp tác xã NSNN : Ngân sách nhà nước CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật. 2 A PHẦN MỞ DẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân cư vừa là lực lượng lao động chủ yếu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế. Để kinh tế - xã hội của một địa phương phát triển, việc tổ chức không gian lãnh thổ phân bố dân cư của địa phương đó có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cung cấp nguồn lao động tại chỗ để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội của các bộ phận lãnh thổ trong địa phương đó phát triển một cách đồng bộ. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm trong việc quy hoạch, tổ chức phân bố dân cư hợp lý và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Cẩm Xuyên là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Cẩm Xuyên có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của cả tỉnh. Đó là vị trí cầu nối giữa ba trung tâm kinh tế quan trọng nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay: Thành phố Hà Tĩnh, cảng Vũng Áng và mỏ sắt Thạch Khê. Với vị trí đó kết hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác, huyện Cẩm Xuyên có nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế trong thời gian qua, huyện Cẩm Xuyên đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội như: kinh tế tăng trưởng đều qua các năm, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị sản xuất của các ngành kinh tế liên tục tăng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện… Tuy nhiên hiện nay huyện Cẩm Xuyên còn có nhiều vấn đề bất cập. Đó là tình trạng dân số đông mà phân bố không hợp lý. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện đặc biệt là những xã có mật độ dân số cao như: Cẩm Thạch, Cẩm Quang, Cẩm Hòa…Việc đánh giá đúng thực trạng phân bố dân cư của huyện sẽ là cơ sở quan trọng giúp huyện đưa ra các giải pháp phân bố lại dân cư hợp lý hơn qua đó có chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện nói chung và với từng xã nói riêng một cách thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện phát triển kinh tế của địa phương bằng lực lượng lao động tại chỗ, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiên chất lượng cuộc sống cho người dân, đưa huyện Cẩm Xuyên phát triển đi lên về mọi mặt. 3 Vấn đề phân bố dân cư đã được nhiều đề tài nghiên cứu nhưng phân bố dân cư ở huyện Cẩm Xuyên vẫn còn là một địa bàn mới mẻ. Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài: “Tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên. Qua đó đề xuất các giải pháp để phân bố dân cư hợp lý hơn. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu CSLL và TT phân bố dân cư. - Tìm hiểu hiện trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp trong việc phân bố dân cư hợp lý. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Địa bàn nghiên cứu Huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh. 2. Thời gian nghiên cứu Từ năm 2005 – 2020. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. - Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên. - Đề xuất định hướng, giải pháp để phân bố dân cư hợp lý. V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp sưu tầm, thống kê tài liệu Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của đề tài đưa ra để sưu tầm tài liệu. Số liệu liên quan. Từ đó chọn lọc, sắp xếp, thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài. 2. Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm rút ra những vấn đề phục vụ cho nghiên cứu. 3. Phương pháp so sánh đánh giá So sánh, đối chiếu, đánh giá những sự vật, hiện tượng để thấy được sự tương đồng, khác biệt trong mối tương quan tổng thể, rút ra những nhận định cần thiết. 4 4. Phương pháp bản đồ Sử dụng các phương pháp bản đồ nhằm kết hợp nghiên cứu trong phòng và đi thực tế để nghiên cứu hiện trạng và định hướng cho sự phát triển tương lai. Đồng thời thể hiện trên bản đồ những nội dung và kết quả nghiên cứu liên quan đến sự phân bố. 5. Phương pháp thực địa Tiến hành thực địa đến tại các xã của huyện Cẩm Xuyên để quan sát, tìm hiểu và kiểm chứng nhằm làm sáng tỏ đề tài. VI. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Phân tích các số liệu, tài liệu trong thời gian nhất định để nghiên cứu các quá trình phát triển, phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên từ đó có cơ sở để đưa ra những định hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức phân bố dân cư một cách hợp lý, phù hợp với quy luật vận động. 2. Quan điểm tổng hợp Phân bố dân cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội chịu tác động tương hỗ của nhiều yếu tố. Khi nghiên cứu phải xem xét trong mối quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội…Muốn phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên hợp lý không chỉ đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo không làm biến đổi tự nhiên. 3. Quan điểm hệ thống Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống. Phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên là một bộ phận trong hệ thống phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh và cả nước. Việc tổ chức phân bố dân cư là sự kết hợp không gian rộng lớn trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy nghiên cứu tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên phải có tính hệ thống mới có giá trị thực tiễn để vận dụng vào việc tổ chức, phân bố dân cư hợp lý. 4. Quan điểm lãnh thổ Đối tượng phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng. Việc nghiên cứu tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên dựa trên quan 5 điểm lãnh thổ nhằm xem xét, nghiên cứu theo góc độ không gian để thấy rõ sự phân hóa các thành phần, yếu tố phục vụ vấn đề nghiên cứu. 5. Quan điểm phát triển bền vững Tổ chức phân bố dân cư phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề tất yếu, nhưng trong quá trình tổ chức cần phải có kế hoạch, tổ chức để phù hợp với quy luật tự nhiên vừa phát triển kinh tế - xã hội để có ý nghĩa thực hiện trong lâu dài. VII. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vấn đề dân cư cũng như phân bố dân cư là vấn đề quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như toàn bộ xã hội. Các nghiên cứu về phân bố dân cư ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi những phương pháp luận của các trường phái Xô Viết, trong những năm gần đây đã tiếp thu những yếu tố tiến bộ của lý luận phương Tây. Phân bố dân cư được coi là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ sản xuất, mạng lưới dân cư là một bộ phận của hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội. - Đề tài 28A0106 “Lập hệ thống sơ đồ tổ chức mạng lưới các điểm dân cư đô thị nông thôn Việt Nam đến năm 2003” (1990). - Phạm Viết Hồng “Xây dựng mạng lưới điểm dân cư trung tâm ở nông thôn Thừa Thiên Huế” luận án tiến sĩ (1998). - Nguyễn Thị Hoài Lương “Tổ chức phân bố dân cư khu vực Chân Mây - Lăng Cô theo hướng đô thị hóa” luận văn thạc sĩ (2007). - Biền Thị Hoàng Anh “Nghiên cứu giải pháp phân bố dân cư Thị Trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch - Tỉnh Quảng Bình” Khóa luận tốt nghiệp (2005). - Nguyễn Thị Thu Hoài “Nghiên cứu phân bố dân cư huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” Khóa luận tốt nghiệp (2009). Nghiên cứu tình hình phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là vấn đề mới mẻ. Chưa có đề tài nào nghiên cứu nên tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề này. 6 B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN BỐ DÂN CƯ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm về dân cư Dân cư là sự tập hợp người sống trên một lãnh thổ đặc trưng bởi kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. [120;8] Dân cư có đặc điểm: Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, ở mức độ nhất định sự phát triển và phân bố nền kinh tế trong cả nước, các vùng phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, trước hết là người trực tiếp lao động, kết cấu và chất lượng dân cư. Trong xã hội, dân cư vừa là lực lượng sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời là người tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do chính họ sản xuất ra. Do đó dân cư có ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế, thông qua khối lượng và tính chất của nhu cầu đối với những sản phẩm nào đó. Nhờ tiêu thụ các giá trị vật chất và tinh thần con người mới tiếp tục sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Dân cư có quá trình tái sản xuất riêng của mình, thực chất là tạo ra thế hệ mình và nó đòi hỏi nhiều thời gian hơn quá trình tái sản xuất vật chất. Như vậy, dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong hệ thống tự nhiên - dân cư - kinh tế, chính dân cư là thành phần năng động nhất, gắn bó giữa tự nhiên với kinh tế nhờ những thuộc tính vốn có của mình. 1.1.2. Phân bố dân cư Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và các yêu cầu nhất định của xã hội. Dựa vào định nghĩa trên, phân bố dân cư được hiểu không chỉ là sự sắp xếp của các cư dân trong một cộng đồng mà còn là sự sắp xếp các cộng đồng dân cư khác nhau trên bề mặt lãnh thổ rộng lớn. Phân bố dân cư được biểu hiện ở các khía cạnh sau: - Phân bố dân cư theo từng cộng đồng trên mặt lãnh thổ xác định có quy mô và ranh giới rõ ràng, thường được xác định là các điểm dân cư. - Trong cộng đồng tồn tại các mối quan hệ xã hội giữa các dân cư với nhau và 7 các mối quan hệ sản xuất lãnh thổ. Chính các mối quan hệ này tạo ra nét đặc thù riêng của mỗi cộng đồng. - Hệ thống dân cư có khả năng tự điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của tính chất sản xuất có hiệu quả cao nhất và sinh hoạt thuận tiện của mỗi cộng đồng và toàn xã hội. Đó là sự phát triển dân cư hợp lý. - Giữa các dân cư, điểm dân cư có mối liên hệ với nhau tạo nên hệ thống quần cư. - Ở nhiều tỉnh, huyện nước ta hiện nay, do quá trình CNHHĐH và quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng tập trung đông vào một số trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và các thị trấn, thị tứ. Tại đây, dân cư tập trung đông chính vì vậy đây là trung tâm của những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó tại các vùng nông thôn, miền núi dân cư tập trung ít hơn chủ yếu theo hình thức quần cư làng, bản là nơi ít có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đây là những nơi xa trung tâm các vấn đề như y tế, văn hóa, giáo dục cũng gặp rất nhiều khó khăn. 1.1.3. Dân cư nông thôn Dân cư nông thôn là những tập hợp người sinh sống trong một khoảng không gian lãnh thổ mà đất đai trong khu vực lãnh thổ đó sử dụng cho xây nhà ở và các công trình khác chiếm tỉ lệ nhỏ so với đất sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm cảnh quan của khu vực định cư có nhiều không gian trống. Đây là khoảng không gian cần thiết để xây dựng các chuồng trại, kho chứa nông sản, nơi cất giữ các dụng cụ sản xuất và không gian để sản xuất nông nghiệp (đất canh tác, nguồn nước và đồng cỏ chăn nuôi). Tình trạng cư trú của dân cư tạo nên những điểm dân cư có quy mô nhỏ và số lượng chức năng không nhiều. Những tập hợp người sinh sống trong lãnh thổ đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên những đặc trưng riêng về dân số, văn hóa, hình thức cư trú và các hoạt động kinh tế - xã hội. Điểm dân cư nông thôn ra đời rất sớm, từ khi xuất hiện trên trái đất con người đã tìm kiếm các khu vực, địa điểm cư trú dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có làm nơi ở của con người. Dần dần với sự phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu của con người nên các loại hình quần cư ra đời. [11;5] Do chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp, nơi ở gắn liền với nơi sản xuất nên phân bố dân cư ở đây mang tính chất phân tán trong không gian. Tính chất phân tán biểu hiện cụ thể ở quy mô lãnh thổ (thường nhỏ hẹp), quy mô dân số 8 (thường ít) và mối quan hệ giữa các điểm dân cư với nhau. Theo điều kiện cụ thể của từng địa phương (tự nhiên, tôn giáo, dân tộc…) các điểm dân cư mang tên gọi khác nhau. Ví dụ: miền núi gọi là bản, buôn, sóc…Đồng bằng gọi là làng. Mức độ phân tán cũng khác nhau, nhìn chung các làng ở đồng bằng có dân số đông hơn diện tích cư trú rộng, khoảng cách giữa các điểm dân cư ngắn hơn. Ngược lại ở miền núi dân cư phân bố rời rạc, phân tán với số dân còn hạn chế. Điểm dân cư nông thôn có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, số lượng cũng như sự phân bố không gian của các yếu tố phụ thuộc vào đặc điểm các ngành nghề sản xuất, đặc điểm văn hóa, tập quán cư trú. - Các yếu tố thuộc riêng hộ gia đình: Nhà ở, bếp, sân, vườn, kho chứa nông sản, chuồng trại chăn nuôi, đất canh tác, bãi cỏ chăn nuôi. - Các yếu tố chung của cộng đồng: Nhà thờ, chùa chiền, trường học, cơ sở y tế, đường giao thông, dịch vụ thương mại (chợ, cửa hàng, cửa hiệu), các công trình văn hóa (khu vui chơi, sân bóng, giải trí, rạp chiếu bóng…). [11;1] Số lượng, đặc điểm dân cư nông thôn cũng như sự phân bố không gian của các yếu tố của điểm dân cư nông thôn không tồn tại cố định, chúng thay đổi do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thay đổi quy trình của kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. 1.1.4. Dân cư đô thị Đô thị ra đời muộn hơn nhưng phát triển rất mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khác với chức năng của nông thôn, chức năng của đô thị rất phức tạp nên sự phân bố dân cư cũng mang tính chất đặc thù. Qua nghiên cứu chúng ta có thể rút ra các đặc điểm của dân cư đô thị: - Sự tập trung cao độ về dân cư: Đô thị trước hết là sự tập trung cao độ về dân cư với mật độ cao hơn bất kỳ một vùng nông thôn nào khác. - Quy mô dân số đô thị thường rất lớn so với bất kỳ một điểm dân cư nông thôn cùng diện tích. 9 - Kiến trúc không gian khác hẳn với điểm dân cư nông thôn ở chỗ: Nơi ở khác với nơi sản xuất, độ cao địa hình, theo vĩ tuyến, theo châu lục và giữa các nước. Ngay trong phạm vi một quốc gia, tính chất này cũng được thể hiện rõ rệt. Bảng 1: Sự phân bố dân cư theo khu vực Khu vực % dân số thế giới Khu vực ôn đới Khu vực nhiệt đới Các khu vực có độ cao <500m Khu vực ven biển và đại dương Các lục địa (Á – Âu – Phi) Tân lục địa (Mỹ – Úc) 58 40 82 50 86.3 13.7 Nguồn [3] 1.1.5. Sự phân bố dân cư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Sự thay đổi dân cư còn xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp truyền thống gắn liền với ruộng đất đòi hỏi phải phân bố trên địa bàn rộng, do nhu cầu sửa chữa các phương tiện lao động, sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đã thúc đẩy các ngành nghề sản xuất mới - ngành tiểu thủ công nghiệp. Nhóm ngành sản xuất phi nông nghiệp này đòi hỏi cần nhiều lao động và không cần không gian rộng nên đã thu hút tập trung dân cư dẫn đến mật độ dân cư đông, giúp đẩy nhanh quá trình hình thành các đô thị nông thôn. Nhân lực, tài nguyên là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là nguồn lực của tăng trưởng kinh tế. Sự phân bố dân cư không hợp lý theo lãnh thổ kinh tế có thể dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: hoặc là dư thừa, hoặc là thiếu đầu vào nhân lực so với các nguồn lực khác. Cả hai tình trạng này đều làm giảm sản lượng tiềm năng mà xã hội có thể đạt được nếu như có sự phân bố dân cư, lao động hợp lý theo lãnh thổ. Bởi vậy việc nghiên cứu phân bố dân cư có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho mục đích phân bố và phân bố lại dân cư nhằm khai thác, sử dụng hết nguồn lực tăng trưởng kinh tế như lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Phân bố dân cư hợp lý theo lãnh thổ còn góp phần tạo lập công bằng xã hội về việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế và nhiều dịch vụ khác. Qua đó góp phần giảm bớt sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng lãnh thổ giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi. Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng, đồng bằng sông Hồng là điểm dân cư tập trung dân cư cao nhất và thấp nhất là Tây Nguyên. Sự chênh lệch về mật độ dân số giữa nơi cao nhất là TP Hồ Chí Minh 3589 người/km 2 (2011) và nơi thấp nhất là Lai Châu 43 người/km 2 (2011) hơn 83 lần. Sự 10 [...]... chuyển một bộ phận dân cư ra khỏi lãnh thổ hình thành điểm dân cư mới - Hiện trạng phân bố dân cư: Khi tổ chức phân bố dân cư phải xem xét hiện trạng phân bố dân cư, nếu 14 không xem xét thì chúng ta không thể biết được sự phân bố dân cư hiện tại hợp lý hay bất hợp lý Sự phân bố dân cư thế nào cho hợp lý hơn, bởi vì phân bố dân cư là vấn đề phức tạp... trong nghiên cư u phân bố dân cư Khi nghiên cư u phân bố dân cư cần chú ý: Cần nghiên cư u các hộ gia đình có cùng quan hệ huyết thống, làng xóm, sinh hoạt văn hóa ở gần nhau, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư để xem xét việc phân bố dân cư chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào Điều này sẽ thuận lợi trong quá trình nghiên cư u phân bố dân cư Trên cơ... nơi dân cư có vị trí thuận lợi thường tập trung đông dân cư từ đó tạo sức hút với các điểm dân cư quanh đó làm hạt nhân cho điểm dân cư đô thị 1.3.2 Nhóm nhân tố tự nhiên 1.3.2.1 Địa hình Là cơ sở để quy định cư trú của dân cư Đặc điểm của địa hình ảnh hưởng đến phân bố dân cư chủ yếu: - Dạng địa hình: Ảnh hưởng đến hình thái dân cư Miền núi địa hình. .. trở đi lại khó khăn dân cư tập trung rất thấp, đồng bằng địa hình bằng phẳng mật độ dân cư cao - Độ cao địa hình: Nếu địa hình quá cao thì áp suất không khí ảnh hưởng 12 đến sức khỏe dân cư, địa hình thấp sẽ gây ngập lụt vào mùa mưa Do vậy nghiên cư u phân bố dân cư cần xem xét kỹ vấn đề này - Độ dốc địa hình: Dân cư thường phân bố ở nơi dốc thoải,... sách phân bố dân cư Phân bố dân cư và nguồn lao động là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của huyện Cẩm Xuyên nói riêng đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa thì việc tổ chức phân bố dân cư là việc làm hết sức cần thiết Hiện nay dân số huyện. . .phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ vừa hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước vừa không khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực 1.2 Thước đo phân bố dân cư Nếu chỉ căn cư vào số lượng dân cư thì chưa đủ cơ sở để kết luận về tình hình phân bố dân cư của một lãnh thổ VD: Tại một thời điểm số dân của hai địa... hằng năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc Huyện Cẩm Xuyên đã có những đường lối, chính sách trong quy hoạch, phân bố dân cư Theo nghị quyết của HĐND huyện: Quy hoạch và xây dựng các điểm dân cư, chỉnh trang đô thị nhằm đưa Cẩm Xuyên thành thị xã phát triển trong tương lai (2020) Quy hoạch khu dân cư Cẩm Xuyên thành một khu vực kinh tế dịch vụ – thương mại... hưởng đến an ninh chính trị Khi xem xét thực trạng ta cần lưu ý: Mật độ dân số các điểm dân cư, quy mô dân số, số lượng các điểm dân cư, sự phân bố các điểm dân cư tập trung hay phân tán, manh mún; các điểm dân cư phân bố có an toàn hay không Sau khi xem xét các vấn đề trên chúng đã phân bố hợp lý hay chưa? Có phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển... sản xuất hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch sẽ tạo điều kiện thu hút dân cư đông đúc từ đó chức năng thành thị được hình thành trở thành điểm dân cư trung tâm thu hút các điểm dân cư khác 1.2.3 Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định sự hình thành và quá trình thay đổi của phân bố dân cư nông thôn... lãnh thổ lại khác nhau nên sự phân bố dân cư rõ ràng không thể giống nhau Để thể hiện sự phân bố dân cư, người ta sử dụng chỉ tiêu mật độ dân số 1.2.1 Mật độ dân số tự nhiên Mật độ dân số (tự nhiên hay thô) là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đo sự phân bố dân cư theo lãnh thổ Nó xác định mức độ tập trung của dân sinh sống trên một lãnh thổ . nhau tạo thành một hệ thống. Phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên là một bộ phận trong hệ thống phân bố dân cư tỉnh Hà Tĩnh và cả nước. Việc tổ chức phân bố dân cư là sự. một bộ phận dân cư ra khỏi lãnh thổ hình thành điểm dân cư mới. - Hiện trạng phân bố dân cư: Khi tổ chức phân bố dân cư phải xem xét hiện trạng phân bố dân cư, nếu 14 không. trạng phân bố dân cư huyện Cẩm Xuyên. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp trong việc phân bố dân cư hợp lý. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Địa bàn nghiên cư u Huyện Cẩm Xuyên - tỉnh