Phân tích nợ xấu trong chovay sản xuất kinhdoanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônan lỗ huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 36 - 40)

Bảng 4: Tình hình chung của chi nhánh trong hoạt động chovay sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011

2.2.5Phân tích nợ xấu trong chovay sản xuất kinhdoanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

752 triệu đồng năm 2011 lên 924 triệu năm 2012 tăng 171 triệu đồng, trong khi đó dư nợ bình quân chi tăng 116 triệu đồng.

Tuy nhiên năm 2013 vòng quay vốn giảm 0.06 vòng đạt mức 1.25 vòng. Nguyên nhân là dư nợ bình quân doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh hơn DSTN, năm 2012 là 705 triệu đồng đến năm 2013 là 839 triệu đồng tăng 134 triệu đồng, trong khi đó DSTN chỉ tăng 128 triệu.

Nói tóm lại vòng quay vốn tín dụng lớn hơn 1 chứng tỏ hiệu quả cho vay SXKD DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2013 là khá tốt, khi vốn bỏ ra được thu hồi và luân chuyển trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

2.2.5 Phân tích nợ xấu trong cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nợ xấu là chỉ tiêu quan trong để đánh giá rủi ro và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng có doanh số cho vay cao tổng dư nợ cho vay lớn nhưng tỷ lệ thu hồi thấp (tỷ lệ nợ xấu cao) thì hoạt động cho vay chưa hẳn chất lượng hơn so với ngân hàng cho vay thấp dư nợ thấp nhưng khả năng thu hồi nợ cao (tỷ lệ nợ xấu thấp).

Chính vì vậy để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng bên cạnh xem xét các chỉ số phản ánh về quy mô như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ… Thì chúng ta nên quan tâm đến chỉ tiêu nợ xấu để có một đánh giá chính xác nhất về chất lượng của một khoản vay.

Bảng 9: Tình hình nợ xấu của chi nhánh trong cho vay SXKD

Chỉ tiêu Năm So sánh

36

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012GT GT GT % % GT GT GT % % Tổng dư nợ SXKD 628 782 896 154 24.52 114 14.58 Nhóm 1 400 482 684 82 20.50 202 41.91 Nhóm 2 190 270 190 80 42.11 -80 -29.63 Nhóm 3 0 0 0 0 0.00 0 0.00 Nhóm 4 0 0 0 0 0.00 0 0.00 Nhóm 5 38 30 22 -8 -21.05 -8 -26.67 Tổng nợ xấu SXKD 38 30 22 -8 -21.05 -8 -26.67 Tỷ lệ nợ xấu SXKD/Tổng dư nợ SXKD 0.0605 0.0384 0.024 6 - 0.022 -36.60 -0.014 -36.00

Xét tình hình dư nợ SXKD doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm 2011- 2013 ta thấy dư nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các nhóm nợ. Cụ thể dư nợ nhóm 2 phát sinh trong khoảng 300 triệu đồng, các nhóm nợ 3 và 4 hoàn toàn không xuất hiện trong cả giai đoạn 2011-2013 trong khi dư nợ nhóm 5 được duy trì ổn định với giá trị rất thấp 300 triệu đồng. Như vậy, với việc duy trì dư nợ sản xuất kinh doanh tập trung ở các nhóm nợ thấp (nhóm 1 và nhóm 2) thì chi phí mà Ngân hàng phải gánh chịu trong quá trình trích lập dự phòng sẽ thấp. Hơn thế nữa, với tỷ trọng của dư nợ nhóm 1 ở mức cao cũng có nghĩa là các khoản cho vay sản xuất kinh doanh mà Chi nhánh đang nắm giữ có mức an toàn tương đối cao.

Xét về tình hình nợ xấu SXKD trong tổng dư nợ SXKD có xu hướng giảm. Nói cách khác, nợ xấu không phát sinh them trong quá trình mở rộng tín dụng sản xuất kinh doanh. Bằng chứng rõ nhất là tỷ lệ nợ xấu SXKD trong tổng dư nợ sản xuất kinh doanh giảm rõ rệt. Năm 2011 tỷ lệ này ở mức 0,06% thì đến năm 2013 thì tỷ lệ này chỉ còn 0,02%.

2.3 Đánh giá hoạt động SXKD đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh. tại chi nhánh.

• Hoạt động kinh doanh đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, đặc biệt là phía nhóm khách hàng là doanh nghiệp. Cho vay hoạt động SXKD đạt được tỷ lệ tăng trưởng mạnh, cơ cấu cho vay theo các phương thức cóm sự phân phối hợp lý với chuyển biến tích cực, phát triển được kỹ thuật cho vay và phát triển được mối quan hệ với khách hàng.

• Cơ cấu theo thời hạn của các khoản vay đạt được khả năng thanh toán tốt, giảm thiểu được rủi ro.

• Chất lượng các khoản vay tốt , tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

• NHNo&PTNT Chi nhánh An Lỗ đã dáp ứng tốt nhu cầu tài chính cho các đối tượng khách hàng vay, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng, phục vụ tốt cho khách hàng quen thuộc, giúp đỡ khách hàng trong sản xuất kinh doanh cũng chính là giúp đỡ nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn

• Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên làm đầu, chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư theo tràn lan, không hiệu quả. Chi nhánh đã có những cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị , thực hiện chính sáh khoa học, tăng khả năng cạnh tranh với ngân hàng khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp.

• Ban lãnh đạo chi nhánh thương xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng, bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh daonh và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng. Từ những thông tin thu thập được chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng , có định hướng đầu tư đúng đắn, mở rộng cho vay có hiệu quả.

• Chi nhánh đã chỉ đạo được sát sao những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

• Các khoản vay mới đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ. Công tác thẩm định thực sự trở thành căn cứ cho quyết định vay , loại trừ hầu hết các phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn.

• Tình hình hoạt động của chi nhánh nói chung và tình hình cho vay đối với daonh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có nhiều triển vọng tốt đẹp. Trong thòi kỳ mà nhu 38

cầu về vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn thì chi nhánh đã hoàn thành tương đối tốt.

• Hiện nay các NHTM giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất và các tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo điểm b khoản 2 chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của thống đốc NHNN có quy định tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của tổ chức tín dụng so với tổng dư nợ đến 30/06/2011 tối đa là 22% và đến 31/12/2011 ty trọng này tối đa là 16%. Như vậy, nguồn vốn dành cho hoạt động cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ dồi dào hơn, hứa hẹn một sự phát triển tốt trong tương lai về sau.

2.3.2 Những tồn tại và khó khăn trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với DN nhỏ và vừa tại chi nhánh doanh đối với DN nhỏ và vừa tại chi nhánh

 Tồn tại

Qua những phân tích trên có thể thấy vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động cho vay SXKD

Tuy có sự gia tăng hằng năm, song doanh số cho vay sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Tỷ lệ này là 1/3 tổng doanh số cho vay doanh nghiệp vì vậy cần phải tăng tỷ trọng cho vay DN nhỏ và vừa.

• Hệ số thu nợ tuy cao (hơn 85%) nhưng việc gia tăng hệ số thu nợ chủ yếu là do nguyên nhân từ việc doanh số cho vay DN nhỏ và vừa tăng không nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh vì một khi cho vay ít đồng nghĩa với thu nhập lãi sẽ giảm bớt. Chưa kể trong bối cảnh hiện nay lãi suất cho vay theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước là giảm xuống nên việc gia tăng cho vay là cần thiết để đảm bảo lợi nhuận.

• Tỷ lệ nợ quá hạn là thấp, tuy nhiên vẫn gia tăng trong năm 2012 là 0,04%. Năm 2013 tuy tỷ lệ này giảm nhưng không nhiều (chỉ giảm 0,1%) và nó giảm không phải là do nợ quá hạn giảm mà là do doanh số cho vay tăng không đáng kể (tăng 29 triệu đồng).

• Vòng quay vốn trong cho vay sản xuất kinh doanh DN nhỏ và vừa tại chi nhánh xoay quanh mức 1,3 tuy ổn đinh nhưng vẫn cần nâng cao hơn nữa. Vì vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng luân chuyển vốn tín dụng. Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh. Với một số vốn nhất định nhưng nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh thì ngân hàng sẽ đáp ứng được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy hệ số này càng cao phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt.

 Khó khăn

• Bước sang năm 2014 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônchi nhánh An Lỗ chuyển đối tượng vay là doanh nghiệp nhỏ và vừa sang nhóm khách hàng cá nhân điều này sẽ làm sụt giảm đáng kể tỷ trọng các khoản cho vay ở mảng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Đồng thời việc hạn chế tăng trưởng tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP thì việc mở rộng tín dụng lại gặp nhiều hạn chế.

• Do những khó khăn từ nền kinh tế và các yếu tố vĩ mô đem lại nên cung và cầu vốn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở nhóm khách hàng này vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu tình hình cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônan lỗ huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 36 - 40)