1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá tình hình quy hoạch chung xây dựng thị trấn phú bài đến năm 2025x

12 497 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 38,41 KB

Nội dung

Đánh giá tình hình quy hoạch chung xây dựng thị trấn phú bài đến năm 2025x

MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã trực tiếp và gián tiếp gây nên áp lực đối với đất đai, đặc biệt là đất đai ở đô thị. Trong quá trình phát triển của đô thị, để giảm tải áp lực của đất ở, đã có rất nhiều các khu quy hoạch dân cư mới được hình thành. Trong số các khu quy hoạch đó đã có nhiều khu quy hoạch phát huy được chức năng và ý nghĩa đối với việc phát triển của đô thị. Tuy nhiên, vẫn có không ít các khu quy hoạch dân cư mới, do nhiều nguyên nhân khác nhau sau nhiều năm triển khai thực hiện vẫn không phát huy được hiệu quả. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị do không giảm được áp lực của việc sử dụng đất, trong khi đó tại các khu quy hoạch mới, tình trạng sử dụng đất lãng phí, thậm chí bỏ hoang vẫn diễn ra.Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Bài đến năm 2025”. 1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: được sử dụng để thu thập các số liệu có liên quan như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, - Phương pháp thống kê, phân tích xử lý số liệu: các số liệu sau khi được thu thập về sẽ được thống kê và xử lý nhằm rút ra những phân tích, đánh giá, nhận xét phù hợp. 2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực quy hoạch bao gồm thị trấn Phú Bài hiện tại và phần mở rộng thuộc các xã: Thuỷ Phương, Thuỷ Châu, Thuỷ Lương thuộc huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế được giới hạn như sau: - Phía Bắc giáp một phần xã Thuỷ Lương và xã Thuỷ Châu. - Phía Tây giáp xã Thủy Dương, Thủy Phương. - Phía Nam giáp xã Thủy Bằng, Phú Sơn. - Phía Đông giáp xã Thuỷ Tân, Thuỷ Phù. 2 2 II. NỘI DUNG 2.1. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu Thị trấn Phú Bài là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Hương Thuỷ; là đô thị thuộc cụm đô thị động lực mà Huế là hạt nhân, có cảng hàng không Quốc tế, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp, đào tạo nghề; là vùng sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành khu vực nội thị của thị xã Hương Thuỷ trong thời gian tới. 2.1.1. Quy mô dân số - Tổng dân số thị trấn Phú Bài hiện trạng năm 2007: 14.475 người - Tổng dân số thị trấn Phú Bài và phần mở rộng năm 2007: 27.720 người; - Đến năm 2015: khoảng 43.000 - 50.000 người; - Đến năm 2025: khoảng 60.000 - 70.000 người. 2.1.2. Quy mô đất đai - Tổng diện tích đất tự nhiên thị trấn Phú Bài năm 2007 là 1.570 ha; trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 657 ha. - Tổng diện tích đất tự nhiên thị trấn Phú Bài và phần mở rộng năm 2007 là 2.340 ha; trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 657 ha. - Tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2015 là 2.340 ha; trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.240 ha. - Tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2025 là 2.340 ha; trong đó xây dựng đô thị khoảng 1.700 ha. 2.2. Định hướng phát triển không gian Dựa trên đánh giá và nghiên cứu một cách khác quan về tình hình thị trấn Phú Bài. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừ Thiên Huế đã đưa ra các định hướng quy hoạch phát triển thị trấn Phú Bài. Để thị trấn Phú Bài trở thành trọng điểm phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Chọn đất và hướng phát triển - Phát triển không gian thị trấn Phú Bài theo hướng hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp về phía Đông Bắc Quốc lộ 1A; khai thác hiệu quả các quỹ đất hiện 3 3 có; phát triển mở rộng về phía Tây Nam Quốc lộ 1A trên các diện tích thuận lợi cho xây dựng đô thị của vùng gò đồi thấp. Phát triển quỹ đất không được ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, đảm bảo các tiêu chí của đô thị bền vững. - Ưu tiên quỹ đất cho các khu chức năng tạo động lực phát triển của đô thị bao gồm: Khu trung tâm đô thị; các khu đô thị mới; các khu dịch vụ đô thị, dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ công nghiệp, đào tạo nghề; du lịch nghỉ dưỡng và các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. 2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất S tt Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) A Đất xây dựng đô thị 1.700 1 Đất dân dụng 974 41,62 - Đất các đơn vị ở 607 25,94 - Đất công trình công cộng đô thị 64 2,73 - Đất cây xanh, TDTT 123 5,26 - Đất giao thông nội thị 180 7,69 2 Đất ngoài dân dụng 726 31,02 - Đất CN, TTCN, kho tàng 250 10,68 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 70 2,99 - Đất trường chuyên nghiệp không thuộc quản lý của đô thị 40 1,70 - Đất giao thông đối ngoại 300 12,83 - Đất tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá 16 0,68 - Đất bãi thải, xử lý chất thải, hạ tầng kỹ thuật 50 2,14 B Đất khác 640 27,36 - An ninh quốc phòng 450 19,24 - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 35 1,49 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 62 2,65 - Đất lâm nghiệp 73 3,13 - Đất nông nghiệp, đất dự trữ phát triển đô thị 20 0,85 Tổng 2.340 100,00 4 4 2.2.3. Phân khu chức năng - Trung tâm hành chính cấp huyện và thị trấn chuyển về cạnh hồ Châu Sơn có quy mô khoảng 10-20 ha. Quỹ đất công trình hành chính hiện nay nằm trên Quốc lộ 1A chuyển đổi chức năng sang đất dịch vụ. - Trung tâm văn hóa, xây dựng mới giáp khu trung tâm hành chính cạnh hồ Châu Sơn; quy mô khoảng 10-15ha. - Trung tâm thương mại và dịch vụ phát triển theo mô hình phân tán dọc các tuyến Quốc lộ 1A, đường tránh phía Tây Huế, tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 10; quy mô dự báo khoảng 10-15 ha. - Trung tâm giáo dục đào tạo: Các trường phổ thông bố trí phân tán theo từng khu vực; giữ nguyên vị trí và quy mô các trường dạy nghề hiện có; xây dựng trung tâm dạy nghề mới cấp tỉnh ở gần khu công nghiệp Phú Bài, quy mô 35-40ha. - Trung tâm y tế: Xây dựng bệnh viện đa khoa Hương Thủy quy mô khoảng 3-5 ha; bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh quy mô khoảng 5-10 ha, dự kiến bố trí tại trung tâm y tế mới của thị trấn. - Các khu du lịch và dịch vụ du lịch: Phân bố quanh khu vực hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa; quy mô khoảng 100-200 ha. Khu vực đồi núi phía Tây và vùng nông nghiệp phía Đông quốc lộ 1A kết hợp phát triển nông lâm nghiệp và phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu. - Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm: Xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm gắn với vùng sản xuất nông lâm nghiệp; quy mô khoảng 5ha/1khu. - Các khu đô thị: bao gồm các khu đô thị mới và khu dân cư hiện trạng; dự kiến xây dựng thành 5 khu đô thị tương đương 5 phường nội thị. - Khu vực công viên cây xanh, thể dục thể thao bao gồm: các công viên ven hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa, trong các khu dân cư, các dải cây xanh ven sông, dọc đường sắt, đường bộ, cảng hàng không và khu công nghiệp. - Khu công nghiệp: Giữ nguyên quy mô diện tích đất công nghiệp (250 ha) nằm trong ranh giới khu công nghiệp Phú Bài. - Các khu tiểu thủ công nghiệp: Giữ nguyên vị trí và quy mô như hiện nay (khoảng 30-50 ha). Khuyến khích phát triển một số cơ sở TTCN dọc trên các 5 5 tuyến đường tỉnh lộ. - Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Trạm cấp nước giữ nguyên vị trí như hiện nay; trạm cấp điện xây dựng gắn với các vùng cây xanh cách ly hoặc khu công nghiệp Phú Bài mở rộng. 2.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan - Phát triển đô thị dựa theo các yếu tố địa hình tự nhiên phân thành các tuyến, dải chức năng song song với sông Đại Giang và cao dần về phía Tây Nam. Khu vực tiếp giáp sông Đại Giang chủ yếu là vùng sinh thái nông nghiệp lúa nước gắn với các làng xóm, khu dân cư hiện trạng được cải tạo chỉnh trang. Khu vực quốc lộ 1A đến đường tránh phía Tây Huế là vùng đất cao, gò đồi thoai thoải thuận lợi cho xây dựng, tập trung phát triển đô thị mật độ cao bao gồm các khu dân cư, các khu trung tâm hành chính, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, du lịch, dịch vụ, công viên giải trí, . Khu vực từ đường tránh phía Tây Huế đến các dãy núi cao hạn chế phát triển dân cư, ưu tiên xây dựng khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại đầu mối, đào tạo dạy nghề, trạm xử lý chất thải rắn, trạm cấp điện, nghĩa trang, . - Hình thành các không gian xanh vuông góc với các dải chức năng đô thị kết nối liên hoàn vùng cảnh quan nông nghiệp, sông Đại Giang về phía Đông với vùng cảnh quan đồi núi phía Tây. Sử dụng các khu vực cao tự nhiên trong thị trấn xây dựng các công trình công cộng, tạo hướng bao quát tổng thể không gian đô thị. Khu vực hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa phát triển không gian mở, thông thoáng gắn kết các khu trung tâm đô thị với khu dân cư. - Chỉnh trang Quốc lộ 1A thành trục đô thị hiện đại, kết nối sân bay Phú Bài với thành phố Huế. - Các khu vực cần quan tâm nghiên cứu chi tiết trong quá trình xây dựng đô thị gồm: Khu trung tâm văn hóa và hành chính; khu du lịch; khu dịch vụ cảng hàng không; khu vực nhà ga đường sắt Phú Bài dự kiến xây dựng mới. 2.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.4.1. Giao thông Giao thông đối ngoại: - Đường bộ: 6 6 + Đường tránh phía Tây Huế (đoạn từ Cụm công nghiệp Thủy Phương đến Quốc lộ 1A) ký hiệu mặt cắt 1-1: lộ giới 56m (6,0m + 7,5m + 2,5m + 10,5m + 3,0m + 10,5m + 2,5m + 7,5m + 6,0m). + Quốc lộ 1A ký hiệu mặt cắt 2-2: lộ giới 36m (6,0m + 10,5m + 3,0m + 10,5m + 6,0m). - Đường sắt: Đảm bảo hành lang toàn tuyến theo quy định; hai bên xây dựng đường gom và dải cây xanh cách ly. - Đường hàng không: Đầu tư mở rộng sân bay đảm bảo tiêu chuẩn của sân bay Quốc tế, quy mô cấp 4E. Giao thông đối nội Gồm các loại đường có ký hiệu mặt cắt và lộ giới như sau : - Mặt cắt 3-3: lộ giới 36m (6,0m + 10,5m + 3,0m + 10,5m + 6,0m). - Mặt cắt 4-4: lộ giới 27m (6,0m + 15,0m + 6,0m). - Mặt cắt 5-5: lộ giới 26m (6,0m + 14m + 6,0m). - Mặt cắt 6-6: lộ giới 24m (6,0m + 12m + 6,0m). - Mặt cắt 7-7: lộ giới 19,5m (4,5m + 10,5m + 4,5m). Các công trình phục vụ giao thông: - Bến xe đối ngoại: Quy mô diện tích 3-4 ha. - Bãi đỗ xe: Bố trí tại các vị trí theo quy hoạch, đảm bảo đạt 3-4% đất xây dựng đô thị. 2.4.2. San nền, thoát nước mưa - San nền: Các khu dân cư hiện trạng cao độ nền ≥3,5 m. Khu vực dân cư xây dựng xen ghép cao độ nền phù hợp với cao độ hiện trạng. Khu vực phía Đông Bắc Quốc lộ 1A cao độ nền từ + 3,5m ÷ +13m, cao dần từ Thuỷ Châu đến phía Nam sân bay Phú Bài. Khu vực Tây Nam Quốc lộ 1A cao độ nền từ +4,5m ÷ + 16m, dựa theo địa hình tự nhiên thực hiện san nền cục bộ, san giật cấp theo độ dốc địa hình, cân bằng đào đắp, bảo đảm độ dốc thoát nước tự chảy. Thoát nước mưa: - Thoát nước theo từng lưu vực ra các kênh, hồ nhỏ, sau đó đổ ra các sông suối trong vùng chảy về sông Đại Giang ra đầm Cầu Hai. Toàn bộ đô thị có 4 lưu 7 7 vực chính: Lưu vực 1 thoát ra sông Vực; lưu vực 2 thoát ra hồ Châu Sơn; lưu vực 3 thoát ra hồ, khe Ba Cửa; lưu vực 4 thoát ra sông Phú Bài. - Hệ thống thoát nước mưa: Sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn tại các khu vực xây mới. Đối với các khu vực chỉnh trang sử dụng hệ thống kết hợp. Mạng lưới phân tán theo từng lưu vực. Các giải pháp kỹ thuật khác: Chống xói lở bờ sông, bờ hồ, kè bờ và bê tông hóa các tuyến kênh chính. Nạo vét các kênh, khơi thông các dòng thoát chính để tiêu thoát lũ nhanh. 2.4.3. Cấp nước Tiêu chuẩn cấp nước: - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: + Đợt đầu (10 năm): ≥ 80l/người.ngày đêm, số người được cấp ≥ 85% . + Dài hạn (20 năm): ≥ 150l/người.ngày đêm, số người được cấp đạt 100%. - Tiêu chuẩn cấp nước công nghiệp, công cộng: + Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ: ≥ 10% lượng nước sinh hoạt. + Nước tưới cây, rửa đường, sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp: ≥ 8% lượng nước sinh hoạt. + Nước cho các khu công nghiệp: ≥ 20m 3 /ha.ngày đêm cho tối thiểu 60% diên tích. Nhu cầu cấp nước: - Đợt đầu (10 năm): 13.000m 3 /ngày đêm. - Dài hạn (20 năm): 37.000m 3 /ngày đêm. Nguồn cấp nước: Lấy từ hệ thống các nhà máy nước thành phố Huế. Mạng lưới đường ống:Sử dụng mạng lưới phân phối hỗn hợp là mạng vòng và nhánh cụt. 2.4.4. Cấp điện Chỉ tiêu cấp điện: - Cấp điện sinh hoạt: + Đợt đầu (10 năm): 450Kwh/người.năm. + Dài hạn (20 năm): 1100Kwh/người.năm. - Cấp điện cho công nghiệp: 50-350KW/ha; 8 8 - Cấp điện cho công cộng, dịch vụ: 50-150KW/ha. - Nhu cầu phụ tải điện: Đến năm 2015 là 45MW, đến năm 2025 là 80MW. Nguồn điện: Từ lưới điện Quốc gia khu vực miền Trung thông qua trạm 110Kv - 40MVA Phú Bài. Đến năm 2025 nâng công suất lên 125MVA. Lưới điện : - Lưới điện 110kV mạch kép đảm bảo độ dự phòng cho các năm kế tiếp. - Lưới điện trung thế: Các trục chính được thiết kế mạch vòng vận hành hở cấp điện áp 22kv. - Lưới điện hạ thế: Dùng lưới điện ngầm ở các khu trung tâm, khu chức năng đô thị mới. Chiếu sáng công cộng: Dùng cáp ngầm thiết kế theo tiêu chuẩn. 2.4.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường đô thị Thoát nước thải: - Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước sạch, trong đó tỷ lệ thu gom là 85%, nước thải công nghiệp tính toán bằng 80% diện tích đất công nghiệp. - Hệ thống thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp dẫn về các trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Thu gom và xử lý chất thải rắn: - Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt: 1,3kg/ng.ngày, thu gom được 90% - Tiêu chuẩn chất thải rắn công nghiệp: 0,3 – 0,5 tấn/ha/ngày. - Chất thải rắn thông thường giai đoạn đầu được thu gom đưa về bãi xử lý Thuỷ Phương . Tiến tới xây dựng khu xử lý chất thải rắn Phú Sơn – Phú Bài. Chất thải rắn nguy hại công nghiệp đưa về khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung của vùng kinh tế trọng điểm. Nghĩa trang: - Tiêu chuẩn đất nghĩa trang: 0,06 ha/ 1000 dân. - Nhu cầu đất nghĩa trang đến năm 2015 là 1,4ha; giai đoạn đến năm 2025 là 2,6ha. Mở rộng nghĩa trang Tân Lập, xã Thuỷ Phù, di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm 9 9 xen kẽ trong đất ở và đất canh tác. 2.4.6. Thông tin liên lạc Nâng cấp tổng đài Phú Bài; hệ thống truyền dẫn thiết kế mạch vòng, đi ngầm theo các tuyến giao thông, kết hợp cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp, internet băng thông rộng, . 2.5. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015 2.5.1. Quy mô sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật - Quy hoạch đất xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng 1.240 ha, tăng so với quỹ đất xây dựng đô thị năm 2007 khoảng 583 ha. Tập trung phân bổ và khai thác quỹ các đất chính: đất các đơn vị ở khoảng 421 ha; đất công trình công cộng khoảng 79 ha; đất cây xanh, thể dục thể thao khoảng 66 ha; đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khoảng 240 ha; đất giao thông nội thị khoảng 152 ha. - Phát triển các khu dân cư đô thị cùng các trung tâm dịch vụ du lịch, hành chính, cây xanh, công viên, khu công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. - Phát triển hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch đợt đầu. 2.5.2. Các chương trình và dự án ưu tiên - Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Phú BàiPhú Bài mở rộng. - Khu du lịch hồ Ba Cửa. - Nâng cấp cảng hàng không Quốc tế Phú Bài. - Chỉnh trang Quốc lộ 1A, xây dựng tuyến đường liên khu vực nối trung tâm thị trấn Phú Bài với đường Tự Đức - Thủy Dương. - Đẩy nhanh các dự án hiện đang đầu tư: Bệnh viện đa khoa Hương Thuỷ; các khu đô thị mới; khu nhà ở công nhân; trường Trung cấp dạy nghề; Trung tâm hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp. - Xây dựng mới Trung tâm hành chính và văn hóa, công viên, các khu dân cư mới. - Nâng cấp các tuyến giao thông nội thị, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống điện; . 10 10 . vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài Đánh giá tình hình quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Bài đến năm 2025”. 1. Phương pháp nghiên cứu - Phương. rộng,... 2.5. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015 2.5.1. Quy mô sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật - Quy hoạch đất xây dựng đô thị đến năm 2015 khoảng

Ngày đăng: 03/09/2013, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w