1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco

114 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Đối với nhà đầu tư, phân tích báo cáo tài chính giúp họnhận biết khả năng tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khảnăng sinh lời và dự báo tình trạng tài chính của do

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Báo cáo tài chính là phương tiện cung cấp thông tin về tình hình tài chính

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng cần quan tâm Số liệutổng hợp phản ánh trên báo cáo tài chính các nhà quản trị doanh nghiệp tiến hànhphân tích đánh giá thực trạng tài chính, triển vọng phát triển doanh nghiệp để từ

đó đưa ra các quyết định Đối với nhà đầu tư, phân tích báo cáo tài chính giúp họnhận biết khả năng tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khảnăng sinh lời và dự báo tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai để

có quyết định hiệu quả nhất Với ý nghĩa đó phân tích báo cáo tài chính đóngmột vai trò quan trọng, là công cụ đắc lực, là giải pháp phù hợp giúp cho người

ra quyết định đánh giá đúng tình trạng tài chính, những điểm mạnh, yếu, khảnăng tiềm tàng của doanh nghiệp

Với tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính nhưng thực tế cho thấycông tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa được quan tâm một cáchhợp lý, vẫn còn nhiều bất cập cả về nội dung và phương pháp phân tích, hầu hếtdoanh nghiệp mới chỉ chú trọng hoàn thành báo cáo tài chính, chưa quan tâm sửdụng nó cho mục tiêu phân tích Mặt khác, doanh nghiệp chưa xây dựng được chomình hệ thống chỉ tiêu phân tích hoàn chỉnh, không những gây khó khăn cho việcđánh giá mà còn tạo ra những nhận định sai lầm, không chính xác về tình hình tàichính của doanh nghiệp Vì thế phân tích báo cáo tài chính chưa phát huy hết tácdụng và trở thành công cụ đắc lực của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanhcủa mình

Tại công ty SOHACO, công tác phân tích báo cáo tài chính còn nhiều hạnchế, mới chỉ tập trung tính toán các chỉ tiêu chung chung mà chưa cụ thể được sứcmạnh tài chính của bản thân đơn vị vì thế thông tin công ty cung cấp ra ngoài chưathực sự có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nói riêng, đối tượng khác quan tâmhoạt động doanh nghiệp nói chung

Trang 2

Hơn nữa, nội dung phân tích chủ yếu tập trung vào chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận,

số vòng quay vốn kinh doanh, vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán ngắnhạn, tỷ lệ thu hồi công nợ trên tổng doanh thu bán hàng Căn cứ vào các chỉ tiêu đóban lãnh đạo Tập đoàn SOHACO đưa ra các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dự trữhàng tồn kho, chính sách giá, chính sách chiết khấu cho khách hàng, các phươngthức huy động và sử dụng vốn tốt nhất

Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các chỉ tiêu phân tích trên thì việc ra quyết định củaban giám đốc nhiều khi chưa thật chuẩn xác và chưa đánh giá hết được các rủi rotrong kinh doanh Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu mặt hàng dượcphẩm hiện nay chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố tỷ giá, do vậy rủi ro tỷ giá làmột chỉ tiêu tài chính cần phải quan tâm tại Tập đoàn SOHACO Mặt khác hệ thốngphương pháp và chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại SOHACO cũng còn nhiềubất cập

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn vấn đề : “HOÀNTHIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀNDƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO” làm đề tài cho luận văn của mình

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính hợp nhất trong các doanhnghiệp gắn với quản trị tài chính doanh nghiệp

- Nghiên cứu thực trạng phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn SOHACO

- Đề ra quan điểm và phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương phápphân tích báo cáo tài chính hợp nhất phù hợp với đặc điểm của tập đoàn SOHACO

2.2 Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn

- Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động phân tích báo cáo tài chínhhợp nhất trong việc tăng cường hiệu quả quản trị tài chính tại tập đoàn SOHACO

- Đề xuất được những quan điểm, biện pháp thực hiện khả thi đối với phân tích báocáo tài chính hợp nhất góp phần tăng cường quản trị tài chính tại các công ty thuộctập đoàn SOHACO

Trang 3

- Góp phần hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường.

- Khẳng định vai trò quan trọng của các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sựnghiệp phát triển kinh tế của đất nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàndược phẩm và thương mại SOHACO Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu hệ thống cácchỉ tiêu, phương pháp, cách thức thực hiện quá trình phân tích báo cáo tài chính vàviệc sử dụng thông tin kết quả phân tích tại tập đoàn dược phẩm và thương mạiSOHACO

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các báo cáo tài chính hợp nhất năm của tậpđoàn dược phẩm và thương mại SOHACO giai đoạn từ năm 2008 đến hết năm

2010 Các báo cáo tài chính được sử dụng gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thuyết minh Bên cạnh đó,việc nghiên cứu còn sử dụng các tài liệu kế toán khác có liên quan

Xin nhấn mạnh rằng, luận văn chỉ tập trung vào hoàn thiện phân tích báo cáo tàichính hợp nhất tại tập đoàn SOHACO mà không hướng vào hoàn thiện phân tíchbáo cáo tài chính của các công ty con

4 Phương pháp nghiên cứu

 Các phương pháp nghiên cứu lý luận chung như phương pháp duy vậtbiện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin

 Các phương pháp phân tích tài chính cụ thể bao gồm:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp loại trừ

- Phương pháp Dupont,

- …

Trang 4

5 Bố cục của luận văn

Tên luận văn: “HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤTTẠI TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO”

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận vể phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.5 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn

hạn của tập đoàn SOHACO

63

Bảng 2.6 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán dài

Bảng 2.7 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả hoạt

Bảng 2.8 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 2.9 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 2.10 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 2.11 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 3.1 Bảng phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu chủ yếu trên

Bảng 3.2 Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tập đoàn

Bảng 3.3 Bảng các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính thông qua cơ cấu nợ

55

Trang 7

Biểu đồ 2.6 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 56

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1

1.1.1 Mục đích phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1

1.1.2 Cơ sở số liệu để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 6

1.2.1 Phương pháp so sánh 6

1.2.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 8

1.2.3 Phương pháp loại trừ 9

1.2.4 Phương pháp liên hệ cân đối 13

1.2.4 Các phương pháp phân tích khác 14

1.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 15

1.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 16

1.3.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 19

1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 24

1.4 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 32

1.4.1 Lập kế hoạch phân tích 33

1.4.2 Trình tự phân tích 36

1.4.3 Hoàn thành công việc phân tích 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO 41

2.1 Tổng quan về tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO 41

2.1.1 Lịch sử Tập đoàn 41

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tập đoàn 42

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn 46

Trang 9

2.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm

và thương mại SOHACO 50

2.2.1 Phương pháp phân tích được áp dụng tại Tập đoàn 50

2.2.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn SOHACO 50

2.2.3 Việc tổ chức và sử dụng thông tin phân tích báo cáo tài chính tại Tập đoàn 85

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO 86

3.1 Một số nhận xét về hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại tập đoàn SOHACO 86

3.1.1 Những kết quả đạt được 86

3.1.2 Những mặt tồn tại 86

3.2 Phương hướng hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính 88

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại tập đoàn SOHACO 89

3.3.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích 89

3.3.2 Hoàn thiện nội dung phân tích 91

3.3.3 Hoàn thiện quy trình phân tích 97

3.4 Các điều kiện thực hiện các giải pháp 97

3.4.1 Điều kiện vĩ mô 97

3.4.2 Điều kiện vi mô 99

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Mục đích phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh

số liệu về tình hình tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Thôngqua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thểđánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trongtương lai của doanh nghiệp

Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp nhữngthông tin cần thiết giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan vềsức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quantâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đòng quản trị, Bangiám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổđông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà bảo hiểm, người lao động…Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có nhu cầu về các loại thôngtin khác nhau Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thông tin có xu hướng tập trungvào khía cạnh riêng của “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp

Các đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp có thể được chia làm 2nhóm: Nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp

- Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm các cổ đông, các nhà đầu tư tương lai,các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộdoanh nghiệp

+ Các cổ đông : Các cổ đông với mục tiêu đầu tư vào doanh nghiệp để tìmkiếm lợi nhuận nên quan tâm nhiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Họ chính là các chủ sở hữu của doanh nghiệp nên sử dụng các thông tin kế

Trang 11

toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởngrất lớn đến giá cả của các cổ phiếu do doanh nghiệp, cổ phần đã phát hành.

Để bảo vệ tài sản của mình, các cổ đông phải thường xuyên phân tích tìnhhình tài chính và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà họ đã đầu tư

để quyết định có tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu của các doanh nghiệp này nữahay không

+ Các chủ ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năngsinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáotài chính Bằng việc so sánh khối lượng và chủng loại tài sản so với nợ phảitrả theo kỳ hạn, những người này có thể xác định được khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không.Các chủ ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vàcoi đó như là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanhnghiệp bị thua lỗ và phá sản Ngân hàng sẽ hạn chế cho doanh nghiệp vaykhi nó không có dấu hiệu có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn

+ Các nhà cung cấp: Cũng giống như các chủ ngân hàng, các nhà cung cấptín dụng khác, các doanh nghiệp cung cấp vật tư theo phương thức trả chậmcần thông tin để quyết định có bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp haykhông

+ Cơ quan thuế: Cơ quan thuế cần các thông tin từ phân tích báo cáo tàichính đế xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp

+ Các nhà quản trị của doanh nghiệp: Họ cần các thông tin để kiểm soát vàchỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích báo cáotài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhấtđịnh Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được cácquyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh Bởi vậy, việc thườngxuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị

Trang 12

doanh nghiệp thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xácđịnh đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó, có những giải pháphữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Nhóm có quyền lợi gián tiếp bao gồm các cơ quản lý nhà nước khác ngoài cơquan thuế, các viện nghiên cứu kinh tế, các sinh viên, người lao động…+ Các cơ quan quản lý khác của Chính phủ: Cần các thông tin từ phân tíchbáo cáo tài chính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch vĩ mô

+ Người lao động: Cũng quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai

+ Các đối thủ cạnh tranh: Quan tâm đến khả năng sinh lời, doanh thu bánhàng và các chỉ tiệu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm các biệnpháp cạnh tranh với doanh nghiệp

+ Các nhà nghiên cứu, các sinh viên quan tâm đến các thông tin từ phân tíchbáo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho việc nghiên cứu và họctập của họ

1.1.2 Cơ sở số liệu để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tíchhoạt động tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị Theo đóbáo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản,nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp

Chế độ kế toán của Việt Nam quy định cụ thể về hình thức và nội dung của cácbáo cáo tài chính, áp dụng cho tất cả doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thànhphần kinh tế, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 13

1.1.2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản sau đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định

Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánhtình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu này được phân loại, sắpxếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể

- Phần tài sản phản ánh giá trị ghi sổ của toàn bộ tài sản hiện có của doanhnghiệp đến cuối năm kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cảcác giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trongphần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản củadoanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất

- Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanhnghiệp đến cuối năm hạch toán Các chỉ tiêu ở phần Nguồn vốn được sắp xếptheo từng nguồn hình thành Tài sản của đơn vị (Nguồn vốn của bản thânDoanh nghiệp – Vốn chủ sở hữu, nguồn vốn người đi vay, nguồn vốn chiếmdụng…)

Bảng CĐKT giúp cho việc đánh giá phân tích thực trạng tài chính của Doanhnghiệp như: Tình hình biến động về quy mô và cơ cấu Tài sản, nguồn hình thànhTài sản, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợinhuận Đồng thời giúp cho việc đánh giá khả năng huy động Nguồn vốn vào quátrình SXKD của Doanh nghiệp trong thời gian tới

1.1.2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttình hình và KQKD trong một kỳ kế toán của Doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt độngkinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác

Từ sự phân tích các số liệu trên báo cáo kết quả kinh donh, các nhà quản trịDoanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá được các thay đổi tiềm

Trang 14

tàng về các nguồn lực kinh tế mà Doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai,đánh giá khả năng sinh lời của Doanh nghiệp, hoặc đánh giá tính hiệu quả của cácnguồn lực bổ sung mà Doanh nghiệp có thể sử dụng.

1.1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Doanh nghiệp Thôngtin về LCTT của Doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở đểđánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra

đó trong hoạt động SXKD của Doanh nghiệp

Tiền phản ánh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm tiền tại quỹ, tiềnđang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền làcác khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 03 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó),

có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiềurủi ro trong chuyển đổi thành tiền (kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu kho bạc chứng chỉtiền gửi…) Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặcđiểm của Doanh nghiệp

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đếncác hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của Doanh nghiệp và các hoạt động kháckhông phải là hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, nó cung cấp thông tin cơ bản

để đánh giá khả năng tạo tiền của Doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh đểtrang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt độngđầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việcmua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư kháckhông thuộc các khoản tương đương tiền

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền liên quan đến việcthay đổi về quy mô và kết cấu của VCSH và vốn vay của Doanh nghiệp

Trang 15

BCLCTT giúp cho việc phân tích các hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanhcủa Doanh nghiệp, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tươngđương tiền trong tương lai, cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho các hoạtđộng kinh doanh, đầu tư tài chính của Doanh nghiệp.

1.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành của hệ thống BCTCcủa Doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình tài chínhcủa Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõràng và chi tiết được Thuyết minh báo cáo tài chính giúp cho việc phân tích mộtcách cụ thể một số chỉ tiêu, phản ánh tình hình tài chính mà các BCTC khác khôngthể trình bày được

1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính DN bao gồm hệ thống các phươngpháp, nghiệp vụ nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan

hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt độngtài chính DN, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quátchung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạtđộng tài chính của DN

Để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, người ta thường vận dụng cácphương pháp như sau:

1.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cáchdựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương phápđược sử dụng phổ biến trong phân tích BCTCDN

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích BCTC của DN, trước hết phảixác định số gốc để so sánh Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mụcđích cụ thể của phân tích Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian vàkhông gian Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch hoặc là kỳ

Trang 16

kinh doanh trước Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là sốbình quân.

Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến động tuyệt đối vàmức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suấttăng, giá thành giảm)

- Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ Kỳthực tế với kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước…

- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này vớitrị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉtiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêuphân tích

Nội dung so sánh bao gồm:

Thứ nhất: So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh

trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp

Thứ hai: So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định

mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính củadoanh nghiệp

Thứ ba:So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến

của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể được thực hiện bằng các kỹthuật: (1) so sánh theo chiều ngang; (2) so sánh dọc; (3) So sánh xác định xu hướng

và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu Cụ thể:

So sánh ngang ở trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sosánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉtiêu, trên từng báo các tài chính Thực chất của việc phân tích này là phân tích sựbiến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính cuả doanh

Trang 17

nghiệp Qua đó, xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về qui mô của chỉtiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp chính là việc sử dụng các

tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tàichính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Thực chất của việc phân tíchtheo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu haynhững quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu Điều đó đượcthể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên BCTC được xem xéttrong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể đượcxem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng,kinh tế – tài chính của doanh nghiệp

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng Nó được

sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào củadoanh nghiệp Trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nó được sửdụng rất đa dạng và linh hoạt

1.2.2 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết chi tiếttheo chiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được Bởi vậy khiphân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo các hướngkhác nhau như: Theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh.Sau đó mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đếntổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thờigian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận (phân xưởng, tổ, đội…) vào kết quảchung

Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo bộ phận cấu thànhgiúp các nhà quản lý đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phậntrong việc hình thành kết quả và hiệu quả kinh doanh chung

Tương tự, bằng việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thời

Trang 18

gian, các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời, xác thực với tình hình cụ thể

để chỉ đạo sát sao tiến độ kinh doanh cũng như giải quyết các tình huống bất trắcphát sinh Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo không gian(địa điểm) sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định liên quanđến việc xác định địa bàn kinh doanh trọng điểm, quyết định mở rộng hay thu hẹpđịa bàn kinh doanh, đánh giá đúng kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ,phát hiện các điển hình tiên tiến…

Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể chi tiết lợinhuận theo các bộ phận cấu thành (Lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận hoạt động tàichính, lợi nhuận khác) hay chi tiết lợi nhuận theo thời gian trong năm (tháng, quý)hoặc chi tiết lợi nhuận theo địa điểm (Lợi nhuận của từng đơn vị trực thuộc, lợinhuận của từng quầy hàng, cửa hàng, lợi nhuận của từng địa bàn kinh doanh, lợinhuận từng khu vực…)

1.2.3 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từngnhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnhhưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của hoạt động tàichính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai phương thức: (1)Phương pháp số chênh lệch; và (2) Phương pháp thay thế liên hoàn Trong đó: Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp củatừng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Nội dung phương pháp bao gồm các bước sau:

Một là: Xác định số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các

chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hóa sựảnh hưởng của nhân tố đó

Hai là: Sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu

phân tích tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến, nghĩa là nhân tố số lượngxếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng

và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau

Trang 19

Ba là: Xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Có thể khái quát mô hình chung phương pháp số chênh lệch nhằm xác định sựảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:

Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích, X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng vàđược sắp xếp theo thứ tự a,b,c

Trường hợp 1: Các nhân tố này quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích X.

Như vậy chỉ tiêu X được xác định cụ thể như sau: X=a.b.c

Nếu quy ước kỳ kế hoạch là 0 còn kỳ thực hiện được ký hiệu bằng 1

- Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = (a1 – a0) b0 c0

- Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = (b1 – b0) a1 c0

- Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Xc = (c1 – c0) a1 b1

Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

Trường hợp 2: Các nhân tố này quan hệ kết hợp cả tích số và thương số với

chỉ tiêu phân tích X Như vậy chỉ tiêu X được xác định cụ thể như sau:

b

c a.

0

0 0

0 

Kỳ thực hiện là:

Trang 20

b a X

1

1 1

(a X

0

0 0

1 a a

c a X

0 1

(c X

1

1 0

1 c a c

Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tốtheo một trình tự nhất định Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích, còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyênkỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước (kỳ gốc)

Có thể khái quát mô hình chung phương pháp số chênh lệch nhằm xác địnhảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:

Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích, X phụ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng vàđược sắp xếp theo thứ tự a,b,c

Trang 21

Trường hợp 1: Các nhân tố này quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích X

Như vậy chỉ tiêu X được xác định cụ thể như sau: X = a.b.c

- Ảnh hưởng của nhân tố a: ∆Xa = (a1 – a0) b0 c0

- Ảnh hưởng của nhân tố b: ∆Xb = (b1 – b0) a1 c0

- Ảnh hưởng của nhân tố c: ∆Xc = (c1 – c0) a1 b1

Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

Trường hợp 2: Các nhân tố này quan hệ kết hợp cả tích số và thương số với chỉ tiêu

phân tích X Như vậy chỉ tiêu phân tích X được xác định cụ thể như sau:

b

c a.

0

0 0

1

1 1

1 

Đối tượng phân tích:

- Số tuyệt đối: ∆X = X1 – X

Trang 22

- Số tương đối:

X

100 X 0

(a X

0

0 0

1 a a

-Ảnh hưởng của nhân tố b:

) (b

c a X

0 1

b

)

(c X

1

1 0

1 c a c

Tổng hợp phân tích và kiến nghị: ∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

1.2.4 Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa cácchỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu

số Để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêuphân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế sovới kế hoạch hoặc thực tế so với kỳ kinh doanh trước) Có thể khái quát sự ảnhhưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:

Giả sử chỉ tiêu cần phân tích là A chịu ảnh hưởng của các nhân tố x,y,z và mốiquan hệ giữa 3 chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện như sau:

A = x + y – z

Kỳ kế hoạch: A0 = x0 + y0 – z0

Kỳ thực hiện: A1 = x1 + y1 – z1

Trang 23

- Số tuyệt đối: ∆A = A1 – A0 = (x1 + y1 – z1) – (x0 + y0 – z0)

- Số tương đối:

A

100 0



Các nhân tố ảnh hưởng:

-Ảnh hưởng của nhân tố x: ∆Ax = x1 – x0

-Ảnh hưởng của nhân tố y: ∆Ay = y1 – y0

- Ảnh hưởng của nhân tố z: ∆Az = z1 – z0

Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: ∆A = ∆Ax + ∆Ay + ∆Az

1.2.4 Các phương pháp phân tích khác

Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, các nhà phân tích còn kết hợp sửdụng một số phương pháp phân tích khác như: Phương pháp liên hệ trực tuyến,phương pháp liên hệ phi trực tuyến, phương pháp Dupont, phương pháp xác địnhgiá trị theo thời gian của tiền, phương pháp hồi quy, phương pháp chỉ số, phươngpháp đồ thị, phương pháp toán kinh tế… Các phương pháp nói trên được sử dụngcho những mục đích nhất định và trong những trường hợp nhất định

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tươnghỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm

số của các loại biến số Ví dụ: tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) hay hệ số khả năng sinh lời của tài sản (ROA)… thành tích số của chuỗi các

hệ số có mối quan hệ thân thiết với nhau

Phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích bằng các biểu đồ,

đồ thị và bản đồ Phương pháp đồ thị sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đườngnét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng Chính vì vậy,ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiệntượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, phương pháp đồ thị còn làmột phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động,chứa đựng tính mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu,dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt Đồ thị có thể biểu thị: kết cấu

Trang 24

của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu, sự phát triển củahiện tượng theo thời gian, so sánh các mức độ của hiện tượng, mối liên hệ giữa cáchiện tượng, trình độ phổ biến của hiện tượng, tình hình thực hiện kế hoạch Các loại

đồ thị thường dùng bao gồm: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diệntích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hìnhmàng nhện

Trang 25

Phương pháp hồi quy là một phương pháp được sử dụng chủ yếu để ướclượng, dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu những dữliệu phản ánh các sự kiện diễn ra trong quá khứ để tìm ra quy luật về mối quan hệgiữa chúng.

Mối quan hệ giữa sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai và sự kiện đã diễn ratrong quá khứ thể hiện qua phương pháp hồi quy Về thực chất, phương pháp hồiquy nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích haybiến độc lập) đến một số biến khác (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báodiễn biến kết quả dựa vào các giá trị đã biết trước của biến giải thích

1.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung rất cơ bảncủa hoạt động kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện dưới hình tháitiền tệ Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổchức, huy động, phân phối và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh, trước hết đòi hỏi doanh nghiệpphải có một lực lượng vốn nhất định, bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn vay và các loạivốn khác

Quản trị doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động mọi nguồn vốn cần thiết,đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời tổchức, phân phối, quản lý, sử dụng vốn hiện có hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhấttrên cơ sở chấp hành tốt các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, quy địnhcủa Nhà nước Bởi vậy, việc thường xuyên phân tích báo cáo tài chính nhằm cungcấp những thông tin cho các đối tượng sử dụng, giúp họ đánh giá chính xác thựctrạng tài chính, xác định rõ những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọngtrong công tác nghiên cứu kinh tế Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản trị doanhnghiệp đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh tài

Trang 26

chính góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đề phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích có thể phân tích theo từng báocáo tài chính doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báocáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính hoặc phân tích theo những nộidung cơ bản của hoạt động tài chính Trong phạm vi của luận văn này, ta sẽ đi vàophân tích những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, bao gồm các nội dung cơbản sau:

1.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tàitrợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp Còn theo nghĩa rộng, cấu trúc tài chínhphản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồnvốn

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn

và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp Qua đó, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bố tài sản và cácnguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đếncân bằng tài chính Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lýđưa ra các chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanhnghiệp có được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi

ro trong kinh doanh

* Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là thực hiện bằng cách tính ra và

so sánh tình hình biên động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộphận tài sản chiếm trong tổng tài sản

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản

Giá trị của từng bộ phận tài sản

x 100Tổng tài sản

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong

Trang 27

tổng thể tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lý đánh giáđược khái quát tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp Nhưng để xem xét cácnhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cảviệc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả

về số tuyệt đối và tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản

Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư(sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợpvới lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanhnghiệp hay không

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là thực hiện bằng cách tính ra

và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộphận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốntrong tổng nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lýđánh giá được cơ cấu vốn huy động Tuy nhiên, để xem xét các nhân tố tác độngđến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tíchngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối

và tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn

Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu huy độngvốn, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cungcấp, người lao động, ngân sách… về số tài sản trả nợ bằng nguồn vốn của họ vànắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấunguồn vốn huy động

Để phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, ta thường sử

Trang 28

dụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyênTổng nguồn vốn

Trong đó: Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và vay dàihạn

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp(nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng lớn,tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

* Hệ số tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời

Tổng nguồn vốnTrong đó: Nguồn tài trợ tạm thời chính là chỉ tiêu Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp(nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổnđịnh và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

* Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn

Vốn chủ sở hữuNguồn vốn thường xuyênChỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ thường xuyên, vốn chủ sởhữu chiếm mấy phần Chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp càng cao và ngược lại

* Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn

Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyênTài sản dài hạnChỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thườngxuyên Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanhnghiệp càng cao và ngược lại

* Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Trang 29

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là caohay thấp Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, ổn định và bền vững về mặt tài chính củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại

1.3.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp, luậnvăn nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khảnăng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào Khi hoạt động tài chính của doanhnghiệp tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào.Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, cáckhoản phải thu, nợ phải trả sẽ dây dưa kéo dài Khi đó cần phải xác định số vốnchiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực

sự của doanh nghiệp

Số vốn chiếm dụng đó là các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho cácđối tượng khác quá thời hạn chưa trả được gọi là chiếm dụng vốn Số vốn bị chiếmdụng đó là các khoản phải thu của người mua, phải thu của các đối tượng khác quáhạn chưa thu được Để phân tích tình hình thanh toán, các nhà phân tích thường sửdụng các chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu, phải trả doanh nghiệp

* Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả:

Tỷ lệ các khoản phải thu so

với các khoản nợ phải trả =

Tổng các khoản phải thu

x 100Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghềkinh doanh, hình thức sở hữu vốn của các doanh nghiệp

Chỉ tiêu này lớn hơn 100%, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụngnhiều Ngược lại, chỉ tiêu ngày càng nhỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều Thực

tế cho thấy số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính

Trang 30

không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.

* Tỷ lệ vốn chiếm dụng so với vốn bị chiếm dụng:

Tỷ lệ vốn chiếm dụng so với

Tổng số vốn chiếm dụng

x 100Tổng số vốn bị chiếm dụng

Chỉ tiêu này cao quá hay thấp quá đều không tốt, ảnh hưởng đến chất lượngtài chính của doanh nghiệp Khi phân tích chỉ tiêu này cần liên hệ tới đặc điểm kinhdoanh của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, tính chấtcủa các sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường sẽ quyết định đến mức độ chiếmdụng và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp

* Số vòng luân chuyển các khoản phải thu:

* Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu:

Thời gian của 1 vòng quay

Thời gian của kỳ phân tích

x 100

Số vòng luân chuyển các khoản phải thuChỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanhnghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại thời gian của 1 vòng quay càng dài, chứng

tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều

Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳphân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong cáchợp đồng kinh tế cho khách hàng chịu Qua phân tích thấy được tình hình thu hồicác khoản công nợ của doanh nghiệp, để từ đó có các biện pháp thu hồi công nợnhằm góp phần ổn định tình hình tài chính Thời gian của kỳ phân tích có thể là quý

Trang 31

90 ngày, năm 365 ngày.

* Số vòng luân chuyển các khoản phải trả:

Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp,ngành nghề kinh doanh và tính chất cụ thể của các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệpcung ứng

* Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải trả:

Thời gian của 1 vòng quay

Qua phân tích thấy được tình hình thanh toán các khoản công nợ cho ngườibán, để từ đó có các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán gópphần ổn định tình hình tài chính và nâng cao uy tín doanh nghiệp

Ngoài ra, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợphải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ chỉ tiêu tổng hợp cũng như chỉ tiêu chi tiết, đi sâuvào số phải thu quá hạn theo thời gian, số phải trả quá hạn theo thời hạn để từ đónhận xét sự biến động của mỗi chỉ tiêu

Khi phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, ta thường

Trang 32

sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ

Tổng tài sản ngắn hạnTổng nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp

có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không Chỉ tiêu này càngcao, chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạnChỉ tiêu ngày cho biết với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loạitrừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhấttrong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợngắn hạn hay không Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán củadoanh nghiệp càng tốt

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh

Tổng tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đối vớicác khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán củadoanh nghiệp dồi dào, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốnbằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp

* Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh so với nợ

ngắn hạn bình quân

=

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Tổng nợ ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không từ lượngtiền thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh Hệ số càng lớn, khả năng trả nợcủa doanh nghiệp càng cao

Trang 33

1.3.2.3 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Khi phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp, ta thường sửdụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Tổng nợ phải trảChỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích, toàn bộ giá trị tài sản thuần hiện

có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanhnghiệp hay không Chỉ tiêu này càng lớn, khả năng thanh toán hiện tại càng cao, đó

là nhân tố tích cực góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp

* Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát

Hệ số thanh toán nợ

Tổng giá trị thuần của tài sản dài hạn

Tổng nợ dài hạn phải trảChỉ têu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đối với toàn

bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn Chỉ tiêu này càng cao, càngchứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, góp phần ổn định tình hình tàichính

* Hệ số khả năng trả lãi tiền vay

Hệ số khả năng trả lãi tiền vay = LN trước thuế + Lãi vay phải trả

Lãi vay phải trả

Hệ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay bằngcác khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động trong kỳ và cũng phản ánh mức độ rủi ro

có thể gặp phải đối với các chủ nợ Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chitrả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại

1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích thường sử dụngcác chỉ tiêu: Sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lờicủa vốn đầu tư, sức sinh lời của doanh thu thuần

Trang 34

* Sức sinh lời của tài sản (ROA)

Sức sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài sản bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sảnđầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉtiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt

* Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Sức sinh lời của

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sởhữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu nàycàng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt

* Sức sinh lời của doanh thu thuần (ROS)

Sức sinh lời của

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng doanh thu thìthu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càngcao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản,tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp tốt

1.3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

a Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Số vòng quay của tài sản

* Sức sinh lời của tài sản

Sức sinh lời của tài sản

Tài sản bình quân

Trang 35

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sảnđầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉtiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt.

* Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

Suất hao phí của tài sản so với

Tài sản bình quân

DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng doanhthu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp càng chứng

tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thuthuần trong kỳ của doanh nghiệp

* Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế

Suất hao phí của tài sản so với

lợi nhuận trước thuế =

Tài sản bình quânLợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng lợinhuận sau thuế thu nhập thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càngthấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, hấp dẫn cổ đông đầu tư

b Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, người ta thường sử dụngcác chỉ tiêu sau:

* Số vòng quay của tài sản ngắn hạn

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuầnTài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được baonhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ các tài sản ngắn hạn vận độngnhanh, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt

* Số vòng quay của hàng tồn kho

Trang 36

Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêuvòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động khôngngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

* Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn

Sức sinh lời của tài sản

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn bình quân

Trang 37

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sảnngắn hạn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tốt, góp phầnnâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

* Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần

Suất hao phí của tài sản ngắn

hạn so với doanh thu thuần =

Tài sản ngắn hạn bình quân Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồngdoanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này càng thấpcàng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt

* Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế

Suất hao phí của tài sản ngắn

hạn so với lợi nhuận sau thuế =

Tài sản ngắn hạn bình quân Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng lợinhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, chỉtiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao

c Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, ta thường sử dụng các chỉtiêu sau:

* Số vòng quay của tài sản dài hạn

Số vòng quay của tài sản dài hạn =

Doanh thu thuầnTài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản dài hạn quay được bao nhiêuvòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tốt

* Sức sinh lời của tài sản dài hạn

Trang 38

Sức sinh lời của

tài sản dài hạn =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài sản dài hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sảndài hạn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉtiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tốt, góp phần nângcao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản dài hạn,

sử dụng phương pháp Dupont ta thấy:

Sức sinh lời

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của

tài sản dài hạn =

Hệ số tự tài trợtài sản dài hạn x

Sức sinh lời củavốn chủ sở hữu

Ta thấy có 2 nhân tố quan hệ đến sức sinh lời của tài sản dài hạn:

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

Thông qua mối quan hệ này, các nhà quản trị thấy được: Để nâng cao hiệuquả sử dụng tài sản dài hạn, cần có các biện pháp nâng cao 2 nhân tố ảnh hưởng hệ

số tự tài trợ tài sản dài hạn và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ tàisản dài hạn càng cao thì vốn chủ sở hữu càng cao, song vốn chủ sở hữu cao thì sứcsinh lời của vốn chủ sở hữu thấp Như vậy, biện pháp để nâng cao cả 2 nhân tố ảnhhưởng là phải tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, khi đó vốn chủ sởhữu tăng theo

* Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu thuần

Suất hao phí của tài sản dài hạn so

Tài sản dài hạn bình quânDoanh thu thuần

Trang 39

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồngdoanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản dài hạn, chỉ tiêu này càng thấp càngchứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng tốt.

* Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế

Suất hao phí của tài sản dài hạn

so với lợi nhuận sau thuế =

Tài sản dài hạn bình quânLợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệpChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng lợinhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản dài hạn, chỉtiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao Chỉ tiêunày còn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi muốn lợi nhuậnnhư mong muốn

1.3.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

a Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu – các nhà đầu tư Vì thế, hiệuquả sử dụng vốn chủ sở hữu luôn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Hiệuquả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra doanhthu và khả năng sinh lời của vốn Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu,các nhà quản lý đánh giá được trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trongdoanh nghiệp, thấy được nguyên nhân và tác động đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sởhữu Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉtiêu sau:

* Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Sức sinh lời của

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ

sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉtiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp tốt

Trang 40

Sử dụng phương pháp Dupont ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉtiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Sức sinh lời của

Hay:

Sức sinh lời của

vốn chủ sở hữu =

Hệ số tài sản sovới vốn chủ sở hữu x

Số vòng quay

Sức sinh lời củadoanh thu thuầnNhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của vốn chủ

sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố đòn bẩy tài chính, hiệu suất sử dụng tài sản,khả năng sinh lời của doanh thu thuần Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng caohiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

* Số vòng quay của vốn chủ sở hữu

Số vòng quay của

Tổng doanh thu thuầnVốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được baonhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữucàng nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh

* Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần

Suất hao phí của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bình quânDoanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồngdoanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp càngchứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2.1 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 2.1 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN (Trang 59)
BẢNG 2.2 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 2.2 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN (Trang 60)
BẢNG 2.3 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 2.3 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 64)
BẢNG 2.4: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI THU, NỢ PHẢI TRẢ - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 2.4 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI THU, NỢ PHẢI TRẢ (Trang 67)
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU  ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO (Trang 76)
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU  ĐÁNH GIÁ  HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO (Trang 87)
BẢNG 2.12 BẢNG PHÂN TÍCH SỨC SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 2.12 BẢNG PHÂN TÍCH SỨC SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU (Trang 90)
BẢNG 2.13 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 2.13 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN (Trang 91)
BẢNG 3.3 BẢNG CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÀI CHÍNH THÔNG QUA CƠ - hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco
BẢNG 3.3 BẢNG CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÀI CHÍNH THÔNG QUA CƠ (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w