Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 52 - 56)

hàng dược phẩm. Bên cạnh việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới, SOHACO còn nhập hàng do chính đơn vị liên kết sản xuất ra và nhập hàng của Xí nghiệp dược phẩm Á Châu (Tập đoàn con của SOHACO) để bán.

Vì vậy, hàng dược phẩm tại SOHACO đang được chia thành hai nhóm chính đó là nhóm hàng nhập khẩu và nhóm hàng nội địa.

Nhóm hàng nhập khẩu của Tập đoàn lại được chia thành các nhóm nhỏ là nhóm dịch truyền, nhóm tiêm và nhóm uống.

- Nhóm hàng dịch truyền chủ yếu là các loại đạm, vitamin được đóng trong các chai thủy tinh dùng để truyền cho người bệnh để tăng cường sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

- Nhóm tiêm là nhóm hàng bao gồm các loại thuốc kháng sinh dùng để chữa các bệnh theo đơn thuốc của bác sỹ.

- Cuối cùng là nhóm uống, nhóm hàng bao gồm các loại thuốc kháng sinh và thuốc bổ dạng viên nén được ép theo từng vỉ và đóng hộp. Nhóm hàng này cũng được cung cấp cho người bệnh theo đơn của bác sỹ.

Trong nhóm hàng nhập khẩu thì nhóm hàng Tập đoàn nhập từ Đài Loan là nhóm hàng Tập đoàn đã được phân phối độc quyền tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Giá trị nhóm hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ khoảng 80% trong tổng giá trị của tất cả các mặt hàng. Hiện nay các loại thuốc nhập khẩu đã được SOHACO phân phối qua hai kênh, một kênh là phân phối qua hệ thống các bệnh viện và một kênh khác là bán trên thị trường tự do. Song tỷ trọng doanh số bán vào kênh bệnh viện thường cao hơn tỷ trọng doanh số bán trên kênh thị trường tự do. Hiện nay, nhóm sản phẩm nhập khẩu của Tập đoàn đã được bán cho hầu hết các bệnh viện và các trung tâm y tế trên phạm vi toàn Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam.

Nhóm hàng nội địa (bao gồm các loại thuốc được sản xuất trong nước) chủ yếu được chia thành hai nhóm nhỏ đó là nhóm thuốc đông dược và nhóm thuốc tân dược.

- Nhóm thuốc tân dược do Tập đoàn liên kết sản xuất và cung cấp cho SOHACO (thuốc bổ vitamin tổng hợp, dạng viên nang đóng thành từng vỉ). Các

loại thuốc thuộc nhóm này được tiêu thụ mạnh tại thị trường Miền Nam, thị trường Miền Bắc và Miền Trung tiêu thụ ít hơn. Sở dĩ như vậy là do chính những loại thuốc này được sản xuất tại Bình Dương và đã được nghiên cứu phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Miền Nam. Thêm vào đó, Tập đoàn cũng đầu tư nghiên cứu thị trường, quảng cáo, khuyến mại mạnh tại thị trường Miền Nam nên đã hỗ trợ tích cực cho công tác bán hàng tại thị trường này.

- Nhóm thuốc đông dược do Xí nghiệp Á Châu sản xuất và cung cấp cho SOHACO phân phối bao gồm các loại thuốc dùng để chữa bệnh như: thuốc ho bổ phế ACP, hoạt huyết dưỡng não, cao ích mẫu, bình can ACP,… và đặc biệt sản phẩm thực phẩm có tên trà râu ngô là mặt hàng do Xí nghiệp sản xuất đã và đang được SOHACO bán rất chạy trên thị trường. Các loại thuốc đông dược này được bán chủ yếu trên thị trường Miền Bắc sau đó đến Miền Trung và doanh số bán ra ở thị trường Miền Nam là ít nhất. Điều này cũng do trước khi đặt hàng sản xuất tại Xí nghiệp Á Châu Tập đoàn đã nghiên cứu nhu cầu của thị trường Miền Bắc và Miền Trung. Vì thế, các loại thuốc đông dược kể trên phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Miền Bắc cộng với Tập đoàn tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến bán hàng tại thị trường Miền Bắc và Miền Trung nên đã thúc đẩy công tác bán hàng tốt, doanh số bán hàng tăng cao.

Giá trị nhóm hàng nội địa chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% trong tổng giá trị các mặt hàng trong kỳ kinh doanh.

Cơ cấu hàng hóa của Tập đoàn được thể hiện qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết Tập đoàn SOHACO năm 2008-2010)

Mặc dù mới thành lập, song ngay từ những ngày đầu Ban lãnh đạo Tập đoàn SOHACO đã xác định xây dựng một hệ thống kênh phân phối rộng khắp các Tỉnh thành, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ trình dược viên có năng lực, lựa chọn các loại thuốc chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam để phân phối. Nhờ có định hướng đúng đắn nên doanh thu bán hàng của Tập đoàn liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 doanh thu bán hàng là 180 tỷ đồng; năm 2009 doanh thu đạt 272 tỷ đồng (tăng 51.24 % so với năm 2008) và năm 2010 đạt 394 tỷ đồng (tăng 44.51 % so với năm 2009).

Doanh thu bán hàng của Tập đoàn tăng mạnh vào khoảng thời gian quý 2 và quý 3 hàng năm. Đây là đặc thù riêng của Tập đoàn bởi vì khoảng thời gian này là mùa hè nên nhiều người bị ốm sốt. Chính vì vậy nên các loại dịch truyền được tiêu thụ rất mạnh để truyền cho bệnh nhân vào thời gian này. Doanh thu của Tập đoàn năm 2008-2010 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Doanh thu của Tập đoàn SOHACO năm 2008-2010

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2008-2010 Tập đoàn SOHACO)

Cùng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn cũng tăng lên. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn là 5.4 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 tăng lên đến 11.6 tỷ đồng, năm 2010 là 7.7 tỷ đồng. Năm 2009 lợi nhuận tăng lên so với năm 2008 là 6.2 tỷ đồng, song đến năm 2010 lợi nhuận giảm xuống 3.9 tỷ đồng so với 2010. Do biến động về tỷ giá và lãi suất vay vốn năm 2010 nên đã ảnh hưởng

làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận năm 2010 của Tập đoàn.

Nhờ có kết quả kinh doanh qua các năm, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. Thu nhập của người lao động tăng trung bình 20% mỗi năm, thu nhập bình quân của người lao động năm 2008 là 3,3 triệu đồng, năm 2009 tăng lên đến 3,9 triệu đồng và năm 2010 là 4,6 triệu đồng. Lợi nhuận của Tập đoàn năm 2008-2010 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của Tập đoàn SOHACO năm 2008-2010

(Nguồn: Trích báo cáo tài chính năm 2008-2010 Tập đoàn SOHACO)

2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w