Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 98 - 104)

b. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh

3.3.2 Hoàn thiện nội dung phân tích

Nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, Tập đoàn cần hoàn thiện và xây dựng thêm một số chỉ tiêu tài chính với nội dung như sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn

Về thực chất, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp hay chính là phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Xét dưới góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của Tập đoàn được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.

Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà các doanh nghiệp được sử dụng lâu dài, thường xuyên vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên trong Tập đoàn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà các doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn. Nguồn tài trợ tạm thời trong các doanh nghiệp gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của các cá nhân tổ chức khác.

Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức sau: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời

Từ số liệu trên báo cáo tài chính năm 2010 của Tập đoàn ta thấy: Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

= 154,42 tỷ - 121,80 tỷ = 32,61 tỷ Hay

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn

Vốn hoạt động thuần của Tập đoàn là 32,61 tỷ đồng, nguồn tài trợ thường xuyên không những được dùng để trang trải cho tài sản dài hạn mà còn dùng để tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính tại Sohaco năm 2010 được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững. Vốn hoạt động thuần khá lớn, chứng tỏ khả năng thanh toán của SOHACO khá cao.

Tuy nhiên, SOHACO cũng như các doanh nghiệp khác cũng cần phải xem xét thêm sự biến động của từng loại tài sản, từng nguồn vốn tài trợ cũng như vốn hoạt động thuần trong vài năm liên tục (tốt nhất là 5 năm) để có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính trong doanh nghiệp.

Thứ hai: Bổ sung nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Sự tồn tại của doanh nghiệp không thể thiếu hoạt động của tiền tệ. Mọi nhà quản lý đều có nhu cầu kiểm soát dòng lưu chuyển tiền tệ của đơn vị mình. Tập đoàn nên so sánh các chỉ tiêu, tỷ trọng và so sánh dòng tiền vào,ra của mỗi hoạt động để xem xu hướng biến động của mỗi dòng tiền. Từ đó đưa ra những kế hoạch về dự trữ vốn bằng tiền để cho việc hoạt động của tập đoàn vẫn trôi chảy mà không gây lãng phí do dự trữ quá cao vốn bằng tiền.

Qua bảng phân tích ta thấy toàn bộ tiền thu vào trong kỳ của SOHACO được tổng hợp từ dòng tiền của ba hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Năm 2009 dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh là 21,61 tỷ, là nguồn chủ yếu đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động cần đến tiền của SOHACO. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ dòng lưu chuyển tiền tệ của Sohaco, do đó sự biến động của dòng tiền này không gây ảnh hưởng đáng kể gì đến sự biến động của toàn bộ lưu chuyển tiền tệ. Dòng tiền từ hoạt động tài chính năm 2009 cũng hầu như không có ảnh hưởng đến biền động của toàn bộ lưu chuyển tiền tệ, dòng vào là Sohaco bổ sung một khoản vốn góp 4 tỷ thì đồng thời dòng tiền ra

lại phải thanh toán một khoản nợ gốc vay 3.3 tỷ nên phát sinh lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính cũng không lớn.

Đến năm 2010 dòng tiền của SOHACO đã có thay đổi: Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là -1.72 tỷ giảm 120% so với năm 2009. Mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, tuy nhiên tình hình thu hồi công nợ thấp, dòng tiền giảm do tăng các khoản phải thu tăng 31,95 tỷ (tăng 143%) so với năm 2009; Đối với hoạt động đầu tư đã có tín hiệu tích cực hơn, thay vì là -4.71 tỷ năm 2009 lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm 2010 là 0.62 tỷ tăng 5.33 tỷ, nguyên nhân là do năm 2010 Sohaco đã nhận được lãi từ hoạt động gửi tiết kiệm tiền nhàn rỗi; Đối với dòng tiền từ hoạt động tài chính năm 2010 tốt hơn năm 2009 là do trong năm 2010 SOHACO có hoạt động vay dài hạn và việc nhận thêm vốn góp của chủ sở hữu bổ sung nguồn cho dòng tiền vào lớn hơn so với dòng tiền ra (việc chi trả lợi nhuận cho các cổ đông).

Phân tích về tỷ trọng của dòng tiền các hoạt động thì năm 2009 tỷ trọng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh là lớn nhất và là nguồn thu chủ yếu của Tập đoàn. Tuy nhiên sang đến năm 2010 thì lại thay đổi hoàn toàn dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh không đủ để bù đắp cho chính hoạt động kinh doanh mà phải bổ sung từ hoạt động tài chính, việc thay đổi tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là do diễn biến khó khăn chung của cả nền kinh tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao kèm theo sự bất ổn của tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu nên việc thu hồi công nợ gặp rất nhiều khó khăn và hầu như không đạt kế hoạch. Nhưng năm 2010 lại đánh dấu sự gia tăng đáng kể của hoạt động tài chính, thể hiện qua dòng lưu chuyển thuần dương chiếm 120% trong tổng số tiền lưu chuyển thuần trong kỳ và tăng 1.04 lần so với năm trước và nguyên do là ban lãnh đạo tập đoàn đã cân nhắc và tính toán lợi ích giữa việc gia tăng vốn chủ sở hữu so với việc vay vốn ngân hàng bổ sung cho vốn lưu động.

BẢNG 3.2

BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %

Chỉ tiêu Cuối năm Chênh lệch

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 13.91 9.77 (4.15) -30%

2. Điều chỉnh cho các khoản - - - -

- Khấu hao TSCĐ 1.78 1.00 (0.78) -44%

- Các khoản dự phòng 0.13 0.00 (0.13) -100%

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (0.83) 0.00 0.83 -100%

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 0.30 12.14 11.84 3974%

- Thu từ lãi 1.58 (3.17) (4.74) -301%

- Chi phí lãi vay 4.74 3.35 (1.39) -29%

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay

đổi vốn lưu động 21.61 23.09 1.48 7%

- Tăng, giảm các khoản phải thu (22.38) (54.33) (31.95) 143%

- Tăng, giảm hàng tồn kho (14.83) 8.29 23.12 -156%

- Tăng, giảm các khoản phải trả 34.68 25.53 (9.14) -26%

- Tăng, giảm chi phí trả trước (6.28) (3.34) 2.94 -47%

- Tiền lãi vay đã trả (4.74) (2.48) 2.26 -48%

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (0.60) (2.33) (1.74) 290%

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh - - - -

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 1.05 3.84 2.79 266%

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 8.50 (1.72) (10.22) -120%

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - - - -

1.Tiền chi để mua sắm, XDTSCĐ và các tài sản dài

hạn khác (3.18) (3.13) 0.05 -2%

2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TS

dài hạn khác 0.00 0.99 0.99 -

3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị

khác - - - -

4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của

đơn vị khác - - - -

6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - - - -

7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (1.58) 2.76 4.34 -275%

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (4.71) 0.62 5.33 -113%

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - - - -

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của

chủ sở hữu 4.00 16.08 12.08 302%

2.Tiền mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát

hành - - - -

3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 0.00 3.62 3.62 -

4.Tiền chi trả nợ gốc vay (3.30) 0.00 3.30 -100%

5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính - - - -

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 0.00 (13.19) (13.19) -

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 0.70 6.52 5.81 826%

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 4.49 5.41 0.92 21%

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 5.51 10.00 4.49 82%

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại

tệ - - - -

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 10.00 15.41 5.41 54% Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh 1.9 -0.3 -2.2 Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư 0.0 0.0 0.0 Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính 0.1 2.2 2.2

Thứ ba: Bổ sung nội dung xây dựng phân tích rủi ro tài chính trong Tập đoàn Ngoài việc phân tích tài chính thông qua phân tích khả năng thanh toán công nợ phải thu, phải trả, thì Tập đoàn nên có những phân tích rủi ro do ảnh hưởng cơ cấu nợ.

Trong đó:

Đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu Hệ số chi trả lãi

vay

= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay

Độ nhạy của đòn bẩy tài

= % thay đổi của lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản

ROE = {Đòn bẩy tài chính x (ROA- rb) + ROA} x (1-rt) Trong đó rb: lãi suất vay, rt: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2009 sức sinh lời của vốn chủ là 0.24, tức 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.24 đồng lợi nhuận, sang năm 2010 lãi suất tăng cao từ 18% năm 2009 lên 20% nhưng do Tập đoàn đã tăng vốn chủ sở hữu từ 24 tỷ đồng năm 2009 lên 40 tỷ đồng do vậy sức sinh lời của vốn chủ sở hữu đã tăng lên 0.26. Như vậy với xu hướng lãi suất đi vay ngày càng tăng, Tập đoàn cũng nên tăng vốn chủ thay vì gia tăng nợ vay.

BẢNG 3.3

BẢNG CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÀI CHÍNH THÔNG QUA CƠ CẤU NỢ NĂM 2010 CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %

STT Chỉ tiêu Cuối năm Chênh lệch

2009 2010 2009

+/- %

1 Đòn bẩy tài chính 2.69 2.38 (0.31) -11%

2 Hệ số chi trả lãi vay 3.20 1.61 (1.59) -50%

3 Độ nhạy của đòn bẩy tài chính 0.85 (0.68) (1.53) -180%

4 Lãi suất đi vay trung bình 0.18 0.20 0.02 11%

5 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 0.25 0.25 (0.00) -9%

6 Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0.04 0.04 (0.00) -9%

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính hợp nhất tại tập đoàn dược phẩm và thương mại sohaco (Trang 98 - 104)