Tại tập đoàn, việc phân tích cấu trúc tài chính được thực hiện thông qua phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn. Việc phân tích chủ yếu so sánh số liệu tài sản và nguồn vốn thay đổi qua các năm theo cả số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể kết quả phân tích này được trình bày qua bảng cơ cấu tài sản (Bảng 2.1), bảng cơ cấu nguồn vốn (Bảng 2.2) năm 2010 và bảng so sánh biến động giữa năm 2010 so với các năm 2008,2009 của Tập đoàn như sau:
Tài sản:
Tổng tài sản của Tập đoàn liên tục tăng qua các năm 2008 – 2010, cuối năm 2010 tổng tài sản đạt 154,4 tỷ đồng, tăng 49,9 tỷ đồng so với cuối năm 2009, tăng 95,44 tỷ đồng so với cuối năm 2008. Có thể thấy quy mô hoạt động của Tập đoàn đang được mở rộng.
• Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn chiếm chủ yếu trong tổng tài sản, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Tập đoàn tăng từ mức 66% năm 2008 lên 72% năm 2009 và tăng lên 84% năm 2010. Có thể thấy tỷ trọng và giá trị tài sản ngắn hạn tăng liên tục theo thời gian.
BẢNG 2.1
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
TÀI SẢN Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 58.98 66% 100.53 72% 154.42 84% 95.44 162% 53.89 54%
I. Tiền và các khoản tương tương
tiền 5.51 6% 10.00 7% 15.41 8% 9.90 180% 5.41 54%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0.00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 19.29 22% 40.37 29% 95.23 52% 75.94 394% 54.85 136%
IV. Hàng tồn kho 33.05 37% 47.88 35% 39.58 22% 6.53 20% (8.29) -17%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.14 1% 2.28 2% 4.20 2% 3.06 270% 1.92 84%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 30.39 34% 38.21 28% 28.52 16% (1.87) -6% (9.69) -25%
I. Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0% 0.12 0% 0.00 0% 0.00 (0.12) -100%
II. Tài sản cố định 15.43 17% 16.57 12% 5.57 3% (9.86) -64% (11.00) -66%
III. Bất động sản đầu tư 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0.00
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 14.05 16% 14.00 10% 14.00 8% (0.05) 0% 0.00 0%
V. Tài sản dài hạn khác 0.91 1% 7.53 5% 8.95 5% 8.04 884% 1.42 19%
BẢNG 2.2
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
NGUỒN VỐN Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
A. NỢ PHẢI TRẢ 62.91 70% 96.39 69% 121.81 67% 58.89 -4% 25.42 -3%
I. Nợ ngắn hạn 59.60 67% 96.32 69% 121.81 67% 62.21 0% 25.48 -3%
II. Nợ dài hạn 3.31 4% 0.06 0% 0.00 0% (3.31) -4% (0.06) 0%
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.85 24% 35.83 26% 51.15 28% 29.31 4% 15.32 2%
I. Vốn chủ sở hữu 21.85 24% 35.83 26% 51.15 28% 29.31 4% 15.32 2%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0%
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ 4.61 5% 6.53 5% 9.98 5% 5.37 0% 3.45 1%
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng tài sản cuối năm 2010 là 8% tăng so với cuối năm 2009 – 7% và cuối năm 2008 là 6%. Việc tăng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền là phù hợp giúp tăng khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên xem xét và cân nhắc trong trường hợp lãi suất đi vay cao thì không nên để khoản mục này có số dư lớn nhằm giảm chi phí lãi vay nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn tăng liên tục qua các năm cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối. Cuối năm 2008 là 19,29 tỷ đồng chiếm 22% lên 40,37 tỷ đồng (29%) cuối năm 2009 và lên 95,23 tỷ đồng (52%) cuối năm 2010. Điều này cho thấy tình trạng bán chịu và chậm thanh toán tiền hàng ngày một cao doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh trong khi Tập đoàn vẫn phải sử dụng vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Hàng tồn kho: Đặc trưng hàng tồn kho của Tập đoàn chủ yếu là dược phẩm và máy tính nhập khẩu. Mặt hàng dược phẩm có vòng đời ngắn chỉ khoảng từ 01 đến 03 năm là hết hạn do vậy chính sách doanh nghiệp chỉ dự trữ một lượng hàng nhất định tránh tình trạng thuốc bị quá hạn. Đối với mặt hàng máy tính do đặc thù là một ngành liên quan đến sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vòng đời của sản phẩm lại càng ngắn vì vậy doanh nghiệp cũng chỉ dự trữ một lượng hàng nhất định tránh tình trạng tồn kho nhiều. Cụ thể cuối năm 2008 giá trị hàng tồn kho là 33,05tỷ đồng (37%), cuối năm 2009 là 47,88 tỷ đồng (35%) và đến cuối năm 2010 là 39,58 tỷ đồng (22%).
• Tài sản dài hạn: Mang đặc thù hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại vì vậy tài sản dài hạn của Tập đoàn thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Trung bình tài sản dài hạn chiếm 26% trong tổng tài sản. Tuy nhiên tỷ trọng và giá trị tài sản dài hạn đều có xu hướng giảm theo thời gian. Cuối năm 2008 là 30,39 tỷ đồng (34%), cuối năm 2009 là 38,21 tỷ đồng (28%) và giảm xuống còn 28,52 tỷ đồng (16%) vào cuối năm 2010.
Nguồn vốn:
Sự tăng lên của Tổng nguồn vốn là do sự tăng lên của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của nợ
phải trả do vậy tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng dần trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Cụ thể: Nợ phải trả cuối năm 2008 là 62,91 tỷ đồng (70%), cuối năm 2009 là 96,39 tỷ đồng (69%), và đến cuối năm 2010 là 121,81 tỷ đồng (67%), Vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 là 21,85 tỷ đồng (24%), cuối năm 2009 là 35,83 tỷ đồng (26%) và cuối năm 2010 là 51,15 tỷ đồng (28%). Như vậy cơ cấu của doanh nghiệp khá ổn định và giảm dần mức độ phụ thuộc vào bên ngoài.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn
• Nợ phải trả: Tỷ trọng có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cuối năm 2010 tỷ trọng nợ phải trả 67% giảm 3% so với cuối năm 2009 và giảm 4% so với cuối năm 2008. Tuy nhiên về mặt giá trị vẫn tăng dần, cuối năm 2010 tăng 58,89 tỷ đồng so với cuối năm 2008 và tăng 25,42 tỷ đồng so với cuối năm 2009.
+ Nợ ngắn hạn: Liên tục tăng từ năm 2008 – 2010, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn có phần giảm sút. Cuối năm 2010, chiếm 67% trong tổng nguồn vốn giảm 3% so với cuối năm 2009.
+ Nợ dài hạn: Giảm dần cả về tỷ trọng và giá trị, cuối năm 2008 3,31 tỷ đồng (4%) đến cuối năm 2009 0,06 tỷ đồng (~ 0%) và đến cuối năm 2010 thì không tồn tại khoản mục nợ dài hạn.
• Vốn chủ sở hữu: Liên tục tăng qua các năm 2008 – 2010: Cuối năm 2008 là 21,85 tỷ đồng (24%), đến cuối năm 2009 là 35,83 tỷ đồng (26%) và đến cuối năm 2010 là 51,15 tỷ đồng (28%). Tập đoàn liên tục tăng vốn chủ sở hữu một phần là do quy mô phát triển ngày càng mở rộng đòi hỏi một lượng vốn ngày càng nhiều, bên cạnh đó do lãi suất đi vay ngày càng cao hơn so với tỷ suất sinh lợi, nên Tập đoàn tăng vốn chủ sở hữu nhằm giảm chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Qua việc phân tích cấu trúc tình hình tài chính ở trên, ta thấy có sự chuyển biến dần qua cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Tập đoàn cuối năm 2010, tuy nhiên cơ cấu tài sản nguồn vốn của Tập đoàn đang duy trì khá mạo hiểm, hệ số nợ ( Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) cuối năm 2010 vẫn còn khá cao 0.667 so với mức trung bình chỉ là 0.5.