b. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
2.2.2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Để nắm rõ tình hình và khả năng thanh toán, tập đoàn đã tập trung phân tích các nội dung như: Phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ dài hạn, số liệu phân tích được thể hiện qua Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả (Bảng 2.4), bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn (Bảng 2.5) và bảng đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn(Bảng 2.6).
a. Phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả
Qua bảng phân tích tình hình các khoản phải thu, nợ phải trả (Bảng 2.4) ta thấy:
Tỷ số các khoản phải thu so với nợ phải trả cuối năm 2008 là 31% , cuối năm 2009 là 42% và cuối năm 2010 là 78%. Điều này chứng tỏ Tập đoàn ngày càng bị khách hàng chiếm dụng vốn, việc bán hàng trả chậm, khách hàng chậm thanh toán tiền hàng ngày càng nhiều. Tập đoàn phải xem xét lại chính sách bán hàng và có phương án thu hồi công nợ kịp thời nhằm thúc đẩy việc thu nợ.
Trong 58,91 tỷ đồng tăng thêm của Tập đoàn cuối năm 2010, có 27,48 tỷ đồng tăng từ vay ngắn hạn, 28,55 tỷ đồng từ các khoản phải trả người bán so với cuối năm 2008. Riêng khoản mục phải trả người bán tăng lên là do Tập đoàn đàm phán được với nhà cung cấp gia hạn thêm thời gian thanh toán kèm theo việc gia tăng khối lượng hàng nhập. Vậy tập đoàn cũng tận dụng được một phần vốn thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, giảm chi phí lãi vay.
Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất cuối năm 2008 là 14.22 tỷ, cuối năm 2009 là 31.06 tỷ và đến cuối năm 2010 là 74.77 tỷ tăng 426% so với cuối năm 2008 và tăng 141% so với cuối năm 2009. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2010 là 7.42 trong khi năm 2009 là 11.94 và năm 2008 là 13.12. Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu cuối năm 2010 là 49.19 cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2010. Điều này chứng tỏ Tập đoàn bán chịu cho khách hàng ngày càng nhiều hơn, giúp đẩy mạnh doanh thu bán hàng nhưng sẽ khiến Tập đoàn bị chiếm dụng vốn nhiều hơn và buộc phải vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
BẢNG 2.4: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI THU, NỢ PHẢI TRẢ
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Các khoản phải thu 19.29 40.49 95.36 76.08 394% 54.87 135%
1.1 Các khoản phải thu ngắn hạn 19.29 40.37 95.36 76.08 394% 54.99 136% 1.1.1 - Phải thu từ khách hàng 14.22 31.06 74.77 60.55 426% 43.71 141% 1.1.2 - Trả trước cho người bán 2.04 2.58 4.27 2.23 110% 1.69 65% 1.1.3 - Phải thu khác 3.03 6.87 16.32 13.30 439% 9.46 138%
1.2. - Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.12 0.00 0.00 0% (0.12) -100%
2 Các khoản phải trả 62.89 96.39 121.81 58.91 94% 25.42 26%
2.1 Nợ ngắn hạn 59.60 96.32 121.81 62.21 104% 25.48 26% 2.1.1 - Vay ngắn hạn 29.60 53.45 57.07 27.48 93% 3.62 7% 2.1.2 - Phải trả cho người bán 24.75 38.52 53.30 28.55 115% 14.78 38% 2.1.3 - Người mua trả trước 0.12 0.24 6.31 6.18 5084% 6.07 2546% 2.1.4 - Phải trả công nhân viên 0.15 0.06 0.49 0.35 237% 0.43 736% 2.1.5 - Phải nộp thuế Ngân sách 0.85 2.96 2.31 1.47 174% (0.65) -22% 2.1.7 - Phải trả khác 4.13 1.10 2.32 (1.81) -44% 1.22 111% 2.2 Nợ dài hạn 3.30 0.06 0.00 (3.30) -100% (0.06) -100% 2.2.3 - Phải trả khác 3.30 0.06 0.00 (3.30) -100% (0.06) -100%
3 Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả 31% 42% 78% 0.48 155% 0.36 86% 4 Số vòng luân chuyển các khoản phải thu 13.12 11.94 7.42 6.70 51% (4.52) -38% 5 Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu 27.82 30.57 49.19 21.37 77% 18.62 61%
b. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Qua bảng phân tích (Bảng 2.5) và biểu đồ (Biểu đồ 2.4), ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Tập đoàn năm 2010 cao hơn so với các năm 2009, 2008.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2010 là 1.27 tăng 0.28 so với cuối năm 2008 và tăng 0.22 so với cuối năm 2009. Sở dĩ cuối năm 2010 tăng là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là từ 66% năm 2008 lên 72% năm 2009 và đến cuối năm 2010 là 84% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cuối năm 2008 là 70%, cuối năm 2009 giảm xuống còn 69% và đến cuối năm 2010 chỉ còn 67%.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Tập đoàn >1 cho thấy Tập đoàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn, góp phần tạo niềm tin đối với nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2010 là 0.94, tăng 0.4 so với cuối năm 2009 và tăng 0.51 so với cuối năm 2008. Cuối năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh cao hơn các năm trước là do tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2010 tăng 5.41 tỷ đồng (54%) so với cuối năm 2009 và tăng 9.9 tỷ đồng (180%) so với cuối năm 2008. Do vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2010 tăng cao hơn hẳn so với các năm 2009, 2008.
Tuy nhiên, nếu xét về khả năng chi trả thực tế, dựa trên nguồn tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thì hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với nợ ngắn hạn bình quân của Tập đoàn cuối năm 2010 lại thấp hơn rất nhiều so với các năm 2009,2008. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn năm 2010 lại giảm đi nhiều so với các năm 2009, 2008.
Biểu đồ 2.7: Khả năng thanh toán ngắn hạn
BẢNG 2.5
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
+/- % +/- %
1 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (cuối năm) 0.99 1.04 1.27 0.28 28% 0.22 21%
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (cuối năm) 0.44 0.55 0.94 0.51 117% 0.40 72%
3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (cuối năm) 0.09 0.10 0.13 0.03 37% 0.02 22%
c. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Biều đồ 2.9: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Qua bảng phân tích (Bảng 2.6) ta thấy mức độ rủi ro tài chính, sự phụ thuộc vào bên ngoài giảm dần của Tập đoàn được thể hiện qua một số chỉ tiêu:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cuối năm 2010 là 1.50, cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2010 tăng 0.06 so với cuối năm 2009, tăng 0.08 so với cuối năm 2008.
Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2010 Tập đoàn liên tục tăng vốn điều lệ bằng việc các cổ đông tăng vốn góp từ mức 20 tỷ đồng cuối năm 2008 lên 24 tỷ đồng (20%) cuối năm 2009 và 40 tỷ đồng (100%) cuối năm 2010.
Biều đồ 2.10: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát
Tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên hệ số thanh toán tổng quát tăng lên. Điều này cho thấy khả năng tự bảo đảm, mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ của Tập đoàn có nhiều cải thiện trong năm 2010.
Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát cuối năm 2008 là 9.17, đến cuối năm 2009 là 619.03 và đến cuối năm 2010 không tính được do Tập đoàn đã trả hết các khoản nợ dài hạn và toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ngắn hạn.
Biều đồ 2.11: Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
- Hệ số khả năng trả lãi tiền vay năm 2010 là 1.61, mức thấp nhất trong giai đoạn 2008 – 2010, giảm 1.59 so với năm 2009, giảm 0.67 so với năm 2008. Cùng với việc tăng số tiền vay và lãi suất đi vay ngày càng cao bên cạnh lợi nhuận của Tập đoàn giảm sút đã khiến hệ số khả năng trả lãi vay năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1.61. Do vậy Tập đoàn cần cân nhắc giữa việc sử dụng vốn vay với việc bổ sung vốn chủ sở hữu cho hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh SOHACO tập trung phân tích các nội dung chủ yếu như: Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, nội dung phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và nội dung hiệu quả sử dụng chi phí, trình tự phân tích cụ thể như sau:
a. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Qua bảng phân tích (Bảng 2.7) ta thấy hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu giảm sút thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:
- Sức sinh lời của tài sản năm 2010 là 0.16 tức là một đồng tài sản tạo nên được 0.16 đồng lợi nhuận trước thuế, sức sinh lời của tài sản giảm 0.02 so với năm 2009 và giảm 0.01 so với năm 2008.
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2010 là 0.18 tức 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0.18 đồng lợi nhuận sau thuế, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm 0.22 so với năm 2009 và giảm 0.11 so với năm 2008.
- Sức sinh lời của doanh thu thuần năm 2010 là 0.02 tức 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đem lại được 0.02 đồng lợi nhuận sau thuế và hệ số này giảm 0.02 so với năm 2009, giảm 0.01 so với năm 2008.
Mặc dù sức sinh lời của tài sản, doanh thu thuần, và vốn chủ sở hữu giảm sút
BẢNG 2.6
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN DÀI HẠN CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
+/- % +/-
1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.42 1.44 1.50 0.08 6% 0.06 4%
2 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn khái quát 9.17 619.03 - - - - -
nhưng với sự biến động của tình hình kinh tế hiện nay Tập đoàn đạt được những chỉ tiêu như trên là đã rất lỗ lực.
BẢNG 2.7
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
+/- % +/- %
1 Sức sinh lời của tài sản (ROA) 0.17 0.18 0.16 (0.01) -6% (0.02) -9%
2 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 0.29 0.40 0.18 (0.11) -37% (0.22) -55%
b. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung
Nhìn vào bảng phân tích (Bảng 2.8), có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Tập đoàn năm 2010 có phần giảm sút, điều đó thể hiện ở một số chỉ tiêu:
- Sức sinh lời của tài sản năm 2010 là 0.16 tức là 1 đồng tài sản tạo lên 0.16 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này so với năm 2009 giảm 0.02, so với năm 2008 giảm 0.01.
- Số vòng quay của tài sản năm 2010 là 2.44 tăng 0.07 vòng so với năm 2009 và tăng 0.09 vòng so với năm 2008.
- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2010 là 0.41 tức là để được 1 đồng doanh thu trong năm Tập đoàn đã phải bỏ ra 0.41 đồng tài sản, chỉ tiêu này giảm 0.01 so với năm 2009, giảm 0.01 so với năm 2008.
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 20.67 tức là để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế Tập đoàn phải đầu tư 20.67 đồng tài sản, chỉ tiêu này tăng 10.85 so với năm 2009, tăng 6.73 so với năm 2008.
Nguyên nhân là do: Năm 2010 tốc độ tăng của tài sản là 104,71%, tốc độ tăng của doanh thu là 120% trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ là 43.19% so với năm 2008 và so với năm 2009 tốc độ tăng của tài sản là 31.85%, tốc độ tăng của doanh thu là 45.23% , trong khi lợi nhuận giảm 33%. Hiệu quả sử dụng tài sản có phần giảm sút là do lợi nhuận năm 2010 giảm mạnh trong khi tốc độ tăng của tài sản và tốc độ tăng của doanh thu lại tăng nhanh.
BẢNG 2.8
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
+/- % +/- %
1 Sức sinh lời của tài sản (ROA) 0.17 0.18 0.16 (0.01) -6% (0.02) -9%
2 Số vòng quay của tài sản 2.36 2.37 2.44 0.09 4% 0.07 3%
3 Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần 0.42 0.42 0.41 (0.01) -4% (0.01) -3%
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Nhìn vào bảng phân tích (Bảng 2.9), có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tập đoàn năm 2010 có phần giảm sút, điều đó thể hiện ở một số chỉ tiêu:
- Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn năm 2010 là 0.06 tức 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo lên 0.06 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này giảm so với năm 2009 là 0.08 và giảm so với năm 2008 là 0.04
- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2010 là 3.08 vòng,giảm 0.31 vòng so với năm 2009, giảm 0.16 vòng so với năm 2008
- Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2010 là 7.75 vòng tăng 2.08 vòng so với năm 2009 và tăng 2.93 vòng so với năm 2008
- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần năm 2010 là 0.32 tức để được 1 đồng doanh thu Tập đoàn phải bỏ ra 0.32 đồng tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này tăng 0.03 so với năm 2009, tăng 0.02 so với năm 2008. - Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế năm 2010 là
16.38 tức để được 1 đồng lợi nhuận sau thuế Tập đoàn phải bỏ ra 16.38 đồng tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này tăng 9.52 so với năm 2009, tăng 6.24 so với năm 2008.
Nguyên nhân là do: Năm 2010 Tập đoàn có khoản phải thu công nợ khách hàng bình quân tăng 134% trong khi tốc độ tăng doanh thu thuần là 45.23% , tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 47.70%, lợi nhuận giảm 33% so với năm 2009. Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân lớn hơn nhiều so với tốc độ của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế đã dẫn đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm sút: Sức sinh lợi giảm, suất hao phí tăng lên so với năm 2009.
BẢNG 2.9
BẢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA TẬP ĐOÀN SOHACO
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
STT Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm 2010 so với cuối năm
2008 2009 2010 2008 2009
+/- % +/- %
1 Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn 0.10 0.15 0.06 (0.04) -38% (0.08) -58%