1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt - may việt nam

167 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tập đoàn Dệt may Việt nam được thành lập ngày 02/12/2005 theo Quyết định 314/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Tổng công ty Dệt May Việt nam. Trong những năm qua Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước về tạo việc làm, nguồn thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới, mặt khác trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Tập đoàn Dệt - May Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ cả về kỹ thuật - công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách để có thể tiếp tục cạnh tranh bình đẳng và phát triển một cách bền vững. Nghị quyết Hội nghị TW 3 của BCH Trung ương Đảng, khóa XI đã đề ra mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 là: “ Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, ”. Quốc hội Khóa XIII cũng đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong đó tái cơ cấu doanh nghiệp, chủ yếu là các TĐKT, TCT Nhà nước là một trong ba trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Tái cơ cấu TĐKT, TCT nhà nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung khác nhau, từ tổ chức lại hệ thống sản xuất, ngành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý đến nguồn nhân lực, chiến lược phát triển, thị trường và sản phẩm. Điều đó cũng liên quan mật thiết đến các hoạt động tài chính của Tập đoàn, đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Tập đoàn. Về khung khổ pháp lý, mặc dù từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động 2 và quản lý TĐKT nhà nước. Tiếp đó là Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 về tổ chức và hoạt động của các TĐKT nhà nước và TCT Nhà nước thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên cho đến nay Nhà nước chưa có các quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Nghị định 71/2013/NĐ-CP chỉ quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các công ty TNHH 1 thành viên là công ty mẹ TĐKT, TCT Nhà nước, công ty TNHH 1 thành viên độc lập. Như vậy chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành để chi phối, điều tiết mối quan hệ hợp tác hoặc liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng là vấn đề rất cần thiết, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trên thế giới cũng như Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế được công bố. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã được công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đây: * Luận án tiến sĩ ‟Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, năm 2000 của tác giả Phạm Quang Trung. Luận án là đã hệ thống và khái quát hóa một số vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh; đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 90/1994/QĐ-TTg và Quyết định 91/1994/QĐ-TTg và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. 3 * Sách ‟Tập đoàn kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế - Ứng dụng vào Việt Nam” của TS. Trần Tiến Cường và các tác giả năm 2005. Nội dung chủ yếu là tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, phân tích cơ hội và thách thức đối với các Tổng công ty Nhà nước khi phát triển theo hướng Tập đoàn kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về chính sách cho quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế trên cơ sở các Tổng công ty ở Việt Nam. * Luận án tiến sĩ ‟Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các Tổng công ty 91 phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, năm 2006 của tác giả Nguyễn Xuân Nam. Nội dung chủ yếu của luận án là làm rõ quá trình hình thành, mô hình, đánh giá thực trạng của cơ chế quản lý vốn và tài sản hiện nay của các Tổng công ty 91, đưa ra được những ưu điểm và tồn tại của cơ chế quản lý vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản của các Tổng công ty 91 ở Việt Nam hiện nay phù hợp với định hướng phát triển các Tổng công ty 91 thành các Tập đoàn kinh doanh. * Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam theo định hướng Tập đoàn kinh tế”, năm 2006 của tác giả Chu Xuân Lai. Luận án đã phân tích quá trình hình thành và thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam, chỉ ra được những vấn đề còn bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện tại của các Tổng công ty, cũng như các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng này và đi đến khẳng định các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam nói chung, Tổng công ty Dầu khí (chưa phải là Tập đoàn kinh tế). Luận án đã đề xuất mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên nguyên tắc quyền sở hữu về nguồn lực tài chính và tự chủ về mặt tài chính làm nền tảng. * Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty Nhà nước theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, năm 2008 của tác giả Phùng Thế Tính. Nội dung của luận án đã làm sáng tỏ thực tiễn và rút ra những hạn chế trong 4 cơ chế quản lý tài chính hiện nay trong các TCT Nhà nước theo Quyết định 91/TTg định hướng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các Tổng công ty Nhà nước định hướng hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. * Luận án tiến sĩ ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập”, năm 2009 của tác giả Trần Duy Hải. Luận án đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT; đồng thời trên cơ sở khảo sát thực trạng cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam hiện nay, luận án chỉ ra những khó khăn bất cập trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; đề xuất những giải pháp đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập. * Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do PGS,TS. Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm là ‟Chính sách cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đến giai đoạn 2020”. Nội dung đề tài đề cập đến chính sách quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên góc độ quản lý Nhà nước, chưa nghiên cứu cơ chế quản lý vốn Nhà nước trên góc độ chủ sở hữu. * Luận án tiến sĩ ‟Cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam”, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Thanh Hòa. Đề tài đề cập đến cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trên góc độ chủ sở hữu Nhà nước được nghiên cứu qua các nội dung như cơ chế đầu tư vốn, cơ chế quản lý và sử dụng vốn, cơ chế phân chia lợi nhuận, cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng vốn; hình thức thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về vốn đầu tư tại doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được những hạn chế về cơ chế quản lý phần vốn đầu tư cho mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể về cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung. 5 Ngoài ra cũng còn nhiều bài viết về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn kinh tế được đăng trên các kỷ yếu hội thảo, báo và tạp chí kinh tế trong nước. Từ những trình bày trên cho thấy, các công trình nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về cơ chế tài quản lý chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính nói chung của các Tập đoàn kinh tế, song cũng có những công trình lại chỉ nghiên cứu một hay một số nội dung của cơ chế quản lý tập đoàn như cơ chế huy động vốn, sử dụng vốn hoặc kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT. Có công trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của một Tập đoàn cụ thể, có công trình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trên góc độ chung của các TĐKT. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về cơ chế tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được công bố. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam”. Đây là nghiên cứu đầu tiên về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt nam. Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án là: - Nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT, những kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT của một số quốc gia trên thế giới. - Đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, những ưu điểm đạt được và những mặt hạn chế tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó. 6 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản lý tài chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, đề tài giới hạn nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Về thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập khoảng thời gian từ 2008 đến 2013. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống và khái quát hóa, góp phần làm rõ hơn hơn những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế. Về thực tiễn: Luận án đã phản ánh một cách hệ thống và làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Luận án đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của các Tập đoàn. 7 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu, so sánh, diễn giải và tổng hợp, phương pháp chuyên gia, kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm: - Số liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp cán bộ, các phòng ban chức năng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Số liệu thứ cấp được tác giả sử dụng qua một số kênh như: Niêm giám thống kê, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ… 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam. - Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn. - Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục. - Đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt nam. 8 - Đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế luôn gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế thế giới. Sự xuất hiện các công ty có số vốn lớn ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp v.v…đã khắc phục được những hạn chế về vốn của các tổ chức, cá nhân. Quá trình tích tụ vốn trong các công ty để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929- 1933 và đặc biệt sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh các nước đã chú trọng đến việc khôi phục đất nước và đầu tư cho phát triển kinh tế nên đã tạo ra một quá trình sáp nhập các doanh nghiệp, công ty để hình thành nên các tập đoàn kinh tế. Khi mới hình thành các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung hoạt động trong những ngành mũi nhọn mang lại lợi nhuận cao của quốc gia đó. Trải qua quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhận thấy cần phải đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh ra các quốc gia trên thế giới từng bước hình thành các công ty hoạt động xuyên quốc gia. Kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn kinh tế đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển các TĐKT là một tất yếu khách quan song cũng là một quá trình lâu dài, gắn liền với sự tập trung, tích tụ sản xuất và nhu cầu tự nhiên về hợp tác, liên kết SXKD của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển theo cơ chế cạnh tranh và thị trường . Việc tập trung đầu tư vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào SXKD đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát triển nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế ra đời phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất 10 trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó nó còn thể hiện vai trò đầu tàu và chi phối nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế của các quốc gia như năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, công nghiệp v.v…. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Tập đoàn kinh tế (TĐKT), không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà còn là nội dung tranh luận trên phạm vi quốc tế và giữa các nhà khoa học kinh tế. Ở các nước phương Tây: TĐKT được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty, hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ [44], hoặc đó là một TĐKT về tài chính, gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn; mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác [45] Tại Malaysia và Thái Lan: TĐKT được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liên doanh, liên kết và hợp đồng. Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động. Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập. Theo Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) thì “TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển.” [10] Tóm lại, mặc dù còn có những sự khác biệt trong nhận thức về TĐKT, tuy nhiên có thể thấy các quan niệm về TĐKT ở trên đều thống nhất ở một số điểm sau đây: + TĐKT là một tổ hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay một số ngành có quan hệ với nhau về vốn, quản trị, công nghệ, thương hiệu, thị trường và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết. [...]... chế quản lý tài chính đối với mục đích kinh doanh của TĐKT trong từng giai đoạn nhất định Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế làm cho nó phù hợp, hiệu quả hơn với thực tiễn hoạt động của Tập đoàn kinh tế chính là quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế 1.2.2 Nội dung chủ yếu cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn kinh tế Phần lớn các Tập đoàn kinh... trong hoạt động của hệ thống đó Cơ chế tài chính gắn với các hoạt động tài chính của Tập đoàn kinh tế được gọi là cơ chế tài chính của Tập đoàn kinh tế Từ những quan niệm trên về cơ chế quản lý kinh tế có thể rút ra khái niệm: Cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT là hệ thống các hình thức, phương pháp và công cụ tài chính được sử dụng để quản lý các hoạt động tài 29 chính của TĐKT trong những điều kiện... tài chính rất đa dạng và phong phú Để kiểm soát được hoạt động tài chính của TĐKT đòi hỏi Tập đoàn phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện thực tế của mình trong từng giai đoạn cụ thể Vì vậy, các TĐKT cần phải thường xuyên điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của mình nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính của Tập đoàn trong thực tiễn Thuật ngữ "cơ chế" ... tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình kinh doanh của toàn Tập đoàn Sự khác biệt cơ bản trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn kinh tế với cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp độc lập chính là ở các mối quan hệ tài chính nảy sinh giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, mà tiêu biểu là mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết trong huy động... quả kinh doanh của Tập đoàn Mặc dù cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT có thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển thì nó vẫn có một số đặc trưng cơ bản sau: - Tính mục đích Hoạt động quản lý TĐKT luôn có mục đích cụ thể nên cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn cũng luôn gắn liền với những mục đích đó Thông thường, mục đích cơ bản của TĐKT là tối đa hóa giá trị của Tập đoàn, tối đa hóa lợi... hình tài chính, giá trị thương hiệu, và phải phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của bản thân Tập đoàn đó [10,tr 26,38] 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.2.1 Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính của tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các TĐKT được hình thành và phát triển ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ở đó có thị trường tài chính (TTTC) và các 28 công cụ tài. .. viên và toàn Tập đoàn Để đạt được mục tiêu trên, mỗi TĐKT cần xây dựng cho mình chiến lược và chính sách thu hút vốn của Tập đoàn phù hợp, đa dạng hoá các kênh và hình thức huy động vốn khác nhau, huy động tối đa các nguồn vốn huy động nội bộ Tập đoàn 1.2.2.2 Cơ chế đầu tư (hay quản lý, sử dụng) vốn của tập đoàn kinh tế Trong Tập đoàn kinh tế, cơ chế đầu tư vốn (hay còn gọi là cơ chế quản lý sử dụng... trị lợi ích của cổ đông và các thành viên trong Tập đoàn, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Tập đoàn Vì vậy, mục đích cơ bản của cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT cũng tập trung vào các mục tiêu đó, trên góc độ tài chính tức là doanh thu tăng, chi phí giảm, tăng giá trị tài sản của Tập đoàn, sức mạnh tài chính của doanh thu ngày một tăng và được thể hiện... đầu tư, quản lý vốn, quản lý dòng tiền trong nội bộ tập đoàn … nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Tập đoàn Hai là, Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân 12 Tập đoàn kinh tế là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng bản thân tập đoàn lại không phải là một pháp nhân Các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan... tồn tại dưới hình thức là các công ty tư nhân và Nhà nước Vậy, cơ chế quản lý tài chính TĐKT là tổng thể các công cụ, chính sách tài chính được hình thành và thực hiện thông qua các giải pháp tài chính dựa trên mối quan hệ biện chứng tạo nên một cơ chế thống nhất giữa các thành viên trong Tập 31 đoàn Nó phản ánh mối quan hệ của chủ sở hữu đối với mọi hoạt động của TĐKT, và mối quan hệ trong nội bộ Tập . chọn đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam . Đây là nghiên cứu đầu tiên về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Nội dung đề tài tập trung. chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG. cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay, những ưu điểm đạt được và những mặt hạn chế tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam,

Ngày đăng: 05/11/2014, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w