Logistics thành phố Hà NộiHà Nội là thành phố có vị trí địa lý, chính trị quan trọng đối với nước ta, có lợi thế đặc biệt để phát triển thương mại so với các địa phương khác trong cả nướ
Trang 1KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu của bản thân em dựa trên tài liệu, số liệu thu thập thực tế từ đơn vị thực tập và các nguồn có liên quan, không sao chép nguyên văn từ các chuyên đề, luận văn và các bài viết khác
Em xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường về cam đoan này
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Vân Anh
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thuật ngữ logistics xuất hiện vào khoảng những năm 60 của thế kỉ trước
và liên tục phát triển cho đến ngày hôm nay, được hiểu như là việc quản lý toàn
bộ hệ thống chuỗi cung ứng từ khâu cung cấp nguyên liệu thô cho sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm sản xuất ra Logistics đã dần trở thành công cụ sắc bén giỳp cỏc công ty kiểm soát hữu hiệu chuỗi cung cấp, cho phép họ có được đúng nguồn nguyên liệu ở đúng nơi và đúng lúc, giúp làm giảm chi phí hàng tồn kho, cải thiện các dịch vụ khách hàng, đạt được sự linh hoạt hơn và giảm các khoản đầu tư tư bản Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyờn thụng, đó thúc đẩy không ngừng sự phát triển của logistics, cả về xu hướng và sự chặt chẽ trong cỏc khõu của hệ thống cũng như sự tiện lợi và tốc độ
Có khẳng định, phát triển dịch vụ logistics là một khâu tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nó là kết quả của quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động sâu sắc Đồng thời, sự phát triển dịch vụ logistics có tác dụng to lớn thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại, nâng cao hiệu quả phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng, cơ hội phát triển nhưng ngành dịch vụ logistics ở nước ta và Hà Nội hiện nay đang gặp rất nhiều trở ngại như
hạ tầng cơ sở logistics còn nghèo nàn, manh mún, bố trí bất hợp lý, tổ chức quản
lý logistics còn chồng chéo giữa nhiều cơ quan nhà nước nhưng lại thiếu sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan này, pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn rất thiếu và yếu… trước thực trạng đó, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của Chính phủ là phải đưa ra những giải pháp, chính sách để khắc phục những hạn chế trên nhằm thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển, theo kịp sự phát triển của toàn cầu
Xuất phát từ thực tiễn trên, là một sinh viên kinh tế sắp ra trường và được thực tập tại Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, em
đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách phát triển logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội” để làm chuyên đề thực tập của mình Kết cấu của chuyên đề
của em gồm 3 chương:
Chương 1: Vị trí, vai trò của hệ thống logistics đối với sự phát triển kinh tế bền vững của thành phố Hà Nội và sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách phát triển logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển logistics của thành phố Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics của thành phố Hà Nội.
Trang 5Em xin viết ra một số nhận xét về tình hình hoạt động cũng như đề ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics của thành phố Hà Nội dưới gúc nhìn chủ quan của mỡnh.Vỡ dưới gúc nhỡn chủ quan của em nên không thể tránh khỏi có sai sót, em mong cô góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.s Đặng Thị Thúy Hồng, cảm ơn GS.TS Đặng Đình Đào, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh
tế cũng như các anh chị, cụ chỳ đang làm việc trong Viện nghiên cứu kinh tế phát triển đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BấN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRấN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ
1.1 KHÁI QUÁT VỀ LOGISTICS THÀNH PHỐ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ
1.1.1 Khái niệm về logistics và logistics thành phố
1.1.1.1 Khái niệm về logistics
Logistics là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam, tuy vậy nó đang đóng một vai trò quan trọng của đời sống xã hội nói chung và đời sống của mỗi con người nói riêng Tất cả các hoạt động của con người đều chịu sự tác động của logistics: khi mình muốn di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác cũng cần đến sự hoạt động của logistics; khi có nhu cầu
về bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào con người không thể một mình đáp ứng hết được các nhu cầu đó của bản thân mà cần có sự trao đổi giữa người này với người kia, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia… tất cả các nhu cầu đó đều phải được đáp ứng thông qua hoạt động logictics Do đó, việc hiểu rõ khái niệm của logistics là điều quan trọng đối với mỗi người, với Nhà nước, với từng địa phương Do đó, ảnh hưởng của logistics rất rộng lớn, nhưng trong phạm vi ngành học, mọi vấn đề trong bài viết đều đề cập đến tác động thương mại của logistics
Theo nghĩa rộng, logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất tới điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được yêu cầu khách hàng Đây là định nghĩa phổ biến và được nhiều người công nhận nhất hiện nay
Theo nghĩa hẹp thì logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (điều 233) lần đầu tiên đưa khái niệm dịch vụ logistics vào luật, quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Trang 71.1.1.2 Logistics thành phố Hà Nội
Hà Nội là thành phố có vị trí địa lý, chính trị quan trọng đối với nước ta,
có lợi thế đặc biệt để phát triển thương mại so với các địa phương khác trong cả nước: là trung tâm đầu não chính trị quốc gia, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế nên tập trung vào các cơ quan sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế, có nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không, thuận lợi cho giao thương với bên ngoài; cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng vào loại khá trong cả nước Đó là các yếu tố đảm bảo không chỉ giúp liên kết kinh tế Hà Nội với kinh tế cả nước mà còn cho phép Hà Nội tiếp cận nhanh với với những cơ hội thương mại ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, phục vụ và thúc đẩy quá trình tham gia phân công lao động quốc tế, khu vực và hội nhập vào thị trường thế giới của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung Vì vậy, hoạt động logistics của thành phố đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển thương mại này
Thực tế tại Việt Nam cũng như Hà Nội, dịch vụ giao nhận và kho bói đó
và đang phát triển Sự hình thành các dịch vụ này dù chỉ ở quy mô nhỏ với một
số ít nội dung hoạt động của cũng báo hiệu một xu thế không thể chối bỏ là dịch
vụ này sẽ ngày càng phát triển nhanh chóng Sức ép của hội nhập, cổ phần hóa,
tự do hóa thông tin đòi hỏi Hà Nội phải đi trước một bước trong việc hình thành
hệ thống dịch vụ logistics cả về hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống dịch vụ vận hành
Hoạt động logistics thực chất là hoạt động tìm ra lời giải cho các câu hỏi:
- Làm thế nào để nhận được các nguồn lực vật chất đúng pháp luật?
- Vận chuyển, bảo quản bằng cách nào?
- Kế hoạch giao nhận ra sao để hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh?
- Sản phẩm làm ra đi theo cách nào để đến tay người tiêu dùng?
Nếu các doanh nghiệp đểu phải lo lắng giải quyết vấn đề này thì sẽ gây tổn hại vật chất và lãng phí thông tin rất lớn nên đòi hỏi cần một số ít người có đầy
đủ năng lực trả lời các câu hỏi này và thực hiện các tác vụ theo các câu trả lời
đó Và các công ty logistics sẽ đáp ứng nhu cầu này thông qua hệ thống logistics
Hệ thống logistics là việc liên kết nhiều quá trình, công đoạn khác nhau của dịch vụ logistics trong quá trình lưu thông và phân phối hàng hóa mà cần phải thực hiện bởi nhiều chủ thể, tổ chức khác nhau
Logistics thành phố là một hình thức của logistics được phân chia theo yếu tố địa lý Qua đó, ta có thể hiểu logistics thành phố là toàn bộ các dịch vụ logistics như: nhận đơn hàng, gom hàng, xử lý nguyên vật liệu… nhằm đáp ứng tốt nhất
Trang 8nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng) trong một khu vực địa bàn là một thành phố.
1.1.2 Các loại dịch vụ logistics của thành phố
Dựa từng mục đích nghiên cứu, người ta phân loại dịch vụ logistics theo các tiêu chí khác nhau Theo theo quy định tại nghị định 140/2008/NĐ – CP ngày 05/09/2007, dịch vụ logistics bao gồm các hoạt động sau:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
b)Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics
e) Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa; hoạt động cho thuê và thuê mua container Phân loại theo phương thức khai thác hoạt động của logistics là phù hợp nhất
- Logistics bên thứ nhất (1PL): là các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, các phương tiện xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics
- Logistics bên thứ hai (2PL): là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện,
cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ logistics nhằm cung cấp các phương tiện thiết bị hay các dịch vụ cơ bản Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư
- Logistics bên thứ ba (3PL): là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình hoặc chỉ là một số hoạt động
có chọn lọc
- Logistics bên thứ tư (4PL): là quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp như quản lý nguồn nhân lực, trung tâm điều phối, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Hà Nội hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, hết sức hạn hẹp về vốn, nguồn nhân lực, mặt bằng Các trang thiết bị thô sơ chủ yếu tìm kiếm các đối tác nước ngoài mạnh để làm thuê cho họ
Trang 9từng công đoạn Do đó hầu hết các doanh nghiệp L của Việt Nam mới chỉ đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty L nước ngoài như đảm nhận khai báo khải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bói… Chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động L Do vậy thực chất các doanh nghiệp này mới chỉ hoạt đông dưới hình thức những nhà cung cấp dịch vụ cấp 2 thậm chí là cấp 3, cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng điều hành dịch vụ toàn cầu.
1.1.2 Mối quan hệ giữa logistics với phát triển kinh tế bền vững của các đô thị lớn
Phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế về mọi mặt trong hiện tại
mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển kinh tế trong tương lai
Phát triển kinh tế bền vững của các đô thị lớn là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các đô thị để có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trong hoạt động kinh tế
Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững:
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế: mức độ mở cửa của nền kinh tế ảnh hướng tới giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu, GDP Từ đó tác động tới nhu cầu cung cấp các dịch vụ L
- Thể chế, chính sách: là công cụ tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ L trong và ngoài nước
- Cơ sở hạ tầng và khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để phát triển dịch vụ L: tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng và kinh doanh dịch vụ L
- Kỹ năng tổ chức các doanh nghiệp chuyên môn hóa cung ứng và kinh doanh dịch vụ L
- Công nghệ thông tin
- Khả năng tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ L
- Nguồn nhân lực cho phát triển các dịch vụ L (kiến thức nghiệp vụ, trình
độ ngoại ngữ, khả năng ứng xử với các biến động của thị trường)
Mối quan hệ giữa logistics với phát triển kinh tế bền vững của các đô thị lớn
là mối quan hệ hai mặt, có tác động qua lại với nhau, cái này là tiền đề để cái kia phát triển
Trang 10Trong sản xuất có sự chuyên môn hóa lao động cao thì sản phẩm của doanh nghiệp này sẽ là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác Vì vậy, khi logistics phát triển, lưu chuyển hàng hóa nhanh, tiết kiệm, không bị ứ đọng ở bất
cứ khâu nào, bất cứ đõu thỡ sản xuất trong nền kinh tế mới hoạt động thông suốt, sản xuất đến được với tiêu dùng và thông tin từ tiêu dùng sẽ kịp thời được phản ánh đến sản xuất để kịp thời thay đổi Khi đó, nguồn lực của xã hội sẽ được tiết kiệm, giảm chi phí trong khâu lưu thông, giá thành sản phẩm hạ mà không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, sản xuất phát triển ổn định, bền vững hơn Điều này đối với các đô thị lớn như Hà Nội lại càng quan trọng Tình trạng giao thông thường xuyên ùn tắc, các xe trọng tải lớn chỉ được hoạt động vào một
số giờ quy định nên việc đảm bảo thông suốt càng khó khăn gấp bội
Mặt khác, kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo môi trường thuận lợi cho logistics phát triển Thật vậy, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu về hàng hóa phát triển đa dạng khiến cho sản xuất và thương mại phát triển Từ đó, nhu cầu về dịch vụ logistics không ngừng gia tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics cạnh tranh phát triển Ở Hà Nội, nơi thu nhập của người dân ở mức cao so với cả nước, nhu cầu tiêu dùng cũng phong phú đa dạng hơn, đồng thời yêu cầu về các dịch vụ kèm theo cũng phát triển, vì vậy, dịch vụ logistics ở Hà Nội sẽ có môi trường phát triển tốt hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn
1.2 VAI TRÒ CỦA LOGISTICS THÀNH PHỐ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS 1.2.1 Đặc điểm và vai trò của logistics ở Hà Nội
1.2.1.1 Đặc điểm của logistics thành phố Hà Nội
a Thị trường dịch vụ logistics có quy mô nhỏ nhưng tốc độ
tăng trưởng cao
Chi phí cho hoạt động logistics chiếm khoảng 25% GDP, trong đó chủ yếu là giá trị hàng tồn kho, trong đó, riêng thị trường dịch vụ 3PL có tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD (2011), phần lớn là dịch vụ vận chuyển và dự đoán trong thời gian tới sẽ tăng trưởng 20%/năm trong 5 năm tới
b Hoạt động logistics trong ngành bán lẻ chiếm tỷ trọng rất cao, ngành ô tô
và dược phẩm là những ngành tiềm năng
Giá trị thị trường logistics được tạo ra chủ yếu từ bốn ngành gồm bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh, hàng thiết bị công nghệ cao, thiết bị ô tô và dược phẩm Trong đó ước đoán ngành hàng bán lẻ cả nước chiếm khoảng 90% giá trị thị trường logistics, đạt 2,7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14.7%/năm Kế đến là ngành hàng thiết bị công nghệ cao chiếm khoảng 6% giá trị với tốc độ tăng trưởng trung bình 5.7%, còn lại là ngành thiết bị ô tô và dược
Trang 11phẩm Tuy nhiên, hai ngành này là những ngành tiềm năng cho tăng trưởng trên 10% trong thời gian tới.
c Cơ sở hạ tầng cho hoạt động dịch vụ logistics kém phát triển
Hiện tại, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển logistics của Hà Nội được đánh giá là kém phát triển và không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường Tình trạng tắc nghẽn giao thông, các công trình giao thông luôn chậm tiến độ và có chất lượng kém là minh chứng cho sự yếu kém về cơ sở hạ tầng của thành phố Nó đang tụt lùi quá xa so với nhu cầu phát triển của thành phố,
Hà Nội được coi là quá yếu trong hoạch định và thực hiện chiến lược hệ thống giao thông vận tải, trong đó nổi cộm là giao thông đường bộ và môi trường chính sách cho hoạt động vẩn chuyển trong đô thị
Về hệ thống kho thì hiện nay được đáng giá là việc sử dụng các kho này không hiệu quả Các kho này chủ yếu vẫn được xây dựng ngang bằng với mặt đất, đây là kiểu kho truyền thống và rất khó khăn để làm hàng được đóng trong container, và rất khó mở rộng trong tương lai Các công ty có vốn đầu tư nước ngoại chủ yếu thuê lại và hoạt động trên chiến lược “ớt đầu tư cơ sở hạ tầng”
d Các sản phẩm của ngành mới dừng ở mức đơn giản, chưa có nhiều giá trị gia tăng
Các sản phẩm trong ngành chủ yếu là các sản phẩm cơ bản (vận chuyển, kho bãi) và thiếu những sản phẩm mang giá trị gia tăng Nếu chỉ cung cấp 2 dịch
vụ cơ bản là vận chuyển và kho vận mà thiếu hẳn các dịch vụ giá trị gia tăng thì
có thể thấy rằng ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển
Ngoài ra trên thị trường dịch vụ logistics vẫn thiếu hẳn những nhà cung cấp dịch vụ 3PL trọn gói thật sự Một số doanh nghiệp vận tải Nhà nước như Vinatrans và Vietfratch chỉ cung cấp dịch vụ giao nhận đơn thuần như dịch vụ lưu kho và làm hàng Cũn cỏc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Maersk, APL… cũng chỉ cung cấp một phần các dịch vụ riêng lẻ
e Sự cạnh tranh trên thị trường cao và cạnh tranh chủ yếu dựa
Và hơn 800 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL trong nước sẽ phải chia nhau 65% thị phần của còn lại Vì thế, thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam phân tán, điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngành rất cao Hơn thế nữa, do áp lực
Trang 12cạnh tranh và thiếu hẳn các dịch vụ giá trị gia tăng, giá trở thành công cụ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp logistics.
1.2.1.2 Vai trò của logistics thành phố Hà Nội
a Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa.
Trong quá trình lưu thông hàng hóa, chi phí trung bình ở nước ta chiếm từ 25% đến 30% GDP, quá cao so với tỷ lệ ở các nước có dịch vụ logistics phát triển là 10% đến 15% Điều này cho thấy nếu các doanh nghiệp vẫn tự mình thực hiện các hoạt động logistics (tức là hoạt động theo phương thức 1PL và 2PL) thì chi phí sẽ lên rất cao Phương thức 3PL sẽ giúp cho các doanh nghiệp
sử dụng công ty bên ngoài để thực hiện toàn bộ hay một số hoạt động chọn lọc Với các nguồn lực sẵn có, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu và kinh nghiệm sẵn có sẽ đảm bảo cho các công ty hoạt động khoa học hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với việc các doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động này
b Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường thương mại quốc tế lẫn thương mại nội địa, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khi logistics phát triển, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại đối với thị trường tăng cao ở thành phố
Hà Nội, là thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn nhưng việc sản xuất hàng hóa thường được thực hiện ở ngoại thành hoặc các khu công nghiệp trong cả nước
và nhập khẩu ở nước ngoài Trước đây, khi các doanh nghiệp tự thực hiện việc vận chuyển, phân phối hàng hóa trong thành phố khiến tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực, thì khi dịch vụ logistics phát triển, các công ty này đảm bảo các đơn hàng đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng của hàng hóa, thực hiện hoạt động làm gia tăng giá trị sản phẩm như đóng gói, phân loại… thúc đẩy thương mại phát triển, người dân thủ đô được tiếp cận với chất lượng phục vụ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong GDP
c Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế
Trong kinh doanh quốc tế cần rất nhiều các chứng từ như C/O, hóa đơn, ISO, các chứng từ vận tải khi người nhập khẩu yêu cầu chứng từ gỡ thỡ người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ đó Mỗi loại chứng từ lại có chức năng và tác dụng riêng nhưng đều đòi hỏi tính chính xác, thống nhất, hợp pháp thì người nhập khẩu mới trả tiền Vì vậy, các nhà xuất khẩu đều muốn được cung cấp các chứng từ này một cách nhanh chóng, ít chi phí và phù hợp với thông lệ quốc tế Khi dịch vụ logistics phát triển, việc xin cấp các chứng từ này đều do công ty
Trang 13logistics thực hiện, họ am hiểu thông lệ quốc tế và tránh được các sai sót làm chậm trễ việc giao tiền của nhà nhập khẩu Đồng thời, góp phần thúc đẩy các cơ quan ban ngành liên quan hoàn hiện và tiêu chuẩn hóa các chứng từ trong thương mại quốc tế.
d Hoạt động logistics phát triển góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý
và tăng cường năng lực cạnh tranh của thành phố
Hoạt động logistics phát triển, thành phố sẽ bớt khó khăn hơn trong việc quản lý đường đi của hàng hóa, cũng như chất lượng, xuất xứ của các hàng hóa
đó Ví dụ, thay vì đưa thịt lợn vào các chợ theo con đường tiểu ngạch, do các thương lái nhỏ chở với số lượng ít vào thành phố, khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát chất lượng, xuất xứ của hàng hóa này thì khi dịch vụ logistics phát triển, các công ty logistics sẽ gom hàng từ các hộ nuôi, trang trại, đảm bảo hàng hóa được kiểm dịch và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, vận chuyển với
số lượng lớn vào thành phố, việc quản lý chất lượng hàng hóa sẽ dễ dàng hơn.Bên cạnh đú thỡ một thành phố có dịch vụ logistics phát triển sẽ có sức hấp dẫn các nhà đầu tư tốt hơn so với một thành phố logistics chưa phát triển vì họ
sẽ có cơ hội sử dụng các dịch vụ này một cách chuyên nghiệp, giá thành rẻ hơn
do đó sản phẩm của họ sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn
1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở thành phố Hà Nội
Với các vai trò to lớn như phân tích ở trên, có thể thấy rằng phát triển dịch vụ logistics của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng là hết sức quan trọng Nhưng để có thể phát triển hiệu quả dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội, làm
nú khụng đi ngược lại với các mục tiêu kinh tế xã hội khác của thủ đô thì lại nằm ở các chính sách phát triển logistics của thành phố
Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động logistics vẫn chưa được thiết lập đầy đủ mặc dù có khá nhiều những quy định pháp luật về một số nội dung liên quan đến hoạt động logistics nhưng vẫn là chưa đủ bởi thiếu tính đồng nhất và phạm vi điều chỉnh quá rộng đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều ngành Các hình thức vận tải hỗ trợ cho hoạt động logistics như vận tải liên hợp ở nước ta hiện nay cũng chưa được pháp luật điều chỉnh mạnh mẽ Điều này dẫn đến khi
có rủi ro xảy ra thỡ cỏc doanh nghiệp không biết căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
Ngoài ra các yếu tố về vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng… cũng đang là các rào cản để dịch vụ logistics phát triển ở nước ta Để có thể cải thiện được các nhân
tố này không thể chỉ dựa vào khả năng thích ứng của các doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào sự giúp đỡ, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các doanh
Trang 14nghiệp phát triển hoạt động dịch vụ logistics, cụ thể là việc ban hành các chính sách phù hợp, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này…
Tóm lại, với điều kiện hiện nay, thì việc hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng là vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành
1.2.3 Xu hướng phát triển logistics ở các thành phố lớn
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu kinh tế, trong thời gian tới logistics trên thế giới sẽ phát triển theo các xu hướng sau:
a Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử sẽ ngày càng phổ biến
và sâu rộng hơn trong lĩnh vực của logistics
Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu
tố chủ đạo quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử Xử
lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn đặt hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hóa đơn mà khách hàng không ưng ý… là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích với các quy trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến… đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh càng chính xác thỡ cỏc quyết định trong
hệ thống logistics càng hiệu quả
b Phương pháp quản lý logistics kéo (pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ
và dần thay thế cho phương pháp quản lý logistics đẩy (push) theo truyền thống.
Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyền thống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung và được dẫn dắt chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt trước trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được đẩy và các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên trên logistics đẩy không thực tế và phù hợp với người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu cơ chế kéo chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc khách hàng đặc hàng mua Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản xuất Đõy chớnh là mô hình được điều khiển bởi cầu nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng
Trang 15Trong khi cơ chế hậu cần đẩy hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần kộo đó đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần bao gồm cả số lượng mua bán cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng.
c Thuê logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp sẽ ngày càng phổ biến để thay thế cho việc các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra
tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics trước đây.
Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thỡ tớnh cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong lĩnh vực logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch
vụ logistics ra đời cạnh tranh quyết liệt với nhau Để tối ưu hóa, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics
để đáp ứng nhu cầu bản thân thì giờ đây việc đi thuờ cỏc dịch vụ logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển logistics ở Hà Nội
1.2.4.1 Vị trí địa lý
Hà Nội là trung tâm lớn nhất ở khu vực Bắc Bộ, Hà Nội có sức hút và khả năng thúc đẩy lôi kéo sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhờ thị trường tiêu thụ lớn về hàng hóa, các ngành dịch vụ phát triển thuận lợi, mạng lưới phân phối
có khả năng liên kết chặt chẽ với các nguồn cung ứng hàng hóa trong vùng
Trong vùng trung tâm thủ đô, Hà Nội cũng có vị trí hạt nhân là thành phố trung tâm của vùng, đầu mối giao thông chính, trung tâm của các ngành dịch vụ nên có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thương mại mang tầm khu vực Đông Nam Á
Hà Nội còn có vị trí quan trọng trong hợp tác hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Quảng Tây – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng Theo đó Hà Nội là thành phố trung tâm và đầu mối để phát triển quan hệ thương mại trong hai hành lang kinh
tế này
Hà Nội là trung tâm hàng đầu về khoa học- công nghệ, có điều kiện thuận lợi thu hút đội ngũ khoa học trong và ngoài nước, trong điều kiện đó, ngành thương mại Hà Nội cũng có nhiều thuận lợi để tăng cường trình độ công nghệ hiện đại, đáp ứng các mục tiêu phát triển
Với vị trí thủ đô của đất nước, Hà Nội có đủ các điều kiện và yếu tố thuận lợi để phát triển ngành thương mại, phát huy vai trò trung tâm giao lưu và phân
Trang 16phối hàng hóa, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nhờ đó mà hoạt động logistics của thành phố cũng thuận lợi phát triển hơn.
1.2.4.2 Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
- Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc từ lâu đời, đó là những yếu tố thuận lợi cho phát triển logistics của thành phố
- Khí hậu Hà Nội đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với hai mùa chủ yếu trong năm, mùa nóng và mùa lạnh Hằng năm Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4-5 cơn bão, bão thường trùng với mùa nước sông Hồng lên cao có ảnh hưởng lớn đến hoạt động logistics của thành phố
1.2.4.3 Hệ thống giao thông
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở trung tâm miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông của Hà Nội đến các tỉnh khác của nước ta tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt
Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố cũn cú sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận Đống Đa, được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay quân sự và sân bay Hòa Lạc tại huyện Ba Vì
Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyền đường sắt và một tuyến vận tải liên sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước Châu Âu
Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc Nam, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 tới Cao Bằng, quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 18 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc Ngoài
ra, Hà Nội còn có nhiều tuyến cao tốc trên địa bàn như đại lộ Thăng Long, Phỏp Võn- Cầu Giẽ, ngoài ra các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nôi – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thỏi Nguyờn cũng đang trong quá trình xây dựng Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại
Trong nội đụ, cỏc con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn, đặc biệt là
xe máy, và ý thức người tham gia giao thông chưa tốt Trên những đường phố
Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường Những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển 5 tới 10km đường mỗi năm,
Trang 17nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiều hợp lý Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt - loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.
1.2.4.4 Phương hướng phát triển tổng thể kinh tế xã hội của thủ đô trong thời gian tới
a Phương hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ thương mại
Xây dựng mới trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở Mễ Trì
và Đông Anh Xây mới trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa gắn với các mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại khu vực Mê Linh, Thường Tín – Phỳ Xuyờn, Hòa Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên lạc vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín – Phỳ Xuyờn, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm
Khu vực nội đô hình thành mới các trung tâm thương mại tổng hợp cấp thành phố tại Tây Hồ Tây, Thượng Đình, Vĩnh Tuy… trên cơ sở chuyển đổi đất của khu công nghiệp Cao Xà Lá và Dệt Minh Khai Cải tạo nâng cấp các cơ sở thương mại, chợ hiện hữu Tăng cường các cơ sở thương mại, các siêu thị và Minimart tại quỹ đất tái sử dụng để giảm thiểu cho chợ nhỏ lẻ trong cỏc ngừ xúm, kinh doanh thương mại trên đường phố
b Phương hướng quy hoạch hạ tầng kĩ thuật
Giao thông của Hà Nội hiện nay chủ yếu dựa vào các phương tiện vận tải cá nhân, theo báo cáo thì tỷ lệ vận tải công cộng rất thấp chỉ chiếm khoảng 14% gồm cả xe buýt và xe tắc xi Hệ thống đường sắt đường thủy lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng lượng nhu cầu vận tải Nhiều tuyến đường chính đô thị bị quá tải, không đảm bảo chất lượng Để giải quyết triệt để tình trạng ách tắc giao thông đô thị, đồ án quy hoạch đã đề xuất phát triển mạnh giao thông công cộng: xe buýt nhanh, hệ thống tàu điện ngầm, sớm triển khai hệ thống metro và
hệ thống đường tầng từ vành đai 3 trở vào
Giao thông đối ngoại: xây dựng hệ thống đường cao tốc đối ngoại với chất lượng cao và hệ thống đường sắt vận chuyển hàng hóa liờn vựng quốc gia, quốc
tế tách biệt với giao thông nội thị
Cải tạo, nâng cấp và xây mới các cặp tuyến song song với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm vào nội đô hiện nay để giảm thiểu sự quá tải cho đô thị như tuyến Tây Thăng Long – QL32, trục Thăng Long – Láng Hòa Lạc, tuyến Hà
Trang 18Đụng Xuõn Mai, tuyến Ngọc Hội- Phỳ Xuyờn… xõy mới hệ thống cầu và cỏc nỳt giao thông cắt khát mức, cải tạo và xây dựng các bến bãi đỗ xe đầu mối.Hoàn chỉnh đường sắt vành đai dọc đường vành đai 4, xây dựng mới đường sắt cao tốc Bắc Nam và 5 tuyến đường sắt đô thị, đường sắt ngoại ô và hệ thống
ga đầu mối như ga Ngọc Hồi
Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài sau năm 2030 đạt 50 triệu hành khỏch/năm, sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn, vị trí sân bay thứ 2 theo hướng Đông Đông Nam của thủ đô Hà Nội, dự kiến xây dựng sau 2030
Khai thác đường thủy sông Hồng kết nối trực tiếp với cụm cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh, khôi phục đường thủy trên sông Đỏy, sụng Tớch và hệ thống cảng sông Hà Nội, Sơn Tây
Khu vực nội đô: xây dựng mạng lưới giao thông công cộng đáp ứng 55%, hoàn thiện nâng tầng tuyến vành đai 3, một phần của đường vành đai 2 và các trục hướng tâm vào thành phố như đường Nguyễn Trãi, đường Giải Phúng… triển khai sớm dự án đường “3,5” và đường vành đai 4 Cải tạo nâng cấp mở rộng kết hợp xây dựng mới kết nối liên thông các trục đường chính đô thị
45%-1.2.4.5 Yếu tố về công nghệ thông tin
Thực tế đã chứng minh, dịch vụ logistics không thể phát triển được nếu không có công nghệ thông tin Sự tiến bộ vượt trội của công nghệ thông tin thời gian qua đó giỳp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có thể tập hợp thông tin, xử lý thông tin, xử lý và trao đổi thông tin trong quá trình lưu chuyển của hàng hóa và chứng từ một cách dễ dàng, thuận lợi
Trước đây khi công nghệ thông tin chưa thật sự phát triển, các chủ hàng gủi hàng đi luôn rất lo lắng về hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển Ngày nay, công nghệ thông tin hiện đại với hệ thống máy tính có khả năng liên kết toàn cầu đó giỳp cho chủ hàng có thể liên hệ chặt chẽ với người vận tải, với người nhận hàng và theo dõi sát sao hành trình của hàng hóa Sự phát triển của công nghệ thông tin đó giỳp cho các bên có liên quan có thể trao đổi kịp thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với hàng hóa của mình một cách linh hoạt, hiệu quả
Hệ thống thông tin logistics trong nước bao gồm thông tin trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ logistics, thông tin trong từng bộ phận chức năng (marketing, sản xuất, kế toán tài chớnh…), thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng và sự kết nối giữa các công đoạn trên
Nói cách khác, công nghệ thông tin là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho việc tổ chức và quản lý quá trình lưu chuyển hàng hóa qua nhiều công đoạn, chặng đường, phương tiện và địa điểm khác nhau Nhờ có công nghệ thông tin
Trang 19mà người ta có thể điều hành toàn bộ quá trình lưu chuyển hàng hóa một cách khoa học, hợp lý, kịp thời với độ an toàn cao.
1.2.4.6 Các yếu tố về nguồn nhân lực
Cũng như các ngành kinh tế khác trong điều kiện hội nhập, yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của hệ thống dịch vụ logistics Vì khi hoạt động của dịch vụ logistics trong phạm vi toàn cầu nên cho
dù cỏc hóng kinh doanh dịch vụ logistics có năng lực tài chính mạnh, có trang thiết bị hiện đại, có hệ thống thông tin công nghệ cao mà không có nguồn nhân lực tốt thì vẫn không thể thực hiện tốt hoạt động của mình
Đặc biệt, Hà Nội là trung tâm giáo dục của cả nước, tập trung các trường đại học đào tạo về kinh tế, thương mại lớn Hàng năm, số lượng sinh viên ra trường mong muốn ở lại Hà Nội rất cao Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao có thể bổ sung cho ngành dịch vụ logistics của thủ đô trong thời gian tới
Nhân lực của đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần được đào tạo kiến thức về kinh tế, về chuyên ngành, về ngoại ngữ,
về tin học để họ có thể lập và kiểm tra đơn hàng, theo dõi và xúc tiến việc thực hiện đơn hàng, lập cỏc bỏo báo cáo theo yêu cầu, cập nhật thông tin về việc giao nhận hàng húa…
1.2.4.7 Môi trường quốc tế ảnh hưởng tới phát triển logistics của thành phố
Hà Nội
a Môi trường quốc tế ảnh hưởng tới xuất khẩu
Nền kinh tế thế giới đang có những vận động mạnh mẽ theo xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đụng, đó và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới Khu vực châu Á Thái Bình Dương từ chỗ chỉ chiếm 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990 đến nay nú đó được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tới 30% thị phần xuất nhập khẩu toàn cầu Trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên trở thành những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng quan trọng trong nền kinh tế thế giới Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực
Tăng trưởng kinh tế của thế giới thời gian qua chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đang có dấu hiệu phục hồi dần Qua cuộc khủng hoảng này, xuất khẩu của chúng ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do các khách hàng lớn đều hạn chế nhập khẩu
Ngoài ra những bất ổn về an ninh chính trị và xã hội ( như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh…) đều là những nguy cơ tiềm ẩn và hoàn toàn có thể dẫn đến những khủng hoảng lại ở quy mô khu vực hay thế giới Nếu điều đó
Trang 20xảy ra sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng Từ đó hoạt động logistics của thành phố cũng bị ngưng trệ.
Xu hướng kí kết các hiệp định thương mại tự do, nhất là giữa các nước và khu vực với nhau là một thách thức lớn đối với các nước không tham gia hiệp định Và ngay cả đối với các nước tham gia hiệp định thỡ cỏc nền kinh tế kém phát triển cũng thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn
Dưới sức ép của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mới tinh vi hơn, như áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bỏn phỏ giỏ…
Những yếu tố trên của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta và Hà Nội, đặc biệt là tới hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi chúng ta phải hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời phải tranh thủ các yếu tố thuận lợi để gia tăng xuất khẩu Đặc biệt, hoạt động logistics phải hoạt động thực sự mạnh mẽ: thông hiểu các thông lệ quốc tế về xuất nhập khẩu,
cú cỏc biện pháp nhằm giảm chi phí vận chuyển… để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của nước ta
b Môi trường quốc tế ảnh hưởng tới logistics nội địa
Thị trường bán lẻ của Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn thứ 3 trên thế giới, vì vậy được nhiều tập đoàn và công ty thương mại bán buôn và bán lẻ trên thế giới nhắm tới, trong đó thị trường Hà Nội với lợi thế riờng nờn sẽ thu hút được nhiều đối tác, điều đó vừa tạo thêm những yếu tố thuận lợi để phát triển ngành thương mại nói chung và logistics nói riêng, vừa báo hiệu những xung đột sẽ xảy ra giữa các doanh nghiệp thương mại trong nước với các nhà phân phối nước ngoài Cần có những định hướng về phân công và hợp tác giữa các cơ cấu này để khai thác mặt thuận lợi và khắc phục những xung đột có thể xảy ra
Những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong nước sẽ gia tăng những tác động của thị trường dịch vụ phân phối thế giới đến sự phát triển nghành thương mại của Hà Nội Đến nay, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối Các tập đoàn, công ty thương mại bán buôn, bán
lẻ của Đức, Pháp, Nhật, Mĩ…đó có mặt ở Việt Nam và ở Hà Nội Các công ty này tham gia thị trường phân phối của Hà Nội vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với các đối tác này, vừa cải thiện cơ cấu thương mại hiện đại, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành, đòi hỏi quy hoạch phát triển ngành thương mại của Hà Nội phát phát huy được những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ những ảnh hưởng nêu trên
Trang 21thông qua những định hướng phát triển, phân bố cơ cấu ngành và các biện pháp phát triển thương mại trên địa bàn
Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới với những đặc trưng như mức độ tập trung hơn (nổi lên các doanh nghiệp thương mại lớn, hoặc nhất thể hóa sản xuất – bán buôn – bán lẻ để tạo mạng lưới phân phối rộng rãi), các cửa hàng nhỏ truyền thống được thay thế bằng những cửa hàng bách hóa lớn hơn, quy mô trung bình của một cửa hàng tăng lên cả về doanh thu và lao động, mật độ phân bố của các cửa hàng bán lẻ giảm xuống, cửa hàng bán lẻ tham gia vào chuỗi cửa hàng hoặc hoạt động theo thỏa thuận nhượng quyền của các công
ty lớn hướng tới các phân đoạn chuyên biệt hơn trên thị trường Vai trò của các nhà bán buôn truyền thống suy giảm, nhất là trên thị trường hàng tiêu dùng không bền, do các nhà sản xuất tự kiểm soát việc phân phối hoặc các nhà bán lẻ
mở rộng buôn bán tận gốc, nhưng vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên, nhất là đối với việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị cao, hàng vật liệu
và sản phẩm có số lượng lớn, thị trường dịch vụ phân phối có giá trị cạnh tranh cao, tác động của thương mại điện tử đến sự thay đổi toàn diện lĩnh vực phân phối, đặc biệt với sự xuất hiện của các cửa hàng, siêu thị ảo hoặc giao dịch giữa các doanh nghiệp, xu hướng cạnh tranh trong ngành để giảm chi phí chủ yếu bằng quy mô phân phối lớn, trình độ chuyên nghiệp hóa cao và tiêu chuẩn hóa mạng lưới phân phối
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN LOGISTICS CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trang 222.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới việc phát triển logistics của thành phố
Với vị trí là Thủ đô của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của
cả nước, đầu mối giao thông với các địa phương của cả nước nên Hà Nội có điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế
Công nghiệp dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nên cơ cấu kinh tế thủ đô chuyển hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp đồng thời cơ cấu các ngành cũng chuyển dịch theo hướng tích cực ngành công nghiệp chế biến sâu, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám phát triển nhanh và ngày càng có đóng góp lớn các ngành dịch vụ được mở rộng, các dịch vụ có chất lượng cao được chú trọng phát triển và có tốc
độ tăng trưởng nhanh, tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị và sinh thái
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế của thủ đô Hà Nội giai
Trang 23Tới đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, với chính sách mở cửa và hội nhập của Chính phủ Việt Nam cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh dịch vụ logistics thỡ đõy mới được coi là thời kì bắt đầu của thị trường logistics Việt Nam Năm 1994, khởi đầu là doanh nghiệp liên doanh logitem giữa Đoàn xe 14 của Việt Nam và doanh nghiệp Logitem International của Nhật Bản được thành lập, hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch
vụ vận tải hàng hóa và hành khách nội địa Tiếp sau đó, một loạt các doanh nghiệp mới ra đời, tham gia cung ứng một số loại dịch vụ logistics nhất định, có thể kể đến một vài doanh nghiệp như doanh nghiệp Liên doanh phát triển tiếp vận số 1với các bên tham gia liên doanh gồm có Watco, Vietfrach (Việt Nam), Mitorient (Singapore) và PanViet (Đài Loan), doanh nghiệp Dragon Logistics liên doanh giữa các tập đoàn Suzuo, Mitsubishi (Nhật Bản) và các đối tác của Việt Nam là Vinapco và Hanel Các doanh nghiệp này cung cấp các dịch vụ Logistics như cảng container, vận tải đường thủy, dịch vụ giao nhận, dịch vụ liên quan đến phân phối và một số dịch vụ có liên quan khác
2.1.2.2 Từ 2001 đến 2005
Sang tới giai đoạn thứ hai từ năm 2001 đến 2005, đây là giai đoạn mở đầu cho sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải quốc tế Việt Nam, một trong những khâu chuỗi quan trọng của hoạt động logistics Tuy nhiên trong giai đoạn này, lĩnh vực kho vận của Việt Nam vẫn là một ngành kinh doanh mới mẻ, khó cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài, nên phần lớn các doanh nghiệp tham gia là các doanh nghiệp Nhà nước và nhận được sự bảo hộ, khuyến khích phát triển của Đảng và Nhà nước trước các doanh nghiệp nước ngoài
2.1.2.3 Từ 2006 đến nay
Đây là giai đoạn bùng nổ của các hoạt động cung ứng các dịch vụ logistics Việt Nam và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp logistics nội địa Sau khi gia nhập WTO, sự phát triển này càng trở nên mạnh mẽ Số lượng các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng đạt đến con số trên 1000 doanh nghiệp Trong con số trên 1000 doanh nghiệp đó, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi đáng kể và tới nay chỉ chiếm khoảng 18%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng ít ỏi chỉ 2%, còn lại 80% là các doanh nghiệp logistics tư nhân Đây là những con số đáng vui mừng trước sự trưởng thành của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, tuy nhiên lại là một bài toán nan giải cần giải quyết về vấn đề quy mô và vốn doanh nghiệp trước một ngành dịch vụ đòi hỏi vốn lớn để đầu tư cho hoạt động cung ứng các dịch vụ trong toàn chuỗi logistics Do vậy, mặc dù số lượng các doanh nghiệp logistics nội địa khá lớn, nhưng tiềm ẩn trong
nó là nhiều hạn chế về vốn, chất lượng dịch vụ cung ứng nờn đõy cũng là thời
kỳ các doanh nghiệp logistics nội địa thua ngay trờn sõn nhà trước các đối thủ logistics quốc tế Hiện tại, các tập đoàn logistics đa quốc gia với bề dày kinh
Trang 24nghiệm, kỹ thuật công nghệ đang chiếm tới 75% thị phần cung ứng các dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam, trong khi đó, các doanh nghiệp logistics nội địa vẫn chủ yếu chỉ là các vệ tinh cho các doanh nghiệp ngoại đảm nhận một phần trong toàn chuỗi hoạt động logistics.
2.1.3 Thực trạng về hoạt động logistics của thành phố
2.1.3.1 Thực trạng hoạt động vận tải
a Hệ thống đường bộ
Hệ thống đường bộ của Hà Nội chưa bao gồm Hà Tây cũ có tổng chiều dài 955kmm nhưng 80% chiều dài này nhỏ hơn 11m, đây là một hạn chế Tỉnh
Hà Tây cũ có hệ thống đường bộ khá phát triển và thuận lợi thành phố có 6 bến
xe liên tỉnh: bến xe phía Nam, bến xe Nước Ngầm, bến Lương Yên, bến Gia Lâm, bến Mỹ Đình và bến Hà Đông So với các bến xe ở thành phố Hồ Chí Minh như bến xe miền đông và bến xe miền tây thỡ cỏc bến xe của Hà Nội có diện tích nhỏ hơn và trang thiết bị kém hơn rất nhiều ngoài ra trong nội thành cẫn tồn tại một số bến xe dự cú quy mô rất nhỏ và hầu như không đóng góp đối với nền kinh tế của thành phố Các huyện ngoại thành và các đơn vị hành chính cấp huyện của tình Hà Tây cũ đều có bến xe của địa phương phục cụ cho vận chuyển các tuyến ngắn hệ thống giao thông xe bus và taxi phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây nhưng lại chưa có bến đỗ ổn định
b Hệ thống đường sắt
Hà Nội có khoảng 150km đường sắt đi qua, trong đó có khoảng 30 km hầu như chưa được sử dụng (đoạn qua cầu Thăng Long đến ga Văn Điển) và 10 nhà ga Hệ thống này đang thuộc độc quyền của ngành đường sắt thành phố chỉ
có thể khai thác lợi ích của hệ thống này bằng các hình thức liên doanh hoặc các hình thức khác và khi nhà nước xóa bỏ độc quyền của ngành đường sắt
Bảng 2.2: Các tuyến chính của mạng lưới đường sắt Hà Nội
Trang 25Hà Nội – Lào Cai 296 1.000mm
(Nguồn: Cục đường sắt Việt Nam)
Đường sắt Việt Nam đã xây dựng và khai thác hơn 1 thế kỷ mạng lưới đường sắt Việt Nam có 7 tuyến chính với tổng chiều dài 2.600km, riêng tuyến
Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 2/3 tổng chiều dài Hiện nay có 3 loại khổ đường sắt 1.000mm, 1.435mm và đường lồng kết hợp cả hai loại trên nhưng khổ đường 1.435mm chưa chiếm tới 7% và hầu hết là đường đơn Do thời gian tồn tại lâu và công tác xây dựng, duy tu bảo dưỡng còn chưa đáp ứng nên mạng lưới đường sắt có chất lượng thấp nền đường yếu, một số nơi nền đường lỳn, trụi, sạt lở, mương rãnh thoát nước cũn kộm nên mùa mưa bão nền đường toàn bị đọng nước, bị trôi gây ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển
Mạng lưới đường sắt, cầu hầm có chất lượng thấp, nhiều đoạn xuống cấp, tiêu chuẩn lạc hậu hơn nữa trên toàn tuyến đường sắt, còn nhiều tuyến đường giao cắt đường bộ, gây cản trở giao thông đô thị Tình trạng hành lang an toàn đường sắt bị lấn chiếm khá phổ biến, đặc biệt ở Hà Nội, làm ảnh hưởng tới tầm nhìn và an toàn giao thông Khổ đường sắt phổ biến ở Việt Nam là 1.000mm, chiếm hơn 83% tổng chiều dài, trong khi các nước trong khu vực đa số là khổ đường 1.435mm thực trạng này sẽ gây khó khăn cho việc kết nối đường sắt Việt Nam với các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển hàng hóa Việt Nam vào khu vực điều này ảnh hưởng tới sự phát triển logistics của nước ta
c Hệ thống đường thủy
Hà Nội có 8 con sông đi qua với tổng chiều dài khoảng 550km và một số cảng sông Trong số đú cú 2 con sông có tiềm năng vận tải rất lớn đó là sông Hồng và sông Đà Hệ thống này chỉ được khai thác một phần rất nhỏ của tiềm năng vì đội tàu có trọng tải không đáng kể và thiết bị dịch vụ cảng vụ rất kém
d Hệ thống đường hàng không
Hà Nội hiện có một sân bay quốc tế khá hiện đại với số lượng chuyến bay quốc tế và nội địa càng ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế hệ thống này cũng đang thuộc độc quyền của tổng cục hàng không
Hà Nội hiện có 1 sân bay quốc tế là sân bay Nội Bài, được xây dựng từ năm 1977, có 2 đường băng bê tông để cất cánh và hạ cánh dài 3200m và 3800m Theo tiêu chuẩn của tổ chức hàng không Dân dụng quốc tế, công suất tối đa của đường hạ - cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ được 10 triệu
Trang 26khỏch/năm Nội Bài có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224m2, 1 nhà ga hành khách T1 với tổng diện tích 90.000m2 và công suất khoảng 6 triệu khỏch/năm Nhà ga T2 đang được xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn sàn 90.000m2 Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỷ yên Nhật từ vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất nhà ga T2 theo dự kiến là 10 triệu khỏch/năm.
Trong vài năm gần đây, nhà ga của sân bay Nội Bài bị dột khi trời mưa to, chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân dột do thiết kế, thi công hay sử dụng Năm 2011 sau một trận mưa to, bể phốt của sân bay này bị bật nắp khiến mùi hôi thối lan khắp sân bay, gây mất thiện cảm với hành khách Sân bay Nội Bài là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ với thủ đô Hà Nội mà còn đối với cả miền Bắc Đây là sân bay lớn thứ ba Việt Nam
về diện tích (sau sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cam Ranh) và là sân bay lớn thứ hai ở Việt Nam nếu xét về công suất nhà ga và số lượng khách thông qua mỗi năm
2.1.3.2 Thực trạng hoạt động phân phối
2.1.3.2.1 Hệ thống phân phối truyền thống
a Hệ thống chợ
Hệ thống chợ có lịch sử phát triển lâu dài và đến nay đó cú tổng 139 chợ trên địa bàn Hà Nội trong đó có 125 chợ đã được phân loại và 8 chợ chưa được phân loại
Hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội được quản lý theo 3 mô hình:
- Chợ do quận huyện quản lý
- Chợ do xã phường quản lý
- Chợ cho doanh nghiệp hợp tác xã quản lý
Tổng diện tích chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng 50ha, tổng diện tích kinh doanh gần 25ha Các chợ hiện có 3000 kiot (diện tích từ 6-9m2/kiot) và khoảng 19400 quầy sạp)
Chợ là hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ truyền thống lâu đời, nhiều chợ không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn chứa đựng trong nó những giá trị văn hóa lịch sử của Thăng Long, Hà Nội như chợ Đồng Xuân, chợ Mơ, chợ Bưởi…Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại thì vai trò của và khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm của hàng hóa của người dân của các chợ ngày càng giảm Trước tình hình đó, trong giai đoạn vừa qua, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ ngân sách để đầu tư cải tạo, xây dựng lại các chợ trên địa bàn theo
mô hình “trung tâm thương mại gắn với chợ truyền thống” như chợ hàng Da, chợ Cửa Nam, Chợ Ngã tư sở…
Trang 27Bảng 2.3:Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội
(Nguồn: Sở Thương mại Hà Nội)
Bảng 2.4:Một số chỉ tiêu trên địa bàn chợ Hà Nội
Số chợ
Diện tích đất chợ (m2) Diện tích kinh doanh Tổng diện
tích
Diện tích b.quân/chợ
Tổng diện tích
Diện tích b.quân/chợ
Khu vực ngoại
thành
Trang 28Tổng số 125 504.000 4.030 246.000 1.970
(Nguồn: sở thương mại Hà Nội)
Thực trạng cơ sở vật chất của hệ thống chợ bán lẻ trên địa bàn Hà Nội
Trong những năm qua, ngành thương mại Hà Nội đó cú những bước phát triển lớn lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển mạnh
mẽ hệ thống chợ chiếm vị trí quan trọng trong lưu thông hàng hóa trên địa bàn
Hệ thống chợ bán lẻ phát triển mạnh và trở thành một kênh phân phối hàng hóa lớn nhất trong tổng mức chu chuyển trên địa bàn Hà Nội chợ trên địa bàn Hà Nội chủ yếu phân bố dày đặc và chủ yếu là chợ nhỏ
Bảng 2.5: Cơ cấu các loại chợ trên địa bàn Hà Nội
Tổng số Chợ dân sinh Chợ bán buôn, bán
lẻ, tổng hợp loại I
Chợ đầu mối bán buôn nông sản
Số
lượng
(Nguồn: quy hoạch mạng lưới chợ các địa phương)
Do nằm ở vị trí trung tâm, đầu não kinh tế của cả nước nên hệ thống chợ bán lẻ của Hà Nội được đầu tư và có cơ sở vật chất phát triển hơn hẳn các khu vực khác trong nước năm 2007, số chợ trên địa bàn thành phố tăng lên 138 chợ, một số được xây mới và nâng cấp thành trung tâm thương mại
Hiên nay, thiết kế của các chợ đa phân chưa phù hợp với hệ thống chợ, không phát huy được tối đa hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân Phần lớn
hệ thống giao thông, đi lại trong chợ chiếm tỉ lệ rất ít và cũng không đồng đều giữa các chợ, nhiều nhất là chợ Kim Giang chiếm 76%, ít nhất là chợ Nghĩa Tân với 7,7% Tình trạng ách tắc trong chợ diễn ra thường xuyên đặc biệt là vào các giờ cao điểm, tình trạng ách tắc là khó tránh khỏi phần lớn đường vào các chợ nhỏ, thường xuyên bị lấn chiếm do đó khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy
Mặt khác, hệ thống cấp thoát nước của hệ thống chợ nhìn chung còn rất thiếu, dẫn đến tình trạng lầy lội trong chợ khi có mưa xảy ra Hiện nay, trong hệ thống chợ bán lẻ Hà Nội, chỉ có 88% chợ có hệ thống thoát nước nhưng hầu hết
đã xuống cấp, có tới 42% chợ trong hệ thống thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa Hệ thống thoát nước hiện nay không đủ chức năng thoát nước và đã
bị hư hại, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở các chợ Hệ thống cấp nước ở
Trang 29các chợ còn thiếu rất ít chợ có đường dẫn nước tới tận các quầy hàng, cửa hàng nên công tác vệ sinh ở các cửa hàng bán thực phẩm tươi sống không đảm bảo
Bảng 2.6: Tổng hợp một sô chỉ tiêu về chợ trên địa bàn Hà Nội
chợ (m2)
Diện tích đường (m2)
Tỷ lệ đường (%)
Diện tích bãi đỗ xe (m2)
Tỷ lệ bãi đỗ
Trang 30(Nguồn: sở thương mại Hà Nội)
Hệ thống bãi đỗ xe ở các chợ còn rất thiếu, nhiều chợ không có bãi đỗ xe, nếu có thì bãi đỗ xe quá hẹp, nhiều nhất cũng chỉ 3,7%, không đủ chỗ cho các phương tiện giao thông dẫn đến tình trạng các phương tiện giao thông đi vào chợ gây tắc nghẽn trong chợ Nhiều chợ bố trí bãi đỗ xe trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường gây mất mỹ quan đô thị Nhiều chợ có chỗ để xe nhưng giá trông giữ xe cao dẫn đến tình trạng khách không muốn giữ xe mà mang thẳng xe vào chợ
Vấn đề phòng cháy chữa cháy của hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng không được đảm bảo, không đủ đáp ứng yêu cầu khi xảy ra sự cố, đồng thời trong chợ lại có nhiều đồ dễ cháy vì thế nếu xảy ra cháy nghiêm trọng
sẽ gây thiệt hại nặng nề đối với các chợ bàn kiên cố hay lều lán ở ngoại thành thì không có hệ thống chữa cháy
Nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của chợ trên địa bàn Hà Nội tuy được đầu tư, phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nền kinh tế thị trường và cũng chưa phát triển đồng bộ với tổng thể chung của thành phố
Thực trạng kinh doanh ở chợ
Hiện nay hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội tồn tại nhiều loại hình kinh doanh chợ khác nhau Hàng hóa kinh doanh ở chợ cũng hết sức đa dạng và phong phú, phù hợp với các loại hình chợ Đối với hàng nông sản thực
Trang 31phẩm thì khoảng 40% lượng hàng là do thành phố tự cung tự cấp được, còn khoảng 60% lượng hàng là nhập từ các tỉnh khác Hàng hóa thường được nhập vào Hà Nội qua các nông dân trực tiếp bán buôn nông sản của họ hoặc thông qua các nhà bán buôn tại các chợ đầu mối, sau đó được phân đi các chợ bán lẻ trong hệ thống chợ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thủ đô, quy mô của hệ thống chợ bán lẻ Hà Nội cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ theo đó số liệu của sở Thương mại Hà Nội, số hộ kinh doanh trong hệ thống chợ tăng lên không ngừng Năm 2010, số hộ kinh doanh trong hệ thống chợ Hà Nội là 42017 hộ, trong đó phần lớn các hộ kinh doanh cố định với khoảng 29833 hộ (chiếm 71%) tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và 12238 hộ không cố định, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành
Phương thức giao dịch trên chợ chủ yếu là phương thức giao dịch truyền thống, người mua và người bán trực tiếp gặp mặt nhau để trao đổi, mua bán và việc trao đổi mua bán chủ yếu gắn liền với sự xuất hiện của hàng hóa đem ra trao đổi Hình thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt
Bên cạnh đú, cỏc dịch vụ hỗ trợ của chợ cũng ngày càng phát triển Hiện nay, số lượng chợ trên địa bàn Hà Nội còn thiếu so với nhu cầu, đặc biệt là các chợ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Hệ thống chợ phân bố chưa hợp
lý nên hiệu quả còn thấp và vấn đề nắm bắt nhu cầu về chợ trong nhân dân của
cơ quan quản lý còn chưa tốt
Nhu cầu mua sắm trên thị trường Hà Nội ngày càng phát triển nhưng việc mua bán tại các chợ nhiều khi không thuận lợi so đó số lượng các chợ cóc, tụ điểm hình thành một cách tự phát trên địa bàn Hà Nội rất lớn
Về công tác xây dựng mới và cải tạo hệ thống chợ thì trong giai đoạn vừa qua thành phố đã đầu tư xây cải tạo 252129m2 chợ, trong đó xây mới 158119m2 với tổng số vốn đầu tư hơn 237 tỷ đồng Thành phố đã tiến hành cải tạo chợ Mơ, chợ Cửa Nam, chợ Hành Da, chợ Việt Hưng, chợ đầu mối Minh Khai trở thành trung tâm thương mại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư Hà Nội đã chuyển đổi xong 22 chợ từ mô hình ban quản lý chợ sang doanh nghiệp, hợp tác
xã kinh doanh quản lý chợ Đi đôi với việc chuyển đổi mô hình chợ, Hà Nội cũng đã giải tỏa được 32/52 tụ điểm, chợ cóc chợ tạm, lập lại an ninh trật tự mỹ quan đô thị
b Hệ thống cửa hàng do hộ kinh doanh quản lý
Theo số liệu thống kờ thỡ năm 2011 có khoảng 111.452 hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, tăng 60% so với năm 2001 Trong đó, các hộ kinh doanh thương nghiệp có tỷ lệ tương đối ổn định, chiếm khoảng 2/3, các hộ kinh doanh khách sạn nhà hàng có xu hướng