1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội

41 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 605 KB

Nội dung

Trong cơ chế thị trườngvới các quan hệ được tiền tệ hoá thì tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất.Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chínhsách

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NHTM 3

1.1 Nguồn vốn và vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 3

1.1.1 Nguồn vốn của NHTM 3

1.1.2 Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 5

1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 6

1.2.1 Vốn huy động từ tiền gửi 6

1.2.2 Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá (vay trên thị trường vốn) 8

1.2.3 Huy động vốn bằng cách vay 8

1.2.4 Các hình thức huy động vốn khác 9

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn 9

1.3.1 Về mặt chủ quan 9

1.3.2 Về mặt khách quan 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI 1

2.1 Tổng quan về NHTMCP Hàng H i - Chi nhánh Hà Nội 1

2.1.1 Quá trính hình thành và phát triển của NH TMCP Hàn Hả i - Chi nhánh Hà

2.1 2 Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Hàng ả i - Chi nhánh Hà Nộ

Trang 2

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP Hàng

Hải - Chi nhánh Hà Nội 15

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nơi 19

2.2.1 Kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nơi giai đoạn 2009-2011 19

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn 20

2.2.3 Chi phí huy động vốn 24

2.3 Đánh giá kết quả huy động vốn của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - CN Hà Nội 26

2.3.1 Kết quả đạt được: 26

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác huy động vốn 27

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI 29

3.1 Định hướng hoạt động của Maritime Bank Hà Nội trong thời gian tới 29

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với Maritime Bank Hà Nội 30

3.2.1 Đa dạng hoá hình thức huy động 30

3.2.2 Có chính sách lãi suất hợp lý 31

3.2.3 Phát triển tài khoản cá nhân, phát hành séc cá nhân và thẻ thanh toán 31

3.2.4 Đưa ra chính sách khách hàng hấp dẫn hơn 32

3.2.5 Hoàn thiện và phát triển các dịch vụ NH 34

3.2.6 Mở rộng công tác marketing NH 34

3.2.7 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 34

3.3 Một số kiến nghị 35

3.3.1 Kiến nghị với NH TMCP Hàng Hải Việt Nam 35

Trang 3

3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước 35

KẾT LUẬN 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Hàng Hải - CN

Hà Nội 16

Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank - CN Hà Nội 17

Bảng 2.3: Bảng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải - CN Hà Nội 17

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Maritime Bank - CN Hà Nội 19

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế 20

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền 22

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của NH TMCP Hàng Hải - CN Hà Nội phân theo kỳ hạn 23

Bảng 2.8: Chi phí huy động vốn bình quân của Maritime Bank - CN Hà Nội 25

BIỂU Biểu 1: Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn 20

Biểu 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo TPKT 21

Biểu 3: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền 22

Biểu 4: Biêu đồ cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 23

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với

sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước Ngân hàng chính là nơi tích tụtập trung vốn, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế Nóđóng vai trị quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế

Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thốngnguồn lực trong đó vốn là nguồn lực không thể thay thế Trong cơ chế thị trườngvới các quan hệ được tiền tệ hoá thì tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất.Nền kinh tế của một nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chínhsách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống Ngân hàng hoạt động đủ mạnh, cóhiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ các nguồnvốn đó cho nền kinh tế Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp huy động vốncho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước có ý nghĩa rất quan trọng

Ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới đưa nền kinh tế nước ta hồ nhập vớinền kinh tế thế giới, trước những đòi hỏi cấp bách của việc mở rộng các quan hệkinh tế để phát triển kinh tế đất nước Trong nhiều năm qua hệ thống NH nước

ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới hoàn thiện cănbản tất cả các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ huy động vốn Trong chươngtrình hoạt động của ngành Ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đấtnước, ban lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra bốn định hướng lớn trong giai đoạn2002-2012 Một trong những định hướng đó là việc đáp ứng vốn và huy độngvốn trong nền kinh tế để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.Tuy nhiên để huy động được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế lại làmột thách thức lớn đòi hỏi các NHTM phải có các hình thức huy động vốnphong phú và linh hoạt Làm thế nào để huy động được vốn đáp ứng cho sựnghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được cácNHTM quan tâm Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn đối với nền kinh tế nóichung và đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng Sau một thờigian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, em

Trang 6

đã hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, em đã mạnh dạn chọn đề

tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội”.

Bài luận văn tốt nghiệp của em ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Nội dunggồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn tại NHTM.

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

Do thời gian thực tập chưa nhiều và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văncủa em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong được các Thầy, Cô giáođóng góp ý kiến để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn Em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến cô giáo Th.S Vũ Thị Thu Hương cùng các cơ chú, anhchị trong Ngân hàng Hàng Hải_Chi nhánh Hà nội đã tạo điều kiện thuận lợi vàgiúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM

1.1 Nguồn vốn và vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.1.1 Nguồn vốn của NHTM.

1.1.1.1 Khái niệm nguồn vốn của NHTM.

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huyđộng được dựng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh kháctrong nghiệp vụ kinh doanh NH

Nguồn vốn của NH, thực chất là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thờinhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu củachúng gửi vào NH để thực hiện các mục đích khác nhau NH đã thực hiện vai tròtập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luânchuyển vốn, phục vụ và kết thúc mọi hoạt động kinh tế phát triển Đồng thời, chínhcác hoạt động đó lại quyết định tới sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanhcủa NH Nhìn chung, vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việcthực hiện các chức năng của NH

1.1.1.2 Các loại vốn của NHTM.

Vốn tự có (vốn chủ sở hữu):

Là những giá trị tiền tệ do bản thân NH tạo lập nên, là vốn sở hữu riêng,được hình thành từ ban đầu.Vốn tự có có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để thànhlập NH, là nguồn vốn duy nhất dựng để xây dựng mua sắm tài sản cố định và là

cơ sở tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của NH nói chung và an toàn chongười gửi tiền nói riêng Do vậy, vốn tự có không những khẳng định thế và lựccủa NH trên thị trường mà nó còn quyết định khả năng hiện đại hoá, quy môhoạt động và sử dụng vốn của NH Vốn tự có của NHTM bao gồm: vốn điều lệ,các quỹ dự trữ, các tài sản nợ khác

Trang 8

Vốn huy động:

Là những giá trị tiền tệ huy động được từ các tổ chức kinh tế, các cá nhân vàtrong xã hội thông qua việc thực hiện các dịch vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụkinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh

Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác,NH chỉ cóquyền sử dụng mà không có quyền sở hữu chúng.Vốn huy động đóng vai trị quantrọng với hoạt động kinh doanh của NHTM.Vốn huy động luôn biến động nênkhông được phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ một tỷ lệhợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán

Vốn đi vay:

Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừa

và thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khi kháchhàng có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi rút tiềntrước thời hạn trong khi đó vốn cho vay chưa đến lúc thu hồi Khi đó NHTM cóthể gửi vào các tổ chức tín dụng khác để hưởng lãi, hay đi vay vốn để tận dụng

cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán NHTM có thể vay vốn ởcác TCTD khác hoặc vay vốn ở NHTƯ

Nguồn vốn khác:

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động, các NHTMcòn có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác như: Vốn trong thanh toán,vốn uỷ thác đầu tư tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoàinước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế Ngoài ra ngân hàng còn làmđại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các DN, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tưchứng khoán cho khách hàng … những nghiệp vụ này cũng tạo thêm đượcnguồn vốn cho NH

Các nguồn vốn khác của NH có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khirất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này NH không phải tốn kémchi phí huy động, nhưng lại có điều kiện phát triển nghiệp vụ và dịch vụ NHkhác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Trang 9

1.1.2 Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.1.2.1 Vốn huy động là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.

Như ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động được thì phải

có vốn, đặc biệt phải huy động được một lượng vốn mới,vì vốn huy động phảnánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh NH là loại hình DNđặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ Điều này có nghĩa là: vốnkhông chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà là kinh doanh chủ yếu củaNHTM, nếu không có vốn NH không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.Chính vì vậy, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh

1.1.2.2 Vốn huy động quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NH.

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của các NHTM.Hoạt động này cần có một lượng vốn lớn,ổn định và chi phí thấp, chỉ có vốn huyđộng mới đáp ứng đủ các điều kiện đó Vốn tự có có tính chất ổn định cao songkhông phải NH nào cũng có đủ lượng vốn tự có để đáp ứng nhu cầu tín dụng.Vốn đi vay không ổn định mà chi phí lại cao hơn so với vốn huy động từ dân cư.Các NH eo hẹp về vốn thì khả năng phản ứng với những biến động của lãi suấtkhông nhạy bén điều đó dẫn tới khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cánhân cũng như khả năng đầu tư cho vay cũng bị ảnh hưởng lớn Ngược lại, các

NH có lượng vốn lớn thì điều này không có tác động mấy, mặt khác sẽ có điềukiện mở rộng các dịch vụ NH, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ,tăng khả năng thu hút khách hàng, góp phần mở rộng thị trường tín dụng

1.1.2.3 Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán ,năng lực cạnh tranh

và đảm bảo uy tín của NH trên thị trường.

Trong nền kinh tế thi trường, để tồn tại và mở rộng quy mô hoạt động đòihỏi các NH phải có uy tín lớn trên thị trường Đối với mỗi tổ chức, cá nhân cóvốn nhàn rỗi khi họ muốn gửi tiền vào NH thì điều đầu tiên họ nghĩ tới sẽ là gửivào các NH lớn, có danh tiếng Bởi vì các NH lớn có danh tiếng thì luôn luônđáp ứng khả năng thanh toán chi trả cho khách hàng vào bất cứ thời điểm nào.Điều đó có nghĩa là : “uy tín” của NH có vốn lớn luôn cao hơn hẳn đối với các

Trang 10

NH có vốn nhỏ Vậy chứng tỏ rằng: uy tín của NH, khả năng thanh toán luôn tỷ

lệ thuận với vốn và khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường

1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM.

1.2.1 Vốn huy động từ tiền gửi.

Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các NHTM bao gồm tiềngửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác

1.2.1.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế.

Huy động tiền gửi không kỳ hạn:

Đối với tiền gửi không kỳ hạn, người gửi có tiền nhàn rỗi gửi vào NH vớithời gian không quy định, khách hàng có quyền rút tiền hoặc trả cho một bên thứ

ba bằng cách phát hành séc vào bất cứ lúc nào họ muốn Chính do tính chất này

mà nghiệp vụ gửi tiền không kỳ hạn có thể gọi là “tiền gửi có thể phát hành séc”hay “tiền gửi thanh toán” Bởi vì người gửi gửi tiền vào NH không vì mục đích

là thu được lợi tức mà mục đích chính là tận dụng dịch vụ thanh toán của NH đểphục vụ cho mục đích thanh toán của người gửi với một bên thứ ba Các dịch vụ

đó do NH cung cấp rất tiện ích như: chi trả hộ, thu hộ… Để có các dịch vụ nàythì khách hàng phải ký quỹ một lượng tiền tối thiểu Thông thường tiền gửikhông kỳ hạn luôn có số dư Ban đầu NH còn thu phí cho các số dư Về sau đểkhuyến khích khách hàng, nâng sức cạnh tranh của NH thì các NH không thuphí mà còn trả một phần nhỏ lợi tức cho khách hàng Như vậy với nghiệp vụnày, chi phí huy động vốn thấp nhưng tính ổn định lại không cao.Chính điều đó

mà các NH rất thận trọng khi sử dụng nguồn vốn này để tránh những rủi ro vềchi trả làm giảm uy tín của NH

Huy động tiền gửi có kỳ hạn:

Đây là loại tiền gửi của khách hàng đã thoả thuận với NH trong một thờigian nhất định sẽ rút tiền.Trong khoảng thời gian đó khách hàng chuyển nhượngcho NH quyền sử dụng vốn, do đó NH có thể tuỳ ý sử dụng số tiền đó Khikhách hàng cần rút tiền trước hạn thì cần phải báo trước cho NH và phải được sựđồng ý của NH Đối với NH, nghiệp vụ này chi phí cao hơn nghiệp vụ không kỳhạn nhưng tính ổn định lại đựơc nâng cao hơn

Trang 11

1.2.1.2 Tiền gửi của dân cư.

Huy động tiền gửi tiết kiệm:

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất Tiền gửi tiết kiệm là một phầnthu nhập của dân cư gửi vào NH với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và sinhlời Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng

cá nhân Trên thực tế tiền gửi tiết kiệm được phát triển dưới hai hình thức:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thể rút bất cứ lúcnào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thờihạn gửi và rút,có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửitiết kiệm có kỳ hạn được chia ra thành :

+Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn: các NH ở Viêt Nam thường huy độngtiết kiệm với các kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài: chỉ đựơc rút ra khi đến hạn, nó tạo ranguồn vốn ổn định cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của NHTM

Tiền gửi thanh toán:

Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp luật cho phép thựchiện thanh toán qua ngân hàng Khi đó họ cũng mở tài khoản tiền gửi thanh tốntaị ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng các nhu cầu thanh toán cũng như để

sử dụng các tiện ích khác có liên quan của Ngân hàng

Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm (kể cả không

kỳ hạn và có kỳ hạn) và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạtđộng của ngân hàng thương mại

Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổngvốn huy động của ngân hàng Để khai thác nguồn vốn này, các ngân hàng luônchú trọng đến việc đa dạng hoá các hình thức huy động như: Huy động bằngvàng, huy động tiền gửi có đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiếtkiệm gửi một nơi nhưng lĩnh nhiều nơi… với lãi suất hợp lý

1.2.1.3 Tiền gửi khác.

Ngoài 2 loại tiền gửi trên, tại các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửikhác nhau như:

Trang 12

- Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác.

- Tiền gửi của kho bạc nhà nước

- Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể

1.2.2 Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá (vay trên thị trường vốn).

Thực chất là NH huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như :

Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trong đó kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi làloại phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu là phiếu nợ trung và dài hạn Các loại giấy tờ

có giá đó được NHTM phát hành từng đợt với mục đích và số lượng cụ thể vàđược NHTƯ chấp thuận Khả năng vay mượn tuỳ thuộc vào uy tín của NH, lãisuất và trình độ phát triển của thị trường tài chính

Phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn:

Việc huy động bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi có giá có ý nghĩahết sức quan trọng trong việc quản lý “tài sản nợ” của NH Các chứng chỉ tiềngửi khi cần thiết mới được các NH sử dụng Lãi suất của nghiệp vụ này phụthuộc vào sự thoả thuận giữa NH và khách hàng Trên thực tế những người muachứng chỉ tiền gửi có giá này rất nhạy cảm với lãi suất Chính vì vậy để huyđộng được nguồn vốn này thì các NH thường đưa ra các mức lãi suất ít nhất phảibằng hoặc cao hơn các chứng chỉ tiền gửi khác như trái phiếu kho bạc

Phát hành trái phiếu:

Trái phiếu là công cụ được NH sử dụng có hiệu quả nhất trong việc huyđộng vốn trên thị trường Đây là hình thức: giấy nhận nợ dài hạn trên thịtrường của tổ chức tín dụng phát hành, trong đó NH cam kết trả cả lãi lẫn gốccho khách hàng mua trái phiếu sau một thời gian nhất định Đối với kháchhàng mua trái phiếu thì đó là giấy chứng nhận đầu tư và được hưởng mộtphần lợi tức trên số tiền đã đầu tư Với nghiệp vụ này tính ổn định cao vàđương nhiên lãi suất cũng cao

1.2.3 Huy động vốn bằng cách vay.

Bao gồm hai nghiệp vụ là vay từ NHTƯ và vay từ các tổ chức tíndụng khác

Trang 13

Vay từ NHTƯ :

Đây là hình thức vay tái chiết khấu NHTƯ với vai trò là người cho vaycuối cùng luôn cho các NHTM vay với một mức giá nhất định: đó là lãi suấtchiết khấu NHTƯ sử dụng công cụ này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Mặt khácNHTƯ cũng không cho phép các NHTM quá lạm dụng công cụ đó

Vay từ các tổ chức tín dụng:

Trong quá trình hoạt động của mình, có những lúc NHTM phải đối đầu vớinhững tình huống khó khăn về tài chính như thiếu hụt dự trữ bắt buộc mấtkhả năng chi trả tạm thời hoặc mất khả năng thanh toán… và để tránh nguy

cơ mất khách hàng, đảm bảo uy tín cho NH thì giải pháp tốt nhất là đi vay.NHTM có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau và một trong các cách đó là đivay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên NH hay thị trường tiền tệtrong và ngoài nước

1.2.4 Các hình thức huy động vốn khác.

Ngoài các hình thức huy động vốn trên, NHTM cũng có thể sử dụng nhữnghình thức huy động vốn khác để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ nềnkinh tế, từ nước ngoài thông qua các hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội,hoặc đứng ra làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty, làm trung gianthanh toán làm đại lý bảo hiểm, làm đại lý uỷ thác đầu tư

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn.

1.3.1 Về mặt chủ quan.

Những nhân tố chủ quan luôn là những nhân tố đóng vai trị quyết định, nóluôn ẩn hiện trong chính những mục tiêu, chiến lược hay hoạt động của NH.Những nhân tố đó là:

• Uy tín của NH: Ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định gửi tiền của khách

hàng vào NH Uy tín của NH ở đây được thể hiện bằng việc trả lãi và gốc đúng,

đủ và kịp thời, cơ chế huy động rõ ràng minh bạch…

• Chính sách khách hang: Khi uy tín đã đựơc lựa chọn khách hàng sẽ

đánh giá xem các chính sách dành cho khách hàng có ưu ái không? có tiện ích gìkhông? và khách hàng sẽ gửi tiền vào NH nào có chương trình khuyến mại quà

Trang 14

tặng Đó là sở thích và mong muốn của khách hàng NH nào nhanh nhạy, thấuđáo điều này thì sẽ giành được nhiều thị phần hơn.

• Chính sách Marketing: Có một vai trò quan trọng đối với các loại hình

DN nói chung cũng như ngành NH nói riêng trong nền kinh tế thị trường hiệnnay Để khách hàng biết đến mình thì NH phải quảng cáo mình trên các phươngtiện thông tin đại chúng

• Chính sách lãi suất: Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến huy động vốn

không chỉ của hệ thống NHTM nói riêng mà nó đúng với tất cả các tổ chức huyđộng tiền gửi trong nền kinh tế nói chung Nếu NH có chính sách lãi suất phùhợp, linh hoạt và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của NH thì sẽ thu hút được nhiềukhách hàng Quy mô huy động vốn tỷ lệ thuận với chính sách lãi suất NH phải

ổn định từng mức lãi suất cụ thể cho từng loại khách hàng, từng loại nghiệp vụ

cụ thể căn cứ vào tình hình kinh tế, vào chính sách tín dụng và phương hướngphát triển kinh tế chung của đất nước

• Bân cạnh những nhân tố trên thì những nhân tố như trình độ công nghệ, thái

độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên hay nhu cầu vốn của NHTMtrong từng thời kỳ cũng tác động không nhỏ tới tình hình huy động vốn của NH

1.3.2 Về mặt khách quan.

• Sự phát triển của nền kinh tế: Vì mức độ tăng trưởng của nền kinh tế

quyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân nên một nền kinh tế càng pháttriển thì thu nhập của các tổ chức cá nhân càng lớn Điều đó có nghĩa là sẽ cómột khoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích luỹ bằng cách gửi vào NH Đây là yếu tốquyết định đến khả năng huy động vốn của NH

• Chính sách của Nhà nước: NHTM là tổ chức chịu sự tác động lớn nhất

bởi các chính sách của Nhà nước Khi NHTƯ thay đổi chính sách lãi suất thìkhả năng huy động vốn của NHTM cũng thay đổi “khả năng huy động vốn luôn

tỷ lệ thuận với lãi suất tiền gửi”

• Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Cũng là nhân tố khách quan khá quan

trọng bởi vì NHTM làm trung gian tài chính tập trung vốn của nền kinh tế và

Trang 15

phân phối vốn cho nền kinh tế Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì khả nănghuy động vốn của NH cũng giảm.

Ngoài những nhân tố trên đây thì những nhân tố như thói quen sử dụngdịch vụ NH của khách hàng hay cơ cấu dân cư, vị trí địa lý cũng phần nào tácđộng đến khả năng huy động vốn của NHTM

Vậy hoạt động huy động vốn chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố cả vềmặt chủ quan và khách quan Theo lý luận duy vật biện chứng thì nhân tố chủquan có tính quyết định, nhân tố khách quan đóng vai trị quan trọng nên các NHkhông nên quá coi trọng những nhân tố chủ quan mà xem nhẹ những nhân tốkhách quan Các NH nên đan xen, giải quyết hài hồ tốt hai mặt đó

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.Tổng quan về NHTMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội.

2.1.1 Quá trính hình thành và phát triển của NH TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàngHàng Hải Việt Nam Tên gọi bằng tiếng Anh: Vietnam Maritime CommecrialStock Bank, gọi tắt là Maritime Bank, viết tắt là MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thànhlập theo giấy phép số 0001/NH - GP ngày 08/06/1991 của thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương

và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng Khi đó, những cuộc tranhluận về mô hình Ngân hàng cổ phần đầu tiên tại Việt Nam còn chưa ngã ngũ thìMaritime Bank đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phầnđầu tiên tại Việt Nam Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổimới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công Ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải_CN Hà Nội là một trong những chi nhánh đầutiên của Maritime Bank được thành lập vào ngày 19.8.1991 Trụ sở đầu tiên đặttại 44 Nguyễn Du sau đó chuyển ra 71 Hai Bà Trưng Nhân viên ban đầu chỉkhoảng 10 người, tính tới thời điểm tháng 3 năm 2012 là hơn 150 người Cơ sởvật chất kỹ thuật tăng cường, sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng phong phú và đadạng cho Khách hàng Doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân nhờ đó mà nguồnvốn huy động của Chi nhánh tăng đáng kể Về trình độ, thời điểm trước năm

2005 là 70% từ Đại học và Sau Đại học, hiện nay là 100% từ Đại học trở lên.Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Hàng Hải -

CN Hà Nội đã phát triển vững mạnh và không ngừng trưởng thành, khẳng địnhđược vị thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực cấp tín dụng

Trang 17

trên thị trường Việt Nam Lợi nhuận của Maritime Bank - CN Hà Nội trongnhững năm đầu thành lập trong khoảng 1.5 tỷ đến 2.8 tỷ, còn trong những nămgần đây là trên 50 tỷ một năm Những bất ổn của nền kinh tế Việt Nam và thếgiới đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của ngành Ngân hàng nóichung và với Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng Thế nhưng nhờ có địnhhướng đúng đắn, giải pháp kịp thời cũng như sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhânviên mà NH đã vượt qua thời kỳ khó khăn, dần dần đảm bảo an toàn và ổn định

hệ thống

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội.

Sơ đồ tổ chức bộ máy:

(Nguồn: Hành chính và nhân sự Maritime Bank Hà Nội)

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

Giám đốc:

Giám đốc với tư cách là nhà quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạtđộng của Chi nhánh; Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra; Đảm bảolợi nhuận cho Chi nhánh hàng năm, cố gắng đưa Chi nhánh vượt chỉ tiêu mà Hội

sở chính đề ra;

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH DĐDDỊCHDỊCH

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH DĐDDỊCHDỊCH

Trang 18

Phòng kế toán - tài chính :

Quản lý có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Ngân hàng để tham mưucho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan tới tài chính, lợi nhuận, cơ cấu vốn, cổtức, nhu cầu về tái đầu tư lợi nhuận Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn hệthống Maritime Bank

Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Tổ chức, quản lý và thực hiện kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp(KHDN) đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và pháttriển bền vững

Phòng khách hàng cá nhân:

Tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân(KHCN) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác đảm bảo tăngtrưởng tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững

Phòng dịch vụ khách hàng:

Thực hiện trực tiếp hoạt động giao dịch với khách hàng; Khảo sát nhu cầudịch vụ khách hàng; Phát triển khách hàng, thị trường cho các dịch vụ theo kếhoạch được giao

Phòng nguồn vốn và thanh toán:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ

dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tạiChi nhánh

Các phòng giao dịch: MSB Hà Nội có 5 phòng giao dịch trực thuộc

- PGD Đội Cấn tại 101 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội

- PGD Hoàng Hoa Thám tại 631 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội

Trang 19

- PGD Kim Mã tại 517 Kim Mã , Ba Đình, Hà Nội.

- PGD Hồ Tây tại 39 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

- PGD Ba Đình tại 73 Giang Văn Minh, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Tổ chức triển khai và thực hiện một số mặt nghiệp vụ theo quy định trongđiều lệ các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vàChi nhánh quy định hướng dẫn

Phòng giao dịch có chức năng huy động tiền gửi đối với cá nhân và tập thể

có nhu cầu tiết kiệm khoản tiền nhàn rỗi; Cho vay thế chấp sổ tiết kiệm đối với

cá nhân có nhu cầu vay vốn; Dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện vàchính xác đảm bảo khối lượng tiền được chuyển đến được tay người nhận; Dịch

vụ thu mua ngoại tờ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Namcũng như theo quy định của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Hà Nội.

-Năm 2011 là một năm chứng kiến nhiều bất ổn của nền kinh tế thế giới,cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu làm cho nhiều quốc gia rơi vào suythoái Đây cũng là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam, lạm pháttăng cao, lãi suất và tỷ giá có nhiều biến động không lường trước được,thịtrường bất động sản và thị trường chứng khoán giảm mạnh.Những biến động đó

đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội nói chung và làm cho hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp cũng như của hệ thống ngân hàng gặp không ít khókhăn Tuy vậy, Maritime Bank - CN Hà Nội luôn chủ động, cùng với sự quyếttâm nỗ lực không chịu bó tay trước khó khăn của đội ngũ cán bộ nhân viên,bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo, vận dụng kịp thời và linh hoạt chủtrương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của Ngân hàng TMCP Hàng HảiViệt Nam cùng với sự hợp tác nhiệt tình của khách hàng nên NH đã khắc phụcđược những khó khăn ban đầu,khẳng định đà đi lên của mình, từng bước giảiquyết và nâng cao chất lượng đầu tư Năm 2011, Chi nhánh đã hoàn thành tươngđối toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được giao Cụ thể:

Trang 20

So sánh 2011/2010 Số

tiền

TT (%)

Số tiền

TT (%)

100 7 = 4 – 3

8 = 7/3* 100

1 Tổng thu 87,81 106,39 143,65 +18,58 +21,16 +37,17 +34,94

2 Tổng chi phí 41,87 60,07 75,42 +18,2 +43,47 +15.65 +26,05

3 Lợi nhuận trước

thuế (3)=(1) - (2) 45,94 46,32 70,23 +0,38 +0,82 +23,91 +51,62

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 - 2011)

Qua số liệu trên ta nhận thấy hoạt động trong các lĩnh vực của Chi nhánhđều có sự tăng trưởng ổn định Mặc dù năm 2009 và năm 2010 nền kinh tế gặpkhó khăn do cuộc khủng hoảng toàn cầu mang lại, trong đó hoạt động ngànhNgân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh được mở rộng, thể hiện ởviệc cả thu và chi đều tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của tổng thu lớn hơn nhiều

so với tốc độ tăng của tổng chi Năm 2009 với 87,81 tỷ đồng, lợi nhuận thu đượcsau khi trừ đi các khoản chi phí là 45,94 tỷ đồng Năm 2010 thì thu nhập tănglên đáng kể là 106,39 tỷ đồng, nhưng do chi phí trong năm nay lớn nên lợinhuận không cao là 46,32 tỷ đồng Năm 2011 lợi nhuận thu được sau khi trừ đitổng chi phí là 70,23 tỷ đồng

Qua 5 năm hoạt động kể từ khi được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I và đặcbiệt là hoạt động của 3 năm gần đây(2009, 2010, 2011), cùng với sự lãnh đạocủa Ban lãnh đạo Chi nhánh và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trongChi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan về mọi mặt như: tổng tài sản,huy động vốn, dư nợ Kết quả ấy đem lại lòng tin cho Khách hàng và giúp chohoạt động của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức bộ máy: - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Sơ đồ t ổ chức bộ máy: (Trang 19)
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Hàng Hải - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Hàng Hải (Trang 22)
Bảng 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank - CN Hà Nội. - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động của Maritime Bank - CN Hà Nội (Trang 23)
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Maritime Bank - CN Hà Nội. - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của Maritime Bank - CN Hà Nội (Trang 25)
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế. - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế (Trang 26)
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền. - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền (Trang 28)
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của NH TMCP Hàng Hải - CN Hà Nội - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn của NH TMCP Hàng Hải - CN Hà Nội (Trang 29)
Bảng 2.8: Chi phí huy động vốn bình quân của Maritime Bank-CN Hà Nội. - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam - chi nhánh hà nội
Bảng 2.8 Chi phí huy động vốn bình quân của Maritime Bank-CN Hà Nội (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w