Cụ thể thông qua cách sử dụng những biệnpháp tu từ của tác giả trong các văn bản của phân môn Tập đọc, học sinhkhông chỉ biết được giá trị đích thực của nội dung bài học, biết được tâm t
Trang 2năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánhgiá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung.Ngoài ra nó còn góp phần rất quan trọng vào việc hình thành tư duy sáng tạonghệ thuật, tư duy văn chương ở học sinh tiểu học.
Khi tiếp nhận văn chương, học sinh không chỉ phải hiểu nội dung sựviệc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểu hiện,chất trữ tình,… - cái làm nên sắc vẻ riêng của từng bài tập đọc Vì vậy, đíchcuối cùng của dạy cảm thụ một tác phẩm trong giờ Tập đọc trước hết phảithấy được bài văn là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộnhững tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực Một trong những cáilàm nên giá trị của một văn bản chính là nghệ thuật tu từ Dạy học các biệnpháp tu từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng Đó là cách học sử dụng ngôn từ cóhiệu quả cao Ngôn từ được dùng không chỉ đảm bảo tính thông báo, thôngtin mà còn mang đậm tính nghệ thuật, thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm Nắmđược quy tắc này học sinh không chỉ biết sử dụng mà còn biết cảm thụ cáihay, cái đẹp của tiếng Việt, thêm yêu tiếng mẹ đẻ và tự nảy sinh ý thức giữgìn sự trong sáng của tiếng Việt Cụ thể thông qua cách sử dụng những biệnpháp tu từ của tác giả trong các văn bản của phân môn Tập đọc, học sinhkhông chỉ biết được giá trị đích thực của nội dung bài học, biết được tâm tư,tình cảm của tác giả và hơn hết qua đó, các em sẽ cảm thụ được sâu sắc bàihọc và ý nghĩa, nội dung tác giả muốn gửi gắm, viết lên được những suy nghĩcủa các em về tư tưởng, giá trị của văn bản Cảm nhận được ý nghĩa của thơvăn dựa trên những phép hiểu biết về tu từ và sự phong phú của ngôn từ, họcsinh sẽ thấy được tiếng Việt của ta sao mà đa dạng và lí thú và thú vị đến vậy
2 Cơ sở thực tiễn
Trang 3Tuy nhiên dạy học các biện pháp tu từ từ ngữ liệu Tập đọc vẫn đang làmột vấn đề khó và cần được quan tâm ở tiểu học nói chung, lớp 4 nói riêng.Bởi thứ nhất, mảng kiến thức về biện pháp tu từ khá mới mẻ so với cả giáoviên và học sinh Thứ hai học sinh rất khó để nhận biết và phát hiện ra cácbiện pháp tu từ trong các văn bản ở phân môn Tập đọc nếu không có sựhướng dẫn, gợi ý của giáo viên Chính vì vậy việc cảm thụ và nhận biết giá trịnghệ thuật của các biện pháp tu từ lại càng khó khăn hơn Thêm vào đó, việctrang bị những hiểu biết về các biện pháp tu từ của giáo viên tiểu học vẫnchưa được quan tâm sâu sắc Phần lớn hầu hết giáo viên mới chỉ hiểu sơ lượckhái niệm còn việc hiểu ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp tu từ này lại khánông Do đó vấn đề đặt ra là để đạt hiệu quả cao trong việc giúp học sinh cảmthụ được giá trị của các biện pháp tu từ trong các văn bản ở phân môn Tậpđọc rất cần có những ứng dụng cụ thể giúp giáo viên có thể bổ trợ kiến thức
cơ bản và biết cách tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học được tốt, đạtđược mục tiêu của môn học
Phân môn Tập đọc lớp 4 tập trung khá nhiều văn bản nghệ thuật có sửdụng các biện pháp tu từ Hơn nữa học sinh lớp 4 đã được làm quen với biệnpháp so sánh, nhân hoá ở lớp 3 nên việc nhận biết các biện pháp tu từ nàytrong các văn bản tập đọc sẽ dễ dàng hơn Tuy vậy, các em mới chỉ được làmquen với các biện pháp tu từ trong phân môn Luyện từ và câu với việc giáoviên và sách giáo khoa đã chỉ ra cụ thể các biện pháp và yêu cầu học sinh tìmhình ảnh so sánh, nhân hoá Còn ở phân môn Tập đọc lớp 4 các em sẽ phải tựphát hiện ra các biện pháp tu từ đã được tác giả dùng trong văn bản và nêuđược giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó Hay nói đúng hơn là các
em sẽ cảm thụ văn bản thông qua việc sử dụng các biện pháp tu từ của tácgiả Điều đó quả là quá sức với học sinh tiểu học khi mà vốn kinh nghiệm
Trang 4sống, những hiểu biết về biện pháp tu từ, vốn văn chương chưa nhiều Do vậyviệc tìm hiểu một số biện pháp tu từ ở các bài tập đọc, từ đó giúp giáo viên cónhững hiểu biết sâu hơn về các biện pháp tu từ được sử dụng cũng như tácdụng của chúng sẽ là những gợi ý bổ ích để giáo viên xây dựng lên các bàitập hay câu hỏi gợi ý nhằm giúp học sinh cảm thụ tốt hơn về các tác phẩm Với những lí do trên, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm:
Tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc lớp 4.
II MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc nhằm mục đích giúpgiáo viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về các biện pháp tu từ được sử dụngcũng như tác dụng của chúng từ đó giúp giáo viên xây dựng lên các bài tậphay câu hỏi gợi ý nhằm giúp học sinh lớp 4 cảm thụ tốt hơn về các tác phẩm
III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản nghệ thuật được sử dụng trong phân môn Tập đọc sáchgiáo khoa Tiếng Việt lớp 4
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật lớp 4
2 Phạm vi nghiên cứu
- Các văn bản nghệ thuật được sử dụng trong phân môn Tập đọc sáchgiáo khoa Tiếng Việt lớp 4
IV KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Đối tượng điều tra: Giáo viên cơ bản lớp 4 trường tiểu học XuânQuan; Học sinh lớp 4 trường tiểu học Xuân Quan
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh trường tiểu học Xuân Quan
- Thời gian bắt đầu: Bắt đầu từ năm học 2009-2010
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 5Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau:
- Thu thập và xử lí tài liệu
- Điều tra, khảo sát
- Thống kê, phân loại
- Thực nghiệm sư phạm
- Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm
VI THỜI GIAN HOÀN THÀNH
Thời gian hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm là tháng 3 – 2011
NỘI DUNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Để tìm hiểu được các biện pháp tu từ có trong các bài tập lớp 4 cần giảiquyết được những vấn đề sau:
- Nắm vững mục tiêu dạy học phân môn Tập đọc
- Nắm vững mục đích dạy đọc-hiểu các biện pháp tu từ trong Tập đọc
- Một số biện pháp tu từ thường gặp trong các bài tập đọc lớp 4
- Thống kê những bài tập đọc (văn bản nghệ thuật) có sử dụng các biệnpháp tu từ
- Tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc
- Cách sử dụng ngữ liệu về các biện pháp tu từ ở các bài tập đọc
II BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1 Thực trạng.
Qua thực tế giảng dạy có rất nhiều các biện pháp bồi dưỡng năng lựccảm thụ văn học cho học sinh như trau dồi vốn sống, hướng dẫn học sinhtưởng tượng, rèn đọc diễn cảm,… trong đó việc sử dụng câu hỏi và bài tập làbiện pháp cuối cùng được coi là chủ chốt giúp học sinh tiếp cận với thế giới
Trang 6nghệ thuật của văn bản Các câu hỏi và bài tập này đã được sách giáo khoabiên soạn sẵn theo các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sưphạm, đảm bảo tính hấp dẫn Tuy nhiên giữa yêu cầu và thực tế luôn cónhững điều bất cập, hơn nữa, sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả còntuỳ thuộc vào năng lực sư phạm của mỗi giáo viên Ta có thể nhận thấy một
số ưu điểm của hệ thống câu hỏi sách giáo khoa đưa ra nhằm mục đích giúphọc sinh cảm thụ văn học, tích hợp kiến thức và kĩ năng giữa các phân môncủa môn Tiếng Việt, giúp học sinh chủ động, tích cực hơn Ví dụ: Các câuhỏi về nhận biết, đánh giá giá trị của các biện pháp tu từ đã xuất hiện giúp
học sinh bước đầu tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm như: Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?( Bè xuôi sông La - sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2)
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểuvăn bản nghệ thuật sách giáo khoa đưa ra còn tồn tại một số điểm hạn chếnhư:
- Thiết kế khá đơn điệu, cả bài chỉ sử dụng một kiểu câu hỏi chỉ yêucầu học sinh tái hiện nội dung, dễ gây nhàm chán, không khai thác được cácyếu tố nghệ thuật của bài
- Các câu hỏi về nhận biết, đánh giá giá trị các biện pháp tu từ chưanhiều và chưa đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm, ví dụ, có bài cócâu hỏi nhận biết nhưng không có câu hỏi đánh giá khiến học sinh chưa hiểu
rõ ý nghĩa của tác phẩm qua biện pháp tu từ hoặc có bài chỉ có câu hỏi đánhgiá tương đối khó so với học sinh đại trà nếu như không có những câu hỏi
nhận diện để dẫn dắt như : Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?( Dòng sông mặc áo - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2).
Trang 7Nhìn chung những câu hỏi đọc hiểu văn bản nghệ thuật trong sách giáokhoa mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung bài đọc mà chưa đi sâu vàophân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong bài đọc.Vấn đề đặt ra là cần có hệ thống câu hỏi và bài tập dạy đọc hiểu biện pháp tu
từ để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung, ý nghĩa của tác phẩm Và để
có được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết nhất định vềcác biện pháp tu từ cũng như giá trị của nó trong việc biểu đạt nội dung trongcác bài tập Trong thực tế có không nhiều giáo viên hiểu sâu và hiểu hết vềcác biện pháp tu từ được sử dụng nên họ gặp nhiều lúng túng, khó khăn khimuốn giúp học sinh cảm thụ văn bản Vì nhiều lý do nên đại đa số giáo viênthường trung thành với các câu hỏi sách giáo khoa cũng như gợi ý ở sáchgiáo viên để dạy cho học sinh chứ chưa có những sáng tạo để giúp các em cócảm thụ văn bản được sâu hơn
2 Biện pháp
2.1 Nắm vững mục tiêu dạy học phân môn Tập đọc
Phân môn Tập đọc nhằm giúp học sinh:
- Phát triển các kĩ năng đọc và nghe cho học sinh, ở đây kĩ năng đọcgồm đọc thành tiếng và đọc hiểu
- Trau dồi môn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sựhiểu biết của học sinh về cuộc sống
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tìnhyêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thúđọc sách, yêu thích Tiếng Việt
2.2 Nắm vững mục đích của việc dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc lớp 4
Trang 8- Học sinh biết kiến thức về các biện pháp tu từ.
- Học sinh nhận diện được các biện pháp tu từ, hiểu nghĩa các hình ảnh
tu từ có trong các văn bản nghệ thuật
- Học sinh nêu được nhận xét về giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu
từ.
- Học sinh biết lựa chọn các biện pháp tu từ đặc sắc trong tác phẩmmình đã đọc để vận dụng vào làm các bài tập trong phân môn Tập làm văn vàphân môn Luyện từ và câu, sử dụng thêm trong các tiết chuyên đề bồi dưỡnghọc sinh giỏi
2.3 Một số biện pháp tu từ thường gặp trong các bài tập đọc lớp 4.
2.3.1 So sánh
So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếuhai sự vật, hiện tượng có cùng một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằmlàm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm
* Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố
1 2 3 4
Cánh diều mềm mại như cánh bướm
- Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh tuỳ theo việc so sánh là tích cựchay tiêu cực
- Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động,
có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
- Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Thực tế, có nhiều cách so sánh không đầy đủ cả 4 yếu tố nêu trên Domang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm – cảm xúc, và do cấu tạo
Trang 9đơn giản cho nên so sánh tu từ được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việtnhất là trong lời nói nghệ thuật.
2.3.2 Ẩn dụ
Ẩn dụ là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn Bằng nhữngsắc thái, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ tác động vào trựcgiác của người nhận và để lại khả năng cảm thụ sáng tạo
2.3.3 Nhân hoá
Nhân hoá là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó nhữngđặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn Vềmặt hình thức, nhân hoá có thể được cấu tạo theo ba cách:
- Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thịtính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người
- Gọi đối tượng không phải người như gọi người.
- Coi đối tượng không phải người như con người và tâm tình trò chuyệnvới chúng
Do có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm – cảm xúc cho nênnhân hoá được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các văn bản nghệ thuật
2.3.4 Điệp ngữ
Điệp ngữ ( còn gọi: lặp) là sự nhắc đi nhắc lại ( lặp đi lặp lại) có ý thứcnhững từ ngữ, nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnhhoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe
Điệp ngữ có cơ sở ở quy luật tâm lí: một vật kích thích xuất hiện nhiềulần sẽ làm người ta chú ý Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc, điệp ngữ
được chia ra nhiều dạng: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vòng tròn Điệp ngữ được sử dụng rộng rãi trong tất cả phạm vi của lời nói,
đặc biệt là trong văn nghệ thuật
Trang 102.4 Thống kê những bài tập đọc có sử dụng biện pháp tu từ
- Tô Hoài
- Lâm Thị Mỹ Dạ
- Định Hải
- Hàng Chức Nguyên
- Thơ
- Truyện
Trang 11- Thơ Người ta là
- Thơ
23 - Hoa học trò
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Xuân Diệu
- Nguyễn Khoa Điềm
- Văn biểu cảm
- Nguyễn Phan Hách
- Trần Đăng Khoa
- Văn miêu tả
Trang 12nước Hội miêu tả Tình yêu
cuộc sống
33 - Con chim chiền
chiện
- Huy Cận - Thơ
2.5 Tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc.
Với việc khảo sát, phân tích trong một số văn bản nghệ thuật ở phânmôn Tập đọc lớp 4, tôi rút ra được các biện pháp tu từ tiêu biểu và tác dụngcủa chúng như sau:
Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Đây là truyện nhưng tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá rất tài tìnhlàm nổi bật lên cử chỉ, lời nói, hành động của mỗi nhân vật Cụ thể là dù viết
về loài vật nhưng bằng biện pháp nhân hoá, nhà văn Tô Hoài vẫn cho ngườiđọc hình dung ra được cử chỉ, lời nói, thái độ của con người Tác giả đã nhânhoá Dế Mèn như một chàng trai dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ ngườigặp hoạn nạn, nhân hoá chị Nhà Trò như một cô gái tội nghiệp, đáng thương:
bé nhỏ, lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn…hay nhân hoá lũ nhện trong trận địa mai phục thật lạnh lùng và gớm ghiếc: mụ nhện cái chúa trùm “đanh đá nặc nô”…Nhà văn còn sử dụng rất thành công biện pháp đảo ngữ: Sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc, lủng củng những nhện là nhện…để nhấn mạnh
sự đáng sợ của trận địa mai phục do họ nhà nhện tạo ra, tác giả đã dùng nghệ
thuật đảo ngữ: đưa các từ ngữ miêu tả tính chất là sừng sững, lủng củng lên
trên các từ ngữ gọi tên sự vật Tất cả những biện pháp nghệ thuật trên đã chongười đọc thấy Dế Mèn dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạnnạn
Bài Mẹ ốm – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gửi gắm tình cảm yêu thương tha thiết của
mình đối với người mẹ kính yêu qua hình ảnh so sánh: “Mẹ là đất nước
Trang 13tháng ngày của con” Tác giả đã ví mẹ là đất nước, là người mẹ thiêng liêng, cao quý Mẹ đã hi sinh cho con cả cuộc đời mình Tác giả đã sử dụng từ “là” chứ không phải từ như, như là, giống…để khẳng định tình yêu thương vô bờ
bến của mẹ giành cho con và tình cảm, lòng biết ơn của con đối với mẹ
Bài Truyện cổ nước mình – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Tác giả đã thật tinh tế và sâu sắc khi sử dụng biện pháp nhân hoá ởđây, tiếng thầm thì của con người giờ đây đã được gán cho sự vật, như mộtcuộc đối thoại giữa truyện cổ với chúng ta, giữa cha ông với chúng ta “
Thầm thì” là cách nói nhỏ nhẹ, khẽ khàng, nhẹ nhàng, là giọng nói chân tình
đi sâu vào lòng người để thuyết phục, để nhắc nhở, để yêu thương, để gợi nhớmong Tiếng thầm thì đó như một mạch chảy ngầm của truyền thống dân tộc,nối liền quá khứ – hiện tại và tương lai
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng đã sử dụng thành công biện pháp đảongữ cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những câu chuyện cổ – một gia tàiquý giá mà ông cha ta để lại:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Những từ ngữ “ mang theo, thầm thì, vàng, trắng” được đảo lên đầu câu
để nhấn mạnh mỗi bước đi của dân tộc hôm nay đều có sự hiện diện của
truyện cổ, của “ tiếng xưa”, tượng trưng cho truyền thống quý báu của ông
cha để lại
Bài Tre Việt Nam – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Trang 14Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Tác giả đã sử dụng rất tài tình biện pháp nhân hoá để miêu tả cây tre –loài cây gắn bó với đời sống người dân Việt Nam từ bao đời nay Tre giúpcho nhân dân ta chiến đấu, tre bảo vệ xóm làng… Biết bao nhà văn, nhà thơ
đã có những lời văn, lời thơ ca ngợi cây tre Việt Nam Nguyễn Duy cũng vậy.Ông rất tinh tế khi nhận ra hình dáng cây tre, sức sống của cây tre như tượngtrưng cho người dân Việt Nam cần cù, đoàn kết và ngay thẳng Cây tre đượctác giả gọi như gọi một bạn thân tình, được ông miêu tả như chính người dânquê ông nói riêng và người dân Việt Nam nói riêng Tre già, măng mọc Đónhư một quy luật của cuộc đời Thế hệ con cháu của người Việt Nam ta sẽnối tiếp truyền thống của cha ông: ngay thẳng, quật cường Người Việt Nam
dù trải qua bao thế hệ vẫn một lòng đoàn kết, yêu nước Tác giả phải yêu đấtnước lắm, phải gắn bó với làng quê lắm mới nhận ra được sự tương đồnggiữa tre và con người, lấy cái hồn của đất nước để viết về chính người dâncủa đất nước
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Với từ so sánh bao nhiêu….bấy nhiêu, nhà thơ muốn nói lên sự gần gũi,
gắn bó tương đồng của tre với người dân Việt Nam Tre có rễ, còn con người
có sự cần cù chăm chỉ Tre trở thành biểu tượng của sự cần cù, chắt chiu, bềnbỉ
Biện pháp đảo ngữ: “Vươn mình trong gió tre đu” được nhà thơ sử
dụng rất tài tình, nói lên sự vươn lên, vượt qua khó khăn gian khổ, ý chí kiêncường bất khuất của dân tộc ta
Trang 15Mai sau
Mai sau
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Sự trùng điệp ba dòng thơ với điệp từ “Mai sau” có giá trị biểu đạt đặc biệt.
Họ nhà tre cứ thế truyền cho nhau, đời đời, kiếp kiếp muôn đời sau nhữngđức tính quý báu nhất để duy trì nòi giống hay sức sống của con người ViệtNam, những truyền thống quý báu của con người Việt Nam mãi được trường
tồn Một dòng thơ cuối có tới ba từ “xanh” khiến bài thơ khép lại bằng một
sắc màu rất riêng, biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam
Bài Gà Trống và Cáo - Tiếng việt 4 - Tập 1
Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, gọi Gà Trống thân mật như gọi
người: anh chàng và miêu tả Gà Trống và Cáo thật sinh động với những từ ngữ dùng để tả người: vắt vẻo, sung sướng, lõi đời, đon đả, hôn… để ca ngợi
Gà Trống thông minh, lên án Cáo gian ác, xảo quyệt
Bài Trung thu độc lập – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Trong tác phẩm này, nhà văn Thép Mới đã sử dụng rất nhiều từ ngữ độc
đáo và gợi tả, miêu tả vẻ đẹp của trăng trung thu độc lập: bao la, vằng vặc.
Có thể nói tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp từ Từ “trăng” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài: “trăng ngàn và gió núi bao la”, “trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập”, “trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng”, “trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít…”, “Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn”… để nói lên vẻ đẹp của ánh trăng trung thu độc lập đầu tiên
của dân tộc Tất cả cho thấy lòng yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của đấtnước, niềm tin tưởng vào tương lai đất nước của người chiến sĩ
Trang 16Ta cũng phải kể đến việc dùng từ rất hay của tác giả: từ “quyền” trong
“các em có quyền mơ tưởng” Tại sao ông không viết là: “các em có thể mơ tưởng” hay “các em nên mơ tưởng” mà ông lại dùng từ “quyền”? Bởi lẽ, giờ
đây đất nước ta đã độc lập, dân tộc ta đã giành lại được non sông, tất cảngười dân Việt Nam, từ già, trẻ, gái, trai đều có quyền độc lập, quyền tự hào
và mơ tưởng đến một tương lai tươi sáng cho đất nước
Bài Nếu chúng mình có phép lạ - Tiếng Việt 4 – Tập 1
Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại nhiều lần trong bài
thơ, cụ thể là ở đầu mỗi khổ thơ và hai lần trước khi kết thúc bài nói lên ướcmuốn của các bạn nhỏ rất tha thiết Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà
bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc Ngôn ngữ của trẻ thơ
thật vui tươi, hồn nhiên và dí dỏm Mỗi khổ thơ là một ước mơ: ước cây maulớn để cho quả ngọt, uớc trở thành người lớn để làm việc, ước không còn mùađông giá rét, ước không còn chiến tranh
Các từ ngữ “chớp mắt thành”, “ngủ dậy thành” được đặt ở đầu câu
thơ cho thấy các bạn nhỏ rất mong muốn được thực hiện ước mơ của mình
Bài thơ như một bài ca về ước mơ của trẻ em trên thế giới, muốn cóphép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn
Bài Đôi giày ba ta màu xanh – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Biện pháp so sánh đã được tác giả sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của đôi
giày ba ta : “màu vải như màu da trời những ngày thu – tác giả đã ví màu
xanh của đôi giày như màu của bầu trời thu Đôi giày hiện lên thật đẹp trongmắt người đọc Nó đẹp không chỉ bởi vẻ bề ngoài mà còn bởi ước mơ giản dị
mà cháy bỏng trong tâm hồn mỗi đứa trẻ ngày đó
Bài Chú Đất Nung – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Trang 17Các nhân vật trong câu chuyện: Chú bé Đất, hai người bột và ông HònRấm đã được nhân hoá như con người Câu chuyện này thật đơn giản nhưnglại thu hút người đọc bởi sự sống động nhờ vào các chi tiết nhân hoá Chú bé
Đất được miêu tả với những biểu hiện cảm xúc của con người: nhớ quê, rét, khoan khoái, nóng rát, sợ, ngạc nhiên…- được tác giả nhân hoá như một cậu
bé nghèo, trái ngược với hai người bột ăn mặc đẹp đẽ, sang trọng Tác giảcũng nhân hoá chàng kĩ sĩ như một anh chàng công tử bột thích chưng diện,nhưng lại rất lúng túng , nhát gan khi gặp nguy hiểm còn nàng công chúa thìcũng chỉ là một tiểu thư, suốt ngày ngồi trong lầu son Câu chuyện diễn rathật gay cấn và li kì bởi những tình tiết tác giả đã nhân hoá cho các nhân vật,tạo cho câu chuyện không chỉ đơn thuần là truyện kể mà nó như diễn ra trước
mắt độc giả, để qua đó hiểu thêm về ý nghĩa câu chuyện: Lửa thử vàng gian nan thử sức – con người chỉ vững vàng và mạnh mẽ khi dám đối mặt với
gian lao, thử thách và ngược lại, sẽ vô cùng yếu đuối nếu như hèn nhát, anphận
Bài Cánh diều tuổi thơ - Tiếng Việt 4 – Tập 1
Biện pháp so sánh đã giúp người đọc hình dung ra một bầu trời trong
xanh với những cách diều bay lượn trên không trung: “cánh diều mềm mại như cánh bướm”, “sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè…như gọi thấp xuống những
vì sao sớm” Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả vẻ đẹp của cánh diều, của tiếng sáo diều Nhưng không chỉ đơn thuần là thế, cánh diều, tiếng sáo diều được miêu tả trong cảm giác với một chữ như kì ảo.
Ngắm nhìn cánh diều chao lượn, lắng nghe tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng,mỗi đứa trẻ không khỏi bồi hồi, xao xuyến và thích thú Những liên tưởng thú
vị, những hình ảnh bay bổng, lãng mạn của cánh diều đã khiến cho lòng tác
giả lâng lâng, nó khiến cho tác giả “vui sướng đến phát dại nhìn lên trời”,
Trang 18cảm giác “không có gì huyền ảo hơn thế” Trò chơi của những đứa trẻ thôn
quê như gợi lên những ước mơ, nỗi khao khát bay cao, bay xa
Trong bài văn này có một từ dùng rất hay: “được nâng lên” Chỉ một câu “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều” đã gói trọn cảm
xúc của tác giả, tình cảm của tác giả đối với trò chơi yêu thích thuở nhỏ Với
từ “ được nâng lên”, tác giả đã đánh thức cảm giác của mỗi chúng ta mỗi khi
được ngắm cánh diều chao lượn trên bầu trời Có một cái gì đó nhẹ bỗng và
mê đắm sẽ xâm chiếm lòng ta, lâng lâng và dịu ngọt Đó chính là cảm giác
được nâng lên Đó có thể là tuổi thơ, là tâm hồn, là tâm trạng, là ước mơ… đã
được chắp cánh Cách dùng từ đó cũng giúp làm cho câu văn giàu ý nghĩa,vừa khẳng định tác dụng của trò chơi thả diều, vừa nhận mạnh tuổi thơ củatác giả là một chuỗi ngày thơ mộng và lãng mạn
Qua đây, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc nhỏ tuổi: nhờ có cánhdiều mang theo nỗi khao khát mà bao nhiêu ước mơ, khát vọng của tuổi thơmới được chắp cánh bay cao, bay xa
Bài Tuổi Ngựa – Tiếng Việt 4 – Tập 1
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ được tác giả sử dụng rất thành công để nói
về ước mơ được đi xa, được khám phá khắp mọi miền đất nước của bạn nhỏ
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn…
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển.
Bài thơ là câu chuyện của bạn nhỏ tuổi Ngựa với mẹ của mình Nhàthơ Xuân Quỳnh phải tinh tế và sâu sắc lắm, gắn bó với trẻ lắm mới hiểuđược những suy nghĩ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng thâm trầm, tình cảm
Trang 19của bạn nhỏ Bạn nhỏ ví mình như một chú ngựa con, phi nhanh vượt qua cả
bao nhiêu ngọn gió Mỗi từ gió được lặp lại nhấn mạnh ước mơ của bạn nhỏ
là sẽ đi khắp các miền trung du, vùng đất đỏ, đại ngàn…Điệp ngữ “dẫu cách” cho thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ Dù con có đi đâu, xa bao
nhiêu thì mẹ vẫn là bến bờ, là nơi con tìm về để tìm sự bình yên bên mẹ
Bài Bè xuôi sông La – Tiếng Việt 4 – tập 2
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh rất hay
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
………
Khói nở xoà như bông
Nước sông La trong xanh đến nỗi được tác giả ví như ánh mắt Chiếc bè gỗ
đi xuôi theo dòng sông thì được tác giả ví như bầy trâu lim dim Khói của
bom đạn được tác giả miêu tả xoà như bông Tất cả những hình ảnh so sánh
đấy cho thấy sự yên ả, thanh bình của sông La Trong hoàn cảnh đất nướcđang chiến tranh, sự yên ả đó khiến tác giả thấy thêm yêu quê hương, mongước hoà bình sẽ lại về với quê hương để ông có thể nghe tiếng chim hót trên
đê, để có thể nhìn thấy những đàn cá tung tăng bơi lội dưới làn nước trongveo
Bừng tươi nụ ngói hồng Tác giả đã đảo vị ngữ bừng tươi lên trước chủ ngữ nụ ngói hồng để
nhấn mạnh đến mong ước và niềm tin về sự thay đổi của quê hương Sẽkhông còn bom đạn, sẽ không còn chiến tranh nữa mà thay vào đó sẽ là sựđổi mới của quê hương: những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, những cánh đồng
Trang 20lúa chín vàng yên ả,…Tất cả vẫn và sẽ luôn là mong ước của mỗi người dânViệt Nam.
Đây là một hình ảnh đẹp bởi nó cho thấy tâm hồn lạc quan của tác giả Consông thanh bình đến mức tác giả có thể lắng nghe được mọi vật, cảm nhậnđược cả mùi vôi vữa, mùi lán cưa Ông tin rằng trong bom đạn đổ nát, người
dân Việt Nam vẫn đứng lên xây dựng một cuộc sống ấm no Hình ảnh nụ ngói hồng chính là biểu tượng của sự hoà bình, ấm no mà tác giả mong đợi.
Bài Sầu riêng – Tiếng việt 4 – tập 2
Sầu riêng là một loại trái thơm ngon, đặc sản của miền Nam Nếu ai đãtừng một lần thưởng thức hương vị ngọt ngào, say mê của nó thì sẽ không thểnào quên Nhưng đối lập với hương thơm đó lại là cái dáng vẻ khẳng khiu,héo hắt Nghệ thuật so sánh đã đạt đến mức điêu luyện khi tác giả miêu tảhình dáng cây sầu riêng
Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo
Tác giả miêu tả dáng vẻ của cây sầu riêng, từ cánh hoa cho đến nhữngchiếc lá Mặc dù dáng vẻ không được đẹp như những loại quả khác của Nam
Bộ nhưng qua việc so sánh như vậy, chúng ta thấy được sầu riêng khôngphải đẹp nhờ dáng vẻ của nó mà chính là nhờ mùi vị quyến rũ đến kì lạ
Hương vị của trái sầu riêng được tác giả miêu tả là còn hàng chục mét mới tơi nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi
Biện pháp miêu tả tương phản giữa dáng vẻ của cây sầu riêng vàhương thơm, vị ngọt đến đam mê của nó Ở đây tác giả đã so sánh hình dángcủa cây sầu riêng với hình dáng của cây xoài, cây nhãn để thấy rằng nó thật
Trang 21kì lạ với thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột mà không cong, không nghiêng, quằn như cây xoài, cây nhãn, lá thì như lá héo Hình dáng
cây sầu riêng khiến người đọc, nếu chỉ đọc thôi sẽ không thể thích loại cây.Nhưng đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí, kì lạ đó là một hương thơm ngọt ngào,quyến rũ mà bất kì ai thưởng thức một lần rồi cũng nhớ mãi
Qua việc sử dụng biện pháp so sánh và nghệ thuật miêu tả tương phản,tác giả miêu tả sầu riêng với tình cảm chan chứa của người con Nam Bộ gửitới miền đất đã nuôi ông khôn lớn và trưởng thành, tự hào về một loại tráiquý của quê hương
Bài Chợ Tết – Tiếng Việt 4 – tập 2
Cái để lại ấn tượng cho người đọc, cái làm nên sức sống của bài thơnày chính là cách dùng từ hay để miêu tả bức tranh một phiên chợ Tết giàumàu sắc Nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã dùng những từ chỉ màu sắc với những sắc
thái thật đẹp như: dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, sương hồng lam, con đường viền trắng mép đồi xanh, cỏ biếc, những thằng cu áo đỏ, cô yếm thắm, con bò vàng, sương trắng, tia nắng tía,núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son Tất cả những từ ngữ đó đã làm cho bức tranh chợ Tết thêm sinh
động
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con người, con vật và cảnh vật như đi lại, hoạt động trong bức tranh.Mỗi người một dáng vẻ: nhưng hoà chung tất cả là niềm vui, sự tưng bừng,háo hức, tấp nập của một phiên chợ Tết