giờ dạy phân môn Tập đọc.
Dựa vào các ngữ liệu tìm hiểu về các biện pháp tu từ, giáo viên sẽ xây dựng thành các câu hỏi, các bài tập, … phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Những bài tập này sử dụng trong các tiết dạy đọc hiểu các văn bản nghệ thuật, kết hợp cùng các câu hỏi sách giáo khoa đưa ra. Các bài tập này chỉ đi sâu vào giúp học sinh nhận biết được các biện pháp tu từ và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, từ đó các em mới có thể cảm thụ được tác phẩm một cách sâu sắc. Vì vậy nó không tách rời các câu hỏi về nội dung tác phẩm trong sách giáo khoa. Các bài tập, câu hỏi sẽ đan xen trong phần tìm hiểu bài giúp các em cảm thụ tốt bài đọc hơn. Cụ thể: Bài Con chim chiền chiện, ở sách giáo khoa gồm năm câu hỏi, trong đó có câu hỏi số hai:
Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh của con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
Ở câu hỏi này tôi thêm câu hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ
nào để miêu tả sự cao rộng của khung cảnh thiên nhiên?
Như vậy, học sinh sẽ hiểu sâu hơn về giá trị của biện pháp tu từ trong khi miêu tả và biểu đạt nội dung. Từ đó giúp các em có thêm kĩ năng thực hành khi sử dụng ở thực tế cũng như khi viết văn,…
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng làm tư liệu để bồi dưỡng học sinh giỏi, để hướng dẫn học sinh làm bài trong phân môn Tập làm văn và phân môn Luyện từ và câu với những dạng bài tập yêu cầu học sinh viết đoạn có sử dụng biện pháp tu từ, sử dụng từ ngữ hay, hoặc học tập cái hay, cái tài tình của tác giả trong cách sử dụng các biện pháp tu từ để áp dụng vào những bài tập làm văn. Tuỳ từng bài đọc, tuỳ vào trình độ học sinh mà giáo viên có thể chọn những bài tập phù hợp để đưa vào tiết dạy của mình để không quá tải đối với học sinh và thực hiện được mục tiêu của môn học. Ví dụ:
Bài tập : Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nhân hoá để tả con mèo lúc sưởi nắng.
III. KÊT QUẢ.
Để có thể thấy được hiệu quả của việc vận dụng các ngữ liệu tìm hiểu về các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc vào dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc lớp 4, tôi tiến hành xây dựng các bài tập, câu hỏi và dạy thường xuyên ở lớp 4A, trường Tiểu học Xuân Quan. Kết quả cụ thể như sau: * Ban đầu: kết quả học tập về các biện pháp tu từ và cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc ở lớp 4A đầu năm học là:
Lần kiểm tra Giỏi Khá Xếp loạiTrung bình Yếu
* Sau giữa học kì II: kết quả học tập về các biện pháp tu từ và cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc ở lớp 4A là:
Lần kiểm tra Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Giữa học kì II 7 16 3 0
Tổng kết việc dạy thực nghiệm, ta có thể thấy rõ sự thay đổi ở lớp thực nghiệm:
Lần kiểm tra Giỏi Khá Xếp loạiTrung bình Yếu
Đầu năm 1 13 8 3
Giữa học kì II 7 16 3 0
Qua bảng thống kê trên ta thấy tỉ lệ bài xếp loại giỏi và khá ở lớp thực nghiệm đã tăng lên đáng kể, không có bài loại yếu. Kết quả này cho thấy việc vận dụng các ngữ liệu về biện pháp tu từ được tìm hiểu trong các bài tập đọc vào dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc lớp 4 để giúp học sinh cảm thụ giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong giờ Tập đọc đã mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉ sử dụng những câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi thấy học sinh rất hứng thú khi được tự mình viết ra những cảm nhận về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Lâu nay các em chỉ đơn thuần trả lời miệng các câu hỏi giáo viên đưa ra mà chưa được viết lên suy nghĩ của mình sau khi học xong bài học. Việc tự mình viết ra những suy nghĩ về giá trị của các biện pháp tu từ sẽ giúp các em nhận biết được giá trị của văn chương, từ đó thêm yêu quý văn chương và trau dồi khả năng viết văn của các em. Bên cạnh đó, các giáo viên dạy lớp 4 nói riêng, các
giáo viên khác nói chung rất tâm đắc với các ngữ liệu tìm hiểu về các biện pháp tu từ đó vì điều này giúp họ dễ dàng xây dựng các bài tập về biện pháp tu từ cũng như mạnh dạn dạy tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc và các phân môn khác của Tiếng Việt.