Cách sử dụng ngữ liệu về các biện pháp tu từ ở các bài tập đọc 1 Cách xây dựng các bài tập dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ.

Một phần của tài liệu skkn tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc lớp 4 (Trang 34 - 36)

2.6.1. Cách xây dựng các bài tập dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ.

Như ở trên đã nói, các câu hỏi và bài tập đọc hiểu sách giáo khoa đưa ra đã phần nào giúp học sinh hiểu nội dung của tác phẩm nhưng chưa chú trọng nhiều đến việc dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ, chưa đi sâu phân tích, đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Để khắc phục những hạn chế đó, tôi đã dựa vào các ngữ liệu về các biện pháp tu từ vưa tìm hiểu ở trên để xây dựng một số bài tập dạy đọc hiểu các biện pháp tu từ theo 4 dạng, đó là: - Bài tập nhận diện bao gồm các dạng:

+ Bài tập nhận diện các đối tượng trong phép tu từ + Bài tập nhận diện từ chỉ so sánh

+ Bài tập nhận diện các hình ảnh tu từ + Bài tập nhận diện phép tu từ

- Bài tập cắt nghĩa

- Bài tập nhận xét, đánh giá bao gồm các dạng:

+ Bài tập nhận xét, đánh giá về giá trị của các biện pháp tu từ + Bài tập đánh giá về các hình ảnh và từ dùng hay

- Bài tập sáng tạo

Với các kiểu bài như trên và ngữ liệu về biện pháp tu từ vừa tìm hiểu, tôi xây dựng một số bài tập như sau. Ví dụ với ngữ liệu tìm hiểu về bài Con chim chiền chiện, tôi có thể xây dựng được một số bài tập:

Bài tập nhận diện phép tu từ: Hãy tìm những từ ngữ cho thấy khung

cảnh thiên nhiên rất cao và rộng? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để diễn tả sự cao rộng của khung cảnh thiên nhiên?

Gợi ý:

Những từ ngữ cho thấy khung cảnh thiên nhiên rất cao và rộng là: vút, vút cao, cao hoài, cao vợi, cao, cao vút. Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ

để diễn tả sự cao và rộng của khung cảnh thiên nhiên, nơi chú chim chiền chiện đang bay lượn.

Bay vút, vút cao

Cao hoài, cao vợi Bay cao, cao vút

Các từ cao, vút cứ lặp đi lặp lại khiến người đọc có cảm giác bầu trời thật cao, khung cảnh thiên nhiên rộng mở. Không gian như rộng lớn, bao la để con chim chiền chiện tha hồ, mặc sức bay lượn, gửi tiếng hót của mình tới cuộc sống. Bầu trời bình yên, cao và trong xanh, bầu trời của tự do. Đó chính là ước mơ của tác giả về một cuộc sống thanh bình nơi làng quê Việt Nam.

Bài tập nhận xét, đánh giá về giá trị của các biện pháp tu từ

Nhà thơ đã miêu tả con chim chiền chiện bay lượn giữa không gian bằng biện pháp nhân hoá rất tài tình. Em hãy chỉ ra biện pháp nhân hoá có trong bài thơ và cho biết tác dụng của biện pháp nhân hoá đó?

Bài thơ là bức tranh sinh động về làng quê Việt Nam. Đọc thơ nhưng ta có thể hình dung ra được khung cảnh làng quê với bầu trời cao rộng, với cánh đồng lúa bát ngát. Trên bầu trời cánh chim chiền chiện chao lượn. Tác giả đã rất tài tình khi sử dụng biện pháp nhân hoá để làm cho con chim chiền chiện gắn bó hơn gần gũi hơn với con người.

Chim ơi, chim nói…

Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hót không biết mỏi… Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời…

Tác giả gọi chim thân thiết như một người bạn. Tiếng hót của chim như thay tiếng nói của con người, nó như nói hộ con người ước mơ về cuộc sống ấm no, thanh bình.

Một phần của tài liệu skkn tìm hiểu các biện pháp tu từ trong các bài tập đọc lớp 4 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w