Bài 2 Công ty cổ phần ABC thuê ông Nguyễn M làm việc với vị trí giám đốc điều hành, hợp đồng lao động giữa ông M và công ty ABC là hợp đồng không xác định thời hạn, được ký kết từ ngày
Trang 1BÀI TẬP TÌNH HUỐNG – PHẦN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Bài 1
Do tính chất của hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn X có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh với tiêu chí đưa ra là tốt nghiệp một trong các trường đại học Sau đợt tuyển dụng công ty X đã lựa chọn được A – là một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn và tiến hành ký kết hợp đồng lao động
Hỏi:
1 Những loại hợp đồng nào công ty X có thể tiến hành ký kết với A?
2 Những nội dung cơ bản nào cần phải có trong HĐLĐ giữa A và công ty X?
3 Giả sử rằng công ty X tiến hành ký kết hợp đồng lao động với A với thời hạn là 1 năm từ ngày 01/01/2008 đến ngày 01/01/2009 Những vấn đề pháp lý gì liên quan đến hợp đồng lao động khi xảy ra các tình huống sau:
a) Hết ngày 01/01/2009 A và công ty X không ký kết HĐLĐ tiếp theo và
A không tiếp tục đến làm việc tại công ty X nữa
b) Sau ngày 01/01/2010 A vẫn tiếp tục làm việc tại công ty X như bình thường đến 2 tháng mà công ty X vẫn không nhắc gì đến việc có ký tiếp HĐLĐ với A hay không
c) Ngày 02/01/2009 A tiếp tục ký kết 1 HĐLĐ với công ty X thời hạn 1 năm đến ngày 02/01/2010, sau thời hạn này tiếp tục ký tiếp một HĐLĐ 3 năm từ ngày 02/01/2010 đến ngày 02/01/2013
d) Trong thời gian làm việc theo HĐLĐ với công ty X, A đồng thời ký một HĐLĐ với B(Hợp đồng gia công hàng may mặc)
4 Với hợp đồng lao động thời hạn 1 năm, công ty X có được thỏa thuận với
A về việc làm thử hay không? Nếu có thì thời gian thử việc tối đa có thể kéo dài là bao lâu? Lương tính trong thời gian thử việc?
Bài 2
Công ty cổ phần ABC thuê ông Nguyễn M làm việc với vị trí giám đốc điều hành, hợp đồng lao động giữa ông M và công ty ABC là hợp đồng không xác định thời hạn, được ký kết từ ngày 15/10/1999, mức lương thỏa thuận trong hợp đồng là 5 triệu VN đồng/ tháng Các chế độ khác về thời giờ làm việc, thời giờ
Trang 2nghỉ ngơi, BHXH… thực hiện đúng Pháp luật lao động Ông M đã làm việc tại công ty ABC 7 năm
1 Với kinh nghiệm làm việc của mình, ông M nhận được lời mời làm việc từ một công ty khác với mức lương cao gấp 3 lần mức lương hiện tại và đến ngày 15/10/2006 ông M nộp đơn xin nghỉ việc tại công ty ABC Bằng kiến thức pháp luật thực định anh (chị) hãy giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra các trường hợp sau:
a) Công ty ABC không đồng ý cho ông M nghỉ việc, ông tiếp tục làm việc đến hết ngày 30/11/2006 thì chuyển đến công ty mới
b) Công ty ABC không đồng ý cho ông M nghỉ việc, dù vậy ông M vẫn nghỉ việc và chuyển sang công ty mới ngày ngày 20/10/2010
c) Công ty ABC đồng ý ký ngay vào đơn xin nghỉ việc của ông M và ông M không phải đến làm việc tại công ty từ ngày 16/10/2010
2 Do làm ăn thua lỗ, buộc phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh và quy mô công ty nên công ty ABC quyết định chỉ giữ lại một chức giám đốc quản lý chung cho toàn bộ công ty, do đó vị trí của ông M không còn cần thiết cho công ty, hơn nữa mức lương trả cho ông M là quá cao so với tình hình tài chính hiện tại của công ty nên công ty ABC quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông M, dù ông M không đồng
ý Hỏi trong trường hợp này công ty ABC có được quyền chấm dứt HĐLĐ với ông M không? Quyền lợi của M được giải quyết như thế nào?
3 Ông M bị tai biến phải điều trị liên tục trong 6 tháng liền nên công ty ABC quyết định sa thải ông M để tuyển một giám đốc điều hành mới
vì với công ty lớn như ABC không thể thiếu vị trí giám đốc trong thời gian dài như vậy, đồng thời công ty cũng chia sẻ với ông M bằng cách ủng hộ thêm cho ông 1 tháng lương Quyết định của công ty ABC là đúng hay sai? Giải quyết quyền lợi của ông M như vậy đã hợp lý chưa?
CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH TẠI SAO? (Nêu rõ cơ sở pháp lý)
1 Người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ ốm đau khi chính người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế
Trang 32 Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội
3 Mức hưởng chế độ ốm đau bằng 85% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
4 Chỉ có lao động nữ mới được hưởng BHXH theo chế độ thai sản
5 Lao động nữ làm việc trong điều kiện lao động bình thường khi sinh con được nghỉ 3 tháng
6 Nữ công an nhân dân sinh 3 con một lúc thì thời gian được nghỉ thai sản 6 tháng
7 Mức hưởng chế độ thai sản bắng 100% tiền lương, tiến công tháng liền kề trước khi nghỉ
8 Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
9 Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc thì được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
10 Lao động nữ từ 55 uổi trở lên, lao động nam từ 60 tuổi trở lên đã đủ điều kiện về tuổi đời về hưu
11 Chỉ cần đủ tuổi về hưu, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng
12.Người lao động đủ tuổi về hưu, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH
13 Người lao động nghỉ hưu khi không đủ các điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng được nhận trợ cấp một lần
14 Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính: Từ năm thứ 31 trở đi đối với Nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ 1 năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức tiền lương, tiền công đóng BHXH
15.Bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp một lần là giống nhau
16 Mức trợ cấp mai táng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung
17 Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp, khi nghỉ việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trang 418 Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp 5 năm thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bằng 6 tháng mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
19 Mức đóng BHXH của người lao động bẳng 15% mức tiền lương, tiền công
20 Đến cuối năm 2011 mức đóng BHXH của người sử dụng lao động phải đạt mức tối thiểu là 15% mức tiền lương, tiền công