1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng

67 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 616,5 KB

Nội dung

Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng nói chung và tíndụng trung và dài hạn nói riêng là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủyếu, quyết định sự tồn tại và phát triể

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu và rộng hậu WTO, lại bị ảnh hưởngbởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành ngân hàng Việt Nam đang phảiđối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức Nâng cao chất lượng dịch vụ và đadạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong tồn tại và pháttriển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính nói chung và của các ngânhàng nói riêng

Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng nói chung và tíndụng trung và dài hạn nói riêng là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủyếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng Tuy nhiên, do nhữngyếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan, hoạt động tín dụng tại các ngân hàngthương mại nước ta hiện nay còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Những rủi ro đó khiphát sinh sẽ không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng mà cònảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy,nâng cao hiệu quả tín dụng là mối quan tâm của không chỉ các nhà lãnh đạo ngânhàng mà còn là cả của các nhà quản lý kinh tế

Nhận thức được những rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạncũng như sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả tín dụng, với những kiến thức

đã được trang bị trong trường cùng những kinh nghiệm thực tiễn khi thực tập,

em chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng” làm chuyên đề tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đi đến các mục đích sau:

Hệ thống hóa lý luận và phân tích thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu đề tài là những giải pháp nâng cao hiệu quả tíndụng trung và dài hạn tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng

- Phạm vi nghiên cứu tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liênquan đến nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại NHTMCP CôngThương chi nhánh Hai Bà Trưng trong ba năm 2010, 2011,2012

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lí luận và lý giải thực tiễn như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp hoạt động kinh tế, các học thuyết kinh tế, các quan điểm kinh tế thương mại hiện đại

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại

NHTMCP Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng

Trang 3

CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM.

1.1.1 Tổng quan về NHTM.

1.1.1.1 Khái niệm NHTM.

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế NH bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc sự phát triển của nền kinh tế nói chung

và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó, NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất

về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các NH

Các NHTM thường được biết đến như là một chủ thể của quá trình phânphối của cải xã hội trong hệ thống tài chính quốc gia, hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sửdụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Hệ thốngNHTM ra đời với mạng lưới rộng khắp nên đã thực sự tiếp cận được với các chủthể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời thiếu vốn trong nền kinh tế Là mộttrung gian tài chính, NHTM tổ chức huy động các luồng tiền nhàn rỗi trong xãhội, sau đó thực hiện phân phối lại các nguồn vốn này cho các chủ thể đang thiếuvốn và thực sự cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống Với vai trò quan trọng như vậy,nhưng quan niệm thế nào về một NH, và sựphân biệt nó với các tổ chức phi NH không phải là điều đơn giản Rõ rang, cóthể định nghĩa NH thông qua chức năng mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Tuy nhiên, vấn đề không chỉ chức năng của các NH thay đổi , mà có sự “thâmnhập” vào chức năng hoạt động NH của các đối thủ cạnh tranh Do đó tuỳ theođiều kiện của mỗi nước và sự phát triển của hệ thống tài chính nước đó mà cónhững định nghĩa khác nhau về NH

Theo luật Ngân hàng của Pháp thì NH được định nghĩa: “Ngân hàngthương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận của côngchúng dưới hình thức ký khác, hay hình thức khác số tiền mà họ dung cho chính

Trang 4

họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”

Còn luật pháp Ấn Độ lại có cái nhìn về NH như sau, họ định nghĩa: “Ngânhàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.”

Đó là các quan điểm về NH đứng trên giác độ luật pháp Còn trên giác độtài chính NH thì sao? Một định nghĩa khác về NH được Giáo sư Peter Rose đưa

ra như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tàichính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanhnào trong nền kinh tế.”

Ở Việt Nam, theo quy định tại luật các tôt chức tín dụng thì NH được định

nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.” ( trích trang 12 Luật các tôt chức tín dụng) Như

vậy thông qua một số khái niệm về NHTM, ta có thể hiểu NHTM là một loạihình doanh nghiệp đặ biệt kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng với mục đích thu lợinhuận, và nó có những đặc trưng như sau :

- NHTM là một tổ chức được phép nhân ký thác của công chúng với tráchnhiệm hoàn trả

- NHTM là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng để chovay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác

Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ở nước ta các loại hình NHTMđược phép hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thươngmại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hànghợp tác và các loại hình Ngân hàng khác

Như vậy NHTM cũng là một doanh nghiệp nhưng là một doanh nghiệpđặc biệt, nó không trực tiếp tham gia sản xuất lưu thông hàng hoá nhưng lại gópphần phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc cung ứng vốn tín dụng cho nền

Trang 5

kinh tế, thực hiện chức năng trung gian thanh toán và dịch vụ NH Lịch sử ra đời

và phát triển của ngành NH đã chứng minh được rằng: NHTM là sản phẩm tấtyếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá và NHTM cũng lại chính là độnglực thúc đẩy nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới

Theo pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính của nướccộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1990 đã xác định: “NHTM là tổ chứckinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi củakhách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thựchiện nhiệm vụ chiết khấu các phương tiện thanh toán”

1.1.1.2 Chức năng của NHTM.

a NHTM là trung gian tài chính.

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động chuyển tiết kiệm thành đầu tư của NH đòi hỏi phải có sự tiếpxúc với hai loại khách hàng là cá nhân và các tổ chức trong nền kinh tế: các cánhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu

tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và các cánhân, tổ chức thặng dư trong chi tiêu tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn cáckhoản chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ, do vậy họ có tiền tiết kiệm

Sự tồn tại của hai loại khách hàng là cá nhân và tổ chức trên hoàn toànđộc lập với NH Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm hai sang nhóm một nếu

cả hai cùng có lợi Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tàichính giữa hai nhóm

Quan hệ tín dụng trực tiếp đã có từ rất lâu và tồn tại đến ngày nay Tuynhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do không có sự phù hợp về quy mô,thời gian, không gian,… điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điềukiện nảy sinh trung gian tài chính Hoạt động tín dụng của NHTM đã khắc phụcđược những hạn chế đó

Trang 6

Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động vốn và tập trung cácnguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế để hình thành nguồn vốn chovay; mặt khác trên cơ sở số vốn đã huy động được NH cho vay để đáp ứng nhu cầuvốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,… của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo

sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế, xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Như vậy NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, hay nói cách khácnghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay

Ngày nay quan niệm chức năng tài chính của NHTM trở nên biến hoá hơn

Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện những khía cạnh khác củachức năng này NH có thể đứng ra làm trung gian giữa nhà phát hành chứngkhoán với những nhà đầu tư, chuyển giao những mệnh lệnh trên thị trườngchứng khoán,… do đó, NHTM không chỉ làm trung gian giữa người gửi tiền vàngười vay tiền mà còn là trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trênthị trường

b Chức năng là trung gian thanh toán.

Chức năng này là kế thừa và phát triển chức năng NH là thủ quỹ của cácdoanh nghiệp, tức là NH tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theolệnh của chủ tài khoản công việc của người thủ quỹ chính là làm trung gianthanh toán

Ngày nay, hệ thống NHTM trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở hầuhết các quốc gia Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí,

NH đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như: Thanh toán bằng séc,

uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ,… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kếtnối giữa các quỹ và thanh toán bằng tiền giấy khi khách hàng cần Các NHTMcòn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHTW hoặc thông qua cáctrung tâm thanh toán Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạotính thống nhất trong thanh toán không chỉ trong nội bộ quốc gia mà có phạm vitrên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng

Trang 7

hiệu quả thanh toán qua NH, biến NH trở thành trung tâm thanh toán quan trọng,

có hiệu quả và phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu

c Chức năng tạo tiền

Quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng

và thanh toán trong hệ thống NH, trong mối quan hệ chặt chẽ với NHNN

Đã có một thời NH thực hiện tất cả các giao dịch của mình bằng tiền mặt:Huy động vốn bằng tiền mặt, cho vay bằng tiền mặt, thu nợ và trả tiền gửi cũngbằng tiền mặt, người ta gọi đó là NHTM cổ điển NHTM cổ điển không có khảnăng tạo tiền

Khi các NHTM biết dùng công cụ thay thế tiền mặt để thanh toán qua NHthì người ta gọi đó là NHTM hiện đại Với việc mở rộng thanh toán không dùngtiền mặt, chức năng tạo tiền đã được trao cho NHTM hiện đại Việc tạo tiềnđược thực hiện khi NH tiến hành cho vay bằng chuyển khoản cùng trong một hệthống NHTM Đơn vị vay vốn được ghi nợ tài khoản cho vay, đơn vị cung ứnghàng hoá được ghi có tài khoản tiền gửi tại một NHTM Như vậy trong trườnghợp cho vay như trên thì không cần tiền mặt mà NHTM vẫn cho vay được Đó làbản chất của việc tạo ra tiền “ghi sổ” của NHTM

Muốn tạo ra tiền “ghi sổ” phải sử dụng cả một hệ thống NH Khi kháchhàng tại một NH sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu củamột khách hàng khác tại một NH khác, từ đó tạo ra các khoản cho vay mới.Trong khi không một NH riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa thìtoàn bộ hệ thống NH có thể tạo ra khối lượng tiền gửi gấp bội thông qua hoạtđộng cho vay Một NHTM riêng lẻ không thể tạo ra tiền “ghi sổ”, có chăng thìchỉ là nhất thời

Tuy vậy, việc tạo ra tiền của các NHTM phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, khả năng cho vay của mỗi NH, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt,…

1.1.2 Tín dụng trung - dài hạn và vai trò của nó trong quá trình phát triển nền kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm:

Trang 8

Trong hoạt động của mỗi chủ thể trong nền kinh tế luôn luôn có sự tươngtác giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn Sựthừa thiếu này có thể là tạm thời cũng có thể là lâu dài Nơi thừa vốn tìm cách sửdụng vốn dư thừa của mình sao cho có lợi nhất trong khi đó nơi thiếu vốn tìmcách bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn với chi phí thấp nhất Đây là hiện tượng luônxuất hiện tại một thời điểm bất kỳ Do đó xuất hiện quá trình điều hoà vốn từ nơithừa sang nơi thiếu Tín dụng là một phần của quá trình đó.

Ta có thể hiểu “ Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị

từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quaytrở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu”

Tín dụng (cho vay) trung – dài hạn là loại tín dụng mà NH cung cấp nhằmtài trợ cho nhu cầu vốn thường xuyên của doanh nghiệp Là các khoản cho vay

có thời hạn trên một năm, nhưng không dài hơn thời gian khấu hao cần thiết củatài sản hình thành từ vốn vay Việc phân chia cụ thể của tín dụng trung - dài hạncòn tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia nhưng theo quy định của thống đốcNHNN Việt Nam, các khoản tín dụng có thời gian từ trên 12 tháng đến 5 nămđược gọi là tín dụng trung hạn Các khoản tín dụng trên 5 năm được gọi là tíndụng dài hạn

1.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng trung – dài hạn

Tín dụng trung - dài hạn NH là nguồn vốn quan trọng có thể đáp ứng nhucầu về tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp Với thời gian chovay dài, lãi suất cao, thời gian hoàn vốn chậm, các món vay có giá trị lớn nên tíndụng trung – dài hạn có những đặc điểm sau:

a Thời gian hoàn vốn:

Các doanh nghiệp vay vốn trung - dài hạn của NH đều nhằm thoả mãn nhucầu đầu tư và phát triển kinh doanh Khoản vốn vay đó dùng để trang trải chi phíhình thành nên công trình, hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất,kinh doanh hiện đại, mở rộng sản xuất Ngoài ra, vốn vay còn để đáp ứng mộtphần nhu cầu vốn lưu động tối thiểu của doanh nghiệp có nghĩa là trong một thời

Trang 9

gian ngắn những dự án này chưa thể sinh lợi Chính việc sử dụng vốn vào cácmục đích khác nhau cho nên thời gian hoàn vốn của các khoản vay tín dụng cũngkhác nhau Các dự án đầu tư theo chiều rộng cũng như chiều sâu đòi hỏi phải cóthời gian dài hơn để đợi đến khi có nguồn thu xuất hiện dự án Vì vậy, thời gianhoàn vốn của NH khi cho vay trung – dài hạn sẽ dài hơn.

b Thời gian cho vay:

Là khoảng thời gian ( lớn hơn 1 năm) tính từ khi khách hàng nhận tiền vaycho đến khi khách hàng hoàn trả hết nợ gốc và lãi Thời gian này do NH và kháchhàng thoả thuận được ghi trong hợp đồng tín dụng Tuy nhiên, thời gian cho vaycũng có thể không hoàn toàn cứng nhắc theo hợp đồng đã ký kết mà có thể điềuchỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế Khi doanh nghiệp kinh doanh gặp tình hìnhkhó khăn vì lý do bất khả kháng, NH có thể cho phép doanh nghiệp được gia hạn

nợ hoặc khi mà doanh nghiệp có nguồn thu thì có thể trả nợ trước hạn

c Giải ngân trong tín dụng trung – dài hạn

Đối với tín dụng trung – dài hạn có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần nhằmđảm bảo cho khách hàng sử dụng tiền vay kịp thời, đúng mục đích NH không chorút khi các nhu cầu chi tiêu liên quan đến dự án chưa phát sinh

Ngân hàng và khách hàng thoả thuận rút hết toàn bộ tiền vay một lần trongtrường hợp vay để mua sắm máy móc, thiết bị Đối với các tài sản hình thànhtrong một thời gian dài thì việc giải ngân được thực hiện theo tiến độ công việchoàn thành

d Rủi ro trong tín dụng trung – dài hạn.

Xuất phát từ thời gian cho vay dài nên tín dụng trung – dài hạn có độ rủi rocao hơn so với tín dụng ngắn hạn Bởi vì trong một thời gian dài nền kinh tế mộtnước khó ổn định, thường có những biến động, những biến động có thể theochiều hướng tốt hoặc xấu Là một chủ thể trong nền kinh tế, các doanh nghiệpphải chịu tác động mạnh mẽ bởi những biến động này Một khi doanh nghiệpchịu những tác động tiêu cực do nền kinh tế đem lại thì NH với tư cách là chủ nợcũng không tránh khỏi những rủi ro Thời hạn cho vay càng dài thì xác suất xảy

Trang 10

ra biến động càng lớn do đó rủi ro tiềm ẩn càng cao.

e Lãi suất trong tín dụng trung – dài hạn.

Do tín dụng trung - dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nên lãi suất cho vaytrung - dài hạn phải cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn Điều này là hợp lý bởimột khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro thì cần phải trả lãi cao hơn để bù đắp rủi ro

Đó chưa kể đến NH sẽ mất cơ hội sử dụng khoản vay một cách linh hoạt trongmột khoảng thời gian dài Lãi suất cho vay có thể là lãi suất cố định trong suốtthời kỳ vay vốn cũng có thể là lãi suất biến động tuỳ thuộc vào sự biến động củathị trường Việc thu tiền lãi có thể theo kỳ hạn tháng, quý, năm dựa vào số dư ởmọi kỳ hạn trả nợ và lãi suất cho vay hoặc theo hợp đồng đã thoả thuận giữa NH

và khách hàng

1.1.2.3 Vai trò của tín dụng trung- dài hạn

Tín dụng là một phần của nền kinh tế hàng hoá, bản chất của tín dụng làquan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan

hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi ( mang tính chất thoả thuận)

Tín dụng NH cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng Đó là quan

hệ tin cậy lẫn nhau trong đi vay và cho vay giữa các NH, các tổ chức tín dụngvới các doanh nghiệp và các cá nhân khác Là nghiệp vụ tài sản có của NH, đượcthực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi

a Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với NH

- Tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Tín dụng trung dài hạn

cả vể số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chiến lược của các Ngânhàng thương mại Với những khoản tín dụng trung và dài hạn có quy mô lớn vàlãi suất cao, thời gian dài, tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếucho Ngân hàng Do vậy tín dụng trung và dài hạn mang lại thu nhập chủ yếutrong tổng thể các hoạt động của Ngân hàng thương mại từ trước đến nay.Tíndụng trung - dài hạn do có thời gian, người đi vay sử dụng vốn vay dài nên tạođiều kiện cho các NH kiểm soát được hoạt động của người vay (doanh nghiệp,

Trang 11

công ty) Từ đó có những biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn về vốn đầu

tư của mình và giúp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quảhơn Tín dụng trung – dài hạn mang lại lợi nhuận cao hơn tín dụng ngắn hạn bởi

vì thu nhập từ tiền vay biểu hiện dưới dạng lãi tiền vay mà lãi tiền vay phụ thuộcvào số tiền và lãi suất cho vay Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vaycàng cao do đó, thu nhập của NH càng lớn Chính vì vậy nếu một NH có tỷ trọng

dư nợ tín dụng trung – dài hạn trên tổng dư nợ cao thì khả năng kiếm lời caohơn Tuy nhiên, các khoản tín dụng này có thời gian dài thì rủi ro cũng cao Dovậy, NH muốn mở rộng quy mô tín dụng trung – dài hạn hơn thì cần phải đi kèmvới việc nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn

- Khi Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là Ngân hàng đang tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai Tạo điều kiện để NH mở

rộng phạm vi hoạt động trong nền kinh tế Khi NH không đa dạng hoá hoạt độngcho vay, đa dạng hoá khách hàng, thời hạn vay tiền thì NH không thể đứng vữngtrong nền kinh tế thị trượng với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác.Mặt khác, tín dụng trung và dài hạn còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của NHnhắm thu hút khách hàng về phía mình Khi có được mối quan hệ, NH có điềukiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác do mình cung cấp

- Mặt khác tín dụng trung và dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyết vốn huy động còn dư thừa tại mỗi Ngân hàng thương mại Đồng thời là cách để

NH gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Tíndụng trung – dài hạn còn làm tăng uy tín, sự cạnh tranh đồng thời cũng thúc đẩytín dụng ngắn hạn và các hình thức dịch vụ khác trong NH phát triển Bởi vì việc

mở rộng tín dụng trung dài hạn thể hiện được tiềm lực mạnh mẽ về vốn của NH.Chất lượng tín dụng cao thể hiện năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của cán

bộ NH Từ đó tạo ra uy tín và sự cạnh tranh cho NH

b Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranhđược đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực cả về tài chính, trình độ quản lý

Trang 12

Nhưng trên thực tế, không có nhiều doanh nghiệp luôn đảm bảo 100% vốn chonhu cầu sản xuất kinh doanh khi mà nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệpchưa nhiều, khả năng tự tài trợ còn nhiều hạn chế Cho nên việc tài trợ vốn chủyếu dựa vào hệ thống NH Nguồn vốn NH là một trong những nguồn sẵn có, chiphí hợp lý và linh hoạt nhất Nó đáp ứng được nhu cầu vốn cho thanh toán, kinhdoanh, đầu tư của doanh nghiệp mà không tốn nhiều công sức, chi phí, thời giancho việc tìm kiếm, đó là nguồn vốn mà doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vớicác điều kiện và phương thức thanh toán phong phú, đa dạng, giúp doanh nghiệptranh thủ được các cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh Đặc biệt là nguồn vốntrung - dài hạn đã góp phần tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, nâng cao khảnăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Bởi vì khi một doanh nghiệp tập trungđược vốn sẽ đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ, mẫu mã, bao bì sản phẩm,

dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất Doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị trườngcủa mình trong nước và xa hơn nữa là thị trường thế giới Do vậy, doanh nghiệp

sẽ tăng thêm được lợi nhuận, đứng vững trong nền kinh tế thị trường vốn có sựcạnh tranh và đào thải khốc liệt

Tín dụng trung – dài hạn còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cácdoanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi cho NH khi đến hạn

Do vậy buộc các doanh nghiệp phải sử dụng như thế nào để vừa trang trải đủ chi phí,vừa có lãi Qua đó, cho ta thấy vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp là cần thiết và quan trọng

c Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với nền kinh tế quốc dân

Tín dụng NH có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.Tín dụng NH chuyển vốn từ nơi chưa có nhu cầu sử dụng sang nơi cần vốn chonhu cầu sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất lưu thông, góp phần đẩy nhanhquá trình tái sản xuất mở rộng Nó là công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ và thôngqua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Bước sang nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động kinh doanh độc lậptrên cơ sở hạch toán lỗ lãi với mục tiêu lợi nhuận và an toàn nên NH chỉ cho vay

Trang 13

đối với những dự án, các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng tiền vay có hiệu quả.Bởi vậy, người vay muốn tiếp cận được với nguồn vốn của NH thì buộc phảikinh doanh có lợi nhuận, có phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, khả thi Cácdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì nền kinh tế mới vững chắc Vậy, tíndụng trung - dài hạn góp phần nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.

Tín dụng NH núi chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng còn gópphần làm giảm các giao dịch sử dụng tiền mặt Các khách hàng có thể sử dụngvốn vay của NH thanh toán cho nhau thông qua tài khoản của mình tại NH.Mỗi quốc gia dù phát triển hay không thì nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở

hạ tầng, khu công nghiệp, giáo dục đào tạo, công bằng xã hội là rất cần thiết

và quan trọng Trong khi nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho lĩnh vực này còn rấthạn chế Do đó Nhà nước còn phải huy động thêm thông qua phát hành côngtrái, trái phiếu chính phủ và một kênh huy động vốn quan trọng nữa là thôngqua tín dụng NH Cho nên một mặt đã giảm được gánh nặng cho NSNN mặtkhác nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Bởi vì không giống như vốn cấpphát, nguồn vốn tín dụng NH được cấp phát dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc

và lãi khi đến hạn Do vậy, người đi vay phải tính toán như thế nào để sử dụngnguồn vốn có hiệu quả

Tín dụng trung – dài hạn góp phần đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đưanước ta trở thành một nước công nghiệp theo như tiến độ đã đề ra Bởi tronggiaiđoạn hiện nay, nhiệm vụ CNH - HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật, chủ nghĩa xã hội được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu Do vậy,nguồn vốn trung – dài hạn đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ CNH - HĐH nền nông nghiệp theo cảchiều rộng lẫn chiều sâu Từ đó, nước ta có một cơ cấu kinh tế hợp lý, vừa pháthuy được những yếu tố sẵn có, vừa tiếp thuđược khoa học công nghệ, trình độquản lý tiên tiến đáp ứng nhu cầu về vốn của dân cư, giải quyết việc làm cho xãhội để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại

Trang 14

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN

1.2.1 Chất lượng tín dụng trung – dài hạn

1.2.1.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng trung – dài hạn.

Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại vàphát triển thì không ngừng phải nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh củamình hay nói cách khác, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của nó như thếnào? Mang lại những lợi nhuận gì cho doanh nghiệp cũng như phúc lợi xã hội?Với cách đề cập như vậy, NH cũng là một loại hình doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ nên chúng ta có thể hiểu chất lượng tín dụng trung -dài hạn của NH: Đó là sự đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, phù hợp với

sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH

1.2.1.2 Đặc trưng của tín dụng trung – dài hạn

- Về phía NH: Phạm vi và giới hạn tín dụng phù hợp với thực lực của bản

thân NH đồng thời phải đảm bảo được tính cạnh tranh của NH trên thị trường.Chất lượng tín dụng phải được gắn liền với độ an toàn của vốn vay

- Về phía khách hàng: Một khoản tín dụng có chất lượng khi khoản tín

dụng đó đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, phù hợp về mặt lãi suất và

kỳ hạn vay vốn

Chất lượng tín dụng trung dài hạn là một khái niệm có tính tương đối vừa

cụ thể, vừa trừu tượng Tính cụ thể được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Doanh

số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hiệu suất sử dụngvốn, thu nhập từ hoạt động tín dụng Là một khái niệm có tính trừu tượng thểhiện: Khả năng thu hút khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàncao, chi phí phù hợp

Do vậy, chất lượng tín dụng trung – dài hạn là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánhmức độ thích nghi của NH với sự thay đổi của môi trường bên ngoài đồng thời thểhiện sức mạnh của NH trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển

Chất lượng tín dụng cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như khảnăng quản lý, trình độ của cán bộ NH… Và các nhân tố khách quan như sự thay

Trang 15

đổi của môi trường bên ngoài, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môitrường pháp lý, khuynh hướng phát triển của nền kinh tế trong thời gian đó…

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượngtín dụng trung – dài hạn

1.2.2.1 Chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ.

Hoạt động tín dụng của NH là hoạt động cho vay Do vậy doanh số cho vaythể hiện rất rõ hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả hay không Doanh sốcho vaymang tính thời kỳ, nó thể hiện quy mô tín dụng trong năm của NH Đểđánh giá NH tốt hay xấu cũng sẽ được thể hiện qua chỉ tiêu này

Doanh số cho vay cao và tăng đều trong từng năm thì NH hoạt động cóhiệu quả Doanh số cho vay không cao và biến động thất thường thì chứng tỏhoạt động kinh doanh của NH không có hiệu quả

Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp và chất lượng tín dụng của NH thì bên cạnh nhân tố doanh sốcho vay thì NH cũng chú ý đến doanh số thu nợ và dư nợ đối với nền kinh tế.Bởi vì doanh số thu nợ và dư nợ đối với nền kinh tế quá cao hay quá thấp đềuảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và đặc biệt là chất lượng tín dụngtrung – dài hạn của NH

1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng và phổ biến khi đánh giá chất lượngtín dụng đặc biệt là chất lượng tín dụng trung – dài hạn Bởi nợ quá hạn biểuhiện các khoản nợ đến hạn thanh toán của hợp đồng mà khách hàng đã ký vớingân hàng nhưng khách hàng chưa hoặc không trả được nợ Có rất nhiều nguyênnhân như người vay vốn cố tình lừa đảo NH hoặc do khách hàng làm ăn thualỗ… Do vậy, khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu tới

uy tín của NH, khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh về sau bởi vì NH hoạtđộng với phương châm: “ Đi vay để cho vay”

Khi một khoản nợ quá hạn xảy ra thì NH sẽ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn

về khả năng thu hồi cả vốn và lãi

Tuy nhiên khi đánh giá nợ quá hạn, NH phải chia thành:

Trang 16

 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi : Là những khoản nợ mà người vay vẫn

có thể tiếp tục trả nợ được NH

Tỷ lệ nợ quá hạn có

khả năng thu hồi =

Dư nợ quá hạn có khả năng thu hồi

x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn này càng thấp càng tốt Tuy nhiên trong thực tế những rủi

ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên NH chấp nhận một tỷ lệ nợ quáhạn nhất định được coi là giới hạn an toàn Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng

1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá nợ xấu

Nợ xấu biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động của các NHTMthể hiện sự rủi ro mà khách hàng gây ra đối với NH Các khoản nợ xấu một mặtkéo dài thời gian của các khoản tín dụng đặc biệt là các khoản trung dài hạn Mặtkhác có khả năng dẫn đến việc mất vốn, mất khả năng thanh toán, ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng và hoạt động kinh doanh

NH Do vậy, NH cần phải tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng trung – dài hạn.Khi thu nhập cao thì NH hoạt động có hiệu quả, do vậy chất lượng tín dụng của

NH cũng được cải thiện

Trang 17

1.2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn trung – dàihạn

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vaytrung – dài hạn của NH trong tổngnguồn vốn huy động được

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ trung – dài hạn

Tổng nguồn vốn huy động trung – dài hạn

Tỷ lệ này dao động từ 30% - 100% Thông thường vào khoảng 80% là tốt.Còn dưới hoặc trên mức đó cũng gây ảnh hưởng không tốt cho NH Bởi vì nếu

tỷ lệ thấp thì NH sẽ không thu được nhiều lợi nhuận Còn nếu tỷ lệ này cao sẽgây ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH do tỷ lệ dự trữ thấp Tuy nhiên đểxác định một tỷ lệ cho phù hợp còn phải phụ thuộc vào kết cấu nguồn vốn, lĩnhvực NH tập trung cho vay và các nhân tố khác

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn

Như đã phân tích ở trên, tín dụng trung - dài hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu muasắm thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất và một phần vốn lưu độngtối thiểu của một doanh nghiệp Do vậy, nhu cầu vốn tín dụng trung – dài hạn là rấtcần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp trong nền kinh tế

Trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là rất lớn, nguồn vốn tự

có của doanh nghiệp là rất thấp, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vàodoanh nghiệp còn rất hạn chế vì họ sợ rủi ro trong kinh doanh Vì vậy, vốn đầu

tư chủ yếu của các doanh nghiệp là một phần nhỏ vốn tự có và phần lớn là vốntín dụng trung – dài hạn của NH

Hiện nay, hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động tín dụng trung – dài hạn

là hoạt động chính, là nguồn sinh lời và đem lại phần lớn thu nhập cho ngânhàng Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động xảy ra nhiều rủi ro Khi xảy rarủi ro thì việc quản lý và xử lý rủi ro sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém thời gian,công sức, tiền bạc và liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành và các lĩnh vựckhác nhau trong xã hội Nếu rủi ro đó không được giải quyết thì sẽ gây khó khăncho NH trong kinh doanh, gây mất uy tín của NH

Việc nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn giúp NH phân tích, đánh

Trang 18

giá từ đó phát hiện những tiềm ẩn rủi ro để NH có các biện pháp kiểm soát rủi

ro, áp dụng các chế tài, biện pháp đảm bảo an toàn vốn vay, giảm bớt các điềukiện tín dụng, xác định được nhu cầu hợp lý vay vốn trung -dài hạn Khi dự án đivào hoạt động, việc nâng cao chất lượng tín dụng giúp NH định hướng được việcđầu tư, xác định được giới hạn hợp lý đối với từng khách hàng Ngoài ra việcnâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn còn giúp NH điều tiết và giảmthiểu được lượng tiền thừa đọng trong lưu thông để giúp kiềm chế lạm phát, ổnđịnh tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội,đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu

1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN

1.3.1 Nhân tố thuộc về NH

Có rất nhiều nhân tố xuất phát từ chính bản thân các NH ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng trung - dài hạn Sau đây là một số nhân tố chủ yếu:

1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh của NH

Đây là một trong số các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng trung – dài hạn của NH Các ngân hàng có thể đưa ra các kế hoạch kinhdoanh, các chiến lược thực hiện mục tiêu của mình, qua đó cải thiện tình hìnhkinh doanh cũng như chất lượng tín dụng Tuy nhiên, không phải lúc nào cácchiến lược mở rộng thị trường hay cải thiện tình hình kinh doanh cũng đạt đượckết quả tốt, do vậy nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng trung– dài hạn

1.3.1.2 Nguồn vốn của NH

Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng thì trước hết phải có đủ vốn

để đáp ứng nhu cầu đó Do vậy, nguồn vốn của NH cũng đóng một vai trò rấtquan trọng Tuy nhiên, nếu một NH có nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu lànguồn vốn ngắn hạn không ổn định thì cũng không thể mở rộng tín dụng trung –dài hạn

Các nguồn vốn mà NH có thể sử dụng cho vay trung – dài hạn bao gồm:

Trang 19

Nguồn vốn tự có của ngân hàng, vốn cấp phát của ngân hàng cấp trên, vốn đivay của các tổ chức tín dụng, các nguồn vốn huy động trung – dài hạn từ dân cư,

tổ chức tín dụng…

1.3.1.3 Năng lực của NH trong việc thẩm định tín dụng trung- dài hạn

Ngân hàng cần có năng lực thẩm định tín dụng trung – dài hạn tốt ( thẩmđịnh cả về khách hàng và dự án), nếu không tốt sẽ ảnh hưởng đến thời gian thuhồi vốn của NH từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng được đưa ra

Do vậy công tác thẩm định tín dụng trung – dài hạn cần tập trung xem xétcác mặt: Khả năng tài chính, khả năng quản lý điều hành kinh doanh, khả năng

về năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiệm của khách hàng với các NHtrước đó ( nếu có) và các bạn hàng làm ăn của khách hàng có quan hệ tín dụngtrung – dài hạn đối với NH

1.3.1.4 Năng lực giám sát, xử lý tình huống trong tín dụng trung – dài hạn sau khi cho vay

Cho dù công tác thẩm định cả về dự án, khách hàng có tiến hành tốt đếnđâu, dự án phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi đến đâunhưng chưa chắc đã có chất lượng tín dụng trung – dài hạn cao Bởi hoạt độngkinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng như của NH luôn chứa đựngnhững rủi ro tiềm ẩn mà NH không lường trước được Do vậy công tác giám sát

xử lý tín dụng trung – dài hạn sau khi cho vay là rất quan trọng Nếu công tácgiám sát, xử lý mà tốt thì không có rủi ro ảnh hưởng đến khoản vay nên chấtlượng tín dụng được nâng cao và ngược lại nếu không quan tâm đến việc giámsát sau khi vay và công tác quản lý không tốt sẽ có những rủi ro ảnh hưởng đếnkhoản vay: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích,không thu được lợi nhuậnnhư dự kiến từ dự án do vậy khả năng trả nợ của khách hàng gặp khó khăn ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng Bên cạnh đó thông qua việc luôn bám sát hoạtđộng của doanh nghiệp, ngân hàng cũng có các biện pháp giúp đỡ các doanhnghiệp khi gặp khó khăn để dự án đạt hiệu quả cao nhất

Hoạt động giám sát bao gồm xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục

Trang 20

đích không, tiến trình trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản củadoanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

1.3.1.5 Chính sách tín dụng trung- dài hạn của NH

Chính sách tín dụng trung – dài hạn của NH là một hệ thống các biện pháp

có liên quan đến việc hạn chế, khuyến khích tín dụng trung – dài hạn nhằm đạtđược mục tiêu mà ngân hàng đặt ra

Chính sách tín dụng trung – dài được xây dựng, thực hiên một cách khoahọc, chặt chẽ, kết hợp hài hòa lợi ích của NH, khách hàng, xã hội thì sẽ hứa hẹnmột chất lượng tín dụng trung - dài hạn tốt Ngược lại, nếu xây dựng và đưa vàothực hiện một chính sách tín dụng trung – dài hạn không hợp lý, không khoa họcthì chắc chắn chất lượng tín dụng trung – dài hạn của NH sẽ không cao, thậm chí

là rất thấp

1.3.1.6 Chất lượng quản lý nhân sự của NH

Nhân tố con người luôn giữ một vai trò quan trọng, là một nhân tố quyếtđịnh sự thành bại trong quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp nói chung

và của NH nói riêng Các phương tiệnkỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứkhông thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người cán bộ tíndụng Do đó vấn đề nhân sự đặc biệt là chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự làmột nhân tố cực kỳ quan trọng

Chất lượng nhân sự: Là trình độ chuyên môn của người cán bộ, lương

tâm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong kỷ luật của người cán bộ Chất lượng nhân

sự tốt chính là sự năng động, tự chủ, linh hoạt và độc lập trong công việc củangười cán bộ tín dụng Từ đó, cùng với các cán bộ khác trong NH giúp cho hoạtđộng của NH được tiến hành một cách nhịp nhàng, liên tục, tăng cho NH khảnăng có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệtnhư hiện nay

Trình độ quản lý nhân sự: Là việc bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp và trình độ

và sở trường công việc của từng người, từ đó phát huy được thế mạnh cũng như hạnchế được tối đa điểm yếu của từng người Đồng thời, người quản lý có chế độ đãi

Trang 21

ngộ, thưởng, phạt phân minh công bằng hợp hoàn cảnh thì cũng sẽ giúp cho nhânviên gắn bó với NH, với công việc của mình hơn, tạo động lực thúc đẩy họ làm việchiệu quả hơn Từ đó, tập thể cán bộ nhân viên trong NH cùng nâng cao tinh thần,trách nhiệm của mình phấn đấu cùng hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chấtlượng tín dụng trung – dài hạn của NH.

1.3.1.7 Vấn đề kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Đây chính là vấn đề quản lý, thanh tra về chính bản thân NH Đây cũng làyếu tố quan trọng bởi nếu hoạt động này không được thực hiện một cách thườngxuyên, nghiêm túc, có hiệu quả mà tiến hành một cách qua loa thì chất lượng củahoạt động tín dụng sẽ không đạt kết quả cao Kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ tránhđược các sai sót trong việc thực hiện các chính sách cũng như việc làm sai tráicủa cán bộ Đây có thể coi là bước cuối cùng trong các bước để nâng cao chấtlượng tín dụng trung – dài hạn của NH Và việc này phải được tiến hành mộtcách thường xuyên và khách quan nhằm đem lại kết quả tốt cho hoạt động tíndụng NH đặc biệt tín dụng trung – dài hạn, góp phần hoàn thiện quá trình nângcao chất lượng tín dụng trung – dài hạn cho NH

1.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

Khoản tín dụng NH chỉ được coi là đạt chất lượng khi khách hàng sử dụngnguồn vốn vay đúng mục đích và tạo ra được lợi nhuận từ khoản vay đó Do vậycác nhân tố năng lực, kinh nghiệm quản lý, uy tín và đạo đức, khả năng tài chínhcủa khách hàng cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung – dài hạn củangân hàng

- Năng lực, kinhnghiệm quản lý của khách hàng:

Năng lực quản lý của khách hàng là cơ sở để hình thành nên lợi nhuận củachính khách hàng Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố kinhdoanh của doanh nghiệp như: Nhu cầu thị trường, giá cả, nguồn cung cấpnguyên vật liệu thường xuyên biến động theo quy luật cung cầu Do vậy, muốnhoạt động kinh doanh có hiệu quả và đạt được vị trí vững trãi trong cạnh tranhđòi hỏi người quản lý của doanh nghiệp cần phải có năng lực, kinh nghiệm cũng

Trang 22

như khả năng nhạy bén đánh giá được những biến động của thị trường, qua đóđưa ra những định hướng, bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình tránhkhỏi những rủiro có thể xảy ra Từ đó doanh nghiệp làm ăn có lãi, trả nợ NHđúng hạn, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao quy mô vàchấtlượng tín dụng NH Nếu năng lực quản lý của khách hàng kém dẫn đếndoanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, bị thua lỗ gây ảnh hưởng đến khả năngthanh toán nợ cho NH, có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp gây khó khăn choviệc thu hồi nợ của NH góp phần làm chất lượng tín dụng bị giảm sút.

- Uy tín và đạo đức của người vay:

Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến chấtlượng tín dụng của NH Bởi vì có nhiều trường hợp khách hàng mạo hiểm vớinguồn vốn vay, với mong muốn thu được lợi nhuận cao và nhanh hơn họ đã làmtrái với phương án, dự án sản xuất kinh doanh ban đầu đã được NH chấp nhận,tức là sử dụng vốn vay sai mục đích Để làm được điều này họ đã thực hiện rấtnhiều cách để ứng phó với sự kiểm tra, giám sát của NH như: Cung cấp thông tinsai, mua chuộc cán bộ NH Cho nên nếu khách hàng có đạo đức, trung thực sửdụng vốn vay đúng như cam kết khi vay vốn tức là thực hiện theo đúng dự án,phương án sản xuất kinh doanh đã được NH phê duyệt ( có thể có lãi ), do đó màkhách hàng có thể trả nợ NH đúng hạn làm giảm khả năng xảy ra rủi ro đối vớichất lượng tín dụng của NH

Nếu khách hàng cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích tức là nguồn vốn của NHđược sử dụng vào các mục đích khác hoặc các dự án có tính rủi ro cao hơn nhưnglại cung cấp hồ sơ sai lệch cho NH ( do NH chưa làm tốt công tác thẩm định dự án)khi khách hàng gặp thất bại trong kinh doanh thì NH sẽ không thu được vốn và lãi,ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung – dài hạn của NH Do vậy việc thẩm định,phân tích dự án và khách hàng về tính trung thực là rất cần thiết Có giải quyết tốtđược vấn đề này thì chất lượng tín dụng mới được nâng cao

- Khả năng tài chính của khách hàng:

Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh tức là nguồn vốn ( vốn tự có và

Trang 23

vốn đi vay NH) của khách hàng cao thì doanh nghiệp sẽ mở rộng được hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình, chiếm lĩnh được thị phần nhiều hơn Do vậy mà lợinhuận đem lại cao hơn Điều đó dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong vấn đề trả nợtiền vay từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NH.

Ngược lại nếu khách hàng có tiềm lực tài chính yếu thì nguồn vốn vay từ

NH cũng rất hạn chế ( NH cho khách hàng vay vốn với điều kiện khách hàngphải có một số vốn tối thiểu nhất định tham gia dự án) khiến doanh nghiệp có thểgặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đối với những dự án, phương án quy môlớn hơn, khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế dẫn tới khảnăng trả nợ NH giảm sút, khả năng vay thêm là rất khó từ đó ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng của NH

1.3.3 Các nhân tố khác

Ngoài những nhân tố từ phía khách hàng và NH thì các yếu tố khách quan kháccũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng trung – dài hạn

1.3.3.1 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng trung –dài hạn của NH, nó thể hiện thông qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệpcho NH từ đó nó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

1.3.3.2 Môi trường kinh tế

Trong điều kiện quốc tế hóa hiện nay, hoạt động NH và doanh nghiệpkhông những chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà còn chịuảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới Những tác động do môi trường kinh

tế gây ra có thể ảnh hưởng gián tiếp đối với ngân hàng ( thay đổi tỷ lệ lãi suấtlạm phát) hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Qua đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH

1.3.3.3 Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là căn cứ quan trọng để đề ra quyếtđịnh của các nhà đầu tư Nếu môi trường ổn định thì các nhà đầu tư yên tâm mở

Trang 24

rộng đầu tư do vậy nhu cầu vay vốn tín dụng trung – dài hạn của khách hàng sẽtăng lên Ngược lại nếu môi trường chính trị bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ e ngạitrong đầu tư, họ sẽ thu hẹp sản xuất để đảm bảo an toàn vốn cho mình nên nhucầu vay vốn tín dụng trung – dài hạn của khách hàng sẽ giảm, do vậy nó ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng của NH.

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từnăm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngànhNgân hàng Việt Nam

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chinhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm Có 7 Công ty hạch toán độclập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công tyTNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảohiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đáquý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Côngnghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàngINDOVINA

Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu

Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chứcPhát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thươngmại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh

Trang 26

Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấubước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực vàthế giới

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và pháttriển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng

Địa chỉ: 285 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Điện thoại: 043.884.8293

Wesite: www.vietinbank.vn

Cơ cấu tổ chức tại NHTMCP Công thương Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

Trang 27

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp

Tỷtrọng( % )

Sốtiền

Tỷtrọng( % )

Chênh lệch2011/2010

Sốtiền

Tỷtrọng( % )

Chênh lệch2012/2011

(Nguồn: báo cáo HĐKD của NHTMCP Công thương gđ 2010-2012)

Ta có thể thấy nguồn vốn huy động của dân cư luôn chiếm một tỷ trọngtương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, cụ thể là năm

2010 là 24,6%, năm 2011 là 22,3% và năm 2012 là 23% Nhưng nhìn chung thìnguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh có xu hướng tăng đều trong cácnăm gần đây, năm 2011 huy động được 1335 tỷ đồng tăng 64% so với năm

Trang 28

2010, tới năm 2012 con số này đạt 1815 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2011 Cóthể thấy đây được coi là một thành tích của chi nhánh khi luôn giữ vững đượcnguồn vốn huy động từ dân cư, tạo sự hỗ trợ về nguồn vốn huy động đáp ứngcho hoạt động tín dụng của chi nhánh Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh

tế luôn chiếm tỷ trọng lớn, có sự tăng trưởng nhanh và ổn định Năm 2011 huyđộng được 4650 tỷ đồng, chiếm 77,7% trong tổng nguồn vốn huy động được, đạtmức tăng 19,3% so với năm 2010.Bước sang năm 2012 chi nhánh huy độngđược 6075 tỷ đồng từ các tổ chức kinh tế, chiếm 77% trong tổng vốn huy động,tăng 30,6% so với năm 2011 Đây được coi là một cố gắng rất lớn của chi nhánhtrong việc thu hút nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế được coi

là một nguồn vốn khá ổn định và lâu dài hơn so với nguồn vốn từ dân cư, trongkhi giai đoạn 2010 – 2012 lại là một giai đoạn kinh tế khó khăn, tình hình cạnhtranh lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng, có nhiều kênh đầu tư sinh lờikhác như vàng, bất động sản, chứng khoán,… thu hút rất nhiều đơn vị kinh tếtham gia Việc giữ vững và gia tăng nguồn vốn huy động được từ các tổ chứckinh tế đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo tốt nhu cầu vốn của khách hàng,

mở rộng quy mô tín dụng nhất là tín dung trung và dài hạn trong thời gian qua

2.1.3.2 Về hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Vietinbank HBT năm 2010 -2012

Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu Năm

Sốtiền

Chênh lệch2012/2011

Doanh số cho vay 754 1908 1154 153,1 3025 1117 58,54Doanh số thu nợ 627 1164 537 85,65 2083 919 78,95

Dư nợ tín dụng 847 2118 1271 150,06 3432 1314 62,04

(Nguồn: báo cáo kết quả HĐKD của NHTMCP Công thương năm 2010-2012)

Nhìn vào bảng tình hình cho vay và thu nợ của Ngân hàng TMCP Công

Trang 29

Thương chi nhánh HBT ta thấy: nhìn chung hoạt động cho vay và thu hồi nợ củangân hàng phát triển tốt, doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ và dư nợ tín

dụng tăng trưởng đều đặn, cụ thể:

Về doanh số cho vay: năm 2011 đạt 1908 tỷ đồng, tăng 1154 tỷ đồng (tăng153,1%) so với năm 2010; sang đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 3025 tỷđồng, tăng 1117 tỷ đồng (tăng 58,54%) so với năm 2011

Về doanh số thu nợ, năm 2011 đạt 1164 tỷ đồng tăng 85,65% so với năm 2010;đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 2083 tỷ đồng, tăng 78,95 so với năm 2011

Dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2011 đạt 2118 tỷ đồng, tăng 1271 tỷ đồng(tăng 150,06% so với 31/12/2010); đến 31/12/2012 dư nợ đạt 3432 tỷ đồng, tăng

1314 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 62,04% so với 31/12/2011.Kết quả của việc tăng doanh số cho vay và dư nợ như tren có được là nhờ chínhsách với cơ cấu lãi suất linh hoạt, phù hợp hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng củaVietinbank HBT Ngân hàng cũng chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận của Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng

Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu Năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

2.2.1 Tình hình cho vay trung dài hạn tại NHTMCP Công thương chi nhánh HBT

2.2.1.1 Doanh số cho vay trung và dài hạn

Bảng 2.4 : Doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh

Trang 30

giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu Năm

Sốtiền

Sốtiền

Chênh lệch2011/2010

Sốtiền

Chênh lệch2012/2011

Doanh số cho vay 754 1908 1154 153,1 3025 1117 58,54

- Trung & dài hạn 327 1392 1065 325,7 2050 658 47,27

( Nguồn: Báo cáo thống kê của NHTMCP Công thương năm 2010 – 2012 )

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh năm 2011 tăng 1065 tỷđồng so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 325,7%, trong khi doanh số chovay ngắn hạn chỉ tăng 89 tỷ đồng tương ứng với 20,84% Tín dụng trung và dàihạn tăng cao hơn ngắn hạn, nguyên nhân chính ở đây là do ảnh hưởng của xuhướng biến động kinh tế vĩ mô: nhu cầu vốn đầu tư chiều sâu, chủ động theohướng dài hạn, đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh tăng cao, đồng thời là sựnóng lên của thị trường bất động sản

Tuy nhiên sang năm 2012, doanh số cho vay chỉ tăng 58.54% so với năm

2011 trong đó cho vay ngắn hạn tăng 88,95% (tương ứng với 459 tỷ đồng) còncho vay trung và dài hạn chỉ tăng 47,27% (tương ứng với 658 tỷ đồng), tuy có sựsuy giảm hơn so với năm 2011 song đó cũng là mức tăng cho vay cao trong hệthống ngân hàng Có thể thấy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm đi so vớimức tăng tỷ trọng của cho vay ngắn hạn đó là do chi nhánh thực hiện biện phápnhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong bối cảnh khó khăn của nềnkinh tế, việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khănnên việc cho vay của chi nhánh cũng giảm sút, chi nhánh chuyển hướng pháttriển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, ngắn hạn phát triển dịch vụ cá nhân, đảm bảohoạt động, doanh thu cho chi nhánh, nhất là nửa cuối năm 2012

2.2.1.2 Dư nợ tín dụng trung & dài hạn và tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và

Trang 31

dài hạn trên tổng dư nợ

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh

Sốtiền

Chênh lệch 2012/2011

Tổng dư nợ tín dụng 847 2118 1271 150,1 3432 1314 62,03+ Ngắn hạn 290,5 648 357,5 123,06 582 -66 -1,02+ Trung dài hạn 556,5 1470 913,5 164,2 2850 1380 93,88

( Nguồn : Báo cáo tổng kết tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 )

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm 2010 - 2012

Dư nợ tín dụng trung

và dài hạn

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy năm 2012 Vietinbank chi nhánh Hai

Bà Trưng vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tín dụng theo hướng đã xác định từ đầu năm

2011 Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn

có phần giảm sút hơn so với năm 2011

Cụ thể: đến ngày 31/12/2012 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3432 tỷ đồng,chỉ tăng 62.03% so với năm 2011 Trong đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạntăng mạnh với mức 93,88% so với năm 2011, dư nơ tín dụng ngắn hạn giảm nhẹ

Trang 32

1,02% so với năm 2011.

Tín dụng ngắn hạn đạt 582 tỷ đồng, giảm 1,02% so với năm 2011 trongkhi tỷ lệ này năm 2011 tăng tới 123,06% so với năm 2010 Lý giải cho điều nàychính là do ảnh hưởng tiêu cực của những biến động kinh tế trong năm vừa qua.Tình hình lạm phát cùng với xu hướng đi xuống của nền kinh tế và những biệnpháp điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát

đã tác động mạnh tới toàn hệ thống Ngân hàng Có những thời điểm Ngân hàng

dư thừa nguồn vốn để cho vay nhưng do lãi suất bị đẩy lên quá cao nên ngườidân cũng khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này Chính vì vậy mà trongnăm vừa qua chủ yếu xuất hiện động thái tích trữ, tiết kiệm trong dân chúng cònhoạt động tín dụng diễn ra ảm đạm hơn Năm 2011 chứng kiến sự bùng nổ vềtăng trưởng tín dụng, trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tưbất động sản, chứng khoán, … Bước sang năm 2012, đây lại là những nghiệp vụ

bị siết chặt, với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước và khó khănthanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên nhân đầu tiên khiến chi nhánh buộcphải thu hẹp dần tín dụng đối với những nghiệp vụ này Bên cạnh đó, sự sụtgiảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơrủi ro tín dụng buộc chi nhánh phải thận trọng hơn trong cho vay ngắn hạn nhất

là với các lĩnh vực nhạy cảm này

Tình hình tín dụng trung & dài hạn khả quan hơn tín dụng ngắn hạn, dư

nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng trưởng đều qua các năm từ 2010-2012 Cụthể, dư nợ tín dụng trung & dài hạn năm 2011 tăng 164,2% (tương ứng với 913,5

tỷ đồng) so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ tín dụng trung & dài hạn đạt

2850 tỷ đồng, tăng trưởng 93,88% (tương ứng với 1380 tỷ đồng) so với năm

2011 Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, chi nhánh ngân hàng đã phải đẩymạnh tìm kiếm, tiếp cận các dự án đầu tư mới có hiệu quả, đầu tư phát triển kinh

tế hộ, cho vay xây dựng nhà ở … Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế,hiện nay nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệuquả kinh doanh vì vậy họ có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn cho vay trung và

Trang 33

dài hạn của ngân hàng Việc điều chỉnh lãi suất tín dụng trung & dài hạn phù hợpvới tình hình kinh tế hiện nay đã làm tăng số lượng khách hàng vay trung & dàihạn, tăng doanh số cho vay dẫn đến tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn.

2.2.1.3 Cơ cấu tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp và ngành kinh tế.

a) Cơ cấu tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp của chi nhánh

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Số tiền Tỷ

trọng(%)Tổng dư nợ trung dài hạn 346 100 1540 100 2309 100Doanh nghiệp nhà nước 208,29 60,2 944,02 61,3 1572,43 68,1Doanh nghiệp ngoài QD 80,62 23,3 405,02 26,3 570,32 24,7

Cá nhân, hộ gia đình 57,09 16,5 190,96 12,4 166,25 7,2

( Nguồn: Báo cáo cho vay tại NHTMCP Công thương năm 2010-2012 )

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học viện ngân hàng 2. Giáo trình marketing ngân hàng Khác
6. Báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương chi nhánh HBT các năm 2010, 2011, 2012 Khác
7. Báo cáo thống kê của NHTMCP Công thương chi nhánh HBT giai đoạn 2010- 2012 Khác
8. Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương chi nhánh HBT giai đoạn 2010 – 2012 Khác
9. Quyết định số 18/2007 QĐ-NHNN ngày 25/04/2007; Quyết định số 493/2005 QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Khác
10. Chỉ thị số 02/2005/CT – NHNN, ngày 20/04/2005 của Thống đốc NHNN về nước về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính (Trang 26)
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương (Trang 26)
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp (Trang 27)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHTMCP Công Thương chi nhánh - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NHTMCP Công Thương chi nhánh (Trang 27)
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Vietinbank HBT năm 2010 -2012 - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Vietinbank HBT năm 2010 -2012 (Trang 28)
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp của chi nhánh - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp của chi nhánh (Trang 33)
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ trung dài hạn phân theo ngành kinh tế. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ trung dài hạn phân theo ngành kinh tế (Trang 36)
Bảng 2.8: Tình hình thu nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.8 Tình hình thu nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 39)
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trung – dài hạn của chi nhánh. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trung – dài hạn của chi nhánh (Trang 41)
Bảng 2.10: Lãi vay thu từ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh - một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng
Bảng 2.10 Lãi vay thu từ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w