Tình hình thu nợ của chi nhánh qua các năm 2010-2012

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 39 - 66)

Tình hình doanh số thu nợ trung dài hạn cũng tương tự như doanh số cho vay trung dài hạn, khi ta thấy rằng doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua. Việc hoàn thành chỉ tiêu thu nợ cả ngắn hạn và trung dài hạn với doanh số cao, liên tục gia tăng chứng tỏ nỗ lực rất lớn trong cơng tác quản trị tín dụng của chi nhánh nhằm gia tăng thu nhập, lợi nhuận cho hoạt động của ngân hàng. Riêng tình hình thu nợ của chi nhánh trong năm 2012 thì có sự đặc biệt trong diễn biến chung vì khi đó tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, việc vay vốn của doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2012 giảm mạnh, ngân hàng thực hiện chủ yếu theo hướng vẫn tích cực cung cấp vốn cho doanh nghiệp đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, một mặt đẩy mạnh hoạt động tín dụng sang ngắn hạn hướng tới cho vay tiêu dùng, đầu tư ngắn hạn vào các kênh như vàng, chứng khốn,… tìm kiếm lợi nhuận cho chi nhánh.

2.2.3. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trung – dài hạn.

Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trung – dài hạn của chi nhánh.

( Đơn vị : tỷ đồng ) Chỉ tiêu

Năm

2010 Năm 2011+/- Năm 2012+/-

Dư nợ tín dụng trung dài hạn 556,5 1470 913,5 2850 1380

Nợ quá hạn trung dài hạn 0,1892 0,0882 -0,101 0,1596 0,0714

Nợ xấu trung dài hạn 0,1747 0,0617 -0,113 0,2166 0,1549

Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn

(% ) 0.034 0,006 - 0,0056 -

Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn

( % ) 0,0314 0,0042 - 0,0076 -

( Nguồn : tổng hợp từ báo cáo tín dụng năm 2010, 2011, 2012 )

Nhìn chung các chỉ tiêu tín dụng nợ xấu và nợ quá hạn trung dài hạn của chi nhánh đều ở mức khá thấp, có thể đánh giá chung là chất lượng tín dụng của chi nhánh là được đảm bảo tốt và an toàn theo qui định của Ngân hàng nhà nước, thể hiện tín dụng có hiệu quả. Để nhìn nhận rõ hơn tình hình tín dụng trung dài hạn nhất là tình hình nợ xấu và nợ quá hạn trung dài hạn của chi nhánh ta đi phân tích các chỉ tiêu.

Xét về chỉ tiêu nợ quá hạn trung dài hạn : Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của chi nhánh có sự tăng giảm khơng đều qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010, dư nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn là 0,1892 tỷ đồng và chiếm 0,034% trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn, có thể nói đây là tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp không chỉ trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam mà còn trong cả hệ ngân hàng Việt Nam. Sang năm 2011 thì nợ quá hạn giảm xuống còn 0,0882 tỷ đồng chiếm 0,006% trong tổng dư nợ trung dài hạn, trong khi mức bình quân của khu vực là 1,88% và mức bình quân của 149 chi nhánh trong hệ thống ngân hàng cơng thương Việt Nam là 0,61%, có thể thấy đây là một sự cố gắng của nhân viên tín dụng cũng như của các phịng ban khác trong việc thực hiện được quy trình tín dụng đầy đủ, theo dõi sát sao các khoản nợ giúp cho nợ quá hạn khơng gia tăng. Song bước sang năm 2012 thì dư nợ quá hạn tuy chỉ

chiếm 0,0056% trong tổng dư nợ trung dài hạn song về số tuyệt đối, dư nợ tín dụng trung dài hạn lại là 0,1596 tỷ đồng, tăng 0,0714 tỷ đồng so với năm 2011, sở dĩ có điều này xảy ra có thể hiểu đó là do chi nhánh gia tăng khoản tín dụng lớn nhất là tín dụng trung dài hạn khiến cho dư nợ tín dụng trong đó có tín dụng trung dài hạn tăng với tốc độ cao ( 1380 tỷ đồng tương ứng với 93.7% ), trong khi đó mức tăng của nợ quá hạn trung dài hạn cũng tăng song với mức độ thấp hơn ( 80% ) khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn năm 2012 giảm so với năm 2011. Chưa thể coi đây là một tín hiệu tốt do chi nhánh đã làm cho nợ quá hạn gia tăng, mặc dù tỷ lệ có giảm nhưng lại do chi nhánh chỉ đạo bằng biện pháp gia tăng tín dụng, về lâu dài thì biện pháp này khơng thể giúp gia tăng chất lượng tín dụng một cách thực sự.

Xét về chỉ tiêu nợ xấu trung dài hạn : Đây được coi là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Tại chi nhánh tỷ lệ này thường xuyên giữ được ở mức rất thấp ( dưới 0,1% ) thấp hơn mức 5% theo qui định của ngân hàng nhà nước. Cụ thể năm 2010, nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh là 0,1747 tỷ đồng chiếm 0.0314% so với tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Sang năm 2011 thì nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh là 0,0617 tỷ đồng giảm 0,113 tỷ đồng so với năm 2010 và chiếm 0,0042% so với dư nợ tín dụng trung dài hạn trong năm đó. Đây là con số rất thấp và có xu hướng giảm mạnh so với năm trước đó. Nhưng tương tự như chỉ tiêu nợ quá hạn đã phân tích ở trên trong hai năm 2010 và 2011 có vể các con số có xu hướng giảm và tiếp sang năm 2012 tỷ lệ cũng giảm song xét về số tuyệt đối thì có nhiều vấn đề cần xem xét tới, cụ thể ở đây khi tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh giảm vẫn ở mức thấp là 0,0076% so với dư nợ tín dụng trung dài hạn nhưng mức nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh lại tăng cao về số tuyệt đối là 0,2166 tỷ đồng tăng 0,1549 tỷ đồng so với năm 2011.

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm trong khi về lượng thì lại tăng cũng đã được phân tích ở phần tỷ lệ nợ q hạn, đó là do sự gia tăng lớn về qui mơ tín dụng nhất là tín dụng trung dài hạn, trong khi nợ xấu tăng song với tốc độ thấp

hơn khiến cho tỷ lệ này vẫn thấp và cịn có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước đó. Có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh được cải thiện đáng kể trong năm 2011 và đầu năm 2012 chủ yếu nhờ sức cầu vốn tăng trở lại; kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khả quan hơn năm trước và đặc biệt là nhờ chứng khoán, bất động sản thu hút sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư. Chi nhánh cần chủ động tích cực thực hiện tốt việc theo dõi, kiểm tra các khoản nợ quá hạn cũng như các khoản nợ xấu, từ khi chúng chưa hình thành, tránh tình trạng lấy việc gia tăng qui mơ tín dụng để làm giảm chỉ tiêu nợ xấu cũng như nợ quá hạn. Tín dụng tăng trưởng là phù hợp với chủ trương kích cầu, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, nhưng nếu các chi nhánh ngân hàng ồ ạt phát triển tín dụng q nhanh sẽ khó tránh rủi ro nợ xấu, ảnh hưởng không tốt tới mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

2.2.4. Lãi cho vay thu từ dịch vụ tín dụng trung và dài hạn

Bảng 2.10: Lãi vay thu từ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh giai đoạn 2010-2012 giai đoạn 2010-2012 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch

+/- % +/- %

* Lãi từ hoạt động cho

vay. 37,2 38,8 1,6 4,3 47,3 8,5 21,9

+ Ngắn hạn 10,7 10,9 0,2 1,87 14,7 3,8 34,86

+ Trung dài hạn 26,5 27,9 1,4 5,28 32,6 4,7 16,84

* Lợi nhuận trước thuế. 88,32 82,75 -5,57 -6,31 102,9 20,15 24,35

Tỷ lệ thu nhập tín dụng

TDH/ dư nợ TDH ( % ) 4,76 1,9 - - 1,14 - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn : Tổng hợp bảng cân đối nguồn vốn và báo cáo kết quả kinh doanh )

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn ln có doanh số cao hơn hẳn so với lợi nhuận từ cho vay ngắn hạn

trong thời gian qua. Điều đó cũng hợp lý theo phân tích ở trên khi chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua, hơn nữa lãi suất cho vay với các dự án trung và dài hạn ln có xu hướng cao hơn hẳn so với lãi suất cho vay ngắn hạn. Một mặt khác là lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay trung dài hạn tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2011 lợi nhuận thu từ cho vay trung và dài hạn là 27,9 tỷ đồng tăng 1,4 tỷ đồng so với năm 2010 đạt mức tăng 5,28%. Năm 2012 con số này tăng lên mức là 32,6 tỷ đồng, tăng 16,84% so với năm 2011, đây đều là những mức tăng khá cao đóng góp vào xu thế tăng chung trong tổng thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh trong thời gian qua. Tuy năm 2011 mức lợi nhuận của chi nhánh có sự suy giảm một lượng nhỏ so với năm 2010 song thực tế là do yếu tố khách quan khi chênh lệch giữa lái suất đầu ra và lãi suất đầu vào đều thấp, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn cả về qui mơ và lãi suất huy động biến động do cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường tiền tệ. Nhưng bước sang năm 2012 mức lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã thực sự tăng trưởng với mức cao, đạt 102,9 tỷ đồng với mức tăng trưởng cao nhất từ trước cho tới nay, tăng 24,35% so với năm 2011, phản ánh một năm nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, nhất là trong hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ thu nhập tín dụng trung dài hạn trên dư nợ tín dụng trung dài hạn tuy có xu hướng giảm song nguyên nhân là do dù lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm song mức tăng này lại thấp hơn hằn so với mức tăng của dư nợ tín dụng trung dài hạn ( đã được phân tích ở các chỉ tiêu trên ). Việc hệ số lợi nhuận tín dụng trung dài hạn có xu hướng giảm chưa thể coi là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh có dấu hiệu suy giảm vì theo như phân tích ở trên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng dần theo các năm, và chi nhánh vẫn có mức tăng trưởng về lợi nhuận khá tốt.

2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHINHÁNH HBT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ NHÁNH HBT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG VÀ

DÀI HẠN

2.3.1. Cơng tác xây dựng và hồn thiện quy trình thẩm định các dự án đầutư trung và dài hạn tư trung và dài hạn

Trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng, cơng tác xây dựng và hồn thiện quy trình thẩm định tín dụng được Ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm. Nội dung cơ bản của quy trình thẩm định tín dụng trung dài hạn mà ngân hàng áp dụng hiện nay như sau:

- Thu thập, xử lý thơng tin và thẩm định tín dụng

Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thu thập thông tin khách về tư cách, công việc hiện tại… đặc biệt là nhu cầu tín dụng của khách hàng. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định theo trình tự:

- Hồ sơ pháp lý theo đúng thủ tục - Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp - Tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn

- Tái thẩm định và duyệt vay:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng đánh giá tổng quát và lập tờ trình sơ bộ gửi lên các cấp lãnh đạo để xin ý kiến. Trong tờ trình sơ bộ nay, cán bộ tín dụng chưa thẩm định chi tiết mà chỉ đánh giá một cách khái quát dự án, đồng thời đưa ra những chỉ tiêu tín dụng mà khác hàng đề nghị như: lãi suất, tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ…Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình sơ bộ, lãnh đạo ngân hàng sẽ đưa ra quyết định từ chối cho vay hoặc chập thuận về mặt nguyên tắc việc tài trợ vốn đối với dự án.

- Giải ngân:

Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hồn thiện chứng từ, điều kiện giải ngân phù hợp với điều kiện của hợp đồng tín dụng. Đồng thời cns bộ tín dụng theo dõi, giám sát việc rút vốn từng lần của khách hàng để bảo đảm vốn rút ra đúng nội dung yêu cầu chi trả, phù hợp với mục đích vay, thường xuyên bám sát

tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để sớm phát hiện những lệch lạc trong mục đích sử dụng vốn vay như đã cam kết, tránh những rủi ro có thể xảy ra cho cả hai bên.

- Giai đoạn thu nợ gốc và lãi:

Ngân hàng cho phép khách hàng có thể trả gốc và lãi theo nhiều phương thức khác nhau: trả một lần, hoặc có thể trả nhiều lần theo niên kim cố định… Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng hạn hoặc không trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vay trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, Ngân hàng sẽ xem xét quyết định điều chỉnh kì hạn trả nợ gốc và lãi hoặc gia hạn kì hạn trả nợ.

2.3.2. Xây dựng hệ thống chấm điểm để phân loại khách hàng

Hiện nay NHTMCP Công thương chi nhánh HBT đã xây dựng và áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng để phân loại khách hàng, phương pháp này đang được áp dụng khá phổ biến ở các ngân hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Doanh nghiệp xin vay vốn sẽ được đánh giá cho điểm trên các mặt: khả năng tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín… Trên cơ sỏ so sánh tổng điểm với tiêu chuẩn cụ thể, doanh nghiệp sẽ được xếp loại theo các mức A, B, C, D từ đó ngân hàng có cách đối xử phù hợp.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠNTẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HBT. TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HBT.

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Về nguồn vốn: Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn khá lớn đáp ứng

nhu cầu kinh doanh của mình tạo sự thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ và quy mô tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thể hiện uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường tài chính.

- Trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng trung dài hạn cho nền kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, vừa tạo ra đội ngũ khách hàng truyền thống. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ luôn đạt từ 80-85% đặc biệt các khoản vay trung dài

hạn có tài sản đảm bảo đều đạt từ 90-95% để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. - Trong công tác sử dụng vốn, Ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về cho vay trung dài hạn, thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi thể chế của ngành và các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng trung dài hạn.

- Tin học được ứng dụng mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, làm giảm bớt thời gian giao dịch của khách hàng, giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên, qua đó nâng cao chất lượng các hoạt động.

2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những vấn đề còn tồn tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ quá hạn: tuy tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung dài hạn nói riêng chưa phải ở mức quá cao, nhưng với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay dự báo sự gia tăng nhanh của các khoản nợ quá hạn so với sự gia tăng của tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 39 - 66)