Dư nợ tín dụng trung dài hạn phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 36 - 39)

Dựa vào bảng tổng kết ta thầy rằng cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn đối với các ngành kinh tế trong những năm gần đây của chi nhánh gần như khơng có sự thay đổi nhiều, bao gồm các nhóm ngành như: nơng lâm nghiệp, cơng nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại và các ngành khác. Theo đúng

Năm 2010

Năm 2011

tính chất là ngân hàng cơng thương, chi nhánh ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là hai ngành công nghiệp và thương mại, hai ngành này chiếm tỷ trọng cho vay khá cao trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn, cụ thể với ngành thương mại dịch vụ qua các năm tỷ trọng luôn chiếm trên 35%, ngành công nghiệp xây dựng luôn chiếm trên 26%, trong khi các ngành khác đều có tỷ trọng thấp hơn hẳn thấp hơn 20%. Đây được coi là định hướng ngay từ ban đầu khơng chỉ của chi nhánh mà của tồn hệ thống ngân hàng cơng thương Việt Nam nói chung. Chi nhánh theo sự chỉ đạo chung tích cực tham gia phục vụ nguồn vốn cho nhu cầu phát triển các ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn, và của các tập đồn tổng cơng ty nhà nước lớn ( chủ yếu theo hình thức cho vay hợp vốn ), nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Trong điều kiện nước ta vẫn là một quốc gia đang phát triển nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mới là rất lớn đòi hỏi một lượng vốn lớn và liên tục, trong khi các ngành nghề thương mại dịch vụ thì ln nằm trong định hướng phát triển trong cơ cấu kinh tế của Đảng và chính phủ. Chính vì vậy, tỷ trọng của hai ngành này trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn cũng đã phản ánh được chính sách tín dụng của chi nhánh cũng như của tồn ngân hàng cơng thương nói chung theo định hướng chung về chính sách kinh tế của nhà nước. Song có thể thấy một xu hướng là tỷ trọng của hai ngành này cũng đang có sự thay đổi theo chiều giảm dần trong các năm qua, đây có thể hiểu là sự thay đổi dần trong cách điều hành kinh doanh của chi nhánh khi mở rộng dần sang các ngành nghề kinh doanh khác để tích cực phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các ngành kinh tế khác. Góp phần làm giảm dần tỷ trọng của hai ngành thương mại và công nghiệp là sự gia tăng dần của hai ngành là nông nghiệp và vận tải thông tin liên lạc, cụ thể với ngành nông nghiệp trong các năm tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng cao ( năm 2010 là 15,2%; năm 2011 là 21,5%; và sang năm 2012 là 20,7%), cịn với ngành vận tải thơng tin liên lạc cũng với mức tăng về tỷ trọng cũng khá nhanh là 4,4% năm 2010; 7,6% năm 2011 và 10,23% năm 2012. Đó là theo hướng chỉ đạo chung của chính phủ trong giai đoạn 2011 – 2012 tập trung

các nhóm giải pháp nhằm khơi phục kinh tế, chống lại các tác động của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu bằng việc tập trung phát triển các ngành như xây dựng, các ngành sản xuất trực tiếp, nhất là ngành nông lâm ngư nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Riêng đối với nhóm ngành vận tải thơng tin liên lạc trong thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trong xu hướng chung của nền kinh tế đất nước mở rộng hơn nữa cơ sở hạ tầng thiết bị nhất là hệ thông tin liên lạc, đổi mới trang thiết bị lạc hậu.

Với ngành sản xuất chế biến thì đánh dấu sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay, đó là do những diễn biến bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nhóm ngành này. Các yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng giá cao, thị trường của nhóm ngành này bị bó hẹp, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt, chính vì vậy nên chi nhánh đã quyết định giảm dần tỷ trọng cho vay nhất là cho vay trung và dài hạn đối với đối tượng này. Hạn chế dần ở mức chi cho vay ngắn hạn để kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2. Tình hình thu nợ trung & dài hạn tại NHTMCP Công thương chi nhánh HBT

Bảng 2.8: Tình hình thu nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị : (tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Doanh số thu nợ 627 100 1164 100 2083 100 Ngắn hạn 336,7 53,7 308,5 26,5 658,2 31,6 Trung và dài hạn 290,3 46,3 855,5 73,5 1424,8 68,4

( Nguồn : Báo cáo tổng kết tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 )

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w