Dư nợ tín dụng trung dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 34 - 36)

Với đặc thù tiền thân là một ngân hàng nhà nước với mục tiêu phát triển hoạt động công thương nghiệp với các khách hàng chủ yếu là các tập đoàn, tổng

Năm 2010

Năm 2012 Năm 2011

công ty nhà nước lớn, ngân hàng Công Thương chi nhánh Hai Bà Trưng vẫn tiếp tục xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy chi nhánh đã đi đúng theo xu hướng này, nhìn vào bảng số liệu và biểu trên đã cho thấy rõ điều đó, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm luôn trên 60% tổng dư nợ của tồn chi nhánh. Điều đó đã cho thấy, chi nhánh đã và đang góp một phần cơng sức đáng kể trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển mạnh trong quá trình hội nhập quốc tế, từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước theo định hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Còn đối với khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh tại chi nhánh thì chiếm tỷ trọng dư nợ khơng lớn (khoảng 24%) do hai nguyên nhân: thứ nhất là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thường tìm đến các ngân hàng nhỏ để được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi; thứ hai là với đặc thù đã nêu trên chi nhánh vẫn tiếp tục phục vụ tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp là các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước với số vốn đầu tư rất lớn nên phần nào cũng làm cho tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung dài hạn với khu vực ngồi quốc doanh có phần thấp hơn. Song nhìn vào số tuyệt đối và vào xu thế của tốc độ tăng giữa các năm ta thấy được rằng việc cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh đã và đang tăng dần qua các năm. Nếu năm 2010 dư nợ trung dài hạn mới là 80,62 tỷ đồng thì sang năm 2011 con số này lên tới 405,02 tỷ đồng tăng lên gấp 5 lần, đó là một con số khá ấn tượng. Và tới năm 2012 thì dư nợ trung dài hạn với khu vực ngoài quốc doanh là 570,32 tỷ đồng với mức tăng là 40,81% so với năm 2011. Điều đó cũng hợp lý khi chi nhánh tích cực thay đổi dần cơ cấu cho vay với tỷ trọng của khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên, đảm bảo một cơ cấu hợp lý trong hoạt động tín dụng hướng tới các đối tượng khách hàng có tiềm năng phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.

Riêng với khu vực kinh tế hộ gia đình cá nhân thì ghi nhận xu thế về dư nợ tín dụng trung dài hạn giảm dần theo các năm. Khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất đã giảm dần qua các năm, năm 2010 dư nợ tín dụng trung dài hạn của đối

tượng này là 16,5 % tổng dư nợ trung dài hạn, sang năm 2011 tỷ lệ này giảm còn 12,4% và đến năm 2012 chỉ đạt 7,2% trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Năm 2010-2012 tình hình kinh tế khó khăn trong cuộc suy thối kinh tế tồn, lạm phát ở mức cao, đến các doanh nghiệp lớn cũng đứng trước nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhỏ hay hộ gia đình, vì thế các hộ gia đình, cá nhân có xu hướng giảm dần vay vốn từ ngân hàng mà chủ yếu huy động từ nguồn gia đình người thân..

b) Cơ cấu tín dụng phân theo ngành kinh tế

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ trung dài hạn phân theo ngành kinh tế.

Đơn vị : (tỷ đồng)

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng ( % ) Số dư Tỷ trọng ( % ) Số dư Tỷ trọng ( % )

Dư nợ trung dài hạn. 556,5 100 1470 100 2850 100

1. Nông, lâm nghiệp 84,6 15,2 316 21,5 590 20,7

2. Thương mại, dịch

vụ 218,7 39,3 530,7 36,1 1000,4 35,1

3. Sản xuất chế biến 65,1 11,7 107,3 7,3 181,8 6,38

4. Công nghiệp, xây

dựng 158 28,39 386,6 26,3 766,1 26,8

5. Vận tải, thông tin

liên lạc. 25 4,4 111,7 7,6 291,6 10,23

6. Các ngành khác. 5,1 1,01 17,7 1,2 20,1 0,79

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh các năm 2010, 2011,2012)

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w