Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 31 - 33)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền Chênh lêch 2011/2010 Số tiền Chênh lệch 2012/2011 +/- % +/- % Tổng dư nợ tín dụng 847 2118 1271 150,1 3432 1314 62,03 + Ngắn hạn 290,5 648 357,5 123,06 582 -66 -1,02 + Trung dài hạn 556,5 1470 913,5 164,2 2850 1380 93,88

( Nguồn : Báo cáo tổng kết tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 )

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng qua các năm 2010 - 2012

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy năm 2012 Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tín dụng theo hướng đã xác định từ đầu năm 2011. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn có phần giảm sút hơn so với năm 2011.

Cụ thể: đến ngày 31/12/2012 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3432 tỷ đồng, chỉ tăng 62.03% so với năm 2011. Trong đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng mạnh với mức 93,88% so với năm 2011, dư nơ tín dụng ngắn hạn giảm nhẹ

1,02% so với năm 2011.

Tín dụng ngắn hạn đạt 582 tỷ đồng, giảm 1,02% so với năm 2011 trong khi tỷ lệ này năm 2011 tăng tới 123,06% so với năm 2010. Lý giải cho điều này chính là do ảnh hưởng tiêu cực của những biến động kinh tế trong năm vừa qua. Tình hình lạm phát cùng với xu hướng đi xuống của nền kinh tế và những biện pháp điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát đã tác động mạnh tới toàn hệ thống Ngân hàng. Có những thời điểm Ngân hàng dư thừa nguồn vốn để cho vay nhưng do lãi suất bị đẩy lên quá cao nên người dân cũng khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Chính vì vậy mà trong năm vừa qua chủ yếu xuất hiện động thái tích trữ, tiết kiệm trong dân chúng cịn hoạt động tín dụng diễn ra ảm đạm hơn. Năm 2011 chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán, … Bước sang năm 2012, đây lại là những nghiệp vụ bị siết chặt, với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm là nguyên nhân đầu tiên khiến chi nhánh buộc phải thu hẹp dần tín dụng đối với những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng buộc chi nhánh phải thận trọng hơn trong cho vay ngắn hạn nhất là với các lĩnh vực nhạy cảm này.

Tình hình tín dụng trung & dài hạn khả quan hơn tín dụng ngắn hạn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng trưởng đều qua các năm từ 2010-2012. Cụ thể, dư nợ tín dụng trung & dài hạn năm 2011 tăng 164,2% (tương ứng với 913,5 tỷ đồng) so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ tín dụng trung & dài hạn đạt 2850 tỷ đồng, tăng trưởng 93,88% (tương ứng với 1380 tỷ đồng) so với năm 2011. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên, chi nhánh ngân hàng đã phải đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp cận các dự án đầu tư mới có hiệu quả, đầu tư phát triển kinh tế hộ, cho vay xây dựng nhà ở … Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, hiện nay nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh vì vậy họ có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn cho vay trung và

dài hạn của ngân hàng. Việc điều chỉnh lãi suất tín dụng trung & dài hạn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay đã làm tăng số lượng khách hàng vay trung & dài hạn, tăng doanh số cho vay dẫn đến tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn.

2.2.1.3 Cơ cấu tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp và ngành kinh tế.

a) Cơ cấu tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w