1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty tnhh hải yến trên thị trường miền bắc

41 910 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 106,22 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài Có đặc điểm hơn 50 năm phát triển, ngành chè Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích và đứng thứ 6 thế giới về sản lượng xuất khẩu với hơn 120 ha chè tổng sản phẩm quy mô đạt 140.000 tấn trong đó xuất khẩu đạt 105.000 tấn. Hiện nay ngành chè có 630 đơn vị trong đó tham gia vào xuất khẩu có 220 đơn vị và lọt vào top 10 quốc gia có ngành chè phát triển nhất thế giới. Năm 2011, với nhu cầu tiêu thụ cao từ phía khách hàng, cộng với lợi thế về giá, Hiệp hội Chè dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200 triệu USD. Về khối lượng xuất khẩu, có thể ổn định quanh mức 135 nghìn tấn của năm 2010. Năm 2012 được xem là năm khởi đầu cho chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”, vừa được ngành chè phát động. Năm nay ngành chè sẽ không lấy số lượng xuất khẩu là mục tiêu mà sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá trị thực sự mà người dân trồng chè và doanh nghiệp có thể thu được thông qua hoạt động xuất khẩu. Kế hoạch năm 2012, xuất khẩu chè đạt 135.000 tấn, giá trị 220 triệu USD. Đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, đạt kim ngạch xuấtkhẩu 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn). Nhu cầu thị trường cao, tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu chè lớn, tuy nhiên việc cung ứng chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu của thị trường. Hiện cả nước có tới 635 nhà máy chế biến, nhưng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng được 40%, nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Những vùng có diện tích chè lớn ở Việt Nam như: Lâm Đồng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ…Mặt khác năng xuất chè chưa được cao, sản phẩm chưa phong phú đa dạng, vẫn chủ yếu là xuất thô. Có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói để gia tăng giá trị. Công ty TNHH Hải Yến hoạt động 10 năm trong nghành sản xuất và chế biến chè, các sản phẩm chè của công ty được đông đảo các doanh nghiệp biết đến và đã có uy tín lâu năm. Tuy nhiên các sản phẩm của công ty chỉ dừng lại ở sản xuất chè đen cung ấp cho các doanh nghiệp đóng gói lại và thực hiện xuất khẩu. Công ty chưa xây 1 dựng được thương hiệu riêng cho mình, đầu ra bị phụ thuộc khá nhiều vào một doanh nghiệp. Hơn nữa hiện nay trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận ngày càng có nhiều doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất và chế biến chè cạnh tranh với doanh nghiệp cả về nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra với công ty, làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình như vậy hiện tại công ty đang thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của mình: Về sản phẩm phải luôn luôn duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty,bên cạnh đó cần đa dạn hóa các chủng loại và biến thể sản phẩm Ngoài việc cung cấp cho doanh nghiệp truyền thống là công ty Thế Hệ Mới công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp hàng như công ty chè Phú Bền tại huyện Thanh Ba, tiến hành liên kết để chủ động trong xuất khẩu với công ty chè Yên Kỳ. Tạo lập nguôn nguyên liệu đầu vào ổn định bằng cách thiết lập quan hệ lâu dài với các nguồn cung ứng đầu vào trong và ngoài tình nhằm tránh đước sự cạnh tranh từ nguồn nguyên liệu đầu vào. Năm 2012 công ty tập chung thực hiện xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm chè của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường chủ động đầu vào và đầu ra, đẩy mạnh tiêu thụ chè. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè trên thị trường miền bắc và tập chung vào 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Trước thực trạng về sự phát triển của ngành chè cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và thực trạng hoạt động kinh doanh, sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty trên thị trường miền bắc, em nhận thấy việc xây dựng các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè là cần thiết. Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc” cho khóa luận tốt nghiệp của mình 2 1.2. Xác lập và tuyên bố trong đề tài Với việc lựa chọn đề tài là “ Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc” cho khóa luận tốt nghiệp, em xin xác định vấn đề nghiên cứu chủ yếu là các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè, cụ thể là: - Tìm hiểu về thị trường ngành sản xuất và chế biến chè, về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành hiện nay và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động marketing và các giải pháp markeitng nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm mà công ty TNHH Hải Yến đang thực hiện. - Đánh giá ưu và nhược điểm về thực trạng giải pháp markeitng nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty, đưa ra các giải pháp và ý kiến đề xuất nhằm góp phần củng cố và phát triển hơn nữa hiệu quả các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chè của công ty trên thị trường miền Bắc. 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Trong những năm gần đây, đề tài “ giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm” được sinh viên đại học Thương Mại nghiên cứu khá nhiều, cụ thể là: “ Giải pháp MKT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ internet của công ty Netnam trên địa bàn Hà Nội”. Năm 2009, khoa kinh doanh thương mại, mã thư viện LVB001361- giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng. “Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty sản xuất- nhập khẩu Ninh Bình năm 2009, sinh viên nghiên cứu Đinh Thị Ánh Tuyết” “Giảipháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Hà trên thị trường nội địa năm 2009, sinh viên nghiên cứu Vương Mỹ Hạnh” “Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp Hà Nội năm 2009 sinh viên nghiên cứu Vũ Văn Thế” “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty kim khí Hà Nội” LVB 000938. 3 Các đề tài nghiên cứu trên đưa ra cở lý luận về marketing, phân tích thực trạng hoạt động của các công ty khá chi tiết và đưa ra các giải pháp marketing- hỗn hợp phần nào khắc phục được những hạn chế của công ty. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu trên vẫn tập trung khá nhiều vào lý thuyết mà chưa thật sự có các giải pháp cụ thế và sát thực hơn trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Do vậy, các luận văn trên có thể được tham khảo về mặt lý luận song thực tế tình hình kinh doanh ở mỗi công ty là khác nhau, nên đề tài nghiên cứu của em về “ giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến ” có nhiều điểm khác biệt: - Về lý luận: khóa luận của em tập trung vào gải pháp marketing- mix, không theo hướng thị trường hay thương hiệu sản phẩm như luận văn trước. - Về thực tế: đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về giải pháp marketing mà công ty đang thự hiện thông qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp và tiến hành điều tra phỏng vấn. Dựa trên các thông tin thu thập về thực trạng công ty, các thông tin được tổng hợp, phân tích bằng phần mếm SPSS. Qua đó thấy được thành công hạn chế của công ty, để đưa ra các giải pháp marketing phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu Qua việc nghiên cứu các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến để làm rõ các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa lý thuyết về giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. - Phân tích thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè ở công ty để biết được những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động marketing cũng như các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè ở công ty. - Từ đó đưa ra các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè cho công ty trên thị trường miền bắc ( tập trung vào 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái). 1.5. Phạm vi nghiên cứu 4 Nội dung: tập trung vào giải pháp marketing để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm (tập trung vào 4 biến số trong marketing: sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến). Thời gian: Các dữ liệu thu thập trong thời gian từ năm 2007 trở lại đây và các thông tin sơ cấp được lấy từ nguồn trực tiếp phỏng vấn cán bộ nhân viên công ty, điều tra khách hàng của công ty.Và đề xuất giải pháp marketing nâng cao sức cạnh tranh trong 3 năm 2012-2015. Không gian: Do quy mô của công ty còn nhỏ nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu trên khu vực thị trường miền bắc cụ thể tập trung vào 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, đây là các thị trường chính của công ty. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu • Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn và các dữ liệu sau: - ) Dữ liệu bên trong công ty: + Báo cáo tài chính của công ty TNHH Hải Yến. + Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. + Tài liệu lưu hành nội bộ trong công ty về hoạt động Marketing. + Các báo cáo phân tích về tình hình thị trường, cạnh tranh. + Báo cáo định kỳ bán hàng, hồ sơ bán hàng + Hồ sơ khách hàng + Đơn khiếu nại của khách hàng ở phòng kinh doanh. + Bảng phân tích kết quả của các chương trình markeitng mà công ty đã thực hiện - ) Dữ liệu bên ngoài công ty: + Những ấn phẩm được ban hành từ chính phủ các cấp, ban ngành + Các tạp chí xuất bản định kỳ, các loại sách báo, các nguồn phụ khác + Đơn giá của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè + Tài liệu từ Internet • Dữ liệu sơ cấp: -) Phỏng vấn nhà quản trị +) Mục đích: thông qua các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu ta tìm hiểu điểm mạnh điểm yếu của công ty về sản phẩm giá xúc tiến, phân phối…các biện pháp 5 marketing mà công ty đã áp dụng và hiệu quả của nó cũng như định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai. Và tình hình cạnh tranh sản phẩm của công ty hiện nay để có chính sách phù hợp +) Cách tiến hành: chọn mẫu chọn lọc, tập mẫu là nhà nhà quản trị trong công ty bao gồm giám đốc, kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh, tổ trưởng sản xuất. -) Điều tra trắc nghiệm khách hàng +)Mục đích: tìm hiểu thực trạng chính sách sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá, phân phối của công ty…qua đó nêu lên được mặt mạnh mặt yếu sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh để có giải pháp marketing phù hợp +) Cách tiến hành: điều tra trắc nghiệm 10 khách hàng tổ chức của công ty bao gồm các công ty và các cửa hàng bán lẻ. Thiết lập câu hỏi liên quan đến sản phẩm, giá cả, phân phối của công ty TNHH Hải Yến và đối thủ cạnh tranh lên quan, phát phiếu cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng trả lời. 1.6.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: • Phương pháp thống kê: • Phương pháp tổng hợp –so sánh: +) Tổng hợp các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn khác nhau, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. +) Tiến hành so sánh kết quả đạt được của hoạt động marketing của doanh nghiệp qua các năm, giữa doanh nghiệp và đối thủ, từ đó rút ra những điểm thành công và hạn chế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. • Phương pháp phân tích và ngoại suy xu thế các vấn đề và đề xuất kiến nghị với công ty TNHH Hải Yến để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè. 1.7. Kết cấu của khóa luận Chương 1. Tổng quan về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Chương 2. Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 6 Chương 3. Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc. Chương 4. Các kết luận và đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc ( Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái). 7 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm 2.1.1. Khái niệm về marketing Tiếp cận dưới góc độ macro marketing: là một tập hợp các quá trình kinh tế- xã hội điều phối một cách có hiệu quả kết cấu tổ chức và kết cấu dòng phân phối các hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế từ lĩnh vực sản xuất tới lĩnh vực tiêu dùng xã hội nhằm thực hiện cân đối cung- cầu và đáp ứng phù hợp các mục tiêu của toàn bộ chế độ kinh tế xã- hội. Tiếp cận dưới góc độ micro marketing: Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa và kiểm tra những khả năng câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu (Philip Kotler). 2.1.2 Khái niệm về marketing- mix Marketing- Mix được hiểu là một phối thức định hướng các biến số marketing có thể kiểm soát được mà công ty thương mại sử dụng một cách liên hoàn và đồng bộ nhằm theo đuổi một sức bán và lợi nhuận dự kiến trong một thị trường trọng điểm xác định. Bao gồm 4 tham số: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại. 2.1.3. Khái niệm về cạnh tranh và các cấp độ của cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Chúng ta có thể tiếp cận khái niệm cạnh tranh theo quan điểm của Marketing như sau: “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thông tin có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng, sự tiện lợi.” 8 Các cấp độ của cạnh tranh +) Cạnh tranh quốc gia: là cạnh tranh giữa các quốc gia cùng kinh doanh một hay nhiều mặt hàng giống nhau trên cùng thị trường quốc tế +) Cạnh tranh ngành : cạnh tranh giữa công các công ty trong cùng một ngành +) Cạnh tranh tập đoàn/công ty: giữa các công ty cùng kinh doanh một hay một số mặt hang hay dịch vụ nào đó +) Cạnh tranh sản phẩm/nhãn hiệu: cạnh tranh giữa các nhãn hiệu hay sản phẩm khác nhau 2.1.4. Khái niệm về sức cạnh tranh Khái niệm sức cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” Vì vậy ta có thể tiếp cận khái niệm về sức cạnh tranh theo quan điểm về sức cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.” 2.1.5. Khái niệm về sức cạnh tranh của sản phẩm Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác cùng kinh doanh trên thị trường Lại có quan điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra 9 để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất khác và cung ứng đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định. Như vậy sức cạnh tranh sản phẩm: thể hiện khả năng thương mại của sản phẩm trong tương quan so sánh giữa các sản phẩm cùng loại của công ty với các đối thủ cạnh tranh về những lợi ích của sản phẩm được đánh giá thông qua cảm nhận của khách hàng tại một thị trường và trong khoảng thời gian nhất định. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh: gồm 4 nhóm nhân tố để đánh giá Nhóm thứ nhất: các nhân tố đặc trưng kỹ thuật- công nghệ là các nhân tố hợp thành công năng của sản phẩm; thông số về sinh thái thẩm mỹ, hệ số tiêu chuẩn hóa và điểm hình hóa mặt hàng. Nhóm thứ 2: các thông số về kinh tế, thông thường là các thông số hợp thành giá trị sử dụng bên cạnh giá bán trên thị trường. Nhóm thứ 3: các thông số đặc trưng tổ chức liên quan đến yếu tố hậu cần kinh doanh như: điều kiện thanh toán, giao hàng, tính đồng bộ kịp thời và điều kiện bán hàng, hệ thống kho bãi, hệ thống giảm triết giá. Nhóm thứ 4: các thông số tiêu dùng có đặc trưng tâm lý xã hội như: truyền thống, điệu kiện tự nhiên, hệ thống điều kiện tiêu dùng, điều kiện sử dụng sản phẩm. 2.1.6. Khái niệm về nâng cao sức cạnh tranh Nâng cao sức cạnh tranh : là tìm các giải pháp tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm cho nó vượt trội hơn so với các sản phẩm khác (nếu sản phẩm chưa có sức cạnh tranh); hoặc làm gia tăng thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm làm cho tính “ trội”của nó ở mức tốt hơn, cao hơn trên thị trường tiêu thụ (nếu sản phẩm đã có sức cạnh tranh nhưng còn yếu). 2.2. Một số lý thuyết về giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm 2.2.1.Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh theo quan điểm của M.Porter Sức cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản phẩm. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế của mình để đạt thắng lợi trong cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh: 10 [...]... giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc 4.3.1 Các đề xuất về giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc Do có nhiều cơ hội và lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá nhân công rẻ, công nghệ sản xuất tiên tiến nên chủng loại sản phẩm khá đa dạng, nhưng công ty. .. giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty 3.3.1 Thực trạng về sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Sản phẩm chè đen không yêu cầu cao về sự đa dạng của chủng loại, song chất lượng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của sản phẩm. Tuy vậy sản phẩm chè của công ty cũng tương đối đa dạng về chủng loại góp phần tạo nên điểm nổi trội cho sản phẩm chè của công. .. sức cạnh tranh sản phẩm Có nhiều giải pháp về marketing để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm song khi tiếp cận em chọn giải 11 pháp marketing –mix bao gồm bốn biến số sản phẩm, giá , phân phối, xúc tiến để làm cơ sở giải quyết vấn đề nghiên cứu 2.3 Nội dung cõ bản của giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 2.3.1 Giải pháp về sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Khái... các biến số Marketing- mix nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu thị phần, lợi nhuận để có thể cạnh tranh trên thị trường và từ đó định hình bản sắc kinh doanh của công ty CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH HẢI YẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 3.1 Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty TNHH Hải Yến 3.1.1 Giới... mạnh của mình để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nên em xin đề xuất 1 số giải pháp marketing để tận dụng những lợi thế trên 4.3.1.1 Giải pháp về sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnhh sản phẩm chè của công ty Sản phẩm chè đen là sản phẩm có độ đa dạng tương đối thấp, chủ yếu là một số biến thể chè thu được trong quá trình sản xuất Biến thể này nhiều hay ít tùy thuộc vào công nghệ chế biến chè mà công ty sử... MARKETING NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH HẢI YẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 4.1.1 Các kết luận 4.1.1.1 Những thành công chủ yếu của công ty Qua 10 năm phát triển công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường chè, hoạt động của công ty đã đạt được nhiều thành công nhất định như: Thị phần của công ty ngày càng tăng lên,... mịn và bột quá khiến cho nước chè bị lắng cặn Về 2 tuyến sản phẩm chè của công ty là chè orthodox và CTC có khá nhiều chủng loại chè khác nhau, phong phú hơn hẳn đối thủ cạnh tranh, song công ty không làm nổi bật sản phẩm trong tuyến để tạo nên thế mạnh và lợi thế cạnh tranh sản phẩm của công ty so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Mặc dù loại sản phẩm của công ty tương đối đa dạng, song hầu... vực sản xuất và chề biến chè. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là công ty chè Phú Hà, công ty chè Phú Thọ, công ty chè Hưng Hà…Đây là những cũng ty hoạt động khá lâu trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè trong khu vực 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái Các công ty này đều có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín trên thị trường Điều đó ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh sản phẩm chè của doanh nghiệp trên. .. hệ công chúng có được thể hiện song khá lẻ tẻ và chưa đạt hiệu quả cao Những mặt hạn chế trên cho thấy những tồn tại trong hoạt động marketing của công ty, những hạn chế trong xúc tiến và phân phối gây khó khăn nhất định cho việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty. Vì vậy, công ty cần hoàn thiện hơn các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu của. .. Quan điểm giải quyết vấn đề Giải pháp marketing là một trong những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và đem lại những hiệu quả nhất định.Ngoài hệ thống marketing mixta còn có thể sử dụng các giải pháp khác như giải pháp về thị trường, giải pháp về nguồn lực, giải pháp về thông tin….nhưng nững giải pháp đưa ra phải đáp ứng yêu cầu sau: Giải quyết vấn đề dựa trên thực trạng của công ty, những . các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè ở công ty. - Từ đó đưa ra các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè cho công ty trên thị trường miền bắc. của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền Bắc. Chương 4. Các kết luận và đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải Yến trên thị trường miền. các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè là cần thiết. Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè của công ty TNHH Hải

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w