Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 1 TÀI LIỆU ĐÀO TẠO ONLINE NGHIỆP VỤ QUẢN TRỊ TÍN DỤNG B. NGHIỆP VỤ TIỀN VAY (165) PHẦN 1 3 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG SỐ 1722/QĐ-HĐQT NGÀY 02/10/2013 (08) 3 PHẦN 2 5 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN 5 QUY ĐỊNH VỀ CẤP TÍN DỤNG BÁN LẺ (10) 5 PHẦN 3 8 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH 8 CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (09) 8 PHẦN 4 10 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN CẤP THẨM QUYỀN (14) 10 PHẦN 5 14 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN 14 QUYẾT ĐỊNH 2229/CV-TTDVKH NGÀY 29/04/2014 (06) 14 PHẦN 6 16 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH SỬ DỤNG TIỀN VAY SỐ 2555/QĐ-TTDVKH NGÀY 16/05/2014 16 6.1 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN TẠO A/A, FACILITY (13) . 16 6.2 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN TẠO TÀI KHOẢN TIỀN VAY (5) 19 6.3 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THU NỢ TỰ ĐỘNG AFT (11) 20 6.4 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỈNH SỬA THÔNG TIN KHOẢN VAY (9) 22 6.5 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CƠ CẤU LẠI KHOẢN VAY (6) 24 6.6 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THIẾT LẬP CÁC KHOẢN VAY ĐỒNG TÀI TRỢ (9) 26 6.7 CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KHAI BÁO TÀI SẢN BẢO ĐẢM (25) 29 CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 2 PHẦN 7 35 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN 35 DANH MỤC MÃ FACILITY VÀ MÃ SẢN PHẨM (12) 35 PHẦN 8 38 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN LỖI TIỀN VAY TRÊN BDS (12) 38 PHẦN 9 40 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHỨNG TỪ (16) 40 CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 3 PHẦN 1 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG SỐ 1722/QĐ-HĐQT NGÀY 02/10/2013 (08) Câu 1: Điều nào sau đây là đúng: A. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. B. Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. C. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng. D. Tất cả các trường hợp trên. Câu 2: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của BIDV đối với một khách hàng; đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá bao nhiêu phần trăm vốn tự có của BIDV (theo thứ tự lần lượt) A. 10%, 20% B. 10%, 25% C. 15%, 20% D. 15%, 25% Câu 3: Mức dư nợ cấp tín dụng để tính giới hạn cấp tín dụng tối đa của BIDV đối với một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan được tính như sau: A. Tổng dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. B. Tổng dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành. C. Tổng dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành, không bao gồm những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân. D. Tổng dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành, bao gồm cả những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân. Câu 4: BIDV được cho vay trường hợp nào trong các trường hợp sau đây: CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 4 A. Thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của BIDV và các chức danh tương đương. B. Pháp nhân là cổ đông của BIDV có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đông Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của BIDV. C. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của BIDV và các chức danh tương đương. D. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà BIDV không nắm quyền kiểm soát. Câu 5: Điều nào sau đây là đúng: A. Chi nhánh được phép cho vay đối với khách hàng là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh, nhưng Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh không được tự quyết định cho vay đối với bố, mẹ, vợ, chồng, con của mình. B. Chi nhánh được phép cho vay đối với khách hàng là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh như đối với các khách hàng bình thường khác. C. Chi nhánh không được phép cho vay đối với khách hàng là bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh. D. Chi nhánh không được phép cho vay đối với khách hàng là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em của Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh. Câu 6: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng được thực hiện như sau: A. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và BIDV đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì BIDV xem xét gia hạn thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay. B. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được BIDV đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì BIDV xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. C. Toàn bộ số dư nợ vay gốc lãi của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào nợ nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của BIDV để đảm bảo trích lập đúng và đủ dự phòng rủi ro. D. Không có điều nào trên đây là đúng. Câu 7: Trường hợp nào sau đây được chuyển nợ quá hạn: A. Một khách hàng ký nhiều hợp đồng tín dụng với BIDV thì khi một hợp đồng tín dụng bị chuyển nợ quá hạn, tất các các hợp đồng tín dụng khác phải chuyển nợ quá hạn theo bất kể vì lý do gì. B. Một khách hàng ký hợp đồng tín dụng hạn mức với BIDV thì khi một hợp đồng tín dụng cụ thể bị chuyển nợ quá hạn, tất cả các hợp đồng cụ thể còn lại phải chuyển nợ quá hạn theo bất kể vì lý do gì. CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 5 C. Khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm các cam kết theo hợp đồng, BIDV có quyền xem xét thu nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn đối với số dư nợ còn lại của hợp đồng tín dụng đó, hoặc toàn bộ dư nợ còn lại đối với hợp đồng tín dụng hạn mức. D. Khi khoản vay của khách hàng chưa đến kỳ hạn hay thời hạn trả nợ cuối cùng, BIDV không có quyền chuyển sang nợ quá hạn đối với số dư nợ của khách hàng vì bất kỳ lý do gì. Câu 8: Điều nào sau đây là đúng: A. BIDV không có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ tín dụng ngay sau khi khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ với Ngân hàng. B. BIDV không có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong bất kỳ trường hợp nào vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên vay vốn. C. Nếu khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật, BIDV có nghĩa vụ báo cáo NHNN trước khi khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật. D. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì BIDV có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo sự thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. PHẦN 2 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH VỀ CẤP TÍN DỤNG BÁN LẺ (10) Tài liệu trọng tâm: - QĐ số 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 Quy định về cấp tín dụng bán lẻ - Quyết định số 1468/QĐ-NHBL2 ngày 28/03/2013 quyết định Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quyết định số 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 về Quy định cấp tín dụng bán lẻ - Công văn ngày 1578 /CV-NHBL2 ngày 02/04/2013 về việc hướng dẫn triển khai một số nội dung tại Quyết định số 4599/QĐ-NHBL2 về Quy định cấp tín dụng bán lẻ Câu 1: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giải ngân/phát hành bảo lãnh từ Bộ phận QHKHCN, Bộ phận QTTD thực hiện: A. Kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ, nếu đồng ý thì ký vào Biên bản giao nhận hồ sơ và thực hiện cập nhật thông tin khách hàng, thông tin khoản vay vào hệ thống SIBS theo quy định hiện hành của BIDV. CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 6 B. Kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ sau đó báo cáo LĐ PQTTD ký kiểm soát và trình PGĐ PTTN xem xét, ký phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ phận QTTD thực hiện cập nhật vào hệ thống SIBS theo quy định hiện hành của BIDV C. Phương án A đối với trường hợp khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt cho vay/phát hành bảo lãnh của Chi nhánh; Phương án B đối với trường hợp khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Hội sở chính. D. Không có câu trả lời nào chính xác. Câu 2: Thẩm quyền phán quyết tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh: A. Trong phạm vi thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, Chi nhánh được quyền phán quyết tín dụng với thời hạn cấp tín dụng không quá 60 tháng. B. Trong phạm vi thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, Chi nhánh được quyền phán quyết tín dụng với thời hạn cấp tín dụng không quá thời hạn tối đa theo quy định của sản phẩm. C. Trong phạm vi thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, Chi nhánh được quyền phán quyết tín dụng với thời hạn cấp tín dụng không quá thời hạn tối đa theo quy định của sản phẩm hoặc không quá 60 tháng đối với sản phẩm chưa có quy định về thời hạn. D. Chi nhánh được quyền phán quyết tín dụng với thời hạn cấp tín dụng không quá 60 tháng đối với trường hợp cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro và không quá 84 tháng đối với trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro. Câu 3: Thẩm quyền quyết định giải ngân tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh: A. Cấp quyết định giải ngân chính là cấp đã thực hiện phán quyết tín dụng. B. Giám đốc Chi nhánh, hoặc Phó Giám đốc phụ trách QHKHCN. C. Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách tác nghiệp. D. A hoặc B hoặc C tùy từng trường hợp cụ thể Câu 4: Thẩm quyền phê duyệt thông tin hạn mức tín dụng bán lẻ trên hệ thống SIBS: A. Cán bộ Quản trị tín dụng B. Trưởng phòng Quản trị tín dụng C. Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp D. Lãnh đạo PQTTD, Lãnh đạo PGD hoặc Cán bộ/kiểm soát viên thực hiện chức năng Quản trị tín dụng tại Phòng Giao dịch Câu 5: Đối với khoản tín dụng bán lẻ, trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nếu phát hiện vi phạm về thẩm quyền quyết định cấp tín dụng và giải ngân, thẩm quyền ký các loại hợp đồng, cán bộ QTTD thực hiện: A. Báo cáo Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp xử lý B. Báo cáo Giám đốc chi nhánh xử lý C. Trao đổi với CBQHKHCN để khắc phục, nếu không thống nhất báo cáo Lãnh đạo trực tiếp để xử lý CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 7 D. Thực hiện giải ngân, sau đó mới trao đổi với CBQHKHCN để hoàn thiện hồ sơ. Câu 6: Việc cho vay bắt buộc đối với khách hàng bán lẻ được thực hiện như sau: A. CBQHKHCN lập Tờ trình cho vay bắt buộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ xuống PGDKHCN để PGDKHCN thực hiện chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. B. CBQHKHCN lập Tờ trình cho vay bắt buộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ sang PQTTD. PQTTD sau khi nhận hồ sơ, thực hiện tạo khoản vay trên phân hệ SIBS và chuyển Tờ trình cho vay bắt buộc xuống PGDKHCN để PGDKHCN thực hiện chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. C. CBQHKHCN lập Tờ trình cho vay bắt buộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ sang PQTTD. PQTTD trình Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp phê duyệt giải ngân, tạo khoản vay trên phân hệ SIBS và chuyển Tờ trình cho vay bắt buộc xuống PGDKHCN để PGDKHCN thực hiện chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. D. A, B, C tùy từng trường hợp cụ thể. Câu 7: Theo quy trình cấp tín dụng bán lẻ, sau khi nhận được quyết định cấp tín dụng và quyết định giải ngân: Trong trường hợp bề mặt hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ, đã ký vào biên bản giao nhận hồ sơ, Bộ phận QTTD thực hiện cập nhật thông tin vào hệ thống và giải ngân: A. Ngay trong ngày B. Trong 01 ngày tiếp theo C. Trong 02 ngày tiếp theo D. Trong 03 ngày tiếp theo Câu 8: Theo quy trình cấp tín dụng bán lẻ, trường hợp tại thời điểm đề nghị giải ngân, khách hàng còn thiếu một số chứng từ giải ngân và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. CBQHKHCN phụ trách khoản vay phải có trách nhiệm đôn đốc khách hàng hoàn thiện các chứng từ giải ngân còn thiếu trong vòng tối đa: A. 07 ngày làm việc sau khi khoản vay được giải ngân. B. 15 ngày làm việc sau khi khoản vay được giải ngân. C. 30 ngày làm việc sau khi khoản vay được giải ngân. D. 45 ngày làm việc sau khi khoản vay được giải ngân. Câu 9: Khi khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn, chi nhánh thực hiện: A. Khách hàng lập Ủy nhiệm chi hoặc Giấy nộp tiền mặt trong đó ghi rõ nội dung trả nợ trước hạn. B. Khách hàng lập Ủy nhiệm chi hoặc Giấy nộp tiền mặt trong đó ghi rõ nội dung trả nợ trước hạn. Bộ phận GDKHCN thực hiện thu nợ. C. Khách hàng lập Ủy nhiệm chi hoặc Giấy nộp tiền mặt trong đó ghi rõ nội dung trả nợ trước hạn. Bộ phận QTTD lập Giấy đề nghị thu nợ gửi Bộ phận GDKHCN thu nợ. CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 8 D. Khách hàng lập Ủy nhiệm chi hoặc Giấy nộp tiền mặt trong đó ghi rõ nội dung trả nợ trước hạn. Bộ phận QHKHCN lập Giấy đề nghị thu nợ, chuyển bộ phận GDKHCN thực hiện thu nợ. Câu 10: Điều nào sau đây là đúng về khái niệm “khoảng thời gian thu nợ từng kỳ” theo quy định cấp tín dụng bán lẻ: A. Khoảng thời gian thu nợ từng kỳ là khoảng thời gian trả lương hàng tháng của khách hàng. B. Thời điểm đến hạn được hiểu là ngày cuối cùng trong khoảng thời gian trả lương của khách hàng, đây là căn cứ để Ngân hàng xác định Ngày đến hạn của khoản vay. C. Việc thu nợ trước hạn là quyền chủ động của Ngân hàng, không phải xuất phát từ đề nghị của khách hàng, do đó, không phát sinh phí trả nợ trước hạn. D. A, B, C PHẦN 3 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (09) Tài liệu trọng tâm: - 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. - 4778/QĐ-QLTD ngày 09/08/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. - 3193/QĐ-QLTD ngày 11/06/2014 Sửa đổi, bổ sung Quy định số 379/QĐ- QLTD ngày 21/01/2013 và Quyết định số 4778/QĐ-QLTD ngày 09/08/2013 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp Câu 1. Nếu các điều kiện, căn cứ, hình thức giải ngân được đề cập cụ thể trong Báo cáo đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH không phải lập đề xuất giải ngân đối với trường hợp nào: A. Cho vay theo món B. Cho vay đầu tư dự án C. Cho vay đầu tư dự án giải ngân 1 lần D. A và C Câu 2. Đối với hồ sơ giải ngân, bộ phận QTTD chịu trách nhiệm thực hiện: A. Kiểm tra tính hợp lệ B. Kiểm tra tính đầy đủ CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 9 C. Kiểm tra tính hợp pháp D. Cả ba đáp án trên Câu 3. Trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ giải ngân là của: A. Bộ phận QTTD B. Bộ phận QLKH C. Không của bộ phận nào D. Bộ phận QLKH và QTTD Câu 4. Việc kiểm tra tính hợp pháp của các hóa đơn làm chứng từ giải ngân là trách nhiệm của: A. Bộ phận QLKH B. Bộ phận QTTD C. Không của bộ phận nào D. Bộ phận QLKH và QTTD Câu 5. Khi tiếp nhận hồ sơ giải ngân, việc kiểm tra hạn mức tín dụng của khách hàng là trách nhiệm của: A. Bộ phận QLKH B. Bộ phận QTTD C. A và B D. Không của bộ phận nào Câu 6. Đối với các chứng từ làm căn cứ giải ngân, bộ phận QLKH chuyển cho bộ phận QTTD: A. 01 bộ bản gốc và 01 bộ bản photocopy B. 01 bộ bản gốc C. 01 bộ bản photocopy D. 01 bộ bản gốc và 01 bộ bản photocopy, sau khi kiểm tra tính khớp đúng, bộ phận QTTD trả lại 01 bộ bản gốc. Câu 7. Đối với khoản vay nhỏ, nhưng số lượng hoá đơn, chứng từ thanh toán nhiều, Cán bộ QHKH yêu cầu khách hàng Lập bảng kê cụ thể danh mục các hoá đơn, chứng từ, Bộ phận QTTD thực hiện nội dung nào sau đây: A. Bộ phận QTTD lưu Bảng kê danh mục các hoá đơn, chứng từ có xác nhận của khách hàng trên Bảng kê B. Bộ phận QTTD lưu Bảng kê danh mục các hoá đơn, chứng từ có xác nhận của khách hàng và bộ phận QLKH trên Bảng kê C. Bộ phận QTTD lưu bản photo các hóa đơn, chứng từ thanh toán cùng bảng kê danh mục các hoá đơn, chứng từ có xác nhận của khách hàng trên Bảng kê CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 10 D. Bộ phận QTTD lưu bản photo các hóa đơn, chứng từ thanh toán cùng bảng kê danh mục các hoá đơn, chứng từ có xác nhận của khách hàng và QLKH trên Bảng kê Câu 8. Nội dung nào không thuộc trách nhiệm của bộ phận QTTD: A. Lập thông báo danh sách bảo lãnh đến hạn B. Lập thông báo các khoản phí đến hạn thanh toán nhưng chưa thu C. Theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay D. Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi bộ phận kế toán. Câu 9. Bộ phận QTTD lưu bản gốc: A. Thư bảo lãnh B. Hồ sơ căn cứ phát hành bảo lãnh C. Đề xuất phát hành bảo lãnh/Tờ trình duyệt phát hành bảo lãnh D. B và C PHẦN 4 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN CẤP THẨM QUYỀN (14) Tài liệu trọng tâm: - Nghị quyết 1023/NQ-HĐQT ngày 02/07/2013 v/v phân cấp thẩm quyền trong hoạt động huy động vốn; cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh thanh toán trái phiếu,cấp hạn mức đối với các khách hàng; đầu tư góp vốn, mua cổ phần - Nghị quyết 3812/QĐ-QLTD ngày 02/07/2013 Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành Câu 1: Cấp nào dưới đây được phê duyệt cấp tín dụng ra nước ngoài trên 1.000 (một nghìn) tỷ đồng (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 59 Luật các TCTD): A. Hội đồng quản trị B. Ủy Ban Quản lý rủi ro C. Chủ tich Hội đồng Quản trị D. Tổng Giám đốc Câu 2: Thẩm quyền phê duyệt trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng của Chủ tịch Hội đồng Quản trị: A. Phê duyệt đối với tổng giới hạn tín dụng của khách hàng đã được HĐQT phê duyệt nhưng phát sinh nhu cầu điều chỉnh tăng giới hạn tín dụng không quá 10% tổng giới hạn tín dụng đã duyệt, trừ trưởng hợp tổng giới hạn tín dụng sau điều chỉnh vượt quá 15% vốn tự có của BIDV. B. Phê duyệt đối với tổng giới hạn tín dụng của khách hàng đã được HĐQT phê duyệt nhưng phát sinh nhu cầu điều chỉnh tăng giới hạn tín dụng không quá 15% tổng [...]... theo tiền EUR như thông thường Sau đó, vào menu 80200, chọn hợp đồng vay theo loại tiền EUR để tạo tài khoản vay Dễ Câu 2: Khoản vay theo hợp đồng tín dụng hạn mức, sử dụng Facility code 104 Khi tạo tài khoản vay tương ứng với từng hợp đồng ngắn hạn cụ thể thì người sử dụng phải sửa các thông tin nào sau đây tương ứng với giá trị của hợp đồng tín dụng ngắn hạn cụ thể: A Org Loan Amount (số tiền duyệt vay) ... khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Hội đồng quản trị, Ủy Ban Quản lý tủi ro, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng Trung ương C Phê duyệt văn bản yêu cầu Chi nhánh tiếp tục thực hiện các điều kiện tại VBUN của Trụ sở chính đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Hội đồng quản trị, Ủy Ban Quản lý tủi ro, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và... Có, khoản vay đồng tài trợ cần mở tài khoản theo cấu trúc P-S (trong đó tài khoản P là phần cho vay của ngân hàng đầu mối, tài khoản S là phần cho vay của các ngân hàng thành viên) C Có, khoản vay đồng tài trợ cần mở tài khoản theo cấu trúc P-S (trong đó tài khoản P là tổng giá trị khoản vay của khách hàng, tài khoản S là phần cho vay của các ngân hàng thành viên) D Có, cần tạo nhiều tài khoản vay tương... khách hàng/tính dư nợ tín dụng có TSBĐ C Khai báo theo giá trị tài sản theo định giá sau khi nhân hệ số, sử dụng giá trị này để tính dư nợ tín dụng có TSBĐ áp dụng theo chính sách khách hàng D Phương án A và C Dễ Câu 7 Đối với các tài sản bảo đảm bổ sung (không sử dụng để áp dụng chính sách khách hàng), Chi nhánh hạch toán giá trị trên hệ thống SIBS: A Không hạch toán Trang 30 CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014... để tạo tài khoản vay, chọn Loan Type (loại vay) là sản phẩm vay của Facility nhưng mã tiền tệ là EUR C Vào menu 80100, chọn hợp đồng vay đã tạo, bấm nút Function (Chức năng), chọn Currency Allowed (đồng tiền cho phép), nhập thêm loại tiền EUR Sau đó, vào menu 80200 để tạo tài khoản vay, chọn Loan Type (loại vay) là sản phẩm vay của Facility nhưng mã tiền tệ là EUR D Vào menu 80100, tạo hợp đồng vay với... ĐẾN TẠO TÀI KHOẢN TIỀN VAY (5) Dễ Câu 1 Hợp đồng vay ngắn hạn hạn mức (Facility mã 104) được tạo theo loại tiền VND đã được duyệt Cần phải tạo tài khoản vay bằng loại tiền EUR, người sử dụng phải thực hiện phương án nào là thuận tiện nhất: A Vào menu 80100, chọn hợp đồng vay đã tạo, bấm nút Function (Chức năng), chọn Currency Allowed (đồng tiền cho phép), nhập thêm loại tiền EUR B Vào menu 80200 để tạo. .. tài khoản P có giá trị 10.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 2.000.000 VND, 3.000.000 VND C 01 tài khoản P có giá trị 2.000.000 VND D 01 tài khoản vay thông thường có giá trị 2.000.000 VND Dễ Câu 4 Khoản vay đồng tài trợ do BIDV làm đầu mối, có sự tham gia của VCB, Eximbank Khi BIDV tạo tài khoản vay đồng tài trợ cho khách hàng có gì khác so với các khoản vay không phải là đồng tài trợ hay không?... nhánh B Khoản tín dụng của khách hàng Doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng nội bộ là AA nằm trong tổng giới hạn tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt C Khoản tín dụng của khách hàng Doanh nghiệp chưa được xếp hạng tín dụng nội bộ nằm trong tổng giới hạn tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt D Phương án A và B Câu 10: Thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh đối với các khoản cấp tín dụng qua thẩm... xác định giá trị tài sản bảo đảm sau khi nhân hệ số (hệ số là 0,2) Theo quy định hiện tại, bộ phận QTTD xác định giá trị tài sản bảo đảm để áp dụng chính sách khách hàng và khai báo trên hệ thống SIBS như thế nào? A Khai báo với giá trị 01 VND, không sử dụng để áp dụng chính sách khách hàng/tính dư nợ tín dụngcó TSBĐ B Khai báo theo giá trị tài sản theo giá trị định giá, không sử dụng để áp dụng chính... 5.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 2.000.000 VND, 3.000.000 VND B 01 tài khoản P có giá trị 7.000.000 VND; 01 tài khoản S có giá trị 3.000.000 VND C 01 tài khoản P có giá trị 10.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 2.000.000 VND, 3.000.000 VND D 02 tài khoản P có giá trị 5.000.000 VND, 2.000.000 VND; 01 tài khoản S có giá trị 3.000.000 VND Khó Câu 3 Khách hàng có khoản vay đồng tài trợ theo nội . CÂU HỎI ĐÀO TẠO ONLINE 2014 Trang 1 TÀI LIỆU ĐÀO TẠO ONLINE NGHIỆP VỤ QUẢN TRỊ TÍN DỤNG B. NGHIỆP VỤ TIỀN VAY (165) PHẦN 1 3 CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI. ĐẾN TẠO TÀI KHOẢN TIỀN VAY (5) Dễ Câu 1 Hợp đồng vay ngắn hạn hạn mức (Facility mã 104) được tạo theo loại tiền VND đã được duyệt. Cần phải tạo tài khoản vay bằng loại tiền EUR, người sử dụng. chính đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của Hội đồng quản trị, Ủy Ban Quản lý tủi ro, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng Trung ương. C. Phê