VAY ĐỒNG TÀI TRỢ (9)
Dễ Câu 1. Khách hàng có khoản vay đồng tài trợ theo nội dung sau: Khoản vay của khách hàng là = 10.000.000 VND
BIDV cho vay (70%) = 7.000.000 VND
Trong đó Chi nhánh BIDV A = 5.000.000 VND Chi nhánh BIDV B = 2.000.000 VND
VCB cho vay (30%) = 3.000.000 VND
Chi nhánh BIDV A là chi nhánh đầu mối. Chi nhánh BIDV A sẽ tạo hợp đồng vay có giá trị nào sau đây:
A. 5.000.000 VND B. 3.000.000 VND C. 7.000.000 VND D. 10.000.000 VND
Khó Câu 2. Khách hàng có khoản vay đồng tài trợ theo nội dung sau: Khoản vay của khách hàng là = 10.000.000 VND
BIDV cho vay (70%) = 7.000.000 VND
Trong đó Chi nhánh BIDV A = 5.000.000 VND Chi nhánh BIDV B = 2.000.000 VND
Trang 27
Chi nhánh BIDV A là chi nhánh đầu mối. Chi nhánh BIDV A sẽ tạo các tài khoản vay có giá trị nào sau đây:
A. 01 tài khoản P có giá trị 5.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 2.000.000 VND, 3.000.000 VND
B. 01 tài khoản P có giá trị 7.000.000 VND; 01 tài khoản S có giá trị 3.000.000 VND
C. 01 tài khoản P có giá trị 10.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 2.000.000 VND, 3.000.000 VND
D. 02 tài khoản P có giá trị 5.000.000 VND, 2.000.000 VND; 01 tài khoản S có giá trị 3.000.000 VND
Khó Câu 3. Khách hàng có khoản vay đồng tài trợ theo nội dung sau: Khoản vay của khách hàng là = 10.000.000 VND
BIDV cho vay (70%) = 7.000.000 VND
Trong đó Chi nhánh BIDV A = 5.000.000 VND Chi nhánh BIDV B = 2.000.000 VND
VCB cho vay (30%) = 3.000.000 VND
Chi nhánh BIDV A là chi nhánh đầu mối. Chi nhánh BIDV B sẽ tạo các tài khoản vay có giá trị nào sau đây:
A. 01 tài khoản P có giá trị 2.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 5.000.000 VND, 3.000.000 VND
B. 01 tài khoản P có giá trị 10.000.000 VND; 02 tài khoản S có giá trị 2.000.000 VND, 3.000.000 VND
C. 01 tài khoản P có giá trị 2.000.000 VND
D. 01 tài khoản vay thông thường có giá trị 2.000.000 VND
Dễ Câu 4. Khoản vay đồng tài trợ do BIDV làm đầu mối, có sự tham gia của VCB, Eximbank. Khi BIDV tạo tài khoản vay đồng tài trợ cho khách hàng có gì khác so với các khoản vay không phải là đồng tài trợ hay không? Nếu có, điểm khác biệt là gì?
A. Không.
B. Có, khoản vay đồng tài trợ cần mở tài khoản theo cấu trúc P-S (trong đó tài khoản P là phần cho vay của ngân hàng đầu mối, tài khoản S là phần cho vay của các ngân hàng thành viên).
C. Có, khoản vay đồng tài trợ cần mở tài khoản theo cấu trúc P-S (trong đó tài khoản P là tổng giá trị khoản vay của khách hàng, tài khoản S là phần cho vay của các ngân hàng thành viên).
D. Có, cần tạo nhiều tài khoản vay tương ứng theo giá trị cho vay của ngân hàng đầu mối và các ngân hàng thành viên. Các tài khoản này không tạo theo cấu trúc P-S.
Trang 28
Dễ Câu 5. Việc tác nghiệp của bộ phận QTTD khi thực hiện giải ngân/thu nợ trên phân hệ BDS của khoản vay đồng tài trợ và khoản vay thông thường có gì khác nhau không? Nếu có, điểm khác biệt là gì?
A. Không
B. Có. Đối với khoản vay đồng tài trợ, bộ phận QTTD cần phân bổ số tiền giải ngân/thu nợ tại menu 80308 trước khi bộ phận GDKH thực hiện giải ngân/thu nợ.
C. Có. Đối với khoản vay đồng tài trợ, sau khi bộ phận GDKH giải ngân/thu nợ bộ phận QTTD sẽ thực hiện phân bổ số tiền giải ngân/thu nợ tại menu 80308.
D. Có. Đối với khoản vay đồng tài trợ, bộ phận QTTD cần phân bổ số tiền giải ngân/thu nợ tại menu 80308 đồng thời khi bộ phận GDKH thực hiện giải ngân/thu nợ.
Dễ Câu 6. Điều nào sau đây là đúng đối với tài khoản vay đồng tài trợ:
A. Tài khoản được mở theo cấu trúc P-S (trong đó tài khoản P là tổng giá trị khoản vay của khách hàng, tài khoản S là phần cho vay của các ngân hàng thành viên)
B. Mỗi ngày chỉ được thực hiện một giao dịch tài chính
C. Nếu trong ngày đồng thời cần giải ngân hoặc thu nợ và gia hạn khoản vay; việc gia hạn nợ phải được thực hiện trước khi thực hiện giải ngân hoặc thu nợ
D. A, B, C
Dễ Câu 7. Ngày 20/08/2013 khoản vay đồng tài trợ của Chi nhánh đến hạn trả nợ gốc. Bộ phận QTTD đã vào menu 80308 để phân bổ số tiền đến hạn. Tuy nhiên ngày 20/08/2013 khách hàng chỉ đủ tiền để trả một phần nợ. Người sử dụng phải thực hiện tác nghiệp trên BDS theo nội dung nào là hợp lý nhất?
A. Bộ phận QTTD không cần tác nghiệp trên BDS, chỉ thay đổi lại đề nghị thu nợ gửi Bộ phận GDKH để thực hiện thu nợ.
B. Bộ phận QTTD thực hiện tác nghiệp trên BDS: xóa lệnh đã phân bổ, sau đó thực hiện phân bổ lại tương ứng với số tiền khách hàng có thể trả nợ; thay đổi đề nghị thu nợ gửi Bộ phận GDKH để thực hiện thu nợ.
C. Bộ phận QTTD không tác nghiệp trên BDS, thay đổi lại đề nghị thu nợ gửi BP GDKH, đồng thời để nghị BP GDKH thực hiện thu nợ thủ công.
D. Bộ phận QTTD không thực hiện gì, Bộ phận GDKH chủ động kiểm tra số dư tiền gửi của khách hàng để thực hiện thu nợ.
Dễ Câu 8. Ngày 20/08/2013 chi nhánh giải ngân khoản vay đồng tài trợ. Ngày 22/08/2013 chi nhánh phát hiện ra số tiền giải ngân của các tài khoản S bị sai do phân bổ nhầm. Chi nhánh thực hiện:
A. Tất toán tài khoản đã tạo, tạo tài khoản mới và giải ngân lại cho đúng B. Điều chỉnh lại gốc, lãi của các tài khoản S bị sai.
C. Điều chỉnh lãi của các tài khoản S bị sai và gửi công văn về Trung tâm DVKH – TSC đề nghị điều chỉnh gốc của các tài khoản S bị sai.
D. Gửi công văn về Trung tâm DVKH – TSC đề nghị điều chỉnh gốc, lãi của các tài khoản S bị sai.
Trang 29
Dễ Câu 9. Để điều chỉnh gốc, lãi của khoản vay đồng tài trợ, chi nhánh thực hiện:
A. Tất toán tài khoản đã tạo, tạo tài khoản mới và giải ngân lại cho đúng
B. Chi nhánh thực hiện điều chỉnh gốc, lãi của các tài khoản P, S như đối với khoản vay thông thường
C. Chi nhánh điều chỉnh gốc, lãi của tài khoản P. Gửi công văn về Trung tâm DVKH – TSC đề nghị điều chỉnh gốc, lãi của các tài khoản S
D. Chi nhánh điều chỉnh gốc, lãi của tài khoản P và lãi của các tài khoản S. Gửi công văn về Trung tâm DVKH – TSC đề nghị điều chỉnh gốc của các tài khoản S