Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam

163 1.2K 8
Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm và lòng biết ơn chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến: - Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Khoa Sau Đại học, Học viện Ngân hàng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận án - Quý Thầy/Cô Khoa Sau Đại học đã cung cấp cho tôi phương pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên môn trong suốt khoá học và đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu một cách chủ động, sáng tạo. - Quý Thầy/Cô trong Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành luận án. - Các cán bộ, nhân viên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Công ty cổ phần Chứng khoán Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp cận thực tế và tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc hoàn thành luận án. - Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Tô Kim Ngọc và TS. Đào Lê Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã sinh thành và nuôi dạy tôi trưởng thành, những người thân trong gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Dù đã cố gắng rất nhiều trong thời gian nghiên cứu nhưng bản Luận án này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy/Cô và đồng nghiệp để bản luận án này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. 1 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Trần Thị Xuân Anh 2 3 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCK CRO DMĐT ĐTCK ERM KDCK KSNB NHĐT NHTM PSSS QLRR TTCK UBCKNN VaR VĐL Công ty chứng khoán Giám đốc quản lý rủi ro Danh mục đầu tư Đầu tư chứng khoán Quản lý rủi ro doanh nghiệp Kinh doanh chứng khoán Kiểm soát nội bộ Ngân hàng đầu tư Ngân hàng thương mại Phương sai sai số thay đổi Quản lý rủi ro Thị trường chứng khoán ủy ban chứng khoán nhà nước Giá trị rủi ro Vốn điều lệ AGR Công ty chứng khoán ngân hàng nông nghiệp APG Công ty chứng khoán An Phát APS Công ty chứng khoán APEC AVS Công ty chứng khoán Âu Việt BSI Công ty chứng khoán BIDV BVS Công ty chứng khoán Bảo Việt CTS Công ty chứng khoán ngân hàng công thương GBS Công ty chứng khoán Golden Bridge VN HBS Công ty chứng khoán Hòa Bình HCM Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HPC Công ty chứng khoán Hải Phòng IVS Công ty chứng khoán Đầu tư Việt nam KLS Công ty chứng khoán Kim Long ORS Công ty chứng khoán Phương Đông PHS Công ty chứng khoán Phú Hưng PSI Công ty chứng khoán Dầu khí 3 4 SBS Công ty chứng khoán Sacombank SHS Công ty chứng khoán Sài Gòn-HN SME Công ty chứng khoán doanh nghiệp vừa và nhỏ SSI Công ty chứng khoán Sài Gòn SVS Công ty chứng khoán Sao Việt TAS Công ty chứng khoán Tràng An VDS Công ty chứng khoán Rồng Việt VIG Công ty chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam VIX Công ty chứng khoán Xuân Thành VND Công tyVN-Direct WSS RR RRHT RRPHT TS Công ty chứng khoán Phố Wall Rủi ro Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống Tài sản DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 4 5 5 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 13 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đã có lúc được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới; đặc biệt là mức độ, tỷ lệ và tốc độ tăng vốn hóa. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, nhiều công ty chứng khoán đã được thành lập. Mười ba năm qua, từ chỗ chỉ có 4 công ty chứng khoán khi thị trường đi vào hoạt động, tính đến 31/12/2012 UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 105 công ty. Thông qua các hoạt động kinh doanh chính như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư, các công ty chứng khoán đã góp phần nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho nền kinh tế và thúc đẩy thị trường phát triển. Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam. Nhiều yếu kém của các công ty dần lộ diện: số lượng các công ty quá nhiều so với quy mô thị trường, năng lực tài chính yếu kém, khả năng cạnh tranh chưa cao, công tác quản trị công ty chưa hiệu quả … dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ nhiều năm, mất khả năng thanh khoản và phải nằm trong diện cảnh báo đặc biệt của UBCKNN. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên, song một trong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán chưa tốt. Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh chứng khoán là loại hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro lớn do đối tượng kinh doanh liên quan trực tiếp đến các loại chứng khoán có biến động giá mạnh và thường xuyên. Mặc dù vậy, nhiều công ty chưa xác định đúng được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của mình; chưa xây dựng được một quy trình hợp lý cũng như một bộ máy tổ chức chặt chẽ để quản lý được hết các rủi ro. Ở một vài công ty việc quản lý rủi ro nếu có cũng chỉ mang tính hình thức hoặc dừng ở góc độ xử lý 7 rủi ro chứ chưa đi vào bản chất là cảnh báo rủi ro nhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra cho công ty. Trong xu thế hội nhập với các thị trường tài chính quốc tế, để thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển lành mạnh, đảm bảo tính công khai, minh bạch, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, bản thân các tổ chức này trong đó có hệ thống các công ty chứng khoán cần phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý rủi ro để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro nội tại, những sai sót, gian lận trong việc cung cấp dịch vụ, từ đó phát triển ổn định và bền vững. Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro là một nội dung quan trọng giúp công ty có thể chủ động đưa ra các quyết định kinh doanh và thực hiện các hoạt động này một cách công khai, minh bạch, hiệu quả. Vai trò của quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp đã được các nhà nghiên cứu tại các nước trên thế giới nghiên cứu sâu sắc dưới nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu của Clup (2002) về mối quan hệ giữa quản lý rủi ro và cấu trúc vốn của doanh nghiệp đã chỉ ra rằng khi những giả định của Lý thuyết cấu trúc vốn M&M (Modigliani & Miller) thay đổi, quản lý rủi ro có thể giúp gia tăng giá trị công ty thông qua việc gia tăng giá trị dòng tiền kỳ vọng của công ty, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn [36]. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức và quy mô về những vấn đề này cho công ty chứng khoán. Chính vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sỹ, với mong muốn nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tại các công ty chứng khoán, từ đó góp thêm tiếng nói phản biện cho các công ty chứng khoán, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có cơ sở vững chắc hơn trong việc ra quyết định để quản lý rủi ro một cách tốt nhất, đề tài “Tăng cường Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các Công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam” đã được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ. 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Khái niệm quản lý rủi ro doanh nghiệp (Risk Management - ERM) chính thức xuất hiện vào đầu những năm 1950 trên thế giới. Đến năm 1963, nghiên cứu của Robert Mehr và Bob Hedges đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực nghiên cứu về ERM bằng việc tổng kết các quan niệm trước đây về QLRR và đưa ra một định nghĩa mới về vấn đề này. Theo Robert và Bob, ERM là một quy trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ [81]. Trên nền tảng lý thuyết này, các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, quản lý rủi ro được thực hiện như thế nào? Nghiên cứu của Clup (2002) đã cụ thể hóa quy trình QLRR bao gồm các bước cơ bản: nhận diện rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân loại xếp hạng, báo cáo rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro. Nghiên cứu của Standard & Poor (2008) cho rằng một quy trình QLRR doanh nghiệp không nhằm mục tiêu loại bỏ hết các rủi ro của doanh nghiệp hoặc thay thế cho bộ phận kiểm soát nội bộ, thực chất QLRR được xây dựng nhằm đảm bảo khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Nghiên cứu của Lisa (2002) cũng đồng thuận với quan điểm này với khái niệm QLRR tích hợp (Intergrated risk management), trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp; cấu trúc vốn vốn và sử dụng các công cụ tài chính để đạt được mục tiêu rủi ro [36, 64, 87]. Thứ hai, quản lý rủi ro có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Lý thuyết M&M về quản lý rủi ro cho thấy, trong điều kiện thị trường không có thuế, không có chi phí giao dịch, thông tin luôn sẵn có cho mọi người và không phải tốn phí thì các quyết định tài chính không làm ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp không cần phải quản lý rủi ro. Trong những năm 1960, dựa trên lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư của Markowitz (1952), Treynor (1961, 1962); Sharpe (1964); Lintner (1965); và Mossin (1966) đã phát triển mô hình định 9 giá tài sản vốn (CAPM). Theo mô hình này, phần bù rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân chỉ phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng chấp rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư. Rủi ro hệ thống của doanh nghiệp còn được gọi là rủi ro thị trương, phụ thuộc vào hệ số tương quan tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp với tỷ suất sinh lời thị trường và được tính bằng hệ số beta theo mô hình CAPM. Điều này hàm ý rằng doanh nghiệp không cần quản lý rủi ro để giảm thiểu rủi ro phi hệ thống bởi vì điều này được thực hiện hiệu quả hơn bởi nhà đầu tư cá nhân thông qua danh mục đầu tư đa dạng hóa hoàn hảo [63, 65, 74, 94, 95]. Tuy nhiên, năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Như vậy, mô hình thuế M&M cho thấy khi các giả định trước đó không còn đúng, cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Điều này cũng đúng với quản lý rủi ro doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu của Froot và Stein (1997) chứng minh rằng nhà đầu tư khó có thể xây dựng được một danh mục đầu tư đa dạng hóa hoàn hảo, vì vậy chi phí giảm thiểu rủi ro phi hệ thống thường cao hơn lợi ích mang lại trong điều kiện thị trường không hoàn hảo. Nghiên cứu của Clup (1995) đã hệ thống hóa các luận điểm về ERM giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị trường không hoàn hảo. Mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như cổ đông đều hướng đến tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp thông qua các kênh sau: - Smith và Stulz (1985) đã đặt nền móng đầu tiên về mối quan hệ giữa ERM và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp với kết luận QLRR sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu mức biến động dòng lợi nhuận trước thuế, từ đó giảm thiểu mức thuế suất phải nộp và gia tăng lợi nhuận kỳ vọng sau thuế miễn là chi phí QLRR không phải quá lớn [86]. 10 - Dựa trên việc phân loại các chi phí đại diện, nghiên cứu của Jensen & Meckling cũng chứng minh mâu thuẫn lợi ích có thể giảm thiểu bằng ERM. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp sẽ ngăn ngừa nhà quản lý không thực hiện một dự án kinh doanh mà rủi ro cao hơn kỳ vọng. ERM sẽ đảm bảo để lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp được xây dựng và thực hiện theo khả năng chấp nhận rủi ro của cả nhà quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp (Stulz, 2002). Ngoài ra, ERM giúp tăng cường giám sát hoạt động của nhà quản lý bằng cách thiết lập mối tương quan giữa kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định của nhà quản lý và chính sách lương thưởng; đánh giá hiệu quả quản lý của các nhà quản lý chính xác hơn dựa trên mục tiêu lợi nhuận – rủi ro, từ đó hướng mục tiêu quản lý doanh nghiệp theo lợi ích của các cổ đông hay chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp (Breeden và Viswanathan, 1998; Degeorge, Moselle và Zeckhauser, 1996; DeMarzo và Duffie, 1995; Ljungqvist, 1994; Stulz, 1996). - ERM cũng có thể góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp thông qua việc kết nối hiệu quả chính sách tài chính và chính sách đầu tư trong thị trường vốn không hoàn hảo. Trên thực tế, một doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản lý rủi ro có thể đảm bảo dòng tiền ổn định cho phép theo đuổi kế hoạch đầu tư tối ưu là kết quả nghiên cứu của Chidambaran và các cộng sự năm 2001; Copeland và Copeland, 1999; Froot , Scharfstein và Stein , 1993 -1994; Lewent và Kearney 1990; Mello và Parsons, 1999 và 2000; Minton và Schrand,1999; Moore, Culver và Masterman , 2000; Santomero, 1995. - Smith và Stulz (1985) là những người đầu tiên nghiên cứu về tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp đã kết luận rằng một doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính có thể phải gánh chịu chi phí kiệt quệ tài chính trực tiếp và chi phí kiệt quệ tài chính gián tiếp. ERM không ảnh hưởng ngay lập tức đến chi phí kiệt quệ tài chính, song có thể làm giảm nhẹ mức biến động dòng tiền của doanh nghiệp hay rủi ro vỡ nợ. Kết quả là, ERM có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách hạ thấp chi phí kiệt quệ tài chính (Dolde, 1993; Mayers và Smith, 1982; [...]... trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN 1.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1.1... thống quy trình quản lý rủi ro và các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện QLRR trong hoạt động kinh doanh của CTCK và hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện này Nhận diện và phân tích mức độ rủi ro của từng loại rủi ro theo hai nhóm (rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống) trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán Việt Nam tồn tại dưới hình thức là công ty cổ phần thông qua nghiên... giữa các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty Luận văn cũng chưa làm rõ thực trạng xử lý rủi ro, các công cụ, biện pháp phòng hộ rủi ro tại các công ty chứng khoán Ngoài ra, luận văn cũng chưa hệ thống hóa các loại rủi ro và mức độ tác động của từng loại rủi ro đến hoạt động kinh doanh của CTCK Từ đó để thấy rằng những loại rủi ro nào nghiêm trọng và cần phòng ngừa và những loại rủi ro. .. khía cạnh quản trị doanh nghiệp mà tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của QLRR bao gồm nghiên cứu các loại rủi ro, quy trình quản lý rủi ro và mức độ thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK tồn tại dưới hình thức là công ty cổ phần 16 Phạm vi nghiên cứu là nhóm các công ty cổ phần chứng khoán Việt Nam, bao gồm cả công ty chưa niêm yết và đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà... hiện QLRR tại các CTCK ở Việt Nam Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện này Trên cơ sở định hướng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của các công ty chứng khoán trong giai đoạn tới, kết hợp với những đánh giá nêu trên, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các CTCK, từ đó giúp công ty gia tăng giá trị,... các nhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho công ty như: Khách hàng đầu tư thua lỗ liên tục; Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoán; Không thẩm định chất lượng tín dụng chặt chẽ 1.2 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán Khái niệm quản lý rủi ro doanh nghiệp (RiskManagement... được các cơ hội kinh doanh hiệu quả thấp Tuy nhiên, cũng rất hiếm khi CTCK có được cơ hội kinh doanh tốt với một mức rủi ro thấp Ba là, rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra 1.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty chứng. .. tài Quản lý rủi ro tại các Công ty cổ phần chứng khoán ở Việt 14 Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, đã đánh giá thực trạng quản lý rủi ro của các công ty chứng khoán trên cơ sở trình bày quy trình từng nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, kế toán tài chính, qua đó đề cập các rủi ro phát sinh của từng nghiệp vụ này Trên cơ sở đó, nêu các biện pháp kiểm soát rủi ro mà các CTCK... trình quản lý rủi ro; hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Đặc biệt cần phải xác định rõ nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện QLRR của CTCK, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp 3 Mục đích nghiên cứu Làm rõ về mặt lý luận các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK và đặc thù quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK tồn tại dưới hình thức sở hữu là công ty cổ phần. .. phẩm nghiệp vụ kinh doanh, do đó phương thức xử lý các rủi ro để tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng linh hoạt hơn Ba là, quản lý rủi ro thông qua quản lý vốn Hoạt động kinh doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong đó điều kiện về vốn luôn được đặt lên hàng đầu Về cơ bản an toàn vốn ở các nước thường được quản lý ở hai cấp độ bắt buộc (vốn pháp định) và tự nguyện (vốn kinh tế) [12] . kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN 1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG. khoán Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh. vững chắc hơn trong việc ra quyết định để quản lý rủi ro một cách tốt nhất, đề tài Tăng cường Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các Công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam đã được

Ngày đăng: 03/11/2014, 11:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết cấu luận án

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN

      • 1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

        • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Chứng khoán

        • 1.1.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán

          • 1.1.2.1.Theo đối tượng và hành vi kinh doanh

          • 1.1.2.2. Theo nguồn gốc phát sinh rủi ro

          • 1.1.2.3. Sự tương tác giữa các loại rủi ro

          • 1.1.3. Nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh Công ty Chứng khoán

            • 1.1.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

            • 1.1.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía công ty chứng khoán

            • 1.1.3.3. Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

            • 1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN

              • 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý rủi ro Công ty cổ phần chứng khoán

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan