1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội

110 475 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 7 MB

Nội dung

nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 1 Ngành kỹ thuật môi trường PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nội vốn nổi tiếng là một trong những Thủ đô có nhiều ao hồ nhất thế giới. Những hồ này không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên, cảnh quan, điều hòa vi khí hậu mà còn có giá trị về văn hóa, là khu danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễ hội. Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm tâm linh của Hà Nội. Có lẽ chính vì vậy mà trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm, các thế hệ ông cha chúng ta đã luôn chú trọng giữ gìn bảo vệ và tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các hồ này, để ngày nay chúng ta có thể tự hào về Thủ đô Hà Nội một thành phố xanh, sạch, đẹp, thành phố của hoà bình với những mặt hồ nước trong xanh thơ mộng. Tuy nhiên, trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành san lấp nhiều hồ để xây dựng nhà cửa, đường phố, mà tiêu biểu là một phần hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang… Đến những năm gần đây với quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển của Hà Nội là khá cao. Bên cạnh mặt tích cực thì mặt trái của vấn đề này đã và đang gây ra nhiều hậu quả. Một trong những hậu quả đó là hiện nay hệ thống hồ đang phải gánh chịu mức độ ô nhiễm lên mức báo động. Những cơ sở sản xuất, y tế, trường học, khu dân cư xung quanh hồ thường xuyên đổ rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng xuống hồ, sự xuất hiện quá mức của các loại tảo xanh, tảo độc trong khi hồ lại thiếu hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải, thu gom rác thải. Những việc làm này đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng các hồ, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cảnh quan, hệ động thực vật sống dưới hồ và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân sinh sống xung quanh khu vực các hồ. Một tình trạng cũng rất phổ biến hiện nay đó là hiện tượng lấn chiếm diện tích mặt nước hồ và xâm phạm vào các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc khu vực xung quanh hồ để xây dựng đô thị và nhà cửa trái phép. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 2 Ngành kỹ thuật môi trường trạng này vẫn còn ngang nhiên tồn tại, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, khai thác hồ nhằm phát triển bền vững. Tình trạng ô nhiễm hệ thống hồ trong khu vực nội thành Hà Nội đã và đang được báo chí và các cơ quan quản lý, nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác, giữ gìn hệ thống sông, hồ. Tuy nhiên, những nỗ lực của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ để giải quyết thực trạng ô nhiễm trước mắt cũng như nguy cơ ô nhiễm nặng hơn trong tương lai. Nên việc khôi phục hồ đòi các giải pháp thích hợp vượt lên các rào cản trên và cần có sự tham gia của cộng đồng. Do vậy , đồ án thực hiện : “ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” . Hy vọng với đề tài này có thể đóng góp một phần vào công tác bảo vệ các hồ một cách hợp lý và bền vững, giữ gìn được vẻ đẹp thơ mộng, thanh bình của thủ đô Hà nội. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Phân tích hiện trạng các hồ Hà Nội và đánh giá những thành công và khó khăn còn tồn tại của chương trình cải tao môi trường một số Hồ Hà Nội. - Nghiên cứu, và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm khắc phục vấn đề môi trường các hồ Hà Nội. - Đưa ra các mục tiêu quản lý, chỉ tiêu và chương trình hành động trong tương lai. - Góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường hồ nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước hồ, xác định các nguồn gây ô nhiểm từ đó đưa ra giải pháp khôi phục và quản lý chất lượng nước hồ cũng như quy hoạch cảnh quan môi trường xung quanh hồ. Phạm vi nghiên cứu tiến hành tại một số hồ ở Hà Nội: hồ Văn Chương, hồ Linh Đàm. Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 3 Ngành kỹ thuật môi trường 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về chất lượng môi trường nước hồ. - Phương pháp điều tra thực địa: điều tra thông tin về các nguồn thải và sự phân bố dân cư xung quanh hồ. - Phương lấy mẫu, phân tích mẫu: lấy mẫu, phân tích mẫu nước của một số hồ đại diện. - Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án và một số chương trình đã và đang thực hiện tại Hà Nội. - Phương pháp tham vấn cộng đồng dân cư. 5. Cấu trúc của đồ án Trong phạm vi nghiên cứu đồ án có những nội dung cơ bản như sau: + Phần mở đầu + Chương 1: Tổng quan về hệ thống hồ Hà Nội + Chương 2: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả khôi phục môi trường hồ Hà Nội + Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp khôi phục một số hồ Hà Nội + Kết luận và kiến nghị. + Tài liệu tham khảo. Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 4 Ngành kỹ thuật môi trường CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ HÀ NỘI 1.1 Thống kê số lượng và diện tích hồ Hà Nội Hà Nội được biết đến là “đô thị ao hồ”, đã tạo nên một vẻ đẹp đặc hữu của một vùng đất kinh kỳ đã có lịch sử 1000 năm văn hiến. Với không gian xanh và mặt nước đáng kể, các hồ Hà Nội đã đang và sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện điều kiện khí hậu và cân bằng thiên nhiên cho thành phố với quy mô dân số cũng như mật độ xây dựng ngày càng tăng. Hệ thống hồ đóng góp vào việc tạo dựng một khu vực cảnh quan phong phú, đa dạng, vừa có tính nhân tạo, vừa có tính tự nhiên hấp dẫn đối với dân cư đô thị, cũng như du khách trong và ngoài nước. Trải qua bao thăng trầm, biến đổi ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử số lượng, diện tích hồ ao của Hà Nội cũng có những biến đổi, và giảm trong hai thập kỷ qua. Trong hội thảo quốc tế với chủ đề "Sử dụng bền vững hồ Hà Nội dựa vào cộng đồng trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu" do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng tổ chức ngày 22/6/2012 phân tích, trong vòng 50 năm qua có đến 80% diện tích mặt nước của thủ đô đã "biến mất". Làm rõ cho ý kiến này, chuyên gia về quản lý nước Nguyễn Công Thành nêu số liệu: Từ năm 1983 đến năm 1996, 1,7km 2 diện tích ao, hồ của Hà Nội đã bị san lấp. Còn một học giả khác đã cung cấp thông tin thông qua ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, trong 10 năm (1986- 1996) Hà Nội đã mất tới 64% diện tích mặt nước ao, hồ. Tại sao diện tích mặt nước (bao gồm ao, hồ, kênh, mương tiêu thoát nước) của Hà Nội bị thu hẹp nhanh chóng đến như vậy. Điều đó tỷ lệ nghịch với những nhà cao tầng, văn phòng, trung tâm thương mại…, xuất hiện trong thành phố với mật độ ngày càng dày đặc. Nói cách khác là cơn lốc đô thị hóa, các dự án phát triển đô thị và tình trạng lấn chiếm bất hợp pháp, một số hồ ao đã bị lấn chiếm để tạo quỹ đất cho phát triển đô thị đã cuốn đi nhiều hồ ao, kênh, mương làm cho diện tích mặt nước phục vụ việc tiêu thoát bị ngót dần. Nhưng ngoài ra hậu quả đó không hẳn thuộc về quá trình đô thị hóa mà còn chính là lỗi của con người khi hằng ngày, hằng giờ đang thực hiện những hành động trái phép khiến diện tích mặt nước càng bị biến mất khỏi đời sống. Nhìn thấy Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 5 Ngành kỹ thuật môi trường rõ nét nhất là sự yếu kém, thậm chí là buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở. Để giải quyết được cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ với sự vào cuộc của cả cộng đồng và toàn xã hội đặc biệt là trong công tác quản lý là tổ chức lại bộ máy quản lý hồ hay nói rõ hơn là làm rõ chủ sở hữu hồ để giao công cụ tài chính và trách nhiệm quản lý, sử dụng hồ trong việc bảo vệ diện tích mặt nước phục vụ việc tiêu thoát cũng như giảm diện tích bê tông hóa mặt đất, quy định chặt chẽ việc cao độ chuẩn trong xây dựng. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ Hà Nội có khoảng hơn 112 hồ bao gồm cả các hồ ngoại thành với tổng diện tích nước mặt khoảng 2.180 ha. Trong nội thành có khoảng 24 hồ lớn với diện tích khoảng 642 ha, chiếm trên 10% diện tích đất nội thành của thành phố Hà Nội, như Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thanh Nhàn, Định Công Ngoài ra, còn nhiều hồ, đầm lớn nhỏ phân bố khắp các quận, huyện của thành phố. Có thể liệt kê một số hồ quan trọng của Hà Nội như sau : Bảng 1-1: Biến động diện tích hồ qua các năm Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 6 Ngành kỹ thuật môi trường Số thứ tự Tên hồ Diện tích năm 1993 (ha) Diện tích năm 2001 (ha) Diện tích năm 2010* (ha) 1 Hồ Tây 526 516 516 2 Trúc Bạch 26 19 18.47 3 Bảy Mẫu 18 18 19.36 4 Ba Mẫu - 4.5 4.12 5 Giảng Võ 4.5 4.5 6 6 Văn chương 6 5.2 1.28 7 Thanh Nhàn 17 8.5 8.5 8 Hoàn Kiếm 16 12 10.6 9 Thiền Quang 5 5.5 4.13 Số thứ tự Tên hồ Diện tích năm 1993 (ha) Diện tích năm 2001 (ha) Diện tích năm 2010* (ha) 10 Kim Liên 3.5 - 0.77 11 Ngọc khánh 3.8 - 3.74 12 Thành Công 6.8 6.1 4.53 13 Giáp Bát 2.4 2.4 2.4 14 Đống Đa 14 14 13.2 15 Nghĩa Đô 4.7 4.7 4.7 16 Định Công 21.5 20.3 20.3 17 Linh Đàm - 74 72 18 Linh Quang 2.8 1.8 - 19 Hai Bà Trưng 1.3 1.1 0.99 20 Yên Sở 43 43 - 21 Thủ Lệ 12 9.9 9.9 22 Trung Tự 5 5.1 5 23 Giám 2.5 0.8 0.69 24 Hố Mè 1.6 1.6 1.3 Tổng 803 756 642 Nguồn: Sở Giao thông Công chính Hà Nội, số liệu được chiết xuất từ ảnh viễn thám Sport năm 2010 Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 7 Ngành kỹ thuật môi trường Từ số liệu cho ta thấy không chỉ số lượng hồ của Hà Nội bị mất dần mà ngay cả diện tích của từng hồ cũng bị thu hẹp dần theo thời gian do các tác động lấn chiếm, san lấp trái phép của con người. 1.2 Chức năng của hồ đô thị Hà Nội Hà Nội có hàng trăm hồ lớn nhỏ, các hồ đều ít nhiều đóng vai trò hồ điều hòa trong hệ thống thoát nước mưa của đô thị có địa hình bằng phẳng như Hà Nội, góp phần cải thiện khí hậu một khu vực nhỏ hoặc lớn tùy theo diện tích hồ, tạo không gian, cảnh quan mặt thoáng cho gió thổi vào phố phường. Tóm lại, hệ thống hồ là thành phần quan trọng trong hệ thống sinh thái đô thị. Từ đó ta có thể phân loại các chức năng chính của hồ như sau: 1.2.1 Chức năng điều tiết khí hậu và dòng chảy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa lớn gây ngập úng và hiện tượng hạn hán ngày càng gia tăng về mức độ và tần suất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Các nhà khoa học khẳng định, các hồ ở Hà Nội đều đóng vai trò điều hòa trong hệ thống thoát nước mưa cho đô thị có địa hình bằng phẳng như Hà Nội, vai trò điều tiết nước của hồ còn giúp hạn chế ảnh hưởng lũ lụt vùng hạ lưu bằng cách lưu trữ lượng nước mưa như một “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, do đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu. Ngoài ra, hồ cũng là nguồn tài nguyên nước mặt, bởi vì về mùa khô, hạn hán thì hồ sẽ trở thành nơi cung cấp nguồn nước tưới hữu hiệu. Không chỉ có chức năng điều tiết lượng nước, hồ Hà Nội còn góp phần cải thiện khí hậu một khu vực nhỏ hoặc lớn của Hà Nội tùy theo diện tích của hồ. Vào mùa nóng, mặt thoáng mang hơi nước mát mẻ của hồ sẽ giúp cho gió mát thổi vào phố phường; vào mùa lạnh, hơi ấm từ hồ giúp cho khí hậu quanh hồ được ấm hơn. Xung quanh hồ thường có lớp phủ thực vật, lớp thực vật này có nhiều chức năng: giúp cho lượng oxi trong khí quyển được đầy đủ, giống như lá phổi xanh của khu dân cư quanh hồ, Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 8 Ngành kỹ thuật môi trường giúp chống xói mòn của dòng chảy trên bề mặt đất, phần đất phủ thực vật quanh hồ giúp nước mưa thẩm thấu nhanh hơn, giảm ngập lụt. Trong khu vực nội thành có thể kể đến như một số hồ như hồ Bảy Mẫu, hồ Trúc Bạch, hồ Định Công, nhưng có lẽ khi nói đến chức năng tiêu thoát nước phải nhắc đến Hồ Tây, hồ với diện tích hơn 500ha và thể tích chứa 10,4 triệu m 3 được xem là hồ lớn nhất Hà Nội, ngoài vai trò tạo cảnh quan, văn hóa… Còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa nước lũ mỗi khi mưa lớn, gây ngập lụt đô thị. Cũng góp phần vào công cuộc thoát nước cho thành phố và có chức năng như các hồ nội thành, thì các hồ ngoại thành cũng có vai trò quan trong trong việc điều hóa, thoát nước. Đặc biệt là cụm hồ điều hòa Yên Sở với diện tích là 103 ha, hệ thống thoát nước của công viên hồ Yên Sở sẽ được thiết kế đồng bộ nhằm đảm bảo chức năng điều hòa của cả thành phố, điều tiết nước khi mưa lũ. Nước của 3 con sông: Sét, Lừ và Tô Lịch được bơm qua sông Hồng, thông qua trạm bơm Yên Sở. Hồ Yên Sở sẽ đóng vai trò điều tiết lưu lượng nước cho trạm bơm này để giải quyết tình trạng ngập úng cho ngoại thành. Trong khu vực nội thành có khoảng 45 hồ thuộc quyền quản lí của Công ty thoát nước. Vì vậy, nếu không muốn Hà Nội bị ngập nặng, các cơ quan chức năng phải nhận thức rõ về chức năng điều hòa nguồn nước của các hồ để có giải pháp phù hợp để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của hệ thống hồ tại Hà Nội, cần phải khẩn trương thực hiện chương trình hành động bảo vệ và tôn tạo cảnh quan hồ Hà Nội giai đoạn 2013-2020. Bảng 1-2: Bảng các hồ thoát nước của Hà Nội TT Tên hồ Chiều sâu trung bình (m) Nguồn tiếp nhận nước thải 1 Hồ Tây 2-4 Hồ Trúc Bạch, Thụy Khê, Yên Phụ. 2 Trúc Bạch 1,5-2 Cống Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trường Tộ Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 9 Ngành kỹ thuật môi trường 3 Giảng Võ 3-4 Khu nhà ở Giảng Võ, Kim Mã, Quốc Tử Giám, Nguyễn Khuyến 4 Thủ Lệ 2-3 Khu Thủ Lệ 5 Bảy Mẫu 2-2,5 Cống Trần Bình Trọng, Lê Duẩn TT Tên hồ Chiều sâu trung bình (m) Nguồn tiếp nhận nước thải 6 Thanh Nhàn 2-3 Khu Thanh Nhàn 7 Hoàn kiếm 2 Cống đường bờ hồ 8 Thiền Quang 3-5 Cống Trần Bình Trọng 9 Kim Liên 1,5-2 Khu nhà ở Kim Liên 10 Giám 1,5-2 Cống Quốc Tử Giám, Văn Miếu 11 Ngọc Khánh 2,5 Khu nhà ở Ngọc Khánh 12 Thành Công 3,5 Khu nhà ở Định Công, cống Chẹm 13 Nghĩa Đô 2,4 Khu nhà ở Nghĩa Đô 14 Trung Tự 4-4,5 Cống Nam Đông Nguồn: Giáo trình thủy văn đô thị, PGS.TS Nguyễn Văn Lai, xuất bản năm 2005- các tuyến mương thoát nước Hà Nội, trang 46. 1.2.2 Xử lý sơ bộ nước thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường Hiện nay các hồ Hà Nội gần như là bắt buộc phải tiếp nhận và tự xử lý nước thải chảy tràn, sinh hoạt, công nghiệp trừ một số hồ như Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, được sử dụng cho mục đích cảnh quan du lịch, điều hoà nước mưa nên tiếp nhận nước thải hạn chế, với chức năng như hồ sinh học để xử lý sơ bộ nước thải, với không gian diện tích lớn, nước thải theo thời gian sẽ tự làm sạch nhờ các quá trình Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 10 Ngành kỹ thuật môi trường hóa học, sinh học… nên giảm một lượng lớn các chất độc hại trong nước thải như BOD, các chất hoá học khó phân huỷ, Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường do nước thải ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Lượng nước thải vào hồ không qua xử lý, vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, làm suy thoái chất lượng nước giảm chức năng của hồ. Ở một số hồ đã có hệ thống thu gom nước thải riêng nên nước thải của một số hồ như Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Thành Công, Đống Đa… được chuyển vào hệ thống cống thoát riêng và hiện một số hồ khác cũng đang được xây dựng. Trong tương lai gần, giải pháp này sẽ được áp dụng cho toàn bộ hệ thống hồ thuộc khu vực đô thị của thành phố. 1.2.3 Chức năng tạo lập cảnh quan văn hoá Sự kết hợp hài hoà của mặt nước và cây xanh ở Hà Nội tạo nên tiềm năng khai thác, sử dụng lớn của hệ thống hồ. Hầu hết các hồ đều nằm trong các công viên hoặc vườn hoa trong thành phố. Công viên kết hợp với mặt nước hồ mang lại vẻ đẹp và sự hài hoà, tạo ra các khu vực vui chơi, giải trí cho người dân. Vẻ đẹp của hồ nước được tăng lên đáng kể khi các kiến trúc công trình xung quanh chúng được thiết kế hợp lý như nhà hàng, tượng đài , làm cho cảnh quan gần với thiên nhiên và sống động hơn, ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần, tâm linh của thành phố. Cảnh quan hồ là một phần bản sắc đô thị của Hà Nội, tạo cảm nhận nơi chốn khá sâu sắc, góp phần làm đậm đà cảm nhận quy thuộc và tình cảm quyến luyến quê hương của người Hà Nội cũng như ký ức lâu bền về Hà Nội cho khách vãng lai. Có thể ví dụ một số hồ nội thành như, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, hồ Bảy Mẫu Với hồ Hoàn Kiếm, quả thực ít có địa danh nào ở Hà Nội lại có sự đan chồng của nhiều tầng, nhiều nét văn hoá như hồ Hoàn Kiếm. Là lá phổi của thành phố, một trong những ốc đảo hiếm hoi cuối cùng mà ta còn có thể tìm thấy được ở chốn thị thành này trước khi bị chết ngạt vì các loại chất thải hay bị bóp nghẹt vì những hành động san lấp đang ngày càng gia tăng. Nơi đây còn được xem là nơi hội tụ của huyền thoại và biểu tượng, một không gian phản chiếu những yếu tố tinh thần, tôn Sinh viên : Nguyễn Thanh Thúy Lớp: 50 MT [...]... 2 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG HỒ HÀ NỘI 2.1 Nhu cầu cải tạo khôi phục môi trường các hồ Hà Nội Trước tình trạng chất lượng môi trường hồ càng ngày càng suy thoái do đó nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để cải tạo các hồ ở Hà Nội đáp ứng cả hai mục đích, điều hòa nước mưa, giảm thiểu úng ngập và cải tạo chất lượng môi trường hồ cần đưa hồ. .. thuật môi trường mọi du khách trong và ngoài nước, đem lại nhiều lợi ích về các mặt môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị Khi Đề án "Cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội" ra đời, thành phố đã phát động thực hiện chương trình lớn xã hội hoá cải tạo môi trường hồ nội thành Hà Nội, hàng chục doanh nghiệp đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và trực tiếp thực hiện các biện pháp cải tạo môi trường hồ, ... Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2008 Chất lượng nước tại một số hồ này được thể hiện qua một số thông số môi trường như hàm lượng BOD 5, dầu mỡ, amoni, photpho đều vượt quá giá trị giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt Trước tốc độ xuống cấp nghiêm trọng của các hồ Hà Nội, khi đề án cải tạo môi trường hồ ra đời thì các hồ này sau... nâng cao chất lượng môi trường cho thành phố, quận mà còn cho toàn thể nhân dân Thủ đô Hà Nội 2.3 Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường ở một số hồ đã được cải tạo Một trong những điều mà người Hà Nội tự hào, đồng thời được du khách khắp nơi trầm trồ, đó là hệ thống ao hồ phong phú, xinh đẹp nằm ngay trong Thủ đô Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước đã có... thoát nước quản lý 5 Số hồ đã Số hồ chưa kè Số hồ có Số hồ hệ thống không xứ lý cho nước nước thải thải chảy vào hồ 1 2 9 2 1 7 1 Số hồ 4 6 1 1 1 Số hồ có hệ thống Số hồ không Số hồ công ty Lớp: 50 MT Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 30 Ngành kỹ thuật môi trường TT Quận kè chưa kè 8 Hoàng Mai 7 17 thoát nước quản lý 8 9 Long Biên 22 12 Tổng 35 75 xứ lý cho nước nước thải thải chảy vào hồ 2 9 45 Nguồn :Báo... biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010, học viên cao học : Nguyễn Thị Hưởng 2.2 Khái quát về chương trình cải tạo phục hồi môi trường hồ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội Sông hồ vốn là tài sản quý của Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay Chính hệ thống sông, hồ đã tạo cho Hà Nội có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Năm 2010, thủ đô Hà Nội tròn ngàn năm tuổi Đại... một số ao, hồ năm 2010 cho thấy: • Hà Nội còn nhiều hồ chưa được kè bờ chiếm 26%, số hồ được kè một phần chiếm 8% Còn lại là được kè bờ toàn bộ (hình 1.2) Hình 1-2: Biểu đồ cơ cấu kè ao, hồ ở Hà Nội Nguồn: Báo cáo của trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng Hà Nội Sự khác nhau về vệ sinh môi trường ở các hồ đã được kè và chưa được kè Đối với các hồ đã được kè, hành lang bờ được giữ gìn tương đối... nhiều hồ, việc cải tạo các hồ như đã nói ở trên không chỉ nhằm mục đích thoát nước mà còn tạo cảnh quan đô thị cho Hà Nội Khi đề án cải tạo hồ ra đời đồng thời để chào đón Thủ đô Hà Nội tròm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, cơ quan lãnh đạo thành phố tiếp tục phát động, kêu gọi các doanh nghiêp, toàn thể cộng đồng cùng tham gia chương trình cải tạo khôi phục môi trường hồ Việc tiến hành cải tạo môi trường. .. giao thông vận tải Hà Nội đã nhiều lần ra quyết định tháo dỡ tàu thuyền kinh doanh trên mặt hồ Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, nhà nổi, du thuyền lại tập trung kinh doanh trở lại và tiếp tục xả rác xuống Hồ Tây 1.4 Những vấn đề môi trường liên quan đến các hồ Hà Nội Từ những nguyên nhân đó đã gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng môi trường hệ thống hồ Hà Nội như: 1.4.1 Biến... thoát nước thải của thành phố chưa hợp lý dẫn đến việc các hồ sau khi cải tạo vẫn xảy ra hiện tượng tái ô nhiễm tại một số hồ như Văn Chương, Văn Quán, Bảy Mẫu, Ba Mẫu Nguyên nhân là do một số người dân sinh sống xung quanh hồ thiếu ý thức đã xả rác thải, nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống hồ Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và cộng đồng môi trường Hà Nội thì hầu như các hồ luôn trong tình trạng . về hệ thống hồ Hà Nội + Chương 2: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả khôi phục môi trường hồ Hà Nội + Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp khôi phục một số hồ Hà Nội + Kết luận và kiến nghị. + Tài. và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2008 Chất lượng nước tại một số hồ này được thể hiện qua một số thông số môi trường như hàm lượng BOD 5 , dầu. vậy , đồ án thực hiện : “ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” . Hy vọng với đề tài này có thể đóng góp một phần vào công tác bảo vệ các hồ một cách hợp lý và bền vững,

Ngày đăng: 03/11/2014, 11:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w