Nghiên cứu vấn đề trong việc quản lý hồ Hà Nội 1 Khung pháp lý hiện nay

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 42 - 43)

2.4.1 Khung pháp lý hiện nay

Để quản lý và bảo vệ môi trường hồ một cách hợp lý và bền vững nên công tác bảo vệ hồ được thể hiện trên nhiều văn bản pháp luật như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ Đa dạng Sinh học, chương trình Nghị sự Thế kỉ 21 và nhiều quy định khác. Nhưng trực tiếp và sát nhất cho công tác bảo vệ hồ Hà Nội là hai điều khoản sau:

 Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường: “UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của ao, hồ, kênh, mương gây ô nhiễm, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mĩ quan thành phố”.

 Điều 17 Luật Tài nguyên Nước quy định về bảo vệ nước ở đô thị, khu dân cư tập trung nêu rõ: “UBND các cấp có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải vào nguồn nước”.

Tuy nhiên hệ thống văn bản dưới luật hướng dẫn việc quản lý hồ ở Hà Nội còn ít và chưa rõ ràng. Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành thể hiện chủ trương phân cấp quản lý ao, hồ. Cụ thể thành phố quản lý hồ trong công viên (Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Yên Sở). Còn quận, huyện quản lý, duy trì các hồ còn lại theo địa giới hành chính. Riêng Hồ Tây được coi như trường hợp đặc biệt. UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND thành phố Hà Nội quy định có ban quản lý riêng quản lý Hồ Tây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w