Giải pháp cho hồ Linh Đàm

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 85 - 102)

- Thông số P tổng, N tổng: Từ kết quả nghiên cứu, với hàm lượng N tổng và P tổng như hiện nay nước hồ theo khả quan tương đối tốt vì một phần do hồ mới đi vào sử

3.3.3 Giải pháp cho hồ Linh Đàm

3.3.3.1 Giải pháp kỹ thuật

a. Giải pháp xử lý nước thải trước khi xả vào hồ

Trong đợt cải tạo cơ quan quản lý đã xây dựng hệ thống tách, thu gom nước thải. Tuy nhiên tại một vài vị trí của khu đô thị bán đảo Linh Đàm, đường Hoàng Liệt các cống nước thải khu dân cư vẫn được xả vào hồ. Vì hồ mới cải tạo, và một phần do diện tích hồ rộng, khả năng làm sạch tốt nên tình trạng nước chưa đến mức báo động. Nên cơ quan cần có những giải pháp quản lý, xử lý nước hồ trước khi xả vào hồ, nếu không một thời gian hồ lại trở lại như trước kia. Do hồ nằm khu vực ven đô nên diện tích tương đối rộng, để tránh tình trạng xả nước trực tiếp vào hồ có thể

đề xuất đưa ra phương án xây trạm xử lý nước thải trước khi vào nguồn tiếp nhận. Trước mắt là xây dựng các đập tràn và công bao tách nước thải không cho đổ thẳng vào hồ. Giếng tách nước thải phải có song chắn rác và hố lắng cát để hạn chế cát và bùn cặn chảy vào hồ khi mưa, và định kì nạo vét đáy hồ nhất là vùng đầu hồ.

Trong trường hợp đặc biệt, khi tổ chức thoát nước phân tán, nước thải được xử lý phải đáp ứng các quy định về vệ sinh môi trường và phù hợp với khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận sẽ được xả vào hồ. Đối với các trạm xử lý nước thải (XLNT) lưu vực hồ, các yêu cầu xử lý tập trung vào giảm hàm lượng cặn lơ lửng, BOD, các chất dinh dưỡng nitơ và photpho, tổng coliform... đến mức giới hạn cho phép nhằm duy trì chế độ oxi cũng như hạn chế nguy cơ phú dưỡng và xuất hiện bệnh dịch trong hồ. Sơ đồ công nghệ, cấu tạo và chế độ vận hành các công trình trạm XLNT phụ thuộc loại nguồn tiếp nhận. Khi xây dựng các trạm XLNT trong khu, điểm cần lưu ý là đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và cảnh quan. Vì vậy xử lý nước thải trước khi vào hồ là vấn đề quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước hồ.

b. Áp dụng sử dụng các cây thủy sinh

Hiện nay hồ chưa áp dụng trồng các loại cây thủy sinh nên biện pháp để cải thiện chất lượng nước là áp dụng thử nghiệm các cây thủy sinh, vừa rẻ, dễ thích nghi, không những vừa tạo cảnh quan, cân bằng hệ sinh thái trong hồ mà còn đáp ứng như cầu oxi cho nước và đảm bảo tốt chất lượng nước hồ lâu dài. Quy trình công nghệ không phức tạp, và chi phí để xử lý không cao khoảng 8.000đồng/m2 . Dựa vào các tính năng của các loại cây thủy sinh và kinh nghiệm được áp dụng tại các hồ trước để lựa chọn cho hồ. Như cây thủy trúc, sen, súng, lau, sậy, các loại bèo… Cách tốt nhất để kiểm soát được sự phát triển, vừa tạo cảnh quan đẹp cho mặt hồ là đóng thành các bè thả trên mặt hồ tại các vị trí nhiều nguồn xả như khu đô thị bán đảo và khu vực các cống thoát nước xung quanh hồ, khoảng 8m2 thủy sinh/1000m2 diện tích mặt hồ. Ở Nhật Bản người ta đã áp dụng thành công phương pháp tạo chúng thành từng giỏ hoa sen, hoa súng nổi lênh đênh trên mặt nước để tạo

không gian cảnh quan cho hồ. Một cách khác để cải tạo nước hồ mà không lo bị xâm lấn mặt nước là sử dụng các loại rong, tảo... Đây là thực vật thủy sinh sống ở tầng giữa của mặt nước, chúng sẽ tạo cho nước hồ màu trong xanh và cảnh quan đẹp. Trong quá trình trồng các loài này cũng phải thường xuyên vớt bỏ những cây già cỗi để tránh việc các cây này sau khi chết, thối rữa và làm bẩn nước hồ. So với những phương pháp xử lý nước thải khác, hình thức xử lý nước thải bằng thực vật được đánh giá là thân thiện với môi trường, ít tốn kém, mà hiệu quả xử lý ô nhiễm cũng khá cao.

 Tính toán việc sử dụng cây thủy sinh

Hồ Linh Đàm có diện tích bề mặt khoảng 720.000m2. Nên diện tích cây thủy sinh sử dụng cho hồ:

5760 (m2 )

• Các cây thủy sinh sẽ đóng thành từng bè với diện tích mỗi bè khoảng 10m2. Do đó số bè thủy sinh cần thả trong hồ:

576(bè)

• Theo giá thị trường hiện nay để xử lý nước hồ bằng cây thủy sinh thì khoảng 8.000đồng/m2. Chi phí để mua cây thủy sinh: 5760 8.000 46.080.000 (VNĐ)

• Chí phí đóng bè: Bè được đóng bằng ống nhựa pvc đường kính 48, đóng thành hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 2m.

Theo bảng báo giá ống nhựa PVC, D48 có giá 16.300/mét Chi phí cho 1 bè: [(5 2 ) ] 16300 228.200 (VNĐ)

Do đó chi phí cho cả hồ: 228.200576 131.443.200 (VNĐ) Nên tổng chi phí sử dụng cây thủy sinh:

46.080.000 131.443.200 177.523.200 (VNĐ)

Hiện nay hồ có diện tích tương đối lớn, nên trước khi thả cần dựa vào hiện trạng chất lượng nước hồ tại từng khu vực để chọn số lượng bè thả phù hợp sao cho việc kiểm soát cây thủy sinh được dễ dàng và đỡ tốn kém kinh phí.

c. Hoàn thiện việc kè bờ

Thực tế cho thấy việc kè hồ đã đưa lại một số hiệu quả trong đó có việc hạn chế việc đổ rác bừa bãi ra ven hồ, tránh tình trạng sạt lở đất, đá, lấn chiếm lòng hồ.

Cần lựa chọn phương án kè hồ như thế nào cho hiệu quả. Từ hiện trạng thực tế có thể thấy hầu hết các hồ Hà Nội hiện nay đều kè bờ bằng biện pháp bê tông hóa toàn thành bờ hồ. Việc kè hồ bê tông hóa không những mang lại lợi ích nhiều mà còn gây ra những hạn chế. Sự trả giá ngay tức thì là sau khi cải tạo, kè hồ, các hồ không sạch hơn mà trở nên hôi thối, bốc mùi nồng nặc, nhất là thời điểm giao mùa. Vì việc kè bờ bê tông hóa chỉ có tác dụng trước mắt, chứ không hiệu quả lâu dài.

Ngoài ra một hậu quả lớn do kè không đúng kĩ thuật đó những năm gần đây Hà Nội luôn trong tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Vì mặt bờ bị bê tông hoá gần hết nên không còn khả năng tự thấm nước, hay mất đi lớp thảm phủ thực vật có khả năng giữ nước làm cho nước mưa tự ngấm rất khó khăn... Ở Tây Âu đã mắc sai lầm khi bê tông hoá, nhựa hoá hai bên bờ sông Xen, sông Đa-Nuýp... nên đã từng bị ngập lụt lớn. Người ta dự tính nếu mật độ xây dựng và lượng cây xanh, vườn hoa thảm cỏ đảm bảo tiêu chuẩn thì lượng nước mưa tự ngấm ở các đô thị có thể đạt đến 50% đến 60%, còn lại 40% đến 50% mới chảy ra cống thoát. Nếu sử dụng loại gạch lát vỉa hè không có mạch vữa cũng sẽ tăng hiệu quả tự thoát nước. Nước mưa ngấm tự nhiên xuống lòng đất làm tăng lượng nước ngầm, bổ sung cho các giếng khoan của nhà máy nước một lượng nước hữu ích. Nhận định về tình trạng bê tông hoá hồ, GS.TSKH Trần Hiếu Nhuệ Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường cũng nhận định: “Việc bê tông hoá quá mức vô hình chung đã hạn chế khả năng thẩm thấu nước”. Đưa ra bằng chứng cho nhận định của mình, G.S Nhuệ ví dụ về hàng loạt các cầu nhỏ khu vực Hoà Mục, Trung Hoà…. chỉ cần mưa to một chút là nước nghẽn lại.

 Đề xuất phương án kè bờ hồ hợp lý:

Hiện nay Hồ Linh Đàm không những không nhận thấy hậu quả trước mắt, rút kinh nghiệm từ các hồ trước mà hồ vẫn đang áp dụng phương pháp kè bờ bê tông hóa này, hồ đã kè được hơn nửa diện tích bờ hồ. Do vậy, để giữ gìn môi trường hồ tốt thì phần bờ còn lại cần được kè với phương pháp thân thiện với môi trường. Như đã áp dụng ở một số nơi như hồ Thạch Bàn (h2.1), hồ Văn Chương (h3.4), hồ Đắc Di…, xen kẽ các ô bê tông là các ô đất trống, hay dùng các loại gạch thiết kế rỗng

để lát quanh bờ..., tận dụng lỗ đất trống có thể trồng các loại thực vật. Có thể làm kè sâu, kè chìm xuống nước, thậm chí cho cỏ lan xuống cả mặt nước... Việc kè bê tông với các lỗ rỗng giúp cho hồ thực hiện được chu trình trao đổi giữa môi trường nước hồ và môi trường đất. Cụ thể khi dòng chảy bề mặt trước khi chảy xuống hồ hay nước từ trong hồ sẽ ngấm vào trong đất qua các lỗ rỗng, cùng với vi sinh vật trong đất sẽ lọc giữ các chất ô nhiễm có trong nước, không những thế các cây thực vật phát triển tại các lỗ rỗng này còn có tác dụng hấp thụ các chất hữu cơ, chất độc hại cho môi trường nước dẫn đến làm cải thiện chất lượng nước hồ tốt hơn.

Hình 3-11: Bờ hồ được kè theo hướng thân thiện với môi trường

Ngoài ra, khi kè bờ cần chú ý đến phương án taluy bờ hồ không được quá thoải, vì sẽ làm giảm sức chứa của lòng hồ tùy vào vị trí đặc điểm của từng hồ để thiết kế độ dốc cho bờ phù hợp và xung quanh hồ phải xây dựng các đường bậc thang, lối đi xuống hồ để phục vụ cho công tác dọn dẹn vệ sinh hồ… Nếu trong những trường hợp bất khả kháng, nếu có phải xây, kè bê tông thì nên cân nhắc thận trọng, có sự tư vấn của các nhà khoa học. Để đảm bảo tính mỹ quan cũng như đảm bảo yêu cầu điều hòa nước.

 Tính toán chi phí công tác đào đất

Công tác đào đất được thực hiện bằng phương pháp đào thủ công. Theo số liệu đo đạc bờ hồ có tổng chiều dài 7200m, hiện hồ đã kè được khoảng 4000m, nên chiều dài phần bờ còn lại cần kè là 3200m.

Ta có chiều dài bờ cần đào 3200m, chiều rộng bờ cần đào 2,5m, độ sâu cần đào 20cm. Khối lượng đất cần được đào: 3200 2,5 0,2 1600 m3 đất

Theo đơn giá xây dựng, quyết định số 5481/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội năm 2011. Chi phí đào đất xác định theo mã:

Mã hiệu Danh mục đơn giá Đơn vị Đơn giá nhân công

Đồng/1m3

AB.1151 2

Đào kênh mương rộng 3, sâu 1m, đất

cấp II m

3 181.202

Nên chi phí cho công tác đào đất : 1600 289.923.200 (VNĐ)

• Đất sau khi đào có thể vận chuyển đem tới vị trí tập kết hoặc do hiện nay hồ đang làm đường đi vào giữa hồ nên có thể tận dụng đất để làm đường.

 Tính toán chi phí công tác đổ bê tông kè bờ

Hồ kè với chiều dài 3200m, chiều rộng bờ kè 2,5m, và độ dốc bờ khoảng 450. Theo đơn giá xây dựng, quyết định số 5481. Chi phí được xác định theo mã::

Mã AF.15300 - Bê tông mái bờ dày ≤ 20cm.

Mã hiệu Danh mục

đơn giá Đơnvị Đơn giáVật liệu Đơn giánhân công Đơn giá Máy thi công Tổng đơn giá Đồng/1m3

AF.15313 Bê tông máibờ, đá 1x2 Mac 200

m3 657.131 654.984 67.224 1.379.339

Ta có: Diện tích bờ hồ cần kè: 3200 2,5 8000 (m2) Bờ dày bê tông khoảng: 0,2m

Chi phí cho đổ bê tông bờ:

Nên chi phí công tác kè bờ:

289.923.200 2.206.942.400 2.496.865.600 (VNĐ)

d. Tăng cường bổ sung làm giàu oxi cho nước hồ

Việc bổ sung lượng oxi cho nước hồ rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của nước hồ. Hiện nay có nhiều biện pháp làm thoáng nhân tạo để cấp oxi cho nguồn nước. Ngoài các phương pháp áp dụng đối với hồ Văn Chương, với địa hình của hồ Linh Đàm có thể áp dụng thêm các phương pháp như xây dựng đài tạo tia phun nước, thông khí cho tầng đáy, tạo dòng chảy ra vào hồ…

 Xây dựng đài phun nước: Với diện tích và địa hình hồ rất phù hợp để xây dựng đài phun nước. Khi thiết kế đài phun nước trong lòng hồ cần lắp đặt thêm hệ thống ống dẫn khí ra các hướng khác nhau của hồ. Khi hệ thống vòi phun hoạt động nước trong hồ được tạo thành các tia phun nước sẽ thúc đẩy quá trình thâm nhập, khuếch tán oxi không khí vào trong nước, làm cho các quá trình phân hủy diễn ra hiệu quả và giúp cho sự sống và phát triển của sinh vật trong nước. Không những thế tạo đài phun nước trong hồ tạo cảnh quan, không gian mát mẻ, thoáng đãng cho hồ.

Hình 3-12: Đài phun nước với các vòi phun nhỏ

Nguồn:http://nhacnuoc.wordpress.com

 Tạo dòng lưu thông giữa các hồ

Để thực hiện được biện pháp này, cần lựa chọn các cụm nhóm hồ cùng chức năng một cách phù hợp để tránh tính trạng làm ảnh hưởng chất lượng nước giữa các hồ với nhau. Do đó Hồ Yên Sở được đề xuất là hồ lưu thông dòng chảy với hồ Linh Đàm. Hồ Yên sở cũng thuộc quận Hoàng Mai với diện tích hồ tương đối lớn là 43ha nên chức năng chính của hồ chủ yếu là điều hòa thoát nước cho khu vực. Khi lưu thông giữa các hồ với nhau không những để điều hoà nồng độ, lưu lượng nước giữa các mùa mà còn là yếu tố quan trọng tạo dòng chảy thuận lợi để gia tăng hàm lượng oxi hoà tan trong nước hồ.

 Thông khí cho tầng nước tầng đáy

Nước hồ sau khi một thời gian dài thì nước ở tầng đáy thường nghèo oxi và giàu chất dinh dưỡng do quá trình lắng và bổ sung từ bùn đáy. Biện pháp này nhằm bổ sung ôxy cho tầng đáy và giảm lượng dinh dưỡng trong nước.

Hình 3-13: Sơ đồ nguyên tắc thay nước tầng đáy

Khi nguồn nước bị ô nhiễm, một trong những biểu hiện là thiếu oxi hoà tan trầm trọng, đặc biệt ở tầng đáy. Trong những năm gần đây, nhiều nước như Đức, Nhật Bản, … dùng biện pháp thông khí tầng đáy với các thiết bị công suất 50 - 200W/1000m2, sẽ hút khối nước nghèo oxi ở tầng đáy lên bằng ống xiphông, có van điều chỉnh để tránh tình trạng xáo trộn các tầng nước hồ. Sau đó nước hồ trải đều trên mặt thoáng ( một bãi lọc trồng cây hay khu vực tiếp nhận nước bên cạnh hồ). Do được tiếp xúc trực tiếp với không khí giàu oxi nên hiệu quả trao đổi oxi hơn hẳn các phương pháp khác. Oxi hoà tan được phân bố đều khắp nguồn nước nên quá trình tự làm sạch của nước hồ diễn ra mạnh, vi khuẩn hiếu khí phát triển hạn chế sự phát triển của tảo. Ngoài ra các khí độc (H2S, NH3, CH4) ở tầng nước đáy được đưa lên và khuếch tán vào không khí. Khi đưa lên mặt thoáng, nước được sát trùng loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bởi tia cực tím của mặt trời. Nước hồ sau khi xử lí có thể bơm quay trở lại hồ duy trì mực nước trong hồ hay thấm xuống các tầng đất rồi bổ

sung một lượng vào hồ , nên thiết kế thêm các vòi theo các hướng khác nhau để nước sau khi xử lý có thể trải đều khắp hồ, trên đường ống lắp thiết bị Ejector để cung cấp, bổ sung không khí vào hồ. Khi tầng đáy được thông khí sẽ kích thích vi sinh vật hiếu khí, động vật bậc thấp tầng đáy phát triển, làm tăng khả năng phân hủy, chuyển hóa sinh khối dưới đáy hồ nên giảm đáng kể lượng bùn đáy… Từ đó cải thiện được chất lượng nước trong hồ. .

• Lựa chon vị trí tiếp nhận xử lý nước tầng đáy

Để áp dụng phương pháp này yêu cầu cần có diện tích đất để tiếp nhận lượng nước đáy. Do hồ nằm ở vị trí ven đô nên diện tích khu vực xung quanh hồ tương đối rộng nên áp dụng phương pháp là khả quan và phù hợp. Nước tầng đáy sau khi được hút lên bằng máy bơm hút nước chạy bằng năng lượng mặt trời được đề xuất đưa lên mặt thoáng tại khu vực phía đường Nguyễn Hữu Thọ hay bên phía khu đô thị bán đảo. Dựa vào đặc điểm của mỗi vị trí để đưa ra phương án xử lý thích hợp.

- Xử lý nước bằng cánh đồng lọc: Sẽ tận dụng khu đất khuôn viên ở phía nam hồ Linh Đàm, gần khu vực bán đảo làm nơi tiếp nhận với diện tích khoảng 2000m2.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 85 - 102)