Trước tình trạng chất lượng môi trường hồ càng ngày càng suy thoái do đó nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để cải tạo các hồ ở Hà Nội đáp ứng cả hai mục đích, điều hòa nước mưa, giảm thiểu úng ngập và cải tạo chất lượng môi trường hồ cần đưa hồ trở lại với đúng bản chất của nó. Giữ gìn, cải tạo, phát triển hồ là một việc làm hết sức cấp thiết. Các lãnh đạo thành phố, các ngành và các cơ quan quản lý đều rất quan tâm đến vai trò và hoạt động của các hồ, đều mong muốn các hồ của chúng ta trong sạch, đảm nhiệm được các chức năng của hồ trong hệ sinh thái đô thị và cảnh quan của Thủ đô. Các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp tích cực và đã thực thi như là tát cạn, nạo vét bùn và nuôi thả cá, ngăn chặn dòng nước thải ô nhiễm chảy vào hồ... Tuy nhiên, các biện pháp vẫn chưa được hoàn chỉnh, chưa có hệ thống và cơ sở khoa học vững chắc nên kết quả không đạt được sự mong muốn. Hầu hết các hồ đã được cải tạo hoặc chưa được cải tạo đều trong tình trạng bị suy thoái nhiều hoặc ít nhiều bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và tảo độc... Mọi người thường có quan điểm là việc cải tạo hồ cần bỏ ra nhiều tiền mà không thu về được đồng nào. Quan điểm này là sai lầm khi môi trường, cảnh quan của hồ được cải tạo, làm tăng giá trị thẩm mỹ và vật chất cho Hà Nội, tạo ra bản sắc cho đô thị, thì từ đó có thể kiếm tiền cho đô thị thông qua việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. TS. Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị&Phát triển Hạ tầng nêu thí dụ về hồ Tây Hồ ở Hàng Châu (Trung Quốc). Hồ này được chính quyền TP. Hàng Châu đầu tư tôn tạo từ những năm 50, tới nay đã được UNESCO công nhận là "cảnh quan văn hóa" và đã trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút khách du lịch, danh tiếng lan rộng ra trong và ngoài nước. Theo các nhà môi trường và các kiến trúc sư, về mặt tôn tạo cảnh quan, trước mắt chỉ nên tập trung nguồn lực chủ yếu cho dự án Hồ Tây- Hà Nội, để trong khoảng dăm năm, hồ này trở thành địa chỉ du lịch trọng điểm hấp dẫn
mọi du khách trong và ngoài nước, đem lại nhiều lợi ích về các mặt môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị.
Khi Đề án "Cải tạo môi trường các hồ nội thành Hà Nội" ra đời, thành phố đã phát động thực hiện chương trình lớn xã hội hoá cải tạo môi trường hồ nội thành Hà Nội, hàng chục doanh nghiệp đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng và trực tiếp thực hiện các biện pháp cải tạo môi trường hồ, tạo cảnh quan đô thị, cải tạo điều kiện sống cho người dân Thủ đô. Thực hiện Đề án trên, thành phố sẽ cải tạo, khôi phục tổng 112 hồ, trong đó khoảng 111 hồ nội thành và một hồ ở thị xã Sơn tây, được triển khai cải tạo theo ba giai đoạn đến năm 2015. Giai đoạn I được triển khai từ quý I/2010, hiện nay đã có 45 hồ đã và đang nhằm cải thiện điều kiện cảnh quan môi trường, tình trạng úng ngập, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 1.447.430 triệu đồng. Trong đó có rất nhiều hồ được cải tạo theo phương thức xã hội hóa kết hợp ủng hộ kinh phí. Ông Trần Đức Vũ, Phó Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư cho biết, trong giai đoạn I, các doanh nghiệp đã ủng hộ khoảng 200 tỷ đồng để cải tạo 23 hồ. Thực hiện giai đoạn II của đề án, thành phố vẫn tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp kinh phí. Việc các doanh nghiệp chung tay cùng thành phố để cải tạo các hồ là việc làm đáng quý và ông cũng đề nghị các doanh nghiệp cùng tính toán kỹ, để làm sao đầu tư cải tạo hồ nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của dân cư sống xung quanh. “Không thể để cải tạo một cái hồ, làm cho cảnh quan đẹp thêm nhưng lại phải di dời quá nhiều dân”. Thành phố cam kết sẽ cùng các doanh nghiệp cải tạo được nhiều nhất số hồ có thể cải tạo. Theo đó, có 3 hình thức tham gia: Một là đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp tự bỏ tiền, tự đầu tư cải tạo và bàn giao lại cho thành phố để khai thác, sử dụng; hai là đầu tư gián tiếp (doanh nghiệp đóng góp tiền, UBND.TP giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư cải tạo hồ); ba là hỗ trợ (tặng tiền để thành phố cải tạo hồ). Thành phố sẽ tạo mọi kiện về chính sách đầu tư như: Miễn giảm tiền sử dụng đất (nếu khai thác kinh doanh dịch vụ từ dự án) theo quy định; Các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng do thành phố chịu trách nhiệm; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu khai thác kinh doanh dịch vụ từ dự án); Được phép khai thác sử dụng các công trình đã đầu tư như mặt nước, hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ
để phục vụ mục đích kinh doanh liên quan đến vấn đề quản lý hệ thống thoát nước; Được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước..
Hiện nay, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường hồ nói riêng luôn là một vấn đề dân sinh bức xúc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với cách làm trên, thành phố Hà Nội đã huy động được rất nhiều các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào một việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm bảo vệ môi trường Thủ đô ngày càng xanh, sạch, đẹp. Thế nhưng làm sao để giữ mãi màu xanh trong của các hồ sau khi cải tạo trong khi nguồn nước thải của thành phố chưa qua xử lý vẫn xả vào hồ lại là một vấn đề không hề đơn giản. Vì thế để môi trường luôn bền vũng các cơ quan quản lý nhanh chóng bắt tay nghiên cứu, thực hiện để đưa ra các giải pháp tối ưu, đảm bảo nhất trong việc bảo vệ hồ.
Bảng 2-1: Tình hình cải tạo một số hồ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
TT Quận Số hồ đã kè Số hồ chưa kè Số hồ có hệ thống xứ lý nước thải Số hồ không cho nước thải chảy vào hồ Số hồ công ty thoát nước quản lý 1 Ba Đình 9 3 4 7 2 Hoàn Kiếm 1 1 1 3 Đống Đa 6 5 1 2 9 4 Hai Bà Trưng 6 1 2 6 5 Tây Hồ 1 19 1 1 6 Cầu Giấy 1 1 1 7 Thanh Xuân 3 5 Số hồ đã Số hồ Số hồ có hệ thống Số hồ không Số hồ công ty
TT Quận kè chưa kè xứ lý
nước thải cho nướcthải chảy vào hồ thoát nước quản lý 8 Hoàng Mai 7 17 8 9 Long Biên 22 12 Tổng 35 75 2 9 45
Nguồn :Báo cáo diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010, học viên cao học : Nguyễn Thị Hưởng