Hiện trạng hồ văn chương

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 52 - 57)

Hình 3-1: Bản đồ vị trí hồ Văn Chương, quận Đống Đa - Hà Nội.

Nguồn: Google Maps

Hồ Văn Chương trước kia có tên gọi là hồ Huy Văn, với diện tích rộng khoảng 1,28 ha, chiều dài 160 m, chiều rộng 80 m, độ sâu mặt nước cao nhất khoảng 7m, chỗ nông nhất 3m. Hồ nằm trên địa bàn của 3 phường: Văn Chương, Thổ Quan và Hàng Bột thuộc quận Đống Đa. Vốn nổi tiếng là một trong những “lá phổi xanh” của quận Đống Đa. Trước kia, hồ rất rộng, nước trong vắt, xung quanh bờ có hàng cây bóng mát. Với diện tích tương đối nhỏ nên chỉ có chức năng tạo cảnh quan cho khu vực, chức năng điều hòa, thoát nước cho khu vực còn hạn chế. Tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xung quanh đổ đất lấn chiếm, xây dựng nhà ở, công trình phụ, điểm kinh doanh phế liệu, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… khiến mặt hồ ngày càng bị co hẹp. Phế thải, nước thải, các chất cặn bã trong sinh hoạt, chăn nuôi, kinh doanh của các hộ dân quanh bờ được xả xuống khiến hồ

Văn Chương ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nước hồ đen đặc, quanh bờ ngập ngụa rác, ruồi muỗi nhiều vô kể và thường xuyên bốc mùi hôi tanh rất khó chịu. Sau khi được cơ quan chính quan tâm và và quận, tháng 4/2006 hồ được đưa vào cải tạo, với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là 75 tỷ đồng, trong đó kinh phí GPMB là 64 tỷ đồng. Dự kiến công trình này sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 1/2007. Sau bao nhiêu năm ì trệ do vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng cho người dân xung quanh, thì năm 2010 hồ cũng hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức. Từ thực trạng có thể đánh giá những thành công đạt được và các vấn đề còn tồn tại của hồ sau khi cải tạo:

 Những thành công: Hồ sau cải tạo thì hiện nay cảnh quan hồ được cải thiện rõ rệt với đường dạo, hành lang, dãy cây xanh, có hệ thống thu gom nước mưa xung quanh hồ, hằng ngày có đông người đến tập thể dục, nghỉ ngơi…Trong đó diện tích mặt hồ sau khi cải tạo là 12.800m2, các hạng mục chính của dự án gồm kè mái nghiêng bằng đá hộc lỗ rỗng dài 500m (hình 3.4), chiều rộng bờ là 1,5m, xây dựng 3.721m2 đường dạo xung quanh hồ và đường dẫn từ phố Tôn Đức Thắng vào hồ, xây dựng 3.550m2 hè, lắp đặt 759m cống thoát nước, trồng 149 cây xanh, thảm cỏ với diện tích 420m2. Từ khi bờ hồ được kè bê và có hàng rào sắt chắn cao 60cm nên hiện tượng đổ rác thải ven bờ hồ cũng hạn chế.

Hình 3-2: Mặt bằng tổng thể hồ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội.

Mặt cắt B-B

 Những tồn tại: Dự án đã đi vào sử dụng gần được 2 năm. Nhưng một thực tế buồn là "lá phổi xanh" này hiện nay đang bị lơi lỏng trong quản lý. Vì hồ nằm sát khu dân cư nên không gian hành lang quanh hồ bị nhiều hộ dân chiếm dụng để kinh doanh, phục vụ lợi ích cho cá nhân, khuôn viên hồ thành quán nhậu, quán cafe, bãi để xe của các nhà hàng… gây mất mỹ quan cho hồ. Không những thế hiện nay chất lượng nước có xu hướng suy giảm, hiện nay nước hồ có màu xanh ngắt do sự phát triển quá mức của tảo, nguyên nhân là hồ thường xuyên tiếp nhận nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, tẩy rửa… chảy vào hồ làm sự phát triển quá mức của tảo độc, ngoài ra còn do một số người dân thiếu ý thức vẫn vứt rác xuống hồ dẫn tói sự suy giảm chất lượng nước hồ. Ngày 24/4/2012 thì mặt hồ không khác gì cái ao bèo,

hơn một nửa diện tích mặt hồ là bèo tây trôi nổi cùng rác thải. Được biết bèo được

do người dân thả để ăn tảo, giảm ô nhiễm nhưng do sự phát triển quá mức và không có biện pháp thu dọn hợp lý nên càng tăng sự ô nhiễm cho nước hồ, bốc mùi hôi thối nhất là vào mùa hè. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng ô nhiễm của hồ do hồ nằm trên địa bàn của 3 phường nên việc phân cấp phường quản lý hồ chưa rõ ràng. Theo lời của những người dân xung quanh sau khi hồ cải tạo được một thời do không có sự quản lý của phường, hay giao trách nhiệm cho một bộ phận quản lý nên tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng, ai đi ngang qua cũng không chịu được mùi hôi thối bốc lên từ hồ. Đứng trước thực trạng đó hiện nay hồ cũng là một trong các hồ Hà Nội bức xúc, đáng báo động sau khi được cải tạo.

 Mục tiêu: Để khắc phục những vấn đề tồn tại hiện nay, cơ quan quản lý chính quyền và địa phương cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp kĩ thuật kết hợp đồng thời với

giải pháp quản lý, giải pháp trước mắt xây dựng tách hệ thống thoát nước thải vào hồ, và tuyên truyền nâng cao ý thức người dân nhằm khôi phục môi trường hồ hiện nay, và duy trì, bảo vệ hồ bền vững trong tương lai.

Hình 3-3: Bèo phủ kín mặt hồ Văn Chương, quận Đống Đa ngày 24/4/2012 Nguồn: http://vietnamnet.vn.

Hình 3-4: Tình trạng môi trường hiện nay tại hồ Văn Chương, quận Đống Đa Nguồn: Khảo sát thực địa hồ chiều ngày11/10/2012

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w