Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Văn Chương

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 57 - 60)

 Lựa chọn các chỉ tiêu cần phân tích.

Lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, TDS, tổng N, tổng P, độ dẫn điện, độ muối được tiến hành tại phòng thí nghiệm. Đồng thơì quan sát tại hiện trường các thông tin về thời tiết, cảm quan về chất lượng nước hồ như màu, mùi, thực vật thủy sinh và tham khảo ý kiến của người dân xung quanh hồ. Đây là những thông số đặc trưng cho chất lượng nước mặt, từ đó để có cái nhìn tổng quan về chất lượng nước hồ so với các giá trị quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu kết quả đo đạc và phân tích 10 thông số đại diện cho chất lượng mẫu nước của hồ và được tổng hợp lại trong các bảng kết quả phân tích, kèm theo là mô tả điều kiện thời tiết thời điểm lấy mẫu và nhận xét kết quả. Kết quả phân tích được đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt áp dụng đối với nguồn nước có mục đích tưới

tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự hoặc thấp hơn. Việc đối chiếu này cho phép đánh giá chất lượng nước hồ là đạt hay không đạt với tiêu chuẩn hiện hành.

 Mẫu được lấy có đặc điểm:

- Ngày lấy mẫu: buổi chiều ngày 6/11/2012 - Điều kiện thời tiết: trời râm mát, gió nhẹ.

- Hiện trạng quanh hồ: Hồ nằm sát trong khu vực dân cư, giáp với 3 phường, phía bên Thổ Quan và Hàng bột có nhiều cống xả. Xung quanh hồ có nhiều nhà hàng, quán xá, hành lang một số vị trí thì lấn chiếm để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

- Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy phía bên bờ giáp phường Văn Chương, không có cống xả, cách bờ 3m, sâu 25cm.

Bảng 3-1: Số liệu quan trắc chất lượng nước hồ Văn Chương

STT Thông số Đơn vị Mẫu

QVVN08:2008(B1) 08:2008(B1) 1 pH 7,56 5,5 - 9 2 Nhiệt độ 0oC 26 - 3 DO mg/l 2 ≥ 4 4 TDS mg/l 260 - 5 COD mg/l 97 30 6 BOD5 mg/l 34 15 7 N tổng mg/l 2,59 - 8 P tổng mg/l 1,77 - 9 Độ dẫn điện Ms/cm 536 - 10 Độ muối ‰ 0,3 <0,5

 Kết quả nghiên cứu

Từ bảng số liệu phân tích:

- Thông số pH: Độ pH của nước đặc trưng cho độ axit hay độ kiềm của nước. Môi trường nước tự nhiên có pH nằm trong khoảng 6.5 – 8.5. Nếu pH nằm ngoài khoảng trên đều ảnh hưởng có hại tới động vật thủy sinh. Với pH hiện nay của hồ nằm trong tiêu chuẩn cho phép nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong hồ.

- Thông số DO: Oxi hòa tan là thông số quan trọng ảnh hưởng đến sự hô hấp, quang hợp của các vi sinh vật trong hồ, là yếu tố quyết định quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong nước. Nước hồ có DO thấp hơn so quy chuẩn. Nguyên nhân của sự tiêu hao là do quá trình phân hủy chất hữu cơ, sự hô hấp của thủy sinh vật. Ngoài ra hồ chủ yếu ô nhiễm tảo nên bề mặt hồ bao phủ bởi tạo hạn chế lượng oxi thâm nhập vào nước hồ... Nên khi DO thấp sẽ làm giảm hoạt động của các loài sinh vật trong nước hoặc có thể chết.

- Thông số COD: Nhu cầu oxy hóa hóa học là lượng chất oxy hóa cần thiết để oxy hóa hóa học bao gồm cả vô cơ và hữu cơ trong nước. Nhận thấy COD trong nước hồ khá cao, vượt quá gấp 3 lần so với quy chuẩn, điều đó dẫn đến tiêu hao lớn lượng oxi trong nước làm suy giảm chất lượng nước hồ.

- Thông số BOD5: Là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ chịu sự phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí. Theo phân tích ước hồ có BOD5 cũng nằm ngoài và gấp đôi so với quy chuẩn, chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ trong nước lớn nguyên nhân chính do hồ thường xuyên tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt. Với hàm lượng BOD5 vượt quá giới hạn cho phép như vậy ta có thể thấy sự có mặt của vi sinh vật ở mức rất cao ví dụ như E.coli.

- Thông số P tổng, N tổng: Là thông số thiết yếu trong việc sinh trưởng và phát triển của thực vật. N tổng và P tổng là hai chỉ số quan trọng quyết định việc tảo có phát triển qua mức giới hạn hay không. Hiện nay hầu hết các hồ trong nội thành Hà Nội đều bị phú dưỡng, sau khi phân tích chất lượng nước hồ Văn Chương thì hồ có hàm lượng dinh dưỡng N, P cao tạo điều kiện cho các nhóm thủy sinh vật phát triển mạnh, đặc biệt là sự nở rộ nhóm thực vật nổi như một số loài tảo độc. Trong quá

trình phát triển chúng có sản sinh ra những độc tố gây hại cho môi trường nước. Sau thời kỳ nở rộ lượng lớn tảo bị chết hàng loạt gây mùi khó chịu, chiếm diện tích mặt nước hồ hay chìm xuồng đáy hồ, làm giảm lượng oxi, làm chết cá và một số loài thuỷ sinh vật khác. Nguyên nhân gây ra sự phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi trường hồ.

- Thông số độ mặn: Là tổng hàm lượng muối trong nước, có thể coi độ mặn là tổng nồng độ của các ion Na, Ka, Ca, Mg, Cl, SO4, HCO3. Vì các ion này chúng chiếm 95% tổng số ion hòa tan trong nước. Nhận thấy độ mặn trong nước thấp hơn tiêu chuẩn nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước hồ.

→ Nhận xét: Nhìn chung chất lượng hồ đang trong mức độ ô nhiễm nhẹ chủ yếu ô nhiễm hữu cơ do nước thải sinh hoạt, không gian cảnh quan hồ đang bị lấn chiếm để phục vụ cho lợi ích riêng. Nên để khắc phục tình trạng này, cơ quan chức năng cần có giải pháp thích hợp nhằm cải thiện chất lượng nước, cảnh quan môi trường hiện nay và đảm bảo môi trường hồ bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số hồ hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w