các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn

57 1.1K 14
các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 22 Môn học: Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn CHUYÊN ĐỀ 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 12, năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 22 Môn học: Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn CHUYÊN ĐỀ 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GVHD PGS.TS.Trương Thanh Cảnh HVTH Phạm Minh Long Hồ Xuân Lịch Kiều Thị Phương Loan Lê Trương Ngọc Hân Đỗ Thị Bích Ngọc Trần Ngọc Thanh Nguyễn Thành Trí Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 12, năm 2013 MỤC LỤC 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH 4 DANH MỤC VIẾT TẮT FAO :Tổ chức Nông Lương Thế giới BVTV : Bảo vệ thực vật Bộ NN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới NQ-TW : Nghị định Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân CTR : Chất thải rắn 5 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với các ưu thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu, nông nghiệp là một ngành truyền thống ở Việt Nam. Lượng sản phẩm tạo ra từ ngành này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Năm 2012 sản lượng lúa đạt mốc 43,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu nông sản chính năm 2012 đạt 14,9 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2001 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Mặc dù có những đóng góp cho nền kinh tế quốc gia nhưng dưới sự phát triển của khoa học công nghệ và đòi hỏi nâng cao năng suất, sản xuất nông nghiệp ngày càng gây ra những vấn đề ô nhiễm không chỉ đối với môi trường nói chung mà môi trường nông nghiệp nông thôn nói riêng. Hiện trạng ô nhiễm trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng. Là một nước có nền nông nghiệp truyền thống, lượng dân cư tập trung sinh sống tại các vùng nông thôn Việt Nam chiếm 70% tổng dân số. Các xung đột trong quản lý và sử dụng đất đai, cụ thể là đất nông nghiệp; điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn; các định kiến làng xã… đặt ra những vấn đề cấp thiết đối với công tác quản lý môi trường nông thôn hiện nay. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp thiết là phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp để giảm thiểu và khắc phục các vấn đề tồn tại trong môi trường nông nghiệp nông thôn. Đây là vấn đề mang tính đa ngành và cần những giải pháp tổng hợp trên nhiều phương diện. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận về “Các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định các vấn đề môi trường trong môi trường nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề này. 1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiểu luận gồm các nội dung nghiên cứu sau: − Các vấn đề môi trường trong môi trường nông nghiệp − Giải pháp cho các vấn đề của môi trường nông nghiệp − Các vấn đề môi trường trong môi trường nông thôn − Giải pháp cho các vấn đề của môi trường nông thôn 1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: các vấn đề môi trường trong phạm vi môi trường nông nghiệp nông thôn. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Môi trường nông nghiệp 2.1.1. Định nghĩa Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán đã có từ hàng nghìn năm nay. Ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội. 2.1.2. Đặc điểm môi trường nông nghiệp Việt Nam Nền nông nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình và mang tính chất tự phát. Nhà nước đã có những chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực: khoa học công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ vốn cho nông dân… Ở Việt Nam vấn đề phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn là một vấn đề mới. Đặc biệt trong 20 năm đổi mới vừa qua bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được thì thực tiễn cũng đang đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức khi xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Những thách thức đó là : + Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. + Giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp còn rất thấp + Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. + Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp. Hầu hết các khâu sản xuất ở những vùng nông nghiệp đều làm thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp rất thấp. + Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cách tuỳ tiện đã có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép của môi trường sinh thái, dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước và gây hại đến sức khoẻ 7 con người. + Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cư dân nông nghiệp, tạo ra sự phân hoá giầu nghèo ngày càng sâu rộng trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và nông thôn. + Công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn, thu hút khoảng trên hai triệu việc làm. Song công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sức cạnh tranh kém, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm là những nguyên nhân chính gây cản trở cho sự phát triển ổn định của khu vực này. Bên cạnh việc có những mặt tác động tích cực, nhưng do phát triển thiếu quy hoạch và thiếu đầu tư thoả đáng cho bảo vệ tài nguyên và môi trường, khu vực sản xuất này đang gây ô nhiễm môi trường sống cho các cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt tại một số làng nghề nơi sản xuất đông dân cư. 2.2. Nông Thôn 2.2.1. Định nghĩa Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả (1). Khái niệm về Nông thôn Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống. (2). Khái niệm về Nông thôn mới Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về Nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, 8 nông dân, nông thôn, thì Nông thôn mới được hiểu là: − Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. − Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. − Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. − Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. − Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. 2.2.2. Đặc điểm môi trường nông thôn Việt Nam (1). Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội nông thôn − Khi con người biết trồng trọt thì dần dần định cư, nông thôn hình thành. Nền văn minh săn bắn, hái lượm chuyển sang nền văn minh chăn nuôi, trồng trọt, công xã nông thôn ra đời thay thế cho công xã thị tộc. Công xã nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển. Trồng trọt và chăn nuôi phát triển lại đòi hỏi phải trao đổi những sản phẩm làm ra, đòi hỏi phải có những công cụ để sản xuất. Do đó, từ công xã nông thôn dần dần xuất hiện xã hội đô thị và sau đó là nền văn minh công nghiệp ra đời. − Một số quan điểm cho rằng: Xã hội đô thị hình thành dựa trên cơ sở của xã hội nông thôn nhưng khi nó phát triển lại trở thành lực lượng bóc lột nông thôn, đẩy nông thôn xuống lạc hậu, đói nghèo. Đến một mức độ nhất định sự lạc hậu, chính sự đói nghèo của nông thôn kìm hãm sự phát triển của nông thôn. Ngày nay, sự phát triển hài hoà của nông thôn và đô thị đi cùng với sự phát triển của văn minh tin học. Trong tương lai xã hội nông thôn và xã hội đô thị không có ranh giới ngăn cách. − Sự xích lại gần nhau giữa nông thôn và đô thị là quá trình làm cho nông thôn phát triển cả về kinh tế và xã hội lên ngang với sự phát triển chung của xã hội đô thị, là quá trình làm cho các yếu tố tích cực tốt đẹp của đô thị xâm nhập vào nông thôn và ngược lại. (2). Đặc điểm của xã hội nông thôn − Sinh thái nông thôn mang nhiều yếu tố tự nhiên: Nhà, vườn, ao, ruộng. Chúng thường gắn với những điều kiện địa lý sẵn có, ít được cải tạo nên chưa thuận tiện cho sinh hoạt giao lưu kinh tế văn hoá… − Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp (thường chiếm từ 50% lao động trở lên). Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình. − Chính trị ở nông thôn: Ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước điều hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong dòng tộc, già làng, thân thuộc, tôn giáo… điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng tục lệ những quy 9 ước ngoài pháp luật (phép vua thua lệ làng). Sự cưỡng chế việc thực hiện chuẩn mực đó là uy tín, danh dự, dư luận xã hội. Hệ thống chính quyền pháp luật nhiều khi không có hiệu lực bằng hệ thống dòng tộc, tôn giáo, và các chuẩn mực có tính quy ước trên. − Văn hoá nông thôn chủ yếu là văn hoá dân gian, thông qua lễ, hội, ca hát, hò, vè, kể chuyện… để truyền những giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất… từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá nông thôn đã bảo tồn được những giá trị quý báu mang tính truyền thống, nhưng nó cũng chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển. (3). Đặc điểm của nông thôn Việt Nam − Hiện nay ở nước ta có 85% dân cư sống ở vùng nông thôn. Xã hội nông thôn Việt Nam là xã hội nông thôn vùng Đông Nam Á. Nó vừa mang tính chất của xã hội nông thôn vùng Đông Á, vừa mang tính chất xã hội nông thôn vùng Nam Á. Xã hội nông thôn vùng Đông Á chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ. Làng xóm quần tụ trên một mảnh đất nhỏ, xung quanh là đồng ruộng. Trong làng một vài dòng họ sống với nhau từ lâu đời, với nền kinh tế tự cung tự cấp, với hệ thống của những quy ước riêng đặc trưng cho cộng đồng dân cư đó. − Xã hội nông thôn vùng Nam Á ở phần lớn là miền đất xã ấp rải theo bờ kênh, đường bộ gồm nhiều gia đình ở nhiều nơi khác nhau quần tụ thành, ít gắn bó với tục lệ, dòng họ mà gắn bó với nhau bằng công việc làm ăn, với một nền sản xuất hàng hoá đã có những tiền đề phát triển. Nông thôn Việt Nam cũng có những đặc trưng đó. − Nông thôn miền Bắc và miền Trung còn mang nhiều đặc điểm xã hội nông thôn Đông Á. Xã hội nông thôn miền Nam còn lưu lại những đặc điểm của xã hội nông thôn Đông Á nhưng chủ yếu là những đặc trưng của xã hội nông thôn Nam Á. 10 [...]... hạ tầng giao thông nông thôn cần phân biệt rõ với hệ thống giao thông nông thôn Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận tải và người sử dụng Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chỉ là một bộ phận của hệ thống giao thông nông thôn Giao thông nông thôn không chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hoá của họ, mà còn là các phương tiện... năng định giá cho hàng hoá trao đổi trên thị trường Thuật ngữ thị trường được sử dụng rất rộng rãi: thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường nông sản, thị trường hàng công nghiệp… Thị trường nông nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản thị trường tiêu thụ nông sản là nơi mà nông sản là hàng hoá chủ yếu được trao đổi và giá trị nông sản được thưc hiện.Tái sản xuất xã hội... cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chưa cao; chưa chủ động, tích cực trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; công tác vận động, khuyến khích người dân, cộng đồng chưa liên tục, chưa phát huy hết nội lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. .. truyền, mang luật pháp đến từng hộ gia đình nhất là đối tượng nông dân để tính thực thi được nâng cao 1.1.3 Giải pháp kỹ thuật Định hướng cho các đối tượng tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, và giảm gây tổn hại nhất cho môi trường 1.1.4 Giải pháp kinh tế Đây là công cụ mạnh vì nó liên quan đến lợi nhuân của các bên liên quan Hiện nay thị trường tiêu thụ... nghề mới cho nông thôn Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư cho các làng nghề có điều kiện phát triển tốt, chú trọng việc phát triển các nghề mới gắn với việc xây dựng làng văn hóa - du lịch ở nông thôn. / 28 CHƯƠNG 4 MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 4.1 Các vấn đề môi trường nông thôn 4.1.1 Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém 4.1.1.1 Các khái niệm cơ bản về cơ sở hạ tầng (1) Cơ sở hạ tầng Thuật ngữ cơ sở hạ... nghiệp và nông thôn, giảm nghèo là 3,833 tỷ USD Dư nợ cho vay theo cơ chế tín dụng thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 24%/năm Tính đến hết năm, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng đạt gần 500 nghìn tỷ đồng, tăng 30,64% so với thời điểm một năm trước và gấp hơn 3 lần so với dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. .. tầng giao thông nông thôn Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn bao gồm: + Mạng lưới đưòng giao thông nông thôn: đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu cống, phà trên tuyến 30 (5) Đường sông và các công trình trên bờ + Các cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn, đường đất và các cầu cống không cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép nguời đi bộ, xe đạp, xe máy vv đi lại) Các đường... xuất Các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tiếp tục được quán triệt, thực hiện một cách nghiêm túc Đồng thời, phải tiếp tục nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. .. gia đình và cá nhân, chủ yếu là đất nông nghiệp (Có thể có cách tiếp cận như sau: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật, được giao cho các chủ thể trực tiếp quản lý và sử dụng dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước) - Một số loại đất được giao cho Nhà nước quản lý trực tiếp để sử dụng vì lợi ích chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng vì lợi... Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển môi trường nông nghiệp 26 Trong thời gian tới, nếu giải quyết cơ bản được những bất cập trên, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế Để làm được điều đó, Nhóm nghiên cứu xin tổng hợp mốt số đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sau: Một là, cần xác định rõ quy hoạch dài hạn về phát triển các ngành sản phẩm nông, lâm, . MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 22 Môn học: Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn CHUYÊN ĐỀ 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Tp MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA 22 Môn học: Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn CHUYÊN ĐỀ 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GVHD. thực hiện tiểu luận về Các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn . 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định các vấn đề môi trường trong môi trường nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai

Ngày đăng: 20/11/2014, 17:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

    • 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • 1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

      • 2.1. Môi trường nông nghiệp

        • 2.1.1. Định nghĩa

        • 2.1.2. Đặc điểm môi trường nông nghiệp Việt Nam

        • 2.2. Nông Thôn

          • 2.2.1. Định nghĩa

            • (1). Khái niệm về Nông thôn

            • (2). Khái niệm về Nông thôn mới

            • 2.2.2. Đặc điểm môi trường nông thôn Việt Nam

              • (1). Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội nông thôn

              • (2). Đặc điểm của xã hội nông thôn

              • (3). Đặc điểm của nông thôn Việt Nam

              • CHƯƠNG 3 MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

                • 3.1. Các vấn đề môi trường nông nghiệp

                  • 3.1.1. Hiệu quả đầu tư thấp

                    • (1). Vốn đầu tư tăng nhanh

                    • (2). Đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả

                    • 3.1.2. Chính sách sử dụng đất đai

                      • 3.1.2.1. Vấn đề chính sách đất đai đối với nông nghiệp và nông dân

                        • (1). Chính sách đất đai là vấn đề phức tạp nhất, nhạy cảm nhất và là nút thắt cơ bản nhất trong pháp luật về chế độ quản lý đất đai của Nhà nước ta.

                        • (2). Đất đai là “địa bàn phân bổ cơ sở vật chất xã hội”, là “tư liệu sản xuất cơ bản của sản xuất nông nghiệp”, đất đai cũng là tài sản đặc biệt ở chỗ diện tích là hữu hạn, năng suất là vô hạn, có nghĩa là nếu quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả thì với nguồn tài nguyên về đất đai có hạn có thể tạo ra nguồn của cải vô hạn cho đất nước và nhân dân.

                        • (3). Khi đề ra chủ trương chuyển một phần đất đai sang chế độ sở hữu tư nhân thì phải đề ra ngay những định chế quản lí phù hợp:

                        • (4). Việc xác định chủ sở hữu đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân người làm nông nghiệp được coi là một giải pháp hiệu quả nhất.

                        • 3.1.2.2. Tác động của chính sách đất đai đối với sự chuyển biến quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

                          • (1). Tác động tích cực

                          • (2). Tác động tiêu cực

                          • 3.1.2.3. Những tồn tại cần giải quyết chính sách đất đai hiện nay của Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan