Nhận thức và dân trí nông dân

Một phần của tài liệu các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn (Trang 41 - 43)

MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

4.1.2.Nhận thức và dân trí nông dân

Nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn chưa cao. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh.

Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, việc xả nước, rác thải, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh...), việc tham gia công tác vệ sinh môi trường cộng đồng… sẽ rất hạn chế.

(1). Những chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân về môi trường

Sau khi ban hành nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môI trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Tuyên giáo TW tiến hành kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết trong thời gian qua ở các Bộ, ngành và địa phương. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã cho nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến khá mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội. Các cấp, các ngành ở TW và địa phương đã quan tâm

hơn về công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những mục tiêu, nội dung của Nghị quyết, điều này đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư phải tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với công tác này.

(2). Những hạn chế trong nhận thức của người dân về vấn đề về môi trường, hiểu biết Luật pháp về môi trường còn hạn chế

Sự hiểu biết của họ chủ yếu là do bản thân chủ động nghiên cứu và nghe trên phương tiện truyền thông đại chúng. Song sự tiếp cân cũng như hiểu về Luật Đất đai và Bảo vệ môi trường ở những mức độ khác nhau.

Đa số cán bộ trong cơ quan Nhà nước hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai nhiều hơn và sâu hơn, còn Luật Bảo vệ môi trường thì các cán bộ viên chức chỉ hiểu biết ở tầm khái quát chung, Song khi đi vào chi tiết nhiều người còn chưa nắm bắt được. Đối với cộng đồng dân cư nông thôn, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, nhiều người hiểu biết pháp luật đất đai cũng còn hạn chế ở một số nội dung như: them quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn có một số người dân chưa nắm rõ về điều này. Những thông tin đó sẽ là tài liệu quan trọng để nhóm có định hướng tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về đất đai, môi trường tại các địa phương này.

(3). Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường

Hầu hết các HGĐ đều nhận được thông tin về VSMT nhưng đây là nguồn thông tin không được cung cấp thường xuyên. Các gia đình nói chỉ quan tâm đến vấn đề VSMT từ khi các dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gà, bệnh dịch tả…Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua đài, tivi, đài phát tahnh của địa phương; ở xã chưa có các phong trào tuyên truyền cổ động về VSMT. Điều này cho thấy các xã vẫn chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói chung.

Đối với các chính sách xã chỉ mới áp dụng phương pháp sản xuất VAC chưa áp dụng phương pháp cho bà con giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn khống chế được sâu bệnh như phương pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp).

Như vậy quan điểm, nhận thức về VSMT của mỗi người là khác nhau, có người thì cho rằng nhà nước, các cấp, các ngành mới có thể cải thiện được môi trường nhưng cũng có người nhận thức rằng ý thức giữ gìn VSMT mới là quan trọng và thiết thực, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng nên có các dịch vụ thu gom chất thải để môi trường được sạch sẽ hơn. Đó là quan điểm của người dân nhưng để cải thiện được điều kiện môi trường thì cần có sự phối kết hợp của nhân dân, các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm quản lý của nhà nước.

Sự hiểu biết của người dân về các luật, nghị định, các khái niệm môi trường ta thấy người dân hiểu biết là rất ít, hầu như không trả lời được hoặc trả lời sai hoặc không biết. Nguyên nhân một phần là công tác truyền thông môi trường còn nhiều yếu kém, chưa phổ biến kiến thức cần thiết cho người dân. Gần như chưa có các hoạt động phổ biến kiến thức về môi trường, do vậy số người hiểu biết là rất thấp. Chính vì vậy công tác bảo vệ môi trường tại địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước đặt ra.

Đa số người dân đã nhận biết được các nguồn gây ô nhiễm tại địa phương, tuy dấu hiệu ô nhiễm môi trường ở địa phương chưa rõ rệt, hầu như chỉ mang tính chất khu vực nhỏ lẻ. Người dân đã nêu ra được các chất thải gây ô nhiễm, tuy nhiên vẫn còn một số phiếu trả lời chung chung hoặc sai lệch, chưa được sự quan tâm của người dân, mà nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn và trình độ dân trí còn thấp.

Qua điều tra thực tế ta thấy nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môI trường còn nhiều hạn chế, vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để có thể đưa các kiến thức cần thiết đến với người dân , giúp người dân nắm chắc và quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn (Trang 41 - 43)