Trong thời gian tới, nếu giải quyết cơ bản được những bất cập trên, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, Nhóm nghiên cứu xin tổng hợp mốt số đề xuất một số giải pháp cụ thể, như sau:
Một là, cần xác định rõ quy hoạch dài hạn về phát triển các ngành sản phẩm
nông, lâm, thủy sản phù hợp với từng vùng, miền thích ứng với thị trường, tạo ra các vùng sản xuất ổn định; cần rà soát quy hoạch sử dụng đất để phát triển các loại cây trồng có giá trị cao theo tín hiệu thị trường trên mỗi vùng sinh thái, phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng của đất canh tác.
Hai là, một số chính sách cần được được sớm hoàn thiện, đó là: các chính sách
về quản lý đất đai, sử dụng đất; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; khuyến khích mở mang, phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn; cơ chế khuyến khích sự liên kết “bốn nhà” có hiệu lực hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn; chính sách tín dụng; chính sách thị trường, hợp tác quốc tế; chính sách khuyến khích lập trang trại kinh doanh quy mô lớn; chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn...
Cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách, điều có ý nghĩa cấp bách là cải cách bộ máy hành chính và lành mạnh hóa đội ngũ công chức trong nông thôn. Bên cạnh đó, cần xúc tiến, nghiên cứu và xây dựng Luật Nông nghiệp phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới thay thế các pháp lệnh hiện hành về nông nghiệp, tạo cơ sở để quản lý và phát triển nông nghiệp thống nhất và đồng bộ.
Ba là, ứng dụng công nghệ canh tác mới và công nghệ sau thu hoạch phù hợp với
nông dân, tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với từng loại sản phẩm; tổ chức lại mạng lưới thu gom nông sản hàng hóa theo nguyên tắc liên kết (trong đó, chú trọng sự hợp tác của nông dân thành các tổ chức hợp tác tự nguyện), giúp nông dân xây dựng các thể chế gắn sản xuất của hộ nông dân với các cơ sở chế biến và doanh nghiệp thương mại với sự tham gia có trách nhiệm hơn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương trên mỗi vùng sản xuất.
Bốn là, tập trung nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất hàng
hóa, như: thủy lợi, điện, đường giao thông, mặt bằng phục vụ sản xuất, chế biến và thông tin…
Năm là, đẩy mạnh đầu tư vốn nhà nước vào nông nghiệp và thu hút tối đa vốn
của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trang trại cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với sản xuất, kinh doanh của họ. Tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất nông nghiệp bằng nguồn ngân sách và nguồn vốn ODA theo các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản lượng hàng hóa lớn và giá trị cao.
Sáu là, với các ngành chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ, từng địa phương
phân tán, quy mô nhỏ lẻ, nuôi thả tự nhiên không kiểm soát được dịch bệnh sang phương thức chăn nuôi trang trại theo quy hoạch vùng và có sử dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cũng như xử lý chất thải đồng bộ. Phát triển sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi trong nước có chất lượng cao, giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; tuyên truyền rộng rãi đến người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm chăn nuôi thông qua giết, mổ công nghiệp để hạn chế dần phương thức giết, mổ tại chợ nông sản như hiện nay.
Bảy là, cần thúc đẩy sự phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp tại nông thôn
dưới hai hình thức cơ bản là: phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới ở các xã nông thôn theo hướng “mỗi làng một nghề”. Trong đó, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Đồng thời, cần áp dụng các giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề và nghề thủ công mỹ nghệ. Hướng các hoạt động khuyến công cho các cơ sở trong làng nghề, nhất là chương trình triển khai nhân cấy nghề mới cho nông thôn. Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư cho các làng nghề có điều kiện phát triển tốt, chú trọng việc phát triển các nghề mới gắn với việc xây dựng làng văn hóa - du lịch ở nông thôn./.
CHƯƠNG 4