Tài nguyên nông nghiệp suy giảm

Một phần của tài liệu các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn (Trang 48 - 52)

MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

4.1.5. Tài nguyên nông nghiệp suy giảm

Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là nguồn lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp; bao gồm đất, nước, khí hậu, đa dạng sinh học. Nền nông nghiệp truyền thống xem tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực thuần túy nên đã khai thác triệt để; bên cạnh đó nguồn tài nguyên sử dụng cho nông nghiệp ngày nay còn chịu nhiều áp lực từ các khía cạnh khác như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quá trình đô thị hóa...Kết quả của những tác động này đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng cho mục đích nông nghiệp.

Để đưa ra được những giải pháp mang tính khoa học và thực tiễn, chúng ta cần phải hiểu rõ các vấn đề môi trường nông thôn về tài nguyên thiên nhiên dùng trong nông nghiệp.

(1). Các đề về suy thoái tài nguyên đất

Mặc dù diện tích đất dùng cho mục đích nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng nhờ có kỹ thuật canh tác, thâm canh, cải tạo giống, nhất là sử dụng hóa chất nông nghiệp mà năng suất cây trồng ngày càng tăng. Để đạt được những thành tựu đó, cần sử dụng nhiều phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cho cây trồng, hoạt động này đã tác động rất lớn đến tài nguyên đất, ngoài ra còn tác động lên cả nguồn nước và hệ sinh thái nông nghiệp. Lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại không tuân thủ các quy trình kỹ thuật làm đồng ruộng bị ô nhiễm. Một số nơi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong đất đã xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 15:2008/BTNMT.

Nguồn: Báo cáo HTMT tỉnh Nam Định. 2010

Hình : Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất tại một số khu vực Nam Định (tháng 6/2007)

Bên cạnh đó lượng chất thải rắn trong nông nghiệp rất lớn, khoảng 80% chưa được thu gom và xử lý. Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào nguồn thải, nhưng

chúng đều có đặc điểm chung là chứa nhiều chất hữu cơ. Lượng chất thải rắn này được đổ bừa bãi ra ven đường, kênh rạch làm bốc mùi hôi thối và ô nhiễm cục bộ

Nước ta có diện tích đất đồi núi chiếm ¾ tổng diện tích đất, lại kéo dài theo chiều dọc nên dù trong điều kiện mùa mưa hay mùa khô đều có những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên đất sử dụng cho nông nghiệp, nhất là quá trình rửa trôi, hoang mạc hóa.

(2). Rửa trôi

Lâm nghiệp là một ngành của ngành nông nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc điều hòa khí hậu, lưu trữ nguồn gen quý giá, ngoài ra còn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội...Tuy nhiên ngày nay diện tích đất lâm nghiệp lại bị thu hẹp dần do nạn phá rừng, hoặc chuyển đổi mục đích sang trồng cây công nghiệp hoặc cây lương lực...; các khu vực đồi núi thường có độ dốc lớn, cho nên một khi thảm thực vật bị bốc dỡ sẽ làm cho tình trạng rửa trôi và xói mòn đất diễn ra. Đây là nguyên nhân dẫn đến rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, làm suy thoái hoặc mất tính năng sản xuất của đất, trong đó 4 vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất là Trung du và miền núi Bắc bộ, Tậy nguyên, Bắc trung bộ, Nam trung bộ.

Bảng : Phân bố đất dốc và đất bị thoái hóa do quá trình rửa trôi và xói mòn ở các vùng

Quá trình rửa trôi các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhiều chất dinh dưỡng theo chiều sâu và bề mặt, làm giảm pH của đất, xuất hiện nhiều chất độc và thiếu phospho trầm trọng. Hàm lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi thể hiện rất rõ rệt theo chiều sâu của tầng đất, trong đó tầng nông là tầng bị mất chất dinh dưỡng nhiều nhất (độ sâu 30cm), đây là tầng đất mặt được sử dụng nhiều trong hoạt động trồng trọt.

(3). Hoang mạc hóa: là một dạng của sa mạc hóa nhưng ở mức độ thấp

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (2008), hiện nay, Việt Nam vẫn còn khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan đến hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất tự

nhiên), trong đó có hơn 2 triệu ha đất đang được sử dụng đã bị thoái hóa nặng và hơn 2 triệu ha đất đang có nguy cơ thoái hóa cao.

Các loại hình hoang mạc:

- Hoang mạc đá – hoang mạc đất khô cằn: gồm các núi đá và đất trống đồi núi trọc chiếm khoảng 4,2 triệu ha. Do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi làm đất bị thoái hóa về mặt vật lý (đất chai lì, khô cứng, tầng đất mặt bị bóc mòn hoặc kết cấu rời rạc, kết vón tăng) do đó cây cối khó có thể sinh trưởng nên nguy cơ hoang mạc hóa cao;

- Hoang mạc cát: trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hóa do cát di động, cát bay, cát trượt lở rất nghiêm trọng, nhất là khu vực dọc ven biển miền Trung ước tính mỗi năm quá trình hoang mạc hóa đã làm mất đi 20ha đất nông nghiệp (nguồn Tổng cục Quản lý Đất đai – Bộ TN&MT, 2009);

- Hoang mạc đất nhiễm mặn: xảy ra ở các vùng có địa hình thấp và phân bố dọc ven biển. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 2,1 triệu ha đất đồng bằng bị nhiễm mặn (chiếm 50% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng), đặc biệt là trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 quá trình xâm nhập mặn diễn ra khá nghiêm trọng, sự xâm nhập mặn là nguyên nhân chính hạn chế hoạt động canh tác nông nghiệp. Mức độ nhiễm mặn của đất thông qua các thông số độ dẫn điện (EC), là thông số gián tiếp cho phép đánh giá mức độ tích lũy muối tan trong đất, trong đó giá trị EC < 1mS/cm thể hiện đất chưa bị mặn và EC > 1mS/cm biểu thị cho đất bị nhiễm mặn nhiều. Ngoài ra cũng có thể đánh giá thông qua tổng số muối tan (TSMT) và hàm lượng clorua (Cl- > 0,25% thể hiện đất mặn nhiều) trong đất;

- Hoang mạc đất nhiễm phèn: nhóm đất phèn tập trung chủ yếu ở các khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. Trong số 3,9 triệu ha đất toàn vùng có gần 1,9 triệu ha bị nhiễm phèn. Quá trình phèn hóa xảy ra trong môi trường đất vào mùa khô là do hiện tượng oxi hóa pyrite (FeS2) ở tầng đất phèn tiềm tàng thành jarosite (KFe3(SO4)2(OH)6. Ở đất phèn hoạt động có nhiều Al+3, Fe+2, SO42-

làm giảm độ pH, đất sẽ bị chua hóa và mất khả năng canh tác. Việc chuyển đổi mục đích canh tác từ từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm đã làm thay đổi kết cấu đất, làm tăng mức độ phèn hóa, dẫn đến suy thoái tài nguyên đất. Ngoài ra do canh tác đất không đúng kỹ thuật đã làm cho đất phèn tiềm tàng trở thành đất phèn hoạt động.

(4). Các vấn đề về suy thoái tài nguyên nước

Suy thoái tài nguyên nước biểu hiện ở sự giảm sút về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng 830- 840 tỷ m3, trong đó khoảng 63% được sản sinh từ nước ngoài. Tình trạng suy kiệt nguồn nước xảy ra trên các sông, hồ chứa trên cả nước diễn ra ngày càng nghiêm

trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy, nhưng thực tế hầu hết ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy.

Nguồn nước nội địa chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới 3.600m3/người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu 4.000m3/người/năm và thuộc diện quốc gia thiếu nước. Cho nên trên thực tế nguồn tài nguyên nước Việt Nam không dồi dào mà còn mang tính cực đoan (theo PGS.Phan Văn Tân). Điều này thể hiện qua sự phân bố rất không đều theo thời gian: mùa khô và mùa mưa – mùa khô thì hạn hán, mùa mưa thì ngập úng, và theo không gian - trong một thời điểm có vùng đang chịu lũ lụt lại có vùng đang thiếu nước trầm trọng.

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất. Vì vậy lượng nước thải ra từ hoạt động nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lượng nước thải vào môi trường nước mặt.

Nguồn: Tống Ngọc Thanh, 2010

Hình : Biểu đồ sử dụng nước của một số ngành

Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình khoảng 20 -30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới vào nguồn nước mặt và nước ngầm.

Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên nước dưới đất bao gồm: đặc tính địa chất vùng chứa nước dưới đất, thẩm thấu và rò rỉ chất ô nhiễm từ phía trên tầng thấm, thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất hợp lý; ngoài ra còn do hiện tượng nước biển dâng dẫn đến việc xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven biển. Tại các vùng ven biển, hiện tượng xâm nhập mặn khá phổ biến. Do chế độ khai thác không hợp lý, lượng nước khai thác vượt quá khả năng cung cấp làm cho nước mặn xâm nhập vào phá hỏng tầng chứa nước ngọt.

Diện tích nuôi trồng thủy sản (nước lợ, mặn) gia tăng làm ô nhiễm nước vùng ven biển do thức ăn và thuốc kháng sinh dư thừa từ quá trình nuôi. Nhiều địa phương

sinh thái như rừng ngập mặn, cỏ biển. Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất độc hại vào đánh bắt hải sản cũng làm gia tăng mức ô nhiễm.

Hoạt động chăn nuôi thải ra ngoài một lượng nước thải, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn rơi vãi, mức độ thu gom phân. Nước thải trong chăn nuôi có nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vi sinh vật gây hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng oxy hòa tan, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu các giải pháp quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w