MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
4.1.3. Phong tục tập quán nông thôn
Những năm gần đây, việc sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng điện và máy móc... thiếu khoa học trong sản xuất nông nghiệp đã và đang khiến bà con nông dân phải đối mặt với những nguy cơ về mất an toàn sức khỏe trong lao động.
Điều tra về hiện trạng lưu thông và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của cơ quan chức năng cho thấy, hơn 70% số hộ nông dân mua thuốc ở thị trường tự do; khoảng 90% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn và không hiểu biết về độc hại của các loại thuốc sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng sức khoẻ của cộng đồng, kể cả sức khoẻ của chính người sử dụng thuốc.
Dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn chưa phát triển. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Rất đáng báo động cho mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội, họ còn có tư tưởng rất thiển cận. Sạch riêng, bẩn chung môi trường phải chịu, một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn chưa có cơ sở thu gom sử lý rác thải.
là nơi sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân huỷ tự nhiên, nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi trường chung của địa phương. Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm thải ra không qua xử lý vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, ao hồ, sông suối. Gặp trời mưa chỗ nào thuận thì trôi đi, nếu đường mà không có rãnh nước thải, thải lênh láng trên mặt đường nom rất mất vệ sinh, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đó còn là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng. Môi trường nông thôn, cũng như thành thị, còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau xanh. Điều này rất có hại cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta trong hiện tại cũng như lâu dài.
Trên thực tế, tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp mà bà con nông dân thường gặp phải là do các dụng cụ cắt gây ra, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật… dẫn đến bệnh ngoài da; tổn thương do sử dụng điện, máy móc, vật tư nông nghiệp chưa đúng cách... Trong khi đó, phần lớn lao động nông nghiệp chưa được qua đào tạo nghề, làm việc theo kinh nghiệm. Nhiều người thiếu kiến thức và kỹ năng sử dụng máy nông nghiệp. Bà con mua máy về tự học, tự làm mà không có người giảng dạy, hướng dẫn bài bản, do vậy dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm.
Ngoài ra, những thói quen giản đơn trong lao động đã hạn chế người nông dân tiếp xúc với những kiến thức lao động chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động... Mặt khác, do tâm lý đơn giản hóa trong lao động đã khiến người nông dân ít tiếp xúc với những kiến thức chuyên môn và kiến thức về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đơn cử như khi phun thuốc trừ sâu người lao động thường bỏ qua công tác bảo hộ như không dùng khẩu trang, găng tay, ủng bảo hộ... Nhiều trường hợp để thuốc trừ sâu ngay cạnh khu sinh hoạt của gia đình mà không được bảo quản một cách cẩn thận, hay thậm chí có những trường hợp nông dân khi đang pha chế thuốc sâu cũng châm thuốc để hút, lấy tay lau lên mặt hay ăn uống trong quá trình pha chế thuốc.
Bên cạnh đó, do nhận thức yếu kém và chạy theo lợi nhuận kinh tế, một số hộ nông dân sẵn sàng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không theo hướng dẫn, không tuân thủ thời gian cách ly… để tăng năng suất cây trồng, vô hình chung đã làm cho tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động ngày càng tăng mạnh.
khỏe do sử dụng các loại hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng điện và máy móc thiếu an toàn này.
Từ bao đời nay, thói quen ăn ở sinh hoạt của người dân nông thôn vẫn theo kiểu tự cung tự cấp. Mỗi nhà đều có vườn rau, chuồng nuôi lợn gà trâu bò. Phân gia súc, gia cầm thải ra để bón cây, vì thế họ cần chất độn chuồng trại. Ngoài trấu và tro bếp thì gốc rạ và các loại chất thải hữu cơ trong sinh hoạt đều được quét và dồn vào làm chất độn chuồng.
Hình : Mô tả xử lý rác nông thôn
Theo thời gian, chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, kiểu chăn nuôi nhỏ lẻ mỗi gia đình vài ba con lợn không còn nhiều. Nhưng với lối sinh hoạt tự do, người dân nông thôn vẫn không có thói quen gom rác lại để xử lý. Ngay cả khi không cần phân bón thì chất thải chăn nuôi lại được họ tống ra cống rãnh. Cùng với hệ thống nhà vệ sinh tự hoại, nước thải sinh hoạt cũng chảy theo ra cống rãnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ao hồ, lâu dần ngấm xuống làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, người dân được vận động gom rác lại để xử lý. Họ được hướng dẫn phân rác thành 2 loại vô cơ và hữu cơ. Nhưng họ vẫn thắc mắc không hiểu phân loại để làm gì khi mà xe gom rác lại đổ chung làm một???
Rác thải sau khi thu gom chưa được xử lý đúng cách, mới chỉ dừng lại ở việc đốt rác, gây ô nhiễm không khí. Vẫn còn một lượng không nhỏ các loại vỏ lọ hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị vứt ngoài bãi rác, mà chưa có cách gì để xử lý triệt để.
Tại các làng nghề ở nông thôn, nguồn nước thải chưa được xử lý vẫn xả ra môi trường, gây ô nhiễm không chỉ khu vực làng nghề mà còn ảnh hưởng nhiều đến các làng xung quanh. Rồi theo dòng chảy tự nhiên đem ô nhiễm đi rất xa, ảnh hưởng cả một vùng. Đó là chưa kể đến thói quen thả rông trâu bò, chó… và chất thải của các động vật này vẫn còn nhiều ở ngoài đường, trong các khu vực công cộng.…