1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"

91 871 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại Thƣơng năm 2008”

Trang 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại Học Ngoại Thương

-o0o -

Công trình tham dự cuộc thi

“Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại Thương năm 2008”

Tên công trình:

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG

THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA

TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ

Nhóm ngành: 1a

Họ và tên sinh viên

Lớp: Nhật 5 – K45F – Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

NGUYỄN THỊ MAI LAN Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp Anh 11 – K45D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Họ tên người hướng dẫn: Tiến sỹ TỪ THÚY ANH

Trang 2

http://svnckh.com.vn 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: 7

TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 7

1.1 Tỉnh Sơn La và vùng nguyên liệu táo mèo 8

1.1.1 Vị trí địa lí 8

1.1.2 Đặc điểm khí hậu 11

1.2 Cây táo mèo Sơn La 12

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 12

1.2.1.1 Đặc điểm chung của cây táo mèo 12

1.2.1.2 Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La 14

1.2.1.3 So sánh thế mạnh đối với các nông sản khác trong vùng 15

1.2.2 Công dụng của Táo mèo 18

1.3 Cơ sở lí luận nghiên cứu việc phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La 20

1.3.1 Quan điểm về chuỗi giá trị (value chain) 20

1.3.1.1 Định nghĩa 20

1.3.1.2 Các khái niệm chính 21

1.3.2 Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La 24

1.3.2.1 Xuất phát điểm 24

1.3.2.2 Xây dựng chuỗi gía trị táo mèo Sơn La 25

CHƯƠNG II: 27

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY TÁO MÈO SƠN LA 27

2.1 Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị táo mèo: điều kiện (tự nhiên, xã hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi giá trị 28

2.1.1 Vùng nguyên liệu 29

2.1.2 Thu hoạch 31

2.1.3 Vận chuyển 32

2.1.4 Sản xuất 33

2.1.5 Kinh doanh 35

Trang 3

http://svnckh.com.vn 3

2.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị táo mèo 38

2.3 Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo 39

2.3.1 Táo tự nhiên, táo trồng 40

2.3.2 Thu hái 41

2.3.3 Vận chuyển 42

2.3.4 Sản xuất 42

2.3.5 Tiêu thụ 43

2.4 Đánh giá 44

Chương III: 46

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ TÁO MÈO SƠN LA 46

3.1 Tổng quan 47

3.2 Biện pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La 48

3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 48

3.2.1.1 Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu 49

3.2.1.2 Hỗ trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho người dân 51

3.2.1.3 Hỗ trợ doanh nghiệp marketing sản phẩm 52

3.2.2 Nhóm các biện pháp vi mô của riêng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm 56 3.2.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm 57

3.2.2.2 Giải pháp phát triển Vang Sơn Tra và nước ép Sơn Tra 59

3.2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 63

3.2.3.1 Rượu Vang Sơn Tra 63

3.2.3.2 Nước ép Sơn Tra 65

3.2.4 Giải pháp Marketing 67

3.2.4.1 Giải pháp xúc tiến bán 67

3.2.4.2 Giải pháp sản phẩm và giá cả 68

3.2.4.3 Giải pháp quảng cáo 70

3.2.4.4 Giải pháp phân phối 71

Trang 4

http://svnckh.com.vn 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sơn La là một tỉnh miền núi trọng yếu của đất nước với vị trí địa lí quan trọng nối liền CHDCND Lào, tỉnh Điện Biên, Lai Châu với các tỉnh trung du Bắc Bộ Sơn La anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng “rừng thiêng nước độc” với di tích nhà tù Sơn La minh chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp và dấu

ấn của tinh thần Cách mạng bất diệt

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Sơn La đã có nhiều bước phát triển song vẫn còn hết sức khó khăn Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp, khắc nghiệt khiến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,cải thiện đời sống nhân dân trở thành bài toán hóc búa với các cấp chính quyền Việc trồng cây gì, nuôi con gì

để đạt hiệu quả, đưa mức sống nhân dân lên mức trung bình của cả nước đòi hỏi những nghiên cứu, tính toán chiến lược và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế

Trước đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư cấp nhà nước đưa các cây trồng ngoại lai thử nghiệm trên đất Sơn La song không đạt hiệu quả do không phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Thực tế đó yêu cầu địa phương cần đầu tư phát triển các cây trồng bản địa phù hợp với ngành công nghiệp chế biến tạo đòn bẩy kinh tế Trong các cây trồng đó, táo mèo tỏ ra là loại cây có ưu điểm vượt trội Táo mèo (Sơn Tra) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La Táo mèo có vị chua chát, ngọt thơm rất đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong chế biến nước quả, rượu và là

vị thuốc quý trong đông y Táo mèo Sơn La có vị thơm và lượng đường lớn rất phù hợp cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm Vang, nước ép

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 5

http://svnckh.com.vn 5

Tuy tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với sự phát triển của Sơn La rất lớn song việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó khăn về vốn,kĩ thuật và nhân lực Đây cũng là khó khăn chung với các ngành khác trong tỉnh và cả khu vực miền núi phía Bắc

Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng của táo mèo đối với đời sống đồng bào các dân tộc và sự phát triển chung của tỉnh, nhóm tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La” Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Sơn La tìm ra một số hướng để sản phẩm táo mèo phát triển chuyên nghiệp hơn

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm

từ cây táo mèo Sơn La, trong đó chú trọng rượu vang và nước ép táo mèo, hai sản phẩm có nhiều tiềm năng và điều kiện phù hợp với sản xuất công nghiệp

Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vùng táo Bắc Yên – Sơn La và sản phẩm Vang của nhà máy Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp cho cả vùng

3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị (value chain) làm cơ sở, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu nhằm giúp công trình có cái nhìn toàn cảnh ở nhiều góc độ

Trang 6

http://svnckh.com.vn 6

4 Bố cục công trình nghiên cứu

Đề tài gồm ba phần chính:

Chương I: Tổng quan về Sơn La, sản phẩm táo mèo và cơ sở khoa học

Chương II: Phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây

táo mèo Sơn La

Chương III: Đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo

mèo Sơn La

Trang 7

http://svnckh.com.vn 7

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ SƠN LA , SẢN PHẨM TÁO MÈO VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC

Trang 8

hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới 250 km Tỉnh Sơn La

cách thủ đô Hà Nội 320 km theo trục đường quốc lộ 6

Diện tích tự nhiên là 14.210 km2, đứng thứ 5 trong 53 tỉnh, thành phố Độ cao trung bình từ 600 - 700m Trên 80% tổng diện tích tự nhiên có độ dốc từ 25o

trở lên

Địa hình lãnh thổ phân hoá rất phức tạp, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng, sông và mặt bằng 2 cao nguyên nối tiếp nhau, tất cả đều chạy theo hướng tây bắc - đông nam Đó là dãy núi cao liên tiếp ở phía bắc bắt đầu từ huyện Quỳnh Nhai qua Mường La đến Bắc Yên và kết thúc tại huyện Phù Yên, độ cao trung bình trên 2.000m, đỉnh cao nhất là Phusaphin 2874m, sườn tây nam đổ xuống sông Đà Phía tây là dãy Pusamsao bắt đầu từ đỉnh Phusamsao đến Mường Lạn (sông Mã), độ cao trung bình từ 1.500m - 1.900m, đỉnh cao nhất là Phu Sam Sao cao 1925m làm thành biên giới tự nhiên Việt-Lào

Trang 9

http://svnckh.com.vn 9

Hình 1: Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Giữa tỉnh là dãy Sin sung chảo chai, từ Thuận Châu kéo dài qua Mai Sơn, Yên Châu về giáp tỉnh Hoà Bình, độ cao trung bình từ 1.000m - 1.500m, cao nhất

là đỉnh Khao Canh 1.565m Từ những dãy núi chính có nhiều dãy núi nhỏ chạy theo hướng gần như vuông góc với dãy núi chính làm cho địa hình vốn đã bị chia cắt lại càng bị chia cắt thêm Sự chia cắt này tạo thế mạnh cho Sơn La là có nhiều dạng sản phẩm, của nhiều đới khí hậu mà các nơi khác không có

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc Từ Hà Nội ngược đường số 6 lên Sơn La dài 320 km phải qua tỉnh Hà Tây, Hòa Bình Thảo

Trang 10

http://svnckh.com.vn 10

nguyên Mộc Châu với độ cao 1050m so với mặt biển là cửa ngỏ của tỉnh Sơn La Đơn vị hành chính của tỉnh có 9 huyện và 1 thị xã, các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và thị xã Sơn La nằm dọc trục quốc lộ số 6, thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Huyện Sông Mã và các xã vùng cao của các huyện

kể trên thuộc vùng cao biên giới các huyện Phú Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai thuộc vùng kinh tế lòng hồ sông Đà Toàn tỉnh có diện tích 1.421.000 ha, có

250 km đường biên giới với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Dân số toàn tỉnh có 867.885 người, gồm 12 dân tộc anh em: Dân tộc Thái chiếm 54% tổng số dân tộc; dân tộc Mông trên 20%, dân tộc kinh 10%, còn lại là các dân tộc: Mường, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Kháng, Tày, Lào và Hoa Cộng đồng các dân tộc Sơn La luôn đoàn kết xây dựng và bảo vệ vững chắc mảnh đất phía Tây Bắc Tổ quốc

Sông ngòi: 2 hệ thống sông Đà và sông Mã chạy song song theo chiều dọc của tỉnh Sông Đà chảy qua tỉnh với chiều dài 239km, đi liền với nó là 32 phụ lưu lớn, nhỏ; sông Mã chảy trong tỉnh với chiều dài 93km và 17 phụ lưu Hai hệ thống này đã tạo ra mạng lưới sông, suối khá dày (mật độ trung bình 1,8km/1km2), độ dốc lớn nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện

Cao nguyên: 2 cao nguyên Sơn La và Mộc Châu nối tiếp nhau trải theo chiều dài của tỉnh và là đường phân thuỷ giữa sông Đà và sông Mã Cao nguyên Sơn La dài 100km, từ huyện Thuận Châu đến Yên Châu, rộng 25km, độ cao trung bình từ 500m - 700m Cao nguyên Mộc Châu dài 80km, bắt đầu từ huyện Yên Châu đến Suối Rút tỉnh Hoà Bình, rộng 25km, độ cao trung bình từ 800m - 1000m Cả 2 cao nguyên bề mặt tương đối bằng phẳng đã và đang tạo ra vùng kinh tế động lực của tỉnh Tuy địa hình lãnh thổ bị phân hoá phức tạp nhưng nhìn chung tầng đất khá dày, thấm nước tốt, tỷ lệ đạm khá, tỷ lệ lân cao và có nhiều loại phù hợp với nhiều loại cây trồng

Trang 11

http://svnckh.com.vn 11

Dân số trung bình năm 1994: 802,0 nghìn người, có nhiều dân tộc khác nhau, trong đó 10 dân tộc có số dân từ 1000 người trở lên, đông nhất dân tộc Thái: 55,2%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Hmông 12%, dân tộc Mường 8,2%, dân tộc Dao 2,76%, dân tộc Xinh Mun 1,45%, dân tộc Khơ mú 1,34%, dân tộc Lào 0,34%, dân tộc La Ha 0,2%, dân tộc Kháng 0,18% Dân cư phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, vùng rẻo cao chủ yếu là dân tộc Hmông, vùng giữa là dân tộc Dao, Xinh Mun, Khơ mú, Kháng, La ha, vùng thấp là dân tộc Thái, Kinh, Mường

Huyện Bắc Yên, nơi tập trung diện tích táo mèo lớn và ngon nhất tỉnh Sơn La cũng như khu vực Tây Bắc, cách Hà Nội 190 km về phía Tây Bắc Từ Hà Nội có thể lên Bắc Yên theo quốc lộ 37 qua Hà Tây, Phú Thọ và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La hoặc theo đường thủy trên Sông Đà với bến phà Tạ Khoa

1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, độ cao địa hình nên khí hậu Sơn La khá đa dạng, có những nét đặc thù riêng nhưng vẫn mang tính chất của khí hậu gió mùa chí tuyến Nhiệt độ trung bình năm 21oC, nhiệt độ cao nhất là 27oC, nhiệt độ thấp nhất là 16,7oC Lượng mưa trung bình 1410mm, năm cao nhất 1829mm (1907), năm thấp nhất 998mm (1964), số ngày mưa trung bình 118 ngày/năm Độ ẩm tương đối trung bình năm 81% Khí hậu Sơn La phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô, ít mưa, lượng mưa dưới 10% tổng lượng cả năm, độ ẩm không khí xuống tới 75-76%, tháng 12 và tháng 1 có xuất hiện sương muối Mùa hạ nóng, đến sớm và mưa nhiều, mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm, không có bão Nhìn chung khí hậu Sơn La tạo điều

Trang 12

1.2.1.1 Đặc điểm chung của cây táo mèo

Tên Việt Nam: Táo mèo

Tên Latin: Docynia indica

Hình 2: Cây Táo mèo (Nguồn: Sách

đỏ Việt Nam ) Nhóm: Cây gỗ nhỏ

- Mô tả: Cây gỗ cao 4 - 5 m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già nhẵn Lá hình mũi mác dài 7 - 10cm, rộng 1,5 - 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cƣa, lông nhung màu trắng ở

Trang 13

- Sinh học: Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10 Tái sinh bằng hạt, chồi hoặc chiết cành

- Nơi sống và sinh thái: Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loại trong trảng cây bụi, ven đồi, ở độ cao 1000 - 1500 m

- Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc Yên: Tạ Xùa), Yên Bái

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan

- Giá trị: Quả chín ăn được Quả tươi dùng chế rượu vang Quả phới khô dùng làm nguồn dược liệu để chế rượu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa Cây non còn dùng làm gốc ghép cho các, loài táo và lê để tạo giống cây ăn quả Gỗ có thể đóng đồ dùng gia đình và nông cụ sản xuất

- Tình trạng: Loài hiếm Quả được sử dụng rộng rãi như là nguồn dược liệu nên được nhân dân địa phương khai thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây) để dùng và bán Chính đó lá nguyên nhân dẫn tới việc giảm số lượng cá thể và thu hẹp khu phân bố Mức độ đe dọa: Bậc R

- Đề nghị biện pháp bảo vệ: Khai thác đúng quy cánh (chỉ hái quả, không chặt cây

để lấy quả) Khoanh vùng, giữa lại các cây con mọc hoang trong rừng, ven bản làng để bảo vệ Đồng thời tìm cánh gây trồng trong vườn rừng ở vùng cao

Trang 14

http://svnckh.com.vn 14

1.2.1.2 Đặc điểm riêng của táo mèo Sơn La

Cây táo mèo mọc chủ yếu tại huyện Bắc Yên, cách Hà Nội 190km về hướng Tây Bắc, trong đó chủ yếu ở 4 xã vùng cao là Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, trong đó táo mèo Xím Vàng đặc biệt nổi tiếng vì quả to, đẹp và rất thơm ngon Bốn xã này nằm trên cùng một trục đường từ thị trấn Bắc Yên, gần nhất là xã Tà Xùa (20km) và xa nhất là Hang Chú (50km) Các xã khác có táo mèo mọc rải rác song do không đủ độ cao nên táo thường rất nhỏ và chát

Cây Sơn Tra cũng giống như cây chè Tà Xùa (Bắc Yên) vốn nổi tiếng với hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng, càng ở độ cao, khí hậu lạnh hương vị chè càng ngon Càng ở độ cao, quả táo Mèo Sơn Tra càng có màu vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt Qua nghiên cứu khảo sát, Quả Sơn Tra Bắc Yên có mùi thơm đặc trưng, vị chua dôn dốt, chát ngọt, có nồng độ đường cao hơn so với Sơn Tra ở các vùng khác như Sa

Pa, Yên Bái

Hình 3: Cây Táo mèo Sơn La

(Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet)

Hiện nay táo mèo xuất hiện ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc, trong đó tiêu biểu có Cao Lộc (Lạng Sơn), Sapa (Lào Cai), Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Bắc Yên (Sơn La) Nhóm nghiên cứu lập bảng so sánh dựa trên thông tin thu thập và ý kiến phỏng vấn như sau:

Táo Lạng Sơn Táo Lào Cai Táo Yên Bái Táo Sơn La

Trang 15

http://svnckh.com.vn 15

Bảng 1: So sánh Táo mèo Sơn La với Táo mèo một số địa phương khác

Việc tương quan so sánh các vùng tương đối rõ ràng, việc lựa chọn sản phẩm rượu từ táo mèo Sơn La để xây dựng chuỗi giá trị là do 2 nguyên nhân chính: chất lượng táo phù hợp sản xuất công nghiệp, khoảng cách địa lí gần và thuận tiện

1.2.1.3 So sánh thế mạnh đối với các nông sản khác trong vùng

Trong địa bàn Sơn La: Các sản phẩn chế biến từ nông sản Sơn La còn kém phát triển, trừ 2 sản phẩm là Chè Mộc Châu và Sữa Mộc Châu đã có uy tín và gây dựng thị trường thì táo mèo là cây trồng có tiềm năng phát triển hàng đầu

Theo bảng tổng kết trong nghiên cứu về chuỗi giá trị trong chương trình tiếp cận thị trường cho người nghèo của Nhóm tiếp cận thị trường với người nghèo (SVN) ở tỉnh Sơn La liệt kê các chuỗi giá trị có tiềm năng:

Chất lượng Chua, thơm Chua, thơm, quả

to

Chua, thơm, quả

to, đẹp

Chua, chát, có vị ngọt Nhiều nước Quả bé

Các sản

phẩm

-Dấm táo mèo -Rượu ngâm táo mèo

-Ômai (Sấm sá)

-Quả tươi -Vang táo mèo -Táo khô

-Quả tươi -Táo mèo muối xổi

-Vang táo mèo -Táo khô

Khoảng

cách từ Hà

Nội

Trang 16

-Dễ nuôi trồng

-Nhiều đối thủ cạnh tranh

-Thị trường địa phương chưa thực sự có nhu cầu

Phát triển quy mô vùng hoặc các vùng lân cận

1

-Diện tích dùng để nuôi trồng lớn

-Số người làm ít

Có tiềm năng song cần đầu tư thêm

5

5 Nhãn

-Có một số khu vực phù hợp

-Chất lượng tương đối

-Chưa có uy tín trên thị trường

Phát triển quy mô vùng

Trang 17

http://svnckh.com.vn 17

Bảng 2: So sánh thế mạnh của Táo mèo đối với các nông sản khác trong vùng

Lập bảng so sánh tiềm năng các loại nông sản trên nhóm nghiên cứu có kết luận:

So với các loại nông sản khác ở địa phương thì táo mèo có tiềm năng lớn, bền vững, sự phát triển gắn liền nhiều vấn đề xã hội tích cực Trong điều kiện ngân

tốt 6

6 Bí

-Diện tích phù hợp trồng lớn

-Sản lượng thấp -Nhiều đối thủ cạnh tranh

Phát triển quy mô vùng

7

7 Cây thuốc nam -Diện tích phù hợp

trồng lớn

-Nhiều đối thủ cạnh tranh

-Chất lượng chưa cao -Khó phát triển sản phẩm chế biến

Phát triển quy mô vùng

9

9 Táo mèo

-Diện tích tự nhiên và

có thể trồng lớn -Có uy tín trên thị trường

-Có nhà máy sản xuất rượu

-Được bước đầu chú trọng phát triển

-Trình độ sản xuất kém -Mạng lưới tiêu thụ nhỏ hẹp

Có tiềm năng và điều kiện phát triển, có thể trở thành đầu tàu kinh

11 Mật -Một số vùng có khả

năng phát triển

-số lượng ít -Nuôi nhỏ lẻ

Phát triển quy mô

hộ gia đình

Trang 18

Sách Tân tu bản thảo: vị chua lạnh, không độc

Sách Bản thảo cương mục: chua ngọt hơi ôn

Sách Nhật dụng bản thảo: vị ngọt chua không độc

Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc dương minh, thái âm kinh

Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập Tỳ Can nhị kinh

Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ kinh

- Thành phần chủ yếu:

Theo các nhà nghiên cứu Trung quốc, trong Sơn tra có: acid citric, acid crataegic, acid cafiic, vitamin C, hydrat cacbon, protid, mỡ, calci, phospho, sắt, acid oleanic, ursolic, cholin, acetylcholin, phytosterin

- Tác dụng dược lý:

A.Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:

Tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không dứt, sán khí, đau tinh hoàn

Trích đọan Y văn cổ:

Sách Bản thảo kinh tập chú: "nấu lấy nước rửa lở sơn"

Sách Tân tu bản thảo: " uống chủ lợi thủy, gội đầu tắm trị chàm lở"

Sách Nhật dụng bản thảo: " hóa thực tích, hành kết khí, kiện vị, khoang

cách, tiêu khí tích huyết cục"

Sách Trấn nam bản thảo: " tiêu nhục tích trệ, hạ khí trị ợ chua"

Sách Bản thảo kinh sơ: " hóa ẩm thực, kiện tỳ vị, hành kết khí, tiêu ứ huyết"

Trang 19

http://svnckh.com.vn 19

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Theo các nhà nghiên cứu dược lý Trung quốc Sơn tra có tác dụng:

1 Cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim Nước cất Sơn tra bắc trên động vật thực nghiệm có tác dụng phòng

và giảm bớt thiếu máu cơ tim thực nghiệm

2 Có tác dụng làm hạ lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế chủ yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phải chống hấp thu cholesterol

3 Sau khi uống Sơn tra lượng enzym trong bao tử tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo tăng cũng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn

4 Sơn tra có tác dụng ức chế các trực khuẩn thương hàn, lî, bạch hầu, mũ xanh, liên cầu beta, tụ cầu vàng Phương pháp bào chế khác nhau không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của thuốc

Sơn tra có tác dụng an thần, làm tăng tính thẩm thẩu của mao mạch và làm co cơ tử cung

Trang 20

http://svnckh.com.vn 20

1.3 Cơ sở lí luận nghiên cứu việc phát triển thị trường các sản phẩm từ cây

táo mèo Sơn La

1.3.1 Quan điểm về chuỗi giá trị (value chain)

Phân tích theo chuỗi giá trị là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều bản nghiên cứu cũng như đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm thuộc công nghiệp chế biến Phương pháp này giúp việc nhìn nhận, đánh giá, đặt ra chiến lược phát triển một cách toàn diện và thấu đáo từ những khía cạnh nhỏ nhất

1.3.1.1 Định nghĩa

Chuỗi giá trị nói đến cả loạt các hoạt động cần thiết để chế biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã

sử dụng (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4) Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi

Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng

Về nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau trong một công ty để sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định Các hoạt động này

có thể gồm có: giai đoạn lên ý tưởng và khái niệm, giai đoạn mua các nguyên liệu đầu vào, giai đoạn vận hành sản xuất, giai đoạn tiếp thị và phân phối, giai đoạn hậu mãi và chăm sóc khách hàng Tất cả các hoạt động này kết hợp thành một “chuỗi”

Trang 21

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân

và những người cung cấp dịch vụ) để chế biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị rộng được bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô

và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến…

Các tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó nghiên cứu các liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối đến người tiêu dùng cuối cùng

1.3.1.2 Các khái niệm chính

Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng khái niệm chính trong các tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị: (1) Phương pháp filière, (2) Khung khái niệm do Porter lập ra (1985) và (3) phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994;1999;2003) và Gerefi, và Korzeniewicz (1994)

Filière (Chuỗi)

Phương pháp filière (filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau Khởi đầu, phương pháp này được dùng

Trang 22

http://svnckh.com.vn 22

để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển thuộc hệ thống thuộc địa của Pháp Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng cuối cùng

Do đó, khái niệm filière (chuỗi) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực

tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia và các hoạt động Tính hợp lí của chuỗi (filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị ở trên Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kĩ thuật định lượng, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đồi

Khung phân tích của Porter

Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất được một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi gía trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào các công ty như một tổng thể Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm ra các nguồn lợi thế cạnh

Trang 23

http://svnckh.com.vn 23

tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng nhiều cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch

vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lí nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lí và chiến lược điều hành

Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) Tài liệu này dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu

Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa,

có nhận thức rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận và phân tích chuỗi giá trị ở các góc độ khác nhau tùy vào mục đích, phạm vi và đặc điểm của công trình

Trang 24

http://svnckh.com.vn 24

1.3.2 Chuỗi giá trị táo mèo Sơn La

Như đã nêu ở phần trên, phân tích chuỗi gía trị có thể rất linh hoạt và có nhiều cách tiếp cận từ góc nhìn của bất kì ai tham gia chuỗi giá trị Nhóm tác giả

đã tiến hành tìm hiểu, so sánh và thấy rằng việc kết hợp cả ba phương pháp với các mức độ khác nhau là phù hợp nhất đối với nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ táo mèo Sơn La

Với đặc điểm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo Sơn La còn rất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự điều hành và liên kết, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu filière để có thể đánh giá tổng quan và đề ra các giải pháp phù hợp tác động đến các khâu trọng yếu nhất làm gia tăng giá trị sản phẩm

Hiện nay, ở tỉnh Sơn La chỉ có hai nhà máy sản xuất sản phẩm rượu vang táo mèo với cùng quy trình công nghệ (chuyển giao từ viện chế tạo máy công nghiệp,

bộ công nghiệp) và cùng lấy nguyên liệu từ vùng táo Bắc Yên, Sơn La Nhóm tác giả quyết định nghiên cứu nhà máy Vang Bắc Sơn Tra đặt tại thị trấn Bắc Yên để tiện đánh giá và so sánh Do lấy điểm một nhà máy, tác giả áp dụng lí thuyết lợi thế cạnh tranh của M.Porter để đánh giá thực trạng sản xuất và đề xuất các biện pháp phát triển, nhằm tiên phong thúc đẩy công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ táo mèo

Việc định vị sản phẩm từ táo mèo trong mạng lưới thương mại toàn cầu là cần thiết song cần được xem xét trong dài hạn Trước mắt, nhóm tác giả tập trung vào nghiên cứu các giải pháp giúp sản phẩm từ táo mèo thâm nhập và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường miền Bắc và nội địa

1.3.2.1 Xuất phát điểm

Trang 25

http://svnckh.com.vn 25

Xuất phát điểm và định hướng nghiên cứu biện pháp phát triển các sản phẩm

từ táo mèo Sơn La qua công cụ phân tích chuỗi giá trị là phát triển vì đồng bào nghèo miền núi

Xét về nhiều mặt, táo mèo khó có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn như nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả khác, song lại rất phù hợp và cần thiết với khu vực miền núi

Đặc điểm chính của khu miền núi phía Bắc, đặc biệt hướng Tây Bắc là địa hình đồi núi hiểm trở, chia cắt, khí hậu khắc nghiệt khiến đời sống đồng bào dân tộc hết sức thiếu thốn Chính phủ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thông qua nhiều chương trình, dự án lớn như 135, 747… đạt một số hiệu quả nhất định Qua nghiên cứu thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ các loài cây có nguồn gốc địa phương hoặc cấy ghép với cây trồng địa phương mới đạt hiệu quả tốt, các loài lai giống đều không đạt hiệu quả, gây lãng phí

Bởi vậy lựa chọn cây táo mèo để phát triển sẽ mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội to lớn với địa phương nói riêng và cả khu vực miền núi nói chung Việc phát triển sẽ tạo tiền đề để địa phương đặt ra các chiến lược mới rút ngắn khoảng cách về nhiều mặt với các vùng đồng bằng, thành phố

1.3.2.2 Xây dựng chuỗi gía trị táo mèo Sơn La

Tiêu thụ Táo tự nhiên

Trồng

Trang 26

- Thu hái: các vấn đề về thu hoạch táo tự nhiên, táo trồng như thời gian, sản lượng

- Vận chuyển: các vấn đề về vận chuyển táo từ vùng nguyên liệu đến nơi kinh doanh táo tươi hoặc sản xuất như khoảng cách, chi phí

- Sản xuất: vấn đề về sản xuất công nghiệp (hiện đã có vang sơn tra) và sản xuất hộ giai đình như công nghệ, vốn, nhân lực và đánh giá hiệu quả các loại sản phẩm

- Tiêu thụ: vấn đề về kinh doanh các sản phẩm từ táo mèo, đánh giá tiềm năng và đề

ra các chiến lược cụ thể

Trang 27

http://svnckh.com.vn 27

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN

XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM

TỪ CÂY TÁO MÈO SƠN LA

Trang 28

http://svnckh.com.vn 28

2.1 Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị táo mèo: điều kiện (tự nhiên,

xã hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi giá trị

Bảng 4: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo

Như sơ đồ tác động của bối cảnh tự nhiên và xã hội đến chuỗi giá trị táo mèo, việc sản xuất và kinh doanh táo mèo đạt nhiều hỗ trợ từ nhà nước và địa phương, đặc biệt ở các khâu trồng, sản xuất và kinh doanh Đồng thời, thị trường với táo tươi và các sản phẩm từ táo tươi bước đầu được thị trường chắp nhận

Tiêu thụ Táo tự nhiên,

-Được hỗ trợ

từ địa phương

-Vùng nguyên liệu gần nơi chế biến -Giá thành rẻ

-Nhỏ lẻ,tự phát -Chất lượng thấp, chưa tận thu

-Chưa sử dụng hết công suất

- Mang tính thời vụ

-Mạng lưới

tiêu thụ nhỏ, thiếu chuyên nghiệp

Trang 29

http://svnckh.com.vn 29

2.1.1 Vùng nguyên liệu

Vùng nguyên liệu táo chủ yếu của tỉnh nằm tại 4 xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú của huyện Bắc Yên Diện tích vùng táo tự nhiên còn tương đối lớn song mọc rải rác trên các vùng đồi núi, tập trung nhất là vùng Làng Chếu cũng

là vùng rừng đầu nguồn phòng hộ của tỉnh Huyện đã đầu tư làm đường nhựa lên trung tâm các xã song vẫn chưa đầu tư các đường ngang đến từng bản nên việc thu hái và vận chuyển táo nguyên liệu còn rất khó khăn Chủ yếu người dân vẫn sử dụng ngựa và gùi để chuyển táo về trung tâm xã bán lại cho các lái buôn và nhà máy

Hình 4: Vùng nguyên liệu Táo mèo (Bắc Yên, Sơn La)

Hiện nay, diện tích rừng trồng đã tăng lên do có sự đầu tư từ dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Số: 661/QĐ-TTg của chính phủ) từ năm 2004 tới 2010 Tuy nhiên diện tích rừng trồng Sơn Tra chưa cho thu hoạch do đặc tính tự nhiên của Sơn Tra sau 7 năm mới có thể ra quả Cây Sơn Tra cũng chưa được coi là loại cây trọng điểm của tỉnh mà chỉ mới là cây rừng phòng hộ và xóa đói giảm nghèo Nguồn nhân lực cho việc trồng và phát triển rừng nói chung và Sơn Tra nói riêng ở Bắc Yên còn rất mỏng Toàn dự án 661 Bắc Yên mới chỉ có 10 đồng chí, trong đó chỉ có 1 phó giám đốc, 1 kế tóan, 2 cán bộ hiện trường (thường xuyên làm việc trên vùng rừng trồng) là có trình độ đại học, còn lại 6 cán bộ vườn ươm trình

độ trung cấp Với số nhân lực hạn chế như vậy, việc quản lí và bao quát vùng rừng trồng gặp rất nhiều khó khăn Việc giao đất giao rừng tới người dân cũng phát huy

Trang 30

http://svnckh.com.vn 30

kết quả tích cực, song do dân cư thưa thớt và trình độ canh tác thấp nên lượng rừng trồng và chăm sóc tốt chưa cao

Người dân địa phương, chủ yếu là dân tộc H’mông cũng đã bước đầu hưởng lợi

từ cây Sơn Tra nhưng chủ yếu qua nguồn Sơn Tra tự nhiên Việc đầu tư trồng mới

và chăm sóc Sơn Tra chưa được chú trọng do chưa được đầu tư đúng mức Đối với diện tích rừng sản xuất, nhà nước chỉ đầu tư cây giống và người dân tự chăm sóc, đối vơi diện tích rừng phòng hộ, nhà nước đầu tư 6triệu đồng/ha/4 năm, từ năm thứ 5-9 là 100 nghìn đồng/ha/năm (nguồn: BQL dự án 661 Bắc Yên) Vốn đầu tư với cây trồng dài ngày như vậy so với các cây lương thưc ngắn ngày như ngô, sắn còn quá thấp nên chưa khuyến khích được người dân chăm sóc, phát triển

Diện tích vùng có thể trồng được sơn tra ở Bắc Yên là rất lớn (10.000 ha), trong khi đó dự án 661 dự định tới năm 2010 (năm kết thúc dự án) cố gắng đạt được 252,2 ha Như vậy chưa khai khác được 1/50 tiềm năng thực tế Việc tiếp tục trồng cây sơn tra sau khi dự án kết thúc vẫn chưa được địa phương xem xét và lên kế hoạch

Chúng tôi có lên vùng nguyên liệu thuộc xã Làng Chếu, Bắc Yên, gặp một số người dân tộc H’mông hỏi về tình hình thu hoach và trồng mới cây Sơn Tra Qua tổng hợp ý kiến, chúng tôi nhận thấy người dân địa phương chưa thực sự mặn mà với cây táo Việc trồng mới táo còn nhiều khó khăn do cây sinh trưởng chậm và nguồn vốn đầu tư chưa lớn Người dân chủ yếu chỉ trồng và không quan tâm chăm sóc đầy đủ So với các cây lương thực ngắn ngày ở địa phương thì tuy Sơn Tra mang lại hiệu quả lớn hơn song cần nhiều thời gian chăm sóc, trong khi đó nhu cầu “cơm no, áo ấm” vẫn hết sức cấp thiết với người dân tộc thiểu số Việc thu hoạch táo cũng không được quan tâm do táo bán tại vùng nguyên liệu rất rẻ (500-

1000 đồng/kg), trong khi đó việc thu hái gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi

Trang 31

hộ Việc đầu tư trọng điểm vào cây Sơn Tra vẫn chưa được tỉnh và huyện xem xét phát triển Địa phương vẫn đang thụ động trông chờ sự chỉ đạo từ phía trên và nguồn vốn từ các dự án phát triển

Phỏng vấn ban quản lí dự án 661 Bắc Yên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cây táo mèo chỉ chiếm một phần trong dự án Việc đầu tư cho trồng và chăm sóc tương đối

ít Đối với các diện tích thuộc vùng rừng cây sản xuất, nhà nước chỉ hỗ trợ cây giống, người dân tự trồng và chăm sóc Đối với diện tích thuộc vùng rừng phòng

hộ, nhà nước hỗ trợ 6 triệu đồng/ha/4năm, từ năm thứ 5-9 là 100 nghìn đồng/ha/năm Số tiền này chưa thực sự lớn, kết hợp nhân sự mỏng nên hiệu quả chưa cao

Như vậy, tiềm năng xây dựng vùng nguyên liệu là rất lớn song gặp nhiều khó khăn về đường xá, nhân lực, vốn Vùng rừng nguyên liệu tương đối gần trung tâm huyện (20-50km), song do địa hình đồi núi và đặc biệt cây Sơn Tra vẫn chưa được coi là cây trồng trọng điểm, có ý nghĩa kinh tế lớn nên chưa được đầu tư, phát triên đúng mức và xứng với tiềm năng

2.1.2 Thu hoạch

Do diện tích vùng nguyên liệu tản mát, giao thông khó khăn nên địa phương chưa tận thu được nguồn táo Với năng suất trung bình 60kg/cây, sản lượng táo Bắc Yên lên tới 10.000 tấn quả /năm, song chưa thu hoạch được 1/5 sản lượng

Trang 32

Việc thu hoạch còn thủ công nên còn chưa tận thu lượng táo từng cây và diện tích toàn vùng, lượng táo thu về bị hư hỏng và dập nát khá nhiều gây lãng phí lớn Như vậy, việc thu hoạch táo còn nhiều khó khăn do hạn chế về đường xá và trình độ của người dân Nếu được đầu tư và quan tâm nhiều hơn, việc tận thu nguồn táo sẽ đưa lại lợi ích kinh tế rất lớn

2.1.3 Vận chuyển

Vùng nguyên liệu cách 20-50 km từ trung tâm huyện Bắc Yên là nơi có nhà máy sản xuất Vang Sơn Tra và là đầu mối trung chuyển táo tươi và các sản phẩm từ táo mèo về xuôi và sang các khu vực lân cận

Huyện Bắc Yên đã đầu tư làm đường nhựa lên trung tâm các xã Làng Chếu, Tà Xùa, Xím Vàng, riêng đường lên xã Hang Chú sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008 Việc vận chuyển táo tươi bằng xe tải tương đối thuận lợi song hiện nay do nhu cầu tiêu thụ nhỏ lẻ nên người dân chủ yếu trở xe máy hoặc ngựa xuống trung tâm huyện Giá vận chuyển ở đây tương đối rẻ: xe tải 10 tấn khoảng 2.000.000 đồng/ngày (3-4 chuyến táo)

Việc vận chuyển táo từ Bắc Yên đến các vùng lân cận khá thuận lợi Về đường

bộ có thể thông qua quốc lộ 37 nối từ ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn – Sơn La, nối vào quốc lộ 6) tới các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây và xuôi về Hà Nội và các đường tỉnh lộ nối đến các huyện lân cận như Phù Yên, Mộc Châu, Mai Sơn… Về đường sông có

Trang 33

2.1.4 Sản xuất

Việc sản xuất các sản phẩm từ Sơn Tra như táo muối xổi, ô mai, mứt, dấm, nước quả vẫn chủ yếu do người dân địa phương tự làm một cách thủ công Riêng sản phẩm rượu táo mèo đã được địa phương quan tâm đầu tư 2 nhà máy là nhà máy Bắc Sơn tại huyện Bắc Yên với công suất 10.000 lit/năm và nhà máy sản xuất vang sơn tra thuộc công ty cây ăn quả Sơn La với công suất 20.000 lit/năm, đều lấy nguyên liệu từ vùng táo Bắc Yên

Hình 5 : Nhà máy Vang Bắc Sơn Tra

Tuy công suất rất thấp song cả 2 nhà máy đều chưa sản xuất hết công suất do lượng tiêu thụ kém, nhóm nghiên cứu được biết nhà máy chỉ sản xuất 3 tháng cuối năm âm lịch để kịp tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán, sản lượng năm cao nhất cũng chỉ đạt 60% công suất và rất ít sản phẩm dự trữ trong năm

Nhà sản xuất rượu vang táo tỏ ra rất lúng túng về định hướng sản phẩm Việc liên kết, hợp tác được một số cơ sở trong và ngòai nước đề cập song do sự e ngại

từ việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm và tiềm lực của nhà sản xuất địa phương mà

Trang 34

Trao đổi thêm với anh Thắng, chúng tôi được biết hàng năm nhà máy chỉ mới sản xuất 5.000 lit rượu táo, tức là mới chỉ bằng 1/2 năng suất, chủ yếu vào trước tết nguyên đán để kịp tiêu thụ trong dịp Tết Nhà máy thu mua táo vào tháng 9-10, ngâm ủ ít nhất 30 ngày rồi chiết dịch, lên men trong khoảng 3 tháng và đóng chai, xuất xưởng trong khoảng 20 ngày trước Tết Quy trình sản xuất được chuyển giao

từ Viện chế tạo máy công nghiệp – Bộ công nghiệp từ năm 2005 song chưa năm nào tận dụng hết công suất sản xuất Cả nhà máy chỉ có 1 kĩ sư, còn lại các lao động đều là thời vụ và chưa được đào tạo đầy đủ Do nguồn nhân lực chưa có tay nghề cao nên sản phẩm làm ra chưa thực sự ổn định Theo một số ý kiến phỏng vấn thì uống rượu vang táo mèo gây hiện tượng nhức đầu Chúng tôi đã trao đổi với chị Nguyễn Minh Chi, kĩ sư viện chế tạo máy công nghiệp – Bộ công nghiệp thì hiện tượng này do quá trình ngâm ủ chưa được bảo quản kĩ và chưa đủ thời gian nên một lượng Andehit chưa chuyển hóa hoàn toàn thành Este Hiện tượng này hoàn toàn có thể khắc phục được trong quá trình chế biến

Như vậy việc sản xuất rượu táo tuy còn nhiều bất cập do hạn chế từ trình độ nhân lực song chắc chắn có thể khắc phục nếu được đầu tư đầy đủ hơn

Trang 35

http://svnckh.com.vn 35

2.1.5 Kinh doanh

Tuy sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tương đối tốt và có lợi cho sức khỏe song lượng tiêu thụ chưa cao Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại chỗ, qua kênh trực tiếp hoặc kí gửi tại các cửa hàng trong huyện Nhà máy có hơn 30 điểm phân phối, song chủ yếu nằm trong khu vực thị trấn Bắc Yên và Phù Yên, chỉ có 3 điểm phân phối tại thành phố Sơn La và chưa có điểm phân phối nào ở ngoài tỉnh

Giá bán vang Sơn Tra tương đối cao so với các sản phẩm cùng loại: 35.000đồng/ chai 750ml và 400.000 đồng/trống 15lít Thời gian đầu do mới lạ nên rượu táo tiêu thụ khá mạnh trong dân, chủ yếu làm quà biếu vào dịp Tết Song hiện nay do giá bán khá cao và thói quen của người địa phương là uống rượu mạnh nên sản phẩm tiêu thụ rất chậm Khách hàng chủ yếu là tỉnh và huyện mua để biếu trung ương và các địa phương lân cận

Nhà máy đã đưa sản phẩm vang táo đi dự 3 lần hội chợ là Hội chợ triển lãm quốc tế vào năm 2006, 2007 và hội chợ triển lãm Xanh năm 2007 Tuy sản phẩm

có gây được sự chú ý song chưa thực sự đưa lại hiệu quả kinh tế đáng kể

Nguyên nhân chính của thực trạng này gồm 2 yếu tố: thứ nhất, do trình độ kinh doanh của chủ nhà máy, thứ hai, do nhu cầu tiêu thụ ở địa phương không lớn Tuy chủ nhà máy rất có ý thức giới thiệu và mở rộng phân phối sản phẩm song cách làm còn thủ công và thiếu chuyên nghiệp Bao bì sản phẩm tuy thuê thiết kế nhiều lần song chưa tạo ấn tượng đột phá do sử dụng hình ảnh thiếu phù hợp và kém ổn định Mỗi năm bao bì được thiết kế lại 1 lần và hình ảnh chưa gợi bản sắc, mẫu mã tương đối giống nhiều loại vang khác Nhà máy chưa có 1 chiến lược kinh doanh cụ thể, hình thức phân phối tự nhiên và kém chủ động, thường bán ngay cho địa phương hoặc kí gửi cho các cửa hàng bán lẻ dịp Tết cho khách vãng lai Nhà sản xuất thường cố gắng tiêu thụ tòan bộ sản phẩm trước tết do yêu cầu nhanh

Trang 36

và ngay cả chủ nhà máy chỉ biết rất sơ lược về các công dụng của Sơn Tra Bởi vậy vang táo mới chỉ coi là 1 thứ rượu uống Tết chứ chưa có công dụng và chỗ đứng rõ ràng

Nguyên nhân thứ hai do nhu cầu tiêu thụ chưa lớn Thị trường chủ yếu của vang Sơn Tra vẫn là khu vực các huyện của tỉnh Sơn La Đây là khu vực dân cư còn nhiều khó khăn, chưa có thói quen uống rượu vang ngay cả trong dịp lễ tết Phụ nữ

và trẻ em, người cao tuổi thường thích các loại nước ngọt trong khi nam giới cho rằng vang Sơn Tra quá nhẹ và nhạt Người dân địa phương ưa chuộng các loại rượu trắng làm từ ngô, khoai, sắn với nồng độ cồn 40% giá khoảng 10-12 nghìn/lít Việc sử dụng loại rượu nồng độ 11,5 % với giá 35.000 đồng/chai 750 ml là không phù hợp và rất lãng phí

Trong khi đó, việc mở rộng thị trường đến các khu vực đồng bằng cũng gặp nhiều khó khăn Thói quen dùng rượu vang của người dân chưa lớn, trong khi đó trên thị trường tồn tại rất nhiều sản phẩm rượu vang trong đó cũng có nhiều sản phẩm rượu vang nội như vang Thăng Long của công ty cổ phần Thăng Long và vang Đà Lạt của công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng – Ladofoods Việc cạnh tranh trên thị trường và đưa 1 sản phẩm mới là vang từ quả sơn tra cần đầu tư nhiều vốn và có kế hoạch marketing thực sự hiệu quả

Trao đổi với các nhà phân phối rượu táo, chủ yếu là các cửa hàng bánh kẹo, nước giải khát bán kèm rượu táo trong dịp tết, chúng tôi được biết lượng tiêu thụ trung bình chỉ mới được 400 chai, đối với một vài nhà hàng thì được khoảng 1000 chai Rượu chủ yếu bán cho khách vãng lai hoặc người dân mua về làm quà

Trang 37

http://svnckh.com.vn 37

Trang 38

http://svnckh.com.vn 38

2.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị táo mèo

Nhóm nghiên cứu chọn rượu vang táo mèo là sản phẩm duy nhất hiện nay mang tính công nghiệp và tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị để nghiên cứu vấn đề chi phí

và lợi nhuận trong việc sản xuất nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các khâu trong chuỗi và tương quan so sánh các sản phẩm cùng loại hoặc thay thế trên thị trường Đối với các sản phẩm do các hộ dân sản xuất, có thể so sánh tương tự với rượu vang táo mèo

Bảng 5: Chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang 750ml (tham khảo số liệu từ công ty Vang Bắc Sơn Tra và giá thị trường) (Đơn vị :VND)

Như bảng phân tích trên đã thấy, tổng hợp khâu sản xuất và kinh doanh rượu là khâu đem lại giá bán và lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị Nhờ sản xuất công nghiệp, giá trị quả táo mèo đã được nâng cao rõ rệt Tuy nhiên, nhà sản xuất cần tác động mạnh hơn vào khâu sản xuất để hạ chi phí nhằm tăng tỉ suất lợi nhuận

Giá bán: 800 1000 3000 30000 35000 Chi phí: 500 800 2000 20000 30000 Lợi nhuận: 300 200 1000 10000 5000

Trang 39

http://svnckh.com.vn 39

Việc đầu tư trang thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng vì sẽ làm tăng hiệu suất sản xuất theo quy mô, tăng chất lượng sản phẩm tạo uy tín trên thị trường Nhóm nghiên cứu phân tích và nhận thấy chi phí sản xuất lớn chủ yếu do khấu hao tài sản

cố định Nhà máy thường xuyên sản xuất dưới công suất khiến khấu hao lớn, đẩy giá thành lên cao trong khi nguyên liệu rất rẻ Để hạ giá thành sản phẩm, nhà máy cần tích cực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, sản xuất với công suất tối đa nhằm hạn chế những hao hụt lớn về tài sản cố định

Cũng theo kết quả phân tích từ bảng trên, giá trị quả táo mèo nguyên liệu còn rất thấp Điều này tạo lợi thế cạnh tranh về giá so với các loại hoa quả khác, song đặt ra một vấn đề là sẽ khó tạo động lực cho người dân đầu tư chăm sóc và phát triển vùng nguyên liệu Với đặc điểm cây nguyên liệu hiện nay chủ yếu mọc hoang thì mức giá trên có thể chắp nhận được, song trong một vài năm tới, khi các cây nguyên liệu trồng cho thu hoạch thì mức giá này không đủ đảm bảo đời sống người dân Vì vậy, cần tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường để tăng cầu giúp đẩy giá táo tươi, táo nguyên liệu lên mức hợp lí hơn

Tóm lại cần đầu tư đồng bộ các khâu trên chuỗi giá trị, trong đó đặc biệt chú ý khâu sản xuất và kinh doanh là khâu trung tâm, tạo động lực cho việc tăng giá trị toàn chuỗi

2.3 Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị táo mèo

Kiến thức, kĩ thuật công nghệ là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay

Xét riêng với sơn tra, mặc dù hiện nay việc trồng, sản xuất, tiêu thụ còn mang tính tự nhiên do không mất nhiều chi phí xong vấn đề kiến thức, công nghệ

Trang 40

Kĩ thuật

Bảng 6: Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị

2.3.1 Táo tự nhiên, táo trồng

Thu hái Vận

chuyển

Sản xuất

Tiêu thụ

Táo tự nhiên, Trồng

không tốt

đến chất

lƣợng

-Khá tốt -Dùng xe tải 5-10 tấn

-Nhà máy:

tốt -Dân: đơn giản, thủ công

-Chƣa có kiến thức,

kĩ năng

-Tự phát

Ngày đăng: 27/03/2013, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 1 Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư) (Trang 9)
Hình 1: Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư) - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 1 Bản đồ tỉnh Sơn La (Nguồn: website bộ Kế hoạch và Đầu tư) (Trang 9)
kiện để phát triển một số loại hình sản xuất vùng Á nhiệt đới và ôn đới bên cạnh các loại hình sản xuất vùng nhiệt đới là chính - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
ki ện để phát triển một số loại hình sản xuất vùng Á nhiệt đới và ôn đới bên cạnh các loại hình sản xuất vùng nhiệt đới là chính (Trang 12)
Hình 2: Cây Táo mèo (Nguồn: Sách - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 2 Cây Táo mèo (Nguồn: Sách (Trang 12)
Hình 3: Cây Táo mèo Sơn La (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet)  - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 3 Cây Táo mèo Sơn La (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 14)
Hình 3: Cây Táo mèo Sơn La   (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 3 Cây Táo mèo Sơn La (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 14)
Bảng 1: So sánh Táo mèo Sơn La với Táo mèo một số địa phương khác. - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 1 So sánh Táo mèo Sơn La với Táo mèo một số địa phương khác (Trang 15)
Bảng 1: So sánh Táo mèo Sơn La với Táo mèo một số địa phương khác. - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 1 So sánh Táo mèo Sơn La với Táo mèo một số địa phương khác (Trang 15)
TT Loại hình Điểm mạnh Điểm yếu Đánh giá - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
o ại hình Điểm mạnh Điểm yếu Đánh giá (Trang 16)
Bảng 2: So sánh thế mạnh của Táo mèo đối với các nông sản khác trong vùng - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 2 So sánh thế mạnh của Táo mèo đối với các nông sản khác trong vùng (Trang 17)
Lập bảng so sánh tiềm năng các loại nông sản trên nhóm nghiên cứu có kết luận:  - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
p bảng so sánh tiềm năng các loại nông sản trên nhóm nghiên cứu có kết luận: (Trang 17)
Bảng 2: So sánh thế mạnh của Táo mèo đối với các nông sản khác trong vùng - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 2 So sánh thế mạnh của Táo mèo đối với các nông sản khác trong vùng (Trang 17)
Bảng 4: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 4 Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo (Trang 28)
Bảng 4: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 4 Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo (Trang 28)
Bảng 5: Chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang 750ml (tham khảo số liệu từ công ty Vang Bắc Sơn Tra và giá thị trường) (Đơn vị :VND)  - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 5 Chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang 750ml (tham khảo số liệu từ công ty Vang Bắc Sơn Tra và giá thị trường) (Đơn vị :VND) (Trang 38)
Bảng 5: Chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang 750ml (tham khảo số liệu từ công ty Vang  Bắc Sơn Tra và giá thị trường) (Đơn vị :VND) - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 5 Chuỗi giá trị tạo ra 1 chai rượu vang 750ml (tham khảo số liệu từ công ty Vang Bắc Sơn Tra và giá thị trường) (Đơn vị :VND) (Trang 38)
Bảng 6: Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị. - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 6 Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị (Trang 40)
Bảng 6: Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị. - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 6 Phân tích kiến thức, kĩ thuật công nghệ trong chuỗi giá trị (Trang 40)
Bảng 7: Phân tích thời gian sinh trưởng của cây táo mèo - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 7 Phân tích thời gian sinh trưởng của cây táo mèo (Trang 41)
Bảng 7: Phân tích thời gian sinh trưởng của cây táo mèo - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 7 Phân tích thời gian sinh trưởng của cây táo mèo (Trang 41)
Bảng 8: Phân tích tiềm năng phát triển các sản phẩm từ táo mèo - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 8 Phân tích tiềm năng phát triển các sản phẩm từ táo mèo (Trang 48)
Bảng 8: Phân tích tiềm năng phát triển các sản phẩm từ táo mèo - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 8 Phân tích tiềm năng phát triển các sản phẩm từ táo mèo (Trang 48)
Bảng 9: Quy trình sản xuất sản phẩm rượu vang và nước ép táo mèo (Nguồn: Nhà máy Vang Bắc Sơn Tra)  - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 9 Quy trình sản xuất sản phẩm rượu vang và nước ép táo mèo (Nguồn: Nhà máy Vang Bắc Sơn Tra) (Trang 58)
Bảng 9: Quy trình sản xuất sản phẩm rượu vang và nước ép táo mèo (Nguồn: - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Bảng 9 Quy trình sản xuất sản phẩm rượu vang và nước ép táo mèo (Nguồn: (Trang 58)
Hình 7: Sản phẩm Vang Đà Lạt (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 7 Sản phẩm Vang Đà Lạt (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 64)
Hình 7: Sản phẩm Vang Đà Lạt (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 7 Sản phẩm Vang Đà Lạt (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet) (Trang 64)
Hình 8: Một số loại nước hoa quả trên thị trường (Nguồn: Website - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 8 Một số loại nước hoa quả trên thị trường (Nguồn: Website (Trang 65)
Hình 8: Một số loại nước hoa quả trên thị trường (Nguồn: Website - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 8 Một số loại nước hoa quả trên thị trường (Nguồn: Website (Trang 65)
Hình 1: Tác giả gặp cán bộ phòng kinh tế huyện Bắc Yên - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 1 Tác giả gặp cán bộ phòng kinh tế huyện Bắc Yên (Trang 75)
Hình 2: Hình ảnh rừng táo mèo ở huyện Bắc Yên - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 2 Hình ảnh rừng táo mèo ở huyện Bắc Yên (Trang 75)
Hình 1: Tác giả gặp cán bộ phòng kinh tế huyện Bắc Yên - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 1 Tác giả gặp cán bộ phòng kinh tế huyện Bắc Yên (Trang 75)
Hình 2: Hình ảnh rừng táo mèo ở huyện Bắc Yên - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 2 Hình ảnh rừng táo mèo ở huyện Bắc Yên (Trang 75)
Hình 4: Hình ảnh một khâu trong quy trình sản xuất rượu vang Sơn Tra - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 4 Hình ảnh một khâu trong quy trình sản xuất rượu vang Sơn Tra (Trang 76)
Hình 3: Hình ảnh vườn ươm táo mèo tại BQL Dự án 661 Bắc Yên - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 3 Hình ảnh vườn ươm táo mèo tại BQL Dự án 661 Bắc Yên (Trang 76)
Hình 3: Hình ảnh vườn ươm táo mèo tại BQL Dự án 661 Bắc Yên - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 3 Hình ảnh vườn ươm táo mèo tại BQL Dự án 661 Bắc Yên (Trang 76)
Hình 4: Hình ảnh một khâu trong quy trình sản xuất rượu vang Sơn Tra - Báo cáo KH :"BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ MỞ RỘNG  THỊ TRƢỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ TÁO MÈO SƠN LA DỰA  TRÊN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ"
Hình 4 Hình ảnh một khâu trong quy trình sản xuất rượu vang Sơn Tra (Trang 76)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w