xã hội), thị trường và tình hình phát triển hiện tại các khâu trong chuỗi giá trị
Bảng 4: Phân tích bối cảnh tác động lên chuỗi giá trị Táo mèo
Nhƣ sơ đồ tác động của bối cảnh tự nhiên và xã hội đến chuỗi giá trị táo mèo, việc sản xuất và kinh doanh táo mèo đạt nhiều hỗ trợ từ nhà nƣớc và địa phƣơng, đặc biệt ở các khâu trồng, sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, thị trƣờng với táo tƣơi và các sản phẩm từ táo tƣơi bƣớc đầu đƣợc thị trƣờng chắp nhận.
Điều kiện
Tình hình hiện tại
Thu hái
Vận chuyển Sản xuất công nghiệp Sản xuất nhỏ Tiêu thụ Táo tự nhiên, Trồng -Diện tích vùng phù hợp lớn -Chính sách hỗ trợ trổng rừng -Đƣợc hỗ trợ từ địa phƣơng -Bƣớc đầu đƣợc thị trƣờng chắp nhận -Đƣợc hỗ trợ từ địa phƣơng -Vùng nguyên liệu gần nơi chế biến -Giá thành rẻ -Nhỏ lẻ,tự phát -Chất lƣợng thấp, chƣa tận thu -Diện tích phân tán -Đang đƣợc tiếp tục mở rộng -Thủ công -Nhỏ lẻ, hầu hết bằng các phƣơng tiện nhỏ -Chƣa sử dụng hết công suất - Mang tính thời vụ -Mạng lƣới tiêu thụ nhỏ, thiếu chuyên nghiệp
http://svnckh.com.vn 29 2.1.1. Vùng nguyên liệu
Vùng nguyên liệu táo chủ yếu của tỉnh nằm tại 4 xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú của huyện Bắc Yên. Diện tích vùng táo tự nhiên còn tƣơng đối lớn song mọc rải rác trên các vùng đồi núi, tập trung nhất là vùng Làng Chếu cũng là vùng rừng đầu nguồn phòng hộ của tỉnh. Huyện đã đầu tƣ làm đƣờng nhựa lên trung tâm các xã song vẫn chƣa đầu tƣ các đƣờng ngang đến từng bản nên việc thu hái và vận chuyển táo nguyên liệu còn rất khó khăn. Chủ yếu ngƣời dân vẫn sử dụng ngựa và gùi để chuyển táo về trung tâm xã bán lại cho các lái buôn và nhà máy.
Hình 4: Vùng nguyên liệu Táo mèo (Bắc Yên, SơnLa)
Hiện nay, diện tích rừng trồng đã tăng lên do có sự đầu tƣ từ dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Số: 661/QĐ-TTg của chính phủ) từ năm 2004 tới 2010. Tuy nhiên diện tích rừng trồng Sơn Tra chƣa cho thu hoạch do đặc tính tự nhiên của Sơn Tra sau 7 năm mới có thể ra quả. Cây Sơn Tra cũng chƣa đƣợc coi là loại cây trọng điểm của tỉnh mà chỉ mới là cây rừng phòng hộ và xóa đói giảm nghèo.
Nguồn nhân lực cho việc trồng và phát triển rừng nói chung và Sơn Tra nói riêng ở Bắc Yên còn rất mỏng. Toàn dự án 661 Bắc Yên mới chỉ có 10 đồng chí, trong đó chỉ có 1 phó giám đốc, 1 kế tóan, 2 cán bộ hiện trƣờng (thƣờng xuyên làm việc trên vùng rừng trồng) là có trình độ đại học, còn lại 6 cán bộ vƣờn ƣơm trình độ trung cấp. Với số nhân lực hạn chế nhƣ vậy, việc quản lí và bao quát vùng rừng trồng gặp rất nhiều khó khăn. Việc giao đất giao rừng tới ngƣời dân cũng phát huy
http://svnckh.com.vn 30
kết quả tích cực, song do dân cƣ thƣa thớt và trình độ canh tác thấp nên lƣợng rừng trồng và chăm sóc tốt chƣa cao.
Ngƣời dân địa phƣơng, chủ yếu là dân tộc H’mông cũng đã bƣớc đầu hƣởng lợi từ cây Sơn Tra nhƣng chủ yếu qua nguồn Sơn Tra tự nhiên. Việc đầu tƣ trồng mới và chăm sóc Sơn Tra chƣa đƣợc chú trọng do chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đối với diện tích rừng sản xuất, nhà nƣớc chỉ đầu tƣ cây giống và ngƣời dân tự chăm sóc, đối vơi diện tích rừng phòng hộ, nhà nƣớc đầu tƣ 6triệu đồng/ha/4 năm, từ năm thứ 5-9 là 100 nghìn đồng/ha/năm (nguồn: BQL dự án 661 Bắc Yên). Vốn đầu tƣ với cây trồng dài ngày nhƣ vậy so với các cây lƣơng thƣc ngắn ngày nhƣ ngô, sắn còn quá thấp nên chƣa khuyến khích đƣợc ngƣời dân chăm sóc, phát triển.
Diện tích vùng có thể trồng đƣợc sơn tra ở Bắc Yên là rất lớn (10.000 ha), trong khi đó dự án 661 dự định tới năm 2010 (năm kết thúc dự án) cố gắng đạt đƣợc 252,2 ha. Nhƣ vậy chƣa khai khác đƣợc 1/50 tiềm năng thực tế. Việc tiếp tục trồng cây sơn tra sau khi dự án kết thúc vẫn chƣa đƣợc địa phƣơng xem xét và lên kế hoạch.
Chúng tôi có lên vùng nguyên liệu thuộc xã Làng Chếu, Bắc Yên, gặp một số người dân tộc H’mông hỏi về tình hình thu hoach và trồng mới cây Sơn Tra. Qua tổng hợp ý kiến, chúng tôi nhận thấy người dân địa phương chưa thực sự mặn mà với cây táo. Việc trồng mới táo còn nhiều khó khăn do cây sinh trưởng chậm và nguồn vốn đầu tư chưa lớn. Người dân chủ yếu chỉ trồng và không quan tâm chăm sóc đầy đủ. So với các cây lương thực ngắn ngày ở địa phương thì tuy Sơn Tra mang lại hiệu quả lớn hơn song cần nhiều thời gian chăm sóc, trong khi đó nhu cầu “cơm no, áo ấm” vẫn hết sức cấp thiết với người dân tộc thiểu số. Việc thu hoạch táo cũng không được quan tâm do táo bán tại vùng nguyên liệu rất rẻ (500- 1000 đồng/kg), trong khi đó việc thu hái gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi.
http://svnckh.com.vn 31
Chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em thu hái lúc nông nhàn, trong khi nam giới lo trồng trọt, chăn nuôi.
Trao đổi với bác Hà Văn Lỏn, trưởng phòng kinh tế - UBND huyện Bắc Yên nhóm tác giả được biết cây táo mèo hiện đang được quan tâm phát triển nhưng chủ yếu vẫn là cây “xóa đói giảm nghèo”, trồng rừng kinh tế kết hợp rừng phòng hộ. Việc đầu tư trọng điểm vào cây Sơn Tra vẫn chưa được tỉnh và huyện xem xét phát triển. Địa phương vẫn đang thụ động trông chờ sự chỉ đạo từ phía trên và nguồn vốn từ các dự án phát triển.
Phỏng vấn ban quản lí dự án 661 Bắc Yên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cây táo mèo chỉ chiếm một phần trong dự án. Việc đầu tư cho trồng và chăm sóc tương đối ít. Đối với các diện tích thuộc vùng rừng cây sản xuất, nhà nước chỉ hỗ trợ cây giống, người dân tự trồng và chăm sóc. Đối với diện tích thuộc vùng rừng phòng hộ, nhà nước hỗ trợ 6 triệu đồng/ha/4năm, từ năm thứ 5-9 là 100 nghìn đồng/ha/năm. Số tiền này chưa thực sự lớn, kết hợp nhân sự mỏng nên hiệu quả chưa cao.
Nhƣ vậy, tiềm năng xây dựng vùng nguyên liệu là rất lớn song gặp nhiều khó khăn về đƣờng xá, nhân lực, vốn. Vùng rừng nguyên liệu tƣơng đối gần trung tâm huyện (20-50km), song do địa hình đồi núi và đặc biệt cây Sơn Tra vẫn chƣa đƣợc coi là cây trồng trọng điểm, có ý nghĩa kinh tế lớn nên chƣa đƣợc đầu tƣ, phát triên đúng mức và xứng với tiềm năng.
2.1.2. Thu hoạch
Do diện tích vùng nguyên liệu tản mát, giao thông khó khăn nên địa phƣơng chƣa tận thu đƣợc nguồn táo. Với năng suất trung bình 60kg/cây, sản lƣợng táo Bắc Yên lên tới 10.000 tấn quả /năm, song chƣa thu hoạch đƣợc 1/5 sản lƣợng.
http://svnckh.com.vn 32
Đến mùa thu hoạch (tháng 9-10), ngƣời dân tộc H’mông, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thƣờng dùng ngựa, gùi thu hoạch táo trên các sƣờn đồi, vùng lân cận khu cƣ trú. 1 ngƣời trung bình gùi đƣợc 3 gùi/ngày, mỗi gùi nặng 30kg đƣa xuống trung tâm xã bán cho lái buôn hoặc xe tải của nhà máy rƣợu với giá 500-1000 đồng/kg, riêng táo Xím Vàng có thể bán với giá 2000 đồng/kg.
Việc thu hoạch còn thủ công nên còn chƣa tận thu lƣợng táo từng cây và diện tích toàn vùng, lƣợng táo thu về bị hƣ hỏng và dập nát khá nhiều gây lãng phí lớn.
Nhƣ vậy, việc thu hoạch táo còn nhiều khó khăn do hạn chế về đƣờng xá và trình độ của ngƣời dân. Nếu đƣợc đầu tƣ và quan tâm nhiều hơn, việc tận thu nguồn táo sẽ đƣa lại lợi ích kinh tế rất lớn.
2.1.3. Vận chuyển
Vùng nguyên liệu cách 20-50 km từ trung tâm huyện Bắc Yên là nơi có nhà máy sản xuất Vang Sơn Tra và là đầu mối trung chuyển táo tƣơi và các sản phẩm từ táo mèo về xuôi và sang các khu vực lân cận.
Huyện Bắc Yên đã đầu tƣ làm đƣờng nhựa lên trung tâm các xã Làng Chếu, Tà Xùa, Xím Vàng, riêng đƣờng lên xã Hang Chú sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008. Việc vận chuyển táo tƣơi bằng xe tải tƣơng đối thuận lợi song hiện nay do nhu cầu tiêu thụ nhỏ lẻ nên ngƣời dân chủ yếu trở xe máy hoặc ngựa xuống trung tâm huyện. Giá vận chuyển ở đây tƣơng đối rẻ: xe tải 10 tấn khoảng 2.000.000 đồng/ngày (3-4 chuyến táo).
Việc vận chuyển táo từ Bắc Yên đến các vùng lân cận khá thuận lợi. Về đƣờng bộ có thể thông qua quốc lộ 37 nối từ ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn – Sơn La, nối vào quốc lộ 6) tới các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây và xuôi về Hà Nội và các đƣờng tỉnh lộ nối đến các huyện lân cận nhƣ Phù Yên, Mộc Châu, Mai Sơn… Về đƣờng sông có
http://svnckh.com.vn 33
thể thông qua Sông Đà tại bến Tạ Khoa (cách thị trấn 15km) xuôi về khu vực Hòa Bình, Hà Nội.
Việc đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông nằm trong chiến lƣợc phát triển cả tỉnh Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung đã tạo thuận lợi lớn cho việc vận chuyển táo và các sản phẩm từ táo đến các thị trƣờng tiềm năng.
2.1.4. Sản xuất
Việc sản xuất các sản phẩm từ Sơn Tra nhƣ táo muối xổi, ô mai, mứt, dấm, nƣớc quả vẫn chủ yếu do ngƣời dân địa phƣơng tự làm một cách thủ công. Riêng sản phẩm rƣợu táo mèo đã đƣợc địa phƣơng quan tâm đầu tƣ 2 nhà máy là nhà máy Bắc Sơn tại huyện Bắc Yên với công suất 10.000 lit/năm và nhà máy sản xuất vang sơn tra thuộc công ty cây ăn quả Sơn La với công suất 20.000 lit/năm, đều lấy nguyên liệu từ vùng táo Bắc Yên.
Hình 5 : Nhà máy Vang Bắc Sơn Tra
Tuy công suất rất thấp song cả 2 nhà máy đều chƣa sản xuất hết công suất do lƣợng tiêu thụ kém, nhóm nghiên cứu đƣợc biết nhà máy chỉ sản xuất 3 tháng cuối năm âm lịch để kịp tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên Đán, sản lƣợng năm cao nhất cũng chỉ đạt 60% công suất và rất ít sản phẩm dự trữ trong năm.
Nhà sản xuất rƣợu vang táo tỏ ra rất lúng túng về định hƣớng sản phẩm. Việc liên kết, hợp tác đƣợc một số cơ sở trong và ngòai nƣớc đề cập song do sự e ngại từ việc thiếu kiến thức, kinh nghiệm và tiềm lực của nhà sản xuất địa phƣơng mà
http://svnckh.com.vn 34
đã chƣa đƣa vào thực tế. Việc đầu tƣ vốn, kĩ thuật và nhân lực là yêu cầu cấp thiết cho việc ổn định và phát triển sản phẩm trong tƣơng lai.
Nhóm nghiên cứu đã đến khảo sát thực tế tại nhà máy vang Bắc Sơn, sản xuất rƣợu vang Bắc Sơn Tra vào cuối tháng 4/2008. Nhà máy rộng khoảng 60m2, dây chuyền công nghệ tƣơng đối hiện đại do đƣợc chuyển giao từ Viện thiết kế chế tạo máy nông nghiệp – Bộ Công nghiệp. Tuy nhiên, đây chƣa phải mùa sản xuất rƣợu táo nên nhà máy chuyển sang sản xuất nƣớc tinh khiết, theo anh Thắng, giám đốc nhà máy, lƣợng rƣợu tiêu thụ không đủ lớn để sản xuất quanh năm và việc sản xuất nƣớc tinh khiết đƣa lại nguồn thu tƣơng đối lớn đảm bảo họat động của nhà máy và công ty.
Trao đổi thêm với anh Thắng, chúng tôi đƣợc biết hàng năm nhà máy chỉ mới sản xuất 5.000 lit rƣợu táo, tức là mới chỉ bằng 1/2 năng suất, chủ yếu vào trƣớc tết nguyên đán để kịp tiêu thụ trong dịp Tết. Nhà máy thu mua táo vào tháng 9-10, ngâm ủ ít nhất 30 ngày rồi chiết dịch, lên men trong khoảng 3 tháng và đóng chai, xuất xƣởng trong khoảng 20 ngày trƣớc Tết. Quy trình sản xuất đƣợc chuyển giao từ Viện chế tạo máy công nghiệp – Bộ công nghiệp từ năm 2005 song chƣa năm nào tận dụng hết công suất sản xuất. Cả nhà máy chỉ có 1 kĩ sƣ, còn lại các lao động đều là thời vụ và chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ. Do nguồn nhân lực chƣa có tay nghề cao nên sản phẩm làm ra chƣa thực sự ổn định. Theo một số ý kiến phỏng vấn thì uống rƣợu vang táo mèo gây hiện tƣợng nhức đầu. Chúng tôi đã trao đổi với chị Nguyễn Minh Chi, kĩ sƣ viện chế tạo máy công nghiệp – Bộ công nghiệp thì hiện tƣợng này do quá trình ngâm ủ chƣa đƣợc bảo quản kĩ và chƣa đủ thời gian nên một lƣợng Andehit chƣa chuyển hóa hoàn toàn thành Este. Hiện tƣợng này hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc trong quá trình chế biến.
Nhƣ vậy việc sản xuất rƣợu táo tuy còn nhiều bất cập do hạn chế từ trình độ nhân lực song chắc chắn có thể khắc phục nếu đƣợc đầu tƣ đầy đủ hơn.
http://svnckh.com.vn 35 2.1.5. Kinh doanh
Tuy sản phẩm sản xuất ra đạt chất lƣợng tƣơng đối tốt và có lợi cho sức khỏe song lƣợng tiêu thụ chƣa cao. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại chỗ, qua kênh trực tiếp hoặc kí gửi tại các cửa hàng trong huyện. Nhà máy có hơn 30 điểm phân phối, song chủ yếu nằm trong khu vực thị trấn Bắc Yên và Phù Yên, chỉ có 3 điểm phân phối tại thành phố Sơn La và chƣa có điểm phân phối nào ở ngoài tỉnh.
Giá bán vang Sơn Tra tƣơng đối cao so với các sản phẩm cùng loại: 35.000đồng/ chai 750ml và 400.000 đồng/trống 15lít. Thời gian đầu do mới lạ nên rƣợu táo tiêu thụ khá mạnh trong dân, chủ yếu làm quà biếu vào dịp Tết. Song hiện nay do giá bán khá cao và thói quen của ngƣời địa phƣơng là uống rƣợu mạnh nên sản phẩm tiêu thụ rất chậm. Khách hàng chủ yếu là tỉnh và huyện mua để biếu trung ƣơng và các địa phƣơng lân cận.
Nhà máy đã đƣa sản phẩm vang táo đi dự 3 lần hội chợ là Hội chợ triển lãm quốc tế vào năm 2006, 2007 và hội chợ triển lãm Xanh năm 2007. Tuy sản phẩm có gây đƣợc sự chú ý song chƣa thực sự đƣa lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Nguyên nhân chính của thực trạng này gồm 2 yếu tố: thứ nhất, do trình độ kinh doanh của chủ nhà máy, thứ hai, do nhu cầu tiêu thụ ở địa phƣơng không lớn.
Tuy chủ nhà máy rất có ý thức giới thiệu và mở rộng phân phối sản phẩm song cách làm còn thủ công và thiếu chuyên nghiệp. Bao bì sản phẩm tuy thuê thiết kế nhiều lần song chƣa tạo ấn tƣợng đột phá do sử dụng hình ảnh thiếu phù hợp và kém ổn định. Mỗi năm bao bì đƣợc thiết kế lại 1 lần và hình ảnh chƣa gợi bản sắc, mẫu mã tƣơng đối giống nhiều loại vang khác. Nhà máy chƣa có 1 chiến lƣợc kinh doanh cụ thể, hình thức phân phối tự nhiên và kém chủ động, thƣờng bán ngay cho địa phƣơng hoặc kí gửi cho các cửa hàng bán lẻ dịp Tết cho khách vãng lai. Nhà sản xuất thƣờng cố gắng tiêu thụ tòan bộ sản phẩm trƣớc tết do yêu cầu nhanh
http://svnckh.com.vn 36
chóng thu hồi vốn và tâm lí “sợ ế”. Hình thức tiếp thị chủ yếu qua kênh truyền miệng và quà biếu của địa phƣơng.
Thƣơng hiệu Vang Bắc Sơn Tra mới chỉ đƣợc biết đến ở 1 vùng nhỏ và chƣa thực sự vững chắc. Nguyên nhân thứ nhất là do chủ nhà máy chƣa đầu tƣ để nâng cao tầm ảnh hƣởng và vị thế của thƣơng hiệu vang sơn tra. Ngƣời dân địa phƣơng và ngay cả chủ nhà máy chỉ biết rất sơ lƣợc về các công dụng của Sơn Tra. Bởi vậy vang táo mới chỉ coi là 1 thứ rƣợu uống Tết chứ chƣa có công dụng và chỗ đứng rõ ràng.
Nguyên nhân thứ hai do nhu cầu tiêu thụ chƣa lớn. Thị trƣờng chủ yếu của vang Sơn Tra vẫn là khu vực các huyện của tỉnh Sơn La. Đây là khu vực dân cƣ còn