1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long

61 611 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

1 Trường Đại Học Thương Mại Khoa:Tài Chính Ngân Hàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề Tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Sinh Viên Thực Hiện:Nguyễn Anh Tuấn Lớp:K45H2 Mã Sinh Viên:09D180137 SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 1 2 Giảng Viên Hướng Dẫn:GS.TS Đinh Văn Sơn LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt của mình tới thầy giáo GS-TS Đinh Văn Sơn- Hiệu Trưởng trường Đại học Thương Mại Hà Nội- Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới bố mẹ, các anh em, bạn bè cùng một số cán bộ trong các viện nghiên cứu, các ngân hàng- những người đã luôn động viên, cung cấp thông tin hỗ trợ em để khoá luận được hoàn chỉnh. Khoá luận viết về một đề tài khá rộng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Sinh Viên Nguyễn Anh Tuấn SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 2 3 Mục Lục Danh mục các bảng và biểu đồ 5 Danh mục các ký hiệu 6 Lời nói đầu 7 Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 9 1.1.Khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 9 1.1.1.Khái niệm về kinh doanh ngoại hối 9 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 10 1.2.Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại 11 1.2.1.Nghiệp vụ giao ngay 11 1.2.2. Nghiệp vụ kỳ hạn 13 1.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi 15 1.2.4.Nghiệp vụ tương lai 18 1.2.5. Nghiệp vụ quyền chọn 19 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 21 1.3.1.Nhân tố khách quan 21 1.3.2. Nhân tố chủ quan 23 Chương 2.Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 25 SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 3 4 2.1.Giới thiệu khái quát về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội 25 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phát Triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long 25 2.1.2 Khái quát về chi nhánh Hà Nội 25 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội 29 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 29 2.2.2.Phương pháp xác định tỷ giá 30 2.2.3.Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010- 2012 30 2.2.4. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh Hà Nội 32 2.2.5. Kết quả kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 35 2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội 37 2.3.1.Những thành tựu đạt được 37 2.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân 39 Chương 3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 43 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội 43 3.2. Giải pháp phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội 45 3.2.1. Nhóm giải pháp về phía ngân hàng MHB 45 3.2.2. Nhóm giải pháp về phía NHNN 54 3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội 54 3.3.1.Kiến nghị với Chính Phủ 55 SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 4 5 3.3.2.Kiến nghị với NHNN 56 3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 58 Kết luận 60 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của chi nhánh MHB Hà Nội 26 Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh (2010-2012) 27 Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 27 Bảng 2.2 Trạng thái ngoại tệ của Chi nhánh – giai đoạn (2010-2011) 31 Biểu đồ 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2010-2012 32 Bảng 2.3 Giao dịch ngoại tệ của chi nhánh giai đoạn 2010-2012 33 Bảng 2.4 Tỷ trọng nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ giai đoạn 2010-2012 33 Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2010-2012 35 Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận từ hoạt động KDNH giai đoạn 2010-2012 35 Bảng 2.6 Tỷ trọng lợi nhuận về KDNH trong tổng lợi nhuận 36 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng lợi nhuận KDNH 37 SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 5 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU MHB : Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM : Ngân hàng thương mại KDNH : Kinh doanh ngoại hối FOREX :Thị trường ngoại hối NHNN : Ngân hàng nhà nước VN : Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa EUR : Đồng tiền chung Châu Âu TCTD : Tổ chức tín dụng TTQT : Thanh toán quốc tế TTTM : Tài trợ thương mại TGHĐ : Tỷ giá hối đoái TSBĐ : Tài sản bảo đảm ATM : Thẻ rút tiền tự động XNK : Xuất nhập khẩu VND : Việt Nam đồng CND : Nhân dân tệ USD : Đô la Mỹ SGD : Đô la Singapore JPY : Yên Nhật AUD : Đô la Úc DS : Doanh số KD : Kinh doanh SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 6 7 Lời nói đầu 1.Lý do chọn đề tài Ngày nay, dưới ảnh hưởng sâu sắc của xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa, nền kinh tế của mỗi quốc gia không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi một lãnh thổ mà ngày càng mở rộng hội nhập với nền kinh tế thế giới trong tất cả lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng. Nền kinh tế mở cửa cũng là lúc các ngân hàng mở cửa. Từ đó, kinh doanh ngoại tệ ra đời và ngày càng trở nên có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư của đất nước. Nếu như trước đây nguồn thu chủ yếu của các NHTM là thu từ hoạt động tín dụng (chiếm 80% - 90% tổng thu nhập của ngân hàng) thì ngày nay những nguồn thu từ các hoạt động phi truyền thống – cụ thể là hoạt động kinh doanh ngoại hối – đang dần trở thành nguồn thu quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Kinh doanh ngoại hối không chỉ đóng góp vào thu nhập của ngân hàng mà còn góp phần bổ trợ cho các dịch vụ khác và góp phần đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh nhằm tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và qua quá trình thực tập tại Ngân Hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của MHB, khoá luận phân tích, đánh giá và đối chiếu với thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của MHB; từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của MHB. SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 7 8 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Khoá luận tập trung nghiên cứu: -Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của MHB. -Thực trạng kinh doanh ngoại hối của MHB -Giải pháp đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của MHB  Phạm vi về không gian:Nghiên cứu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội-Phòng giao dịch Kim Mã  Phạm vi về thời gian: Hoạt động kinh doanh ngoại hối của MHB từ năm 2010 tới nay. 4- Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoá luận đặc biệt chú ý sử dụng một số phương pháp như khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch- quy nạp để xử lý các số liệu. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ để làm tăng thêm tích trực quan của khoá luận. 5- Kết cấu của khóa luận Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM Chương 2:Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 8 9 Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 1.1. Khái quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 1.1.1. Khái niệm về kinh doanh ngoại hối 1.1.1.1. Ngoại hối: Ngoại hối (Foreign Exchange) bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm: - Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và Quyền rút vốn đặc biệt). Ngoại tệ có thể hiểu là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền. - Các giấy tờ có giá trị ghi bằng ngoại tệ, như séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong thanh toán quốc tế. - Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên thực tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối; do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể nên khi nói đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán ngoại tệ. Trong khóa luận, các khái niệm ngoại hối trùng với ngoại tệ và thị trường ngoại hối trùng với thị trường ngoại tệ. 1.1.1.2. Kinh doanh ngoại hối: Khi các NHTM đứng ra làm trung gian mua bán, trao đổi các đồng tiền với nhau thì người ta nói các NHTM này tiến hành hoạt động KDNT. Vậy KDNT là gì? SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 9 10 Kinh doanh ngoại tệ là việc mua, bán, vay, gửi các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho các ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền khác nhau. Trong xu thế hội nhập và phát triển thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc tham gia ngoại tệ trong quan hệ kinh tế quốc tế là điều tất yếu. Hơn thế nữa cùng với sự phát triển của kinh tế là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nên việc cung ứng sản phẩm mới (trong đó có hoạt động KDNH) là cách tốt nhất để các ngân hàng nâng cao vị thế của mình, chiến thắng các đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng có ý nghĩa trong việc nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.Nó giúp Việt Nam thực hiện được những quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác nhau trên thế giới mà không phải khó khăn khi sử dụng những đồng tiền khác nhau. 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM. Tỷ giá hối đoái và khối lượng giao dịch ngoại hối. Khối lượng giao dịch là số lượng mua bán ngoại hối của ngân hàng diễn ra hàng ngày,tháng, quý hay năm. Trong rổ tiền tệ thì USD được dùng làm đồng tiền chuẩn trong giao dịch và USD cũng là đồng ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất trên thị trường tiền tệ. Khi thị trường tiền tệ có sự biến động về tỷ giá hối đoái thì sẽ ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch trên thị trường. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và của khách hàng vì khó lường trước được biến động tỷ giá nên sẽ khó dự báo được giao dịch trên thị trường sẽ xảy ra theo chiều hướng nào. Nếu tỷ giá hối đoái trên thị trường cao hơn giá trần của Ngân hàng Nhà nước đưa ra sẽ làm cho khối lượng giao dịch hối đoái trong ngân hàng ít lại, vì ngân hàng sẽ không dám mua vượt qua giới hạn giá mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Nguồn vốn của ngân hàng sẽ chậm thanh khoản gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu tỷ giá của loại ngoại tệ này (USD) tăng lên cao sẽ dẫn đến khối lượng giao dịch về USD tăng lên gây khó khăn cho ngân hàng vì thiếu nguồn USD bán cho khách hàng. Doanh thu và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại hối. SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 10 [...]... kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 2.1.Giới thiệu khái quát về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Phát Triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Tên đầy đủ :Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Tên gọi tắt:MHB Địa Chỉ: 09 Võ Văn Tần, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Loại hình :Ngân Hàng. .. tăng chi phí cho ngân hàng 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 2.2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu -Thu thập dữ liệu sơ cấp:Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối. Từ đó phát huy các nhân tố tác động tích cực và... sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại, làm gia tăng kim ngạch XNK và hoạt động đầu tư quốc tế, gia tăng nhu cầu mua bán ngoại tệ, tài trợ XNK đồng thời hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá theo đó cũng tăng lên c Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng và thị trường ngoại hối Mỗi nước có một thị trường ngoại hối phát triển khác nhau nên hoạt động KDNH của ngân hàng cũng sẽ phát triển. .. nhuận của tất cả các hoạt động chưa cao, nếu năm 2010 tỷ trọng này là 5,4% thì năm 2011 giảm xuống 3,8%, năm 2012 tăng nhẹ 3,92% Lý do của sự giảm này là vì tốc độ tăng của tổng lợi nhuận năm 2011 và năm 2012 của ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận kinh doanh ngoại hối 2.3 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu. .. đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối -Thu thập dữ liệu thứ cấp: +Thông tin bên trong là thông tin thu thập bên trong ngân hàng bao gồm:các ẩn phẩm,website của ngân hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây,báo cáo về tình hình kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng +Thông tin bên ngoài là thông tin bên ngoài ngân hàng bao gồm:sách báo,tài liệu,các tạp chí của ngành ngân hàng, thông... tiền mặt của các khoản nợ, các khoản phải thu bằng ngoại tệ của ngân hàng Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối thì chỉ tiêu thanh khoản là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Trong giao dịch hối đoái thì ngoại tệ luôn mang tính thanh khoản cao Tuy nhiên, khi có sự biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực về tỷ giá hối đoái của một số loại ngoại. ..11 Doanh thu ngoại hối là luồng tiền có được khi ngân hàng mua bán ngoại tệ trên thị trường Lợi nhuận là số tiền có được từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí, tính toán lãi lỗ từ việc kinh doanh ngoại hối Sau khi tổng kết giao dịch theo quý, kết quả lợi nhuận cao hay thấp sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Tính thanh khoản của ngoại tệ Tính thanh khoản của ngoại. .. các nhân tố nằm ngoài sự quản lý của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động KDNH của ngân hàng Bởi sự thay đổi của nó có thể tạo nên những cơ hội hay những tổn thất khó lường đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng a Môi trường pháp lý Yếu tố pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ bao gồm: Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia, chính sách lãi suất... khách hàng nhiều hơn b Chiến lược phát triển KDNH tại mỗi ngân hàng Để hoạt động KDNH của ngân hàng được hiệu quả, mỗi ngân hàng phải có một chiến lược phát triển riêng phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu chính sách, chương trình hoạt động cũng như phân bổ các nguồn lực một cách hợp lí, nhằm đạt mục tiêu riêng cũng như hoàn thành mục tiêu chung của ngân hàng Chương 2.Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh. .. và tác động làm cho tỷ giá E thay đổi, kéo theo sự ảnh hưởng của hoạt động KDNH của NHTM b Môi trường kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nền kinh doanh đối ngoại nói riêng là một yếu tố vĩ mô, có tác động chiến lược tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM về SV Nguyễn Anh Tuấn-Lớp K45H2-Khoa TCNH-ĐH Thương Mại Page 22 23 quy mô, phạm vi và hiệu quả kinh doanh Môi trường kinh tế . hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 43 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi. hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng phát triển. và phát triển của Ngân Hàng Phát Triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long 25 2.1.2 Khái quát về chi nhánh Hà Nội 25 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà

Ngày đăng: 02/11/2014, 06:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w