Ngày nay, ở các nước phát triển, giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi đã phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. Các nhà XNK, đầu tư quốc tế đã sử dụng thị trường kỳ hạn và hoán đổi ngày càng tăng, không khác gì so với việc sử dụng thị trường giao ngay. Trong khi tại Việt Nam, các loại hình giao dịch này là tương đối mới mẻ và chưa được áp dụng phổ biến. Hiện nay các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của hệ thống NHTM cũng chỉ mới dừng lại ở các nghiệp vụ đơn giản, MHB cũng nằm trong tình trạng đó. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo nghiệp vụ thật sự trầm lắng, các ngân hàng cung cấp rất nhiều sản phẩm nhưng sự tồn tại của sản phẩm phần lớn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Ở chi nhánh Hà Nội cũng vậy, cơ cấu mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ bị lệch pha, phần lớn là giao dịch giao ngay, các giao dịch phái sinh còn được sử dụng rất hạn chế. Cụ thể, trong cơ cấu mua ngoại tệ thì 100% là mua từ giao dịch giao ngay, không hề phát sinh bất kỳ một nghiệp vụ phái sinh nào. Trong khi đó, hoạt động bán ngoại tệ cho khách hàng đã có sự tham gia của giao dịch hối đoái phái sinh, cụ thể là giao dịch kỳ hạn nhưng chiếm tỷ lệ rất hạn chế.
Trước khi đi vào phân tích từng mặt nghiệp vụ, ta hãy nhìn tổng quát tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.
Bảng 2. 3 : Giao dịch ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội – giai đoạn (20 10 - 201 2 )
Năm 2010 2011 2012
Số giao dịch 1.195 1.224 1.304
Tốc độ tăng liên hoàn -7,07% +2,4% +6,54%
Năm 2009: số giao dịch của chi nhánh là 1.286
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và KDNT các năm (2010-2012)
Bảng 2. 4 : Tỷ trọng nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ của chi nhánh giai đoạn (20 10 -201 2 )
Đơn vị: %
Năm 2009 2010 2011
Spot 74,27 72,1 70,7
Forward 25,73 27,3 29,3
Tổng 100 100 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và KDNT các năm (2010-2012)
Như vậy, ta có thể xem xét sự phát triển và mở rộng các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội giai đoạn (2010-2012) như sau:
a. Nghiệp vụ Spot
Spot là giao dịch gốc của mọi giao dịch ngoại tệ, cũng bởi thế mà ngay từ thời buổi ban đầu khi thị trường ngoại tệ Việt Nam đi vào hoạt động thì nghiệp vụ Spot đã được các ngân hàng quốc doanh tiến hành, và ngày nay Spot đã trở thành nghiệp vụ kinh doanh truyền thống và luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Hiện nay ngân hàng thực hiện mua bán giao ngay đối với một số ngoại tệ như USD, GBP, EUR, JPY, HKD, SGD, CAD, CHF, trong đó, doanh số giao dịch với USD là lớn nhất. Tỷ trọng của giao dịch Spot chiếm khá cao trong tổng các giao dịch được thực hiện tại chi nhánh Hà Nội (trong 3 năm gần đây đều trên 70 %, cụ thể: năm 2010 chiếm 74,27%, năm 2011 chiếm 72,1%, đến năm 2012 chỉ còn 70,7 %). Tuy nhiên xét về mặt tương đối thì giao dịch giao ngay trong tổng giao dịch ngoại tệ lại đang có xu hướng giảm dần, thay thế vào đó là sự tăng lên của giao dịch kỳ hạn, đây là tín hiệu đáng mừng, báo hiệu cho sự đa dạng hóa về các nghiệp vụ phái sinh.
Để có thể quản lý chặt chẽ nguồn ngoại tệ chảy vào hoặc chảy ra, các hợp đồng Spot ký kết với khách hàng đều được chi nhánh Hà Nội kiểm soát khá chặt chẽ, đặc biệt với các
hợp đồng có giá trị lớn. Để có thể ký kết một hợp đồng mua bán Spot ngoại tệ với ngân hàng, khách hàng phải xuất trình một số cần thiết chứng minh mục đích chính đáng của việc mua bán ngoại tệ của mình. Nếu là mua bán ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng mua bán trả trước, khách hàng phải xuất trình hoá đơn mua bán hàng hoá, lệnh chuyển tiền; nếu mua bán trả sau, khách hàng phải xuất trình chứng từ giao nhận hàng, tờ khai hải quan… Đó là cơ sở để ngân hàng có thể thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay.
b. Nghiệp vụ Forward
Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều.
Nghiệp vụ kỳ hạn là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho bất cứ đối tượng nào tham gia. Vì vậy,MHB chi nhánh Hà Nội cũng đang từng bước tìm ra những hướng khắc phục, hoàn thiện, nhằm đẩy doanh số giao dịch kỳ hạn cao hơn trong các năm tiếp theo. Năm 2010 chiếm 25,73%, năm 2011 chiếm 27,3%, năm 2012 chiếm 29,3%. Như vậy, số lượng giao dịch kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên trong tổng số các giao dịch ngoại tệ, điều này đã một phần nào phản ánh được chiến lược kinh doanh đúng đắn của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, đa dạng hoá nghiệp vụ để phát triển và phân tán rủi ro.