Khái quát về chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 25 - 28)

Tên đơn vị: MHB Chi Nhánh Hà Nội

Địa Chỉ:56 Nguyễn Du , Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội Loại hình đơn vị: Chi Nhánh

Chi nhánh Hà Nội là nơi huy động và cung ứng vốn cùng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích.

2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh Hà Nội

Thực hiện huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tớ có giá

Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. dịch vụ thanh toán, bao thanh toán và bảo lãnh.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh MHB Hà Nội

Phòng Giám Đốc

Phòng Doanh

Nghiệp Phòng Cá Nhân Phòng Kế Toán - Tài Chính Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh

Phòng Phó

Giám Đốc 1 Giám Đốc 2Phòng Phó

(Nguồn:Dữ liệu chi nhánh MHB Hà Nội)

2.1.2.3.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh MHB Hà Nội

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh (2010-2012) Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng thu nhập 211,385 332,106 885,117 120,721 57,1 553,011 166,5 Tổng chi phí 183,593 282,341 827,909 98,748 53,7 545,568 193,2 Lợi nhuận 27,792 49,765 57,208 21,973 79,1 7,443 14,9

Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh MHB Hà Nội(2010-2012)

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn (2010-2012)-

Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đều có lãi qua các năm. Mức thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng mạnh, cụ thể: Thu nhập năm 2010 là 211,385 tỷ đồng, năm 2011 thu nhập đạt 332,106 tỷ đồng tăng 120,721 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 57,1% so với năm 2010. Năm 2012 thu nhập là 885,117 tỷ đồng tăng 553,011 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 166,5% so với năm 2011.

Về chi phí thì cụ thể: chi phí năm 2010 là 183,593 tỷ đồng, năm 2011 là 282,341 tỷ đồng tăng lên 98,748 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 53,7% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí lên tới 827,909 tỷ đồng tăng lên 545,568 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 193,2% so với năm 2011.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận của ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể lợi nhuận năm 2010 đạt 27,793 tỷ đồng, năm 2011 đạt lợi nhuận 49,765 tỷ đồng tăng lên 21,973 tỷ đồng tỷ lệ tăng 79,1% so với năm 2010. Năm 2012 đạt lợi nhuận 57,208 tỷ đồng tăng lên 7,443 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14,9% so với năm 2011.

Sở dĩ lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2011 tăng 79,1% nguyên nhân là do ngân hàng đã nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay của ngân hàng ngày càng tăng cao làm cho tổng thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên theo, vì khoản thu từ cho vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó còn có các khoản thu như thu phí bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…và các khoản thu khác nhưng các khoản thu này không đáng kể. Song song với thu nhập thì chi phí đến cuối năm 2012 cũng tăng lên khá cao điều này là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng huy động vốn, ngân hàng cũng đã tăng lãi suất huy động vốn cao, có những thời gian Chi nhánh phải nhận lãi suất điều hoà vượt kế hoạch chịu phạt 150 % lãi suất nhận vốn để có nguồn cho vay đảm bảo uy tín trong việc thực hiện hợp đồng cấp tín dụng đã ký với khách hàng và mở thêm phòng giao dịch cũng như cung cấp trang thiết bị kỹ thuật…

Đánh giá chung:

Trong năm 2012 khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra gay gắt nhất là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu có nhiều biến động khó lường, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn

cầu. Trong điều kiện đó, chính phủ các nước bắt buộc thắt lưng buộc bụng, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các chính sách thắt chặt tiền tệ (giảm cung tiền, giảm chi tiêu chính phủ) vẫn được duy trì. Sự khó khăn về nguồn vốn là điều không tránh khỏi vì vậy các ngân hàng đã đưa lãi suất huy động lên cao, và một khi đầu vào tăng mạnh thì đầu ra – lãi suất cho vay không thể giảm. Lãi suất cho vay cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng, khả năng hoàn trả nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng rủi ro của các ngân hàng, các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, làm tăng chi phí cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w