Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà

Một phần của tài liệu hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)

phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1..Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

-Thu thập dữ liệu sơ cấp:Sử dụng phiếu điều tra để đánh giá các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối.Từ đó phát huy các nhân tố tác động tích cực và khắc phục các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối.

-Thu thập dữ liệu thứ cấp:

+Thông tin bên trong là thông tin thu thập bên trong ngân hàng bao gồm:các ẩn phẩm,website của ngân hàng,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây,báo cáo về tình hình kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng

+Thông tin bên ngoài là thông tin bên ngoài ngân hàng bao gồm:sách báo,tài liệu,các tạp chí của ngành ngân hàng,thông tin từ các tổ chức tín dụng,hiệp hội ngành

2.2.1.2.Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê đơn giản,so sánh rồi phân tích những dữ liệu đó.Cụ thể:

+Đối với dữ liệu thứ cấp:Dùng phương pháp bảng biểu,đồ thị,thống kê mô tả và so sánh.Các dữ liệu đó tập hợp đối chiếu và so sánh giữa các năm với nhau thông qua hệ thống bảng biểu,đồ thị nhằm tìm ra hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại MHB.

+Đối với dữ liệu sơ cấp:Dùng phương pháp bảng biểu,đồ thị phân tích tỷ lệ từng lựa chọn khác nhau với mỗi câu hỏi đặt ra và xem xét lại trên cơ sở quan sát thực tiễn tại phòng giao dịch trong quá trình thực tập.

2.2.2.Phương pháp xác định tỷ giá

Việc niêm yết tỷ giá hợp lý để sao cho ngân hàng vừa có thể cạnh tranh với ngân hàng khác, vừa có lãi là một điều vô cùng quan trọng. Hàng ngày ngoài việc dựa trên cơ sở tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố, biên độ do NHNN quy định, biên độ tỷ giá giữa các đồng tiền (Ban lãnh đạo phê chuẩn), tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường, MHB Hà Nội còn dựa vào tỷ giá của Vietcombank – Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực KDNT. Hiện nay, theo quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác được xác định như sau

• Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ ± 1% (Một phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do Ngân hàng Nhà nước công bố.

• Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái xác định.

• Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán do Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái xác định.

Ngoài ra, Chi nhánh còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác như chiến lược KD, chiến lược cạnh tranh của ngân hàng… để vừa có thể thu hút được lượng ngoại tệ chảy vào, vừa đảm bảo được lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán XNK.

2.2.3.Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010- 2012

Giai đoạn 2010-2012 là một giai đoạn đầy sóng gió với những diễn biến khó lường của nền kinh tế, là giai đoạn của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, với sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng ở Mỹ có thể kể tới như ngân hàng California National bank – ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ và ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của phố Wall là Lehman Brothers, làm cho giá cả của các đồng tiền biến động mạnh, nhất là USD. Bên cạnh đó, thiên tai xảy ra thường xuyên và dịch bệnh (cúm A H1N1) xảy ra trên phạm vi toàn thế giới, những bất ổn về chính trị ở Trung Đông, giá vàng tăng, giá xăng dầu tăng….Tất cả đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, đến kim ngạch XNK… kéo theo là trạng thái ngoại tệ chung của các

ngân hàng qua các năm cũng thường xuyên biến động. Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội cũng không nằm ngoài sự biến động đó. Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Trạng thái ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội – giai đoạn (2010-2012)

Đơn vị: nghìn USD

Năm 2010 2011 2012

DS bán 8.320 11.914 17.920

DS mua 8.500 12.095 20.647

TTNT +180 +181 +2727

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và KDNT các năm (2010-2012)

Nhìn vào bảng số liệu về trạng thái ngoại tệ của chi nhánh Hà Nội qua các năm cho thấy, cả doanh số mua và doanh số bán năm sau đều tăng so với năm trước, đặc biệt là năm 2012 và đây là một dấu hiệu đáng mừng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn đến hoạt động XNK của nước ta gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong năm 2010 nền kinh tế tiếp nhận những khó khăn từ 2009 chuyển sang, kinh tế đình trệ và phải kế đến là hoạt động XNK, vì thế doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 tăng với tốc độ thấp hơn nhiều so với những năm còn lại. Từ năm 2011, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, hoạt động XNK của các doanh nghiệp bắt đầu ổn định hơn, do đó doanh số mua bán ngoại tệ tăng lên đáng kể.

Trạng thái ngoại tệ trong 3 năm 2010, 2011 và năm 2012 đều trạng thái ngoại tệ trường điều đó có nghĩa là: doanh số mua vào nhiều hơn doanh số bán ra. Hoạt động KDNH của ngân hàng trong những năm qua luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, kể cả những thời điểm khan hiếm ngoại tệ. Năm 2010 là một năm đầy biến động của thị trường ngoại hối, khi mà tỷ giá USD luôn tăng kịch trần trong biên độ cho phép của NHNN, các DN nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung USD để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu. Vì thế việc thực hiện mục tiêu thu hút ngoại tệ chảy vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá nhập khẩu của khách hàng và các nhu cầu về ngoại tệ khác nhằm thu phí dịch vụ, thực sự khá khó khăn đối với ngân hàng. Song, với nỗ lực của mình, Chi nhánh luôn đảm bảo nguồn cung USD để thanh toán cho khách hàng

theo tỷ giá thỏa thuận, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, đồng thời tuân thủ theo quy định NHNN Việt Nam về tỷ giá mua bán ngoại tệ. Để hạn chế rủi ro tỷ giá khi tỷ giá thay đổi, thì trạng thái ngoại tệ phải luôn cân bằng, nhưng đây vẫn là một bài toán khó đối với ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn (2010-2012)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT và KDNT các năm (2010-2012)

Một phần của tài liệu hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w