1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu

34 2,3K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 492,5 KB

Nội dung

Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP Á CHÂU – PGD LÊ LỢI 1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank (ACB) Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Website: www.acb.com.vn Email: acb@acb.com Điện thoại: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885 SWIFT Code: ASCBVNCX Logo: Vốn điều lệ: 9.376.960.060.000 đồng (31/12/2010) Mã số thuế: 0301452948 1.1.1. Lịch sử hình thành Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ngân hàng thương mại (NHTM), hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào thàng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 1.1.2. Qúa trình phát triển - 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang1 11/1/20141 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê - 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard. - Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cùng lúc đó, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý tài sản Nợ- Có (ALCO). - Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng (TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB. - 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời của công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại. - 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS (The Complete Banking Solution – Giải pháp Ngân hàng toàn diện) - 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. - Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tự phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS. - 10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng. - 17/06/2005 – Đối tác chiến lược: Ngân hàng Standard Chartered (SCB) và ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh của mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam. - Ngày 31/10/2006 ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN. - Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang2 11/1/20142 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê - Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. - Năm 2009, ACB chính thức triển khai thẻ Visa Debit. - Năm 2010, ACB đạt 2 danh hiệu : “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010” và “ Ngân hàng có thanh toán vượt trội tại Việt Nam 2010” do các tạp chí ngân hàng quốc tế có uy tín bình chọn. 1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu - Huy động vốn, tiền gửi của khách hàng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. - Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. - Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ và vàng. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. 1.2 Giới thiệu tổng quan về PGD Lê Lợi 1.2.1 Sự hình thành và phát triển Trong quá trình phát triển và hội nhập TP. Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính thương mại dịch vụ năng động nhất. Những năm gần đây với nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới, trung tâm thương mại quận 1 đã thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài tới tham quan và sinh sống do đó ngân hàng Á Châu đã quyết định thành lập Phòng giao dịch đặt tại 41 Lê Lợi, quận 1 vào ngày 29/04/1997 để tăng cường khả năng tiếp cận khoa học và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Theo QĐ 1728/TCQĐ – PTCN.09 ngày 03/07/2009 thì NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn - PGD Lê Lợi đã được đổi tên thành NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Bến Thành – PGD Lê Lợi. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang3 11/1/20143 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê 1.2.2 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức ACB – PGD Lê Lợi 1.2.3 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban Giám đốc: SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang4 11/1/20144 GI ÁM ĐỐC Bộ phận GD và ngân quỹ Tổ trưởng DVKH Trưởng KHDN Bộ phận kinh doanh Trưởng KHCN PFC RA CSR Tiền vay Trưởng BP GD & NQ KSV Giao dịch CSR Tiền gửi Teller Thủ quỹ Kiểm ngân Bộ phận hành chính Nhân sự/ Hành chánh Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê - Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra, điều hành các bộ phận. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc vầ các mặt nghiệp vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về quyết định của mình. - Quy định nội quy lao động, lề lối làm việc cho PGD phù hợp với nội dunh quy chế này, quy chế cán bộ viên chức ngân hàng Á Châu và những vấn đề tổ chức, cán bộ đào tạo. - Được kí các hợp đồng: tín dụng, thế chấp tài sản, hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo quy định và các hợp đồng để phục vụ các hoạt động kinh doanh như sử dụng điện thoại, điện, nước. - Thực hiện các cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt áp dụng từng thời kì cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và quy định của Tổng giám đốc. - Tổ chức việc hạch toán kế toán; phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định của Tổng giám đốc. - Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ quy định gửi về Hội sở. Bộ phận giao dịch và ngân quỹ: - Các nhân viên làm nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng khi có thắc mắc. - Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Tổng hợp hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo quy định - Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sữa các tồn tại thiếu sót của đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang5 11/1/20145 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Bộ phận kinh doanh: - Có nhiệm vụ thiết lập chiến lược kinh doanh cho ngân hàng trong thời gian tới, lên kế hoạch huy động vốn và cho vay để đạt được tốc độ phát triển của ngân hàng. - Chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ, lựa chọn phương án tín dụng tối ưu nhằm tư vấn mọi nhu cầu cần thiết cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn hoặc gửi tiền. - Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại khách hàng và báo cáo chuyên đề. Trực tiếp xử lý rủi ro theo chế độ tín dụng quy định, tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro về tín dụng. Bộ phận hành chính: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và cá văn bản định chế của ngân hàng Á Châu. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi ốm đau cán bộ nhân viên. 1.3 Lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của PGD Lê Lợi - Huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam , ngoại tệ và vàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang6 11/1/20146 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. - Cho vay trả góp để mua nhà ở, nền nhà cho vay tiêu dùng, xây dựng , sữa chữa nhà và trang trí nội thất - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union. - Thu đổi ngoại tệ, Các dịch vụ thẻ quốc tế và nội địa (ACB Card). CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÁ NHÂN THÔNG QUA HÌNH THỨC TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NHTM CP Á CHÂU VÀ PGD LÊ LỢI 2.1 Các hình thức gửi tiết kiệm hiện nay tại ACB “Hướng tới khách hàng” - năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối đa năng, ACB sẽ giúp khách hàng quản lý vốn nhàn rỗi một cách đơn giản, khách hàng ngoài việc được hưởng lãi suất hấp dẫn mà còn có thể thường xuyên thực hiện các giao dịch gởi tiền mặt, rút tiền mặt hoặc nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác đến, đảm bảo tính an toàn, sinh lời. NHTM CP Á Châu nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bằng VND, Ngoại tệ và Vàng với các kì hạn, phương thức trả lãi đa dạng và tiện ích tự động tái tục lãi nhập gốc khi đáo hạn sẽ đảm bảo tiền lãi được tích lũy và gia tăng liên tục. Các gói sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện nay của NHTM CP Á Châu bao gồm: 2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và Chính Phủ. Nhưng do nhu cầu chi tiêu không xác định được trước nên khách hàng chỉ gửi tiền không kì hạn nghĩa là có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do đó ngân hàng không chủ động được nguồn vốn nên loại tiền gửi này có mức lãi suất thấp. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang7 11/1/20147 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê 2.1.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND Tiện ích sản phẩm:  Cầm sổ tiết kiệm để: Vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ACB  Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho KH hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ở nước ngoài.  Cá nhân người cư trú được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thanh toán tiền vay hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác của chính chủ tài khoản tại ACB.  Với hệ thống giao dịch trực tuyến, quý khách có thể giao dịch tại bất kỳ Chi nhánh nào của ACB.  Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ ACB Online.  Là cơ sở để được xét cấp hạn mức thấu chi. Đối tượng gởi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài Đặc điểm sản phẩm: Kỳ hạn gửi: không kỳ hạn Loại tiền gửi : VND Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng. Lãi suất: Không kỳ hạn Cách thức trả lãi : Tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở thẻ tiết kiệm và tự động ghi có vào tài khoản. Chứng từ giao dịch: Giấy gửi tiền tiền tiết kiệm, Giấy rút tiền tiết kiệm, Giấy đề nghị chuyển khoản. Sử dụng tài khoản:  Gửi tiền: KH có thể nôp tiền mặt trực tiếp thông qua người khác và không bị hạn chế số lần giao dịch.  Rút tiền: KH phải trực tiếp rút tiền và không bị hạn chế về số lần giao dịch.  Chuyển tiền: KH được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND cho chính khách hàng tại ACB. Quy định khác: Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 2 ngày, KH không được hưởng lãi. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang8 11/1/20148 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê Phí kiểm đếm: Thu khi KH rút tiền mặt trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào thẻ tiết kiệm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày mở thẻ ( Phí kiểm đếm = 0.03% x số tiền rút hoặc tất toán; TT 10.000 đ ; TĐ 1.000.000 đ ). Biểu phí này áp dụng trên toàn hệ thống ACB từ 27/04/2007. 2.1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ (USD, EUR) Tiện ích sản phẩm:  Cầm sổ tiết kiệm để: Vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ACB  Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho KH hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ở nước ngoài.  Với hệ thống giao dịch trực tuyến, quý khách có thể giao dịch tại bất kỳ Chi nhánh nào của ACB.  Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ ACB Online.  Là cơ sở để được xét cấp hạn mức thấu chi. Đối tượng gởi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài cư trú. Đặc điểm sản phẩm: Kỳ hạn gửi: không kỳ hạn Loại tiền gửi : USD, EUR Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100 USD, 100 EUR Lãi suất: Không kỳ hạn Cách thức trả lãi : Tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở thẻ tiết kiệm và tự động ghi có vào tài khoản. Chứng từ giao dịch: Giấy gửi tiền tiền tiết kiệm, Giấy rút tiền tiết kiệm, Giấy đề nghị chuyển khoản. Sử dụng tài khoản:  Gửi tiền: KH có thể nôp tiền mặt trực tiếp thông qua người khác và không bị hạn chế số lần giao dịch.  Rút tiền: KH phải trực tiếp rút tiền và không bị hạn chế về số lần giao dịch.  Chuyển tiền: KH được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND, USD cho chính khách hàng tại ACB. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang9 11/1/20149 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê Quy định khác: Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 2 ngày, KH không được hưởng lãi. Không thu phí nộp - rút USD, EUR mặt và không yêu cầu KH chứng minh nguồn gốc của số USD, EUR gửi vào. Phí kiểm đếm: Thu khi KH rút tiền mặt trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào thẻ tiết kiệm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày mở thẻ ( Phí kiểm đếm = 0.03% x số tiền rút hoặc tất toán; TT 10.000 đ ; TĐ 1.000.000 đ ). Biểu phí này áp dụng trên toàn hệ thống ACB từ 27/04/2007. 2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Người gửi tiền được cấp một sổ gọi là sổ tiết kiệm, trên sổ này ghi rõ tất cả các khoản tiền gửi vào, rút ra và lãi suất. Mỗi lần gửi tiền hoặc rút tiền, KH phải xuất trình sổ tiết kiệm cho NH để NH ghi bút toán. Về nguyên tắc, KH chỉ được rút tiền khi đáo hạn và hưởng lãi suất không kỳ hạn. 2.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn bằng VND Tiện ích sản phẩm:  KH có thể rút vốn trước hạn, vào ngày gửi tiền hoặc trước ngày đến hạn, KH có thể yêu cầu ACB chuyển sang kì hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu.  KH được chuyển quyền sở hữu khi sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán để bảo toàn lãi.  Đảm bảo vay vốn, mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ACB.  Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho KH hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ở nước ngoài.  Với hệ thống giao dịch trực tuyến, quý khách có thể giao dịch tại bất kỳ Chi nhánh nào của ACB.  Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ ACB Online.  Là cơ sở để được xét cấp hạn mức thấu chi. Đối tượng gởi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài Đặc điểm sản phẩm: Kỳ hạn gửi: Công bố theo từng thời kỳ ( từ 1 đến 36 tháng ) SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang10 11/1/201410 [...]... chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng về nghiệp vụ với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về lĩnh vực ngân hàng - Mời giáo viên của các tổ chức quốc tế, ngân hàng quốc tế hay các trường đại học để huấn luyện các nghiệp vụ mới, tin học, tiếng anh…gửi các cán bộ đương đảm trách các chức vụ cao trong ngân hàng đến các các nước có ngành ngân hàng phát triển để học tập, ... hồi từ khách hàng mà ngân hàng rút ra những kinh nghiệm cho những đợt huy động tiền gửi tiết kiệm tiếp theo - Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị các hình thức tiền gửi tiết kiệm thông qua các hình thức truyền thống như: +Phát hành ấn phẩm định kì, tờ rơi, brochure về các sản phẩm tiền gửi hiện có để phát cho các khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch hay thăm hỏi… +Tăng cường sự xuất hiện thương. .. chính xác tuyệt đối Như vậy thì thời gian giao dịch sẽ rút ngắn không tạo sự căng thẳng cho khách hàng đến gửi tiền khoản tiền lớn Ngân hàng trang bị cho các phòng ban đều có máy vi tính ứng dụng các phần mềm tin học hiện đại trong công tác quản lý kiểm tra các hoạt động ngân hàng  Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân Tiếp tục hoàn thiện các hình thức tiết kiệm hiện có tại ngân hàng. .. vấn đề + Phải luôn vui vẻ, có thái độ lịch sự với khách hàng + Không được tỏ thái độ hợm hĩnh quan liêu với khách hàng + Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình  Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang32 11/1/201432 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng rút gửi tiền... 11/1/201433 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê thi chính sách tiền tệ quốc gia, mặt khác làm tăng khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM Ngoài ra NHNN thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về thanh toán hạn chế dùng tiền mặt trên các thông tin đại chúng để người dân hiểu những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng • Hiện nay, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận có điều tiết theo đó các... tạo cho khách hàng một không gian giao dịch thoả mái - NH có thể dành một khoảng không gian nhỏ ở tầng giao dịch để phục vụ cho khách hàng vào những lúc đông khách mà một số người phải chờ đợi, chẳng hạn như tư vấn, giới thiệu về tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tại hiện có tại ngân hàng, cách sử dụng thẻ, tiện ích của thẻ như thế nào SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang29 11/1/201429 Báo Cáo Thực Tập GVHD:... thế NHTM CP Á Châu – PGD Lê Lợi cần trang bị các chiến lược:  Tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động ngân hàng thương mại  Tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng, địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường  Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt trong việc lựa chọn phát triển sản... tác huy động vốn của PGD 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị đối với NH TMCP Á CHÂU ACB  Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng- nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cụ thể : - Khách hàng phải được sự hướng dẫn của nhân viên từ chỗ để xe sao cho tiện, cho đến sự chỉ dẫn lối vào quầy giao dịch, hay chỗ ngồi để đợi vào những lúc đông khách…phải... Trang27 11/1/201427 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê 3.2.2 Một số hạn chế của PGD Lê Lợi còn gặp trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm - Chính sách thu hút KH : Hiện nay sự cạnh tranh diển ra gay gắt giữa các NH trên địa bàn, ngoài sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất các NH nói chung và NH TMCP Á Châu – PGD Lê Lợi nói riêng cần ra sức xây dựng chính sách ưu đãi KH cũng như các dịch vụ chăm... tiền gửi của các NH trên địa bàn Vì thế NH cần có kế hoạch đào tạo cán bộ theo hướng : SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang31 11/1/201431 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn giữa các nhân viên trong phòng ban với nhau Với mỗi cuộc thi NH đưa ra những phần thưởng có giá trị để thu hút nhân viên tham gia trong các cuộc thi Qua đó các nhân viên . Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP Á CHÂU – PGD LÊ LỢI 1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần. nội bộ. Hàng tháng có báo cáo SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang5 11/1/20145 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình. trình phát triển - 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động. SVTH: Lê Trần Thị Mỹ Linh Trang1 11/1/20141 Báo Cáo Thực Tập GVHD: TS.KH Trần Trọng Khuê - 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức ACB – PGD Lê Lợi - báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức ACB – PGD Lê Lợi (Trang 4)
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của PGD Lê Lợi - báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của PGD Lê Lợi (Trang 17)
Bảng 2.4.1 Tỷ trọng TGTK không kỳ hạn trên tổng TGTK - báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu
Bảng 2.4.1 Tỷ trọng TGTK không kỳ hạn trên tổng TGTK (Trang 20)
Bảng 2.4.2 Cơ cấu TGTK có kỳ hạn - báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu
Bảng 2.4.2 Cơ cấu TGTK có kỳ hạn (Trang 21)
Bảng 2.4.3 Tiền gửi tiết kiệm Lãi suất thả nổi - báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu
Bảng 2.4.3 Tiền gửi tiết kiệm Lãi suất thả nổi (Trang 23)
Bảng 2.5: Tình hình huy động tiền gửi cá nhân tại PGD Lê Lợi - báo cáo thực tập ngân hàng thương mại cổ phần á châu
Bảng 2.5 Tình hình huy động tiền gửi cá nhân tại PGD Lê Lợi (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w